Home ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ] [ Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH(tiếp) ]

 

Lời Giới-Thiệu

CUỐN LƯỢC SỬ HẢI QUÂN

Của Hội Đồng Hải Sử HQVNCH (1)

 Bộ Hải Sử của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa gồm hai cuốn: 

- Cuốn Tuyển Tập Hải Sử,

- Cuốn Lược Sử Hải Quân. 

Cuốn Tuyển Tập Hải Sử (2), được xuất bản năm 2004, gồm các bài viết dưới dạng hồi kư, phỏng vấn, truyện ngắn, ... tŕnh bày đời sống của các quân nhân Hải Quân tại các đơn vị, các trận chiến cam go, trên biển cũng như trong sông ng̣i, tại miền Nam cũng như tại một phần miền Bắc, các công tác dân sự vụ giúp đỡ và bảo vệ đồng bào, ... Các tài liệu này đă đóng góp cho việc soạn thảo cuốn Lược Sử Hải Quân. Cuốn Tuyển Tập Hải Sử đă được các bạn cựu quân nhân Hải Quân cũng như quư vị độc giả ở ngoài đón nhận một cách nồng nhiệt. Thay mặt cho các tác giả, Hội Đồng Hải Sử xin chân thành cảm tạ quư vị. 

Nếu cuốn Tuyển Tập Hải Sử nặng tính cách bút kư, tài liệu, th́ cuốn Lược Sử Hải Quân có tính cách "chính sử" hơn. Cuốn Tuyển Tập Hải Sử do nhiều tác giả đóng góp th́ trái lại cuốn Lược Sử Hải Quân do một tác giả, Ông Vũ Hữu San, một Cựu Hải-Quân VNCH soạn thảo, với sự đóng góp ư kiến của một số thành viên trong Hội Đồng Hải Sử. Như quư vị và các bạn đă biết, tác-giả Vũ Hữu San là một chuyên viên nghiên cứu của Hải Quân. Các tài liệu và tác phẩm của Ông đă chứng minh điều này. 

Cuốn Lược Sử Hải Quân xuất bản tiếp theo cuốn Tuyển Tập Hải Sử, cho chúng ta những hiểu biết chính xác về sự h́nh thành và phát triển của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, từ ngày thành lập, năm 1951, cho đến tháng 5 năm 1975, khi hạm đội Việt Nam rời lănh thổ sang Phi Luật Tân, di tản hàng chục ngàn đồng bào và trao trả các chiến hạm cho Hải Quân Hoa Kỳ. 

Là những quân nhân Hải Quân đă từng đóng góp công sức và cả tính mạng của ḿnh để bảo vệ đồng bào và đất nước chống cộng sản xâm lăng, chúng ta có thể tự hào là đă làm tṛn nhiệm vụ của một quân nhân trong thời chiến. Cuốn Lược Sử Hải Quân đă ghi chép trung thực những ǵ chúng ta đă làm theo đúng bổn phận. Không bàn việc được thua trên bàn cờ chính trị quốc tế, trên b́nh diện quân sự chúng ta đă cố gắng làm tṛn bổn phận trong việc bảo vệ đồng bào, yểm trợ hữu hiệu các quân binh chủng bạn. Đặc biệt Hải Quân đă bảo vệ nền kinh tế quốc gia qua việc yểm trợ, hộ tống các đoàn tàu ghe chuyên chở nông sản, thủy sản, hàng hóa, phẩm vật giữa Sài G̣n và lục tỉnh, nhờ đó đời sống kinh tế của toàn dân không lúc nào bị ngừng trệ hoặc gặp khó khăn. 

Một điều đáng đề cao ở đây là tác giả Vũ Hữu San đă có sáng kiến  bổ túc Lược Sử Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa bằng Phần II, gồm Sơ Lược Hải Sử Nước Ta kể từ thời lập quốc. Đây sẽ là bước đầu để chúng ta có toàn bộ Hải Sử Việt Nam đầy đủ cho suốt chiều dài của lịch sử quốc gia, chứ không phải chỉ là "Lược Sử". Mong rằng "Mộng" này sớm thành trong tương lai gần đây. 

Hội Đồng Hải Sử xin chân thành cảm tạ sự cố gắng của quư vị và các bạn, trong cũng như ngoài Hải Quân, đă tận tâm giúp đỡ trong việc soạn thảo, t́m kiếm và cung cấp tài liệu, phỏng vấn, tŕnh bày, minh họa, ấn loát, phát hành, giới thiệu, ... cuốn Tuyển Tập Hải Sử và cuốn Lược Sử Hải Quân này. Hội Đồng Hải Sử cũng thiết tha mong quư vị độc giả rộng ḷng lượng thứ cho những khuyết điểm mà chúng tôi biết đă không thể tránh khỏi mặc dù đă cố gắng lưu tâm.

Ngày 10 tháng 7 năm 2006

HỘI ĐỒNG HẢI SỬ

  

(1) Hội Đồng Hải Sử Cựu HQVNCH gồm: Phó Đề Đốc Đặng cao Thăng, Chủ Tịch, HQ Đại Tá Nguyễn ngọc Quỳnh, Phụ tá

và những thành viên: Y-Si HQ Đại Tá Trần ngươn Phiêu, các cựu Hải Quân Phan văn Cổn, Trần chấn Hải, Nguyễn văn Hiền, Nguyễn tiến Ích, Phạm mạnh Khuê, Đặng thanh Long, Trần kim Ngọc, Trần trọng An-Sơn, Phan lạc Tiếp.

(2) Cuốn Tuyển Tập Hải Sử hoàn thành do sự cộng tác của:

Anh Thi, Nguyễn sỹ Anh, Hoàng đ́nh Báu, Trần đỗ Cẩm, Chung tấn Cang, Nguyễn hữu Chí, Trần văn Chơn, Phan văn Cổn, Đào Dân, Đặng Diệm, Lê hữu Dơng, Phạm công Dũng, Nguyễn tấn Đơn, Nguyễn kim Hương Giang, Nguyễn ngọc Giang, Vương văn Hà, Phan tứ Hải, Trần chấn Hải, Phạm Hậu, Đinh mạnh Hùng, Nguyễn mạnh Hùng, Nguyễn văn Kha, Nguyễn kim Khánh, Trần hữu Khánh, Phạm mạnh Khuê, Lư anh Kiệt, Điệp Mỹ Linh, Nguyễn đông Mai, Nguyễn văn May, Lê công Mừng, Phạm quốc Nam, Hà văn Ngạc, Phan hữu Niệm, Trần quán Niệm, Lục phương Ninh, Nguyễn khương Ninh, Nguyễn văn Ơn, Trần ngươn Phiêu, Lê Quán, Nguyễn ngọc Quỳnh, Nguyễn đ́nh Sài, Vũ hữu San, Nguyễn xuân Sơn, Trần văn Tâm, Lâm nguơn Tánh, Nguyễn văn Tánh, Đặng cao Thăng, Nguyễn quang Thành, Lê bá Thông, Hồ văn Kỳ Thoại, Nguyễn văn Thông, Bùi hữu Thư, Phan lạc Tiếp, Nguyễn kim Triệu, Phạm thị Bích Vân, Người Phóng Viên, Đoàn quang Vũ, và Tô thùy Yên.