ToànThể BảnVăn
Home ] Lời Giới-Thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] [ ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH(tiếp) ]


 

 

H́nh B́a - bao cả trang đầu và trang cuối, dùng làm jacket

 

 

 

 

 

Lược-Sử Tổ-Chức Hải-Quân

 Việt-Nam Cộng-Ḥa

 

 

Ấn-bản đầu tiên c̣n nhiều sai-nhầm và thiếu-sót. Kính xin độc-giả lượng-thứ và giúp tài-liệu sửa chữa cùng ư-kiến bổ-túc cho lần tái-bản được hoàn-hảo hơn.

 Vũ-Hữu-San

 

 

 Tổng-Hội Hải-Quân Hàng-Hải VNCH phát-hành

 

Mục-Lục

 

Chương 1- Bối-cảnh tổng-quát thời khai-sinh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa.

Chương 2- Giai-đoạn h́nh-thành (1952-1957) sau những khó-khăn khi dựng lại cờ Tổ-Quốc, thành-đạt các khuôn-thước căn-bản.

Chương 3- Giai-đoạn phát-triển (1957-1967) cho dù thiếu-thốn phương-tiện.

Chương 4- Giai-đoạn bành-trướng (1967-1972) và bộc-phát theo nhu-cầu chiến-trường.

Chương 5- Giai-đoạn trưởng-thành (1972-1974) hoàn-thiện về tổ-chức

Chương 6- Năm 1975, đột-ngột bị khai-tử khi Cộng-Sản Bắc-Việt chiếm miền Nam.

Chương 7- Hệ-thống Tổ-chức Tổng-quát Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa

Chương 8- Tổ-chức Hành-chánh các Đại-đơn-vị và Đơn-vị tiêu-chuẩn.

Chương 9- Những cái Nh́n Sử-quan.

Tài-liệu tham-khảo

 

Phụ-bản

 

1- Tên các Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH.

2- Những Chữ viết tắt thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.

3- Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh.

4- Các Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953.

5- Huy-Hiệu các Đơn-Vị Hải-Quân và TQLC/VN 

6 - Quân-phục, Huy-chương

7- Bản Tra-Cứu theo Mẫu-Tự (Index - chỉ hoàn-tất trước khi in)

8- Danh-sách Quư-vị duyệt-lăm và tu-chỉnh

 

 

Bài Viết Liên-hệ

 

1- Bối-cảnh khai-sinh QĐVN (Bài của BTTM/Pḥng 5/Quân-Sử

2- Hải-Quân Việt-Nam C̣n Mất thế nào (Bài nói chuyện của Tác-giả về Hải-Sử)

 

  

 

 


 

Huy-hiệu Tổ-Quốc Đại-Dương


 

Chương 1

 

Bối-cảnh Lịch-sử Khai-sinh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa

 

Việt-Nam trong ngọn gió dân-chủ toàn-cầu

            Gần một thế-kỷ sau khi Hải-Quân Việt-Nam thời nhà Nguyễn bị tan-ră trước quân xâm-lăng người Pháp[1], một Hải-Quân của Quốc-gia Việt-Nam lại ra đời.[2]

            Tiến-tŕnh thành-lập và phát-triển quân-chủng Hải-Quân có nhiều điểm đặc-biệt không giống như hai quân-chủng bạn là Lục-Quân và Không-Quân.

 

 

Các Chiến-hạm Hải-Quân Pháp oanh-tạc Đà-Nẵng năm 1858, mở đầu cuộc xâm-lăng nước ta.

 

 

Sau khi oanh-tạc, Hải-Quân Pháp đổ-bộ tấn-công Đà-Nẵng tháng 9 năm 1858 nhưng không thành-công; chúng đổi kế-hoạch, tấn-chiếm Sài-G̣n.

 

            Trong bối-cảnh xă-hội đổi thay sau Thế-chiến II, các sử-gia nhận ra hai biến-chuyển lớn lao đă tác-động lên số-phận của nhân-loại:

- (1) nỗi bất-hạnh của 1/3 nhân-loại v́ sự bành-trướng của "Bức Màn Sắt" Cộng-Sản Stalinist[3], và

- (2) cơ-hội lớn lao cho các nước Á-Phi dành lại quyền tự-do dân-chủ.[4]

            Người Việt không những đă phải chịu nỗi bất-hạnh v́ ách Cộng-Sản mà c̣n mất đi luôn cái cơ-hội được làm con dân một nước dân-chủ. Trong khi tất cả trái đất đă im tiếng súng th́ riêng tại Việt-Nam, chiến-tranh vẫn tiếp-diễn và c̣n bành-trướng khủng-khiếp khắp cả Bắc Trung Nam, kéo dài hàng thế-hệ.

            Vào khoảng 1952[5], quân-đội Pháp hiện-diện ở Việt-Nam. Tuy vậy ảnh-hưởng của thực-dân Anh, Pháp, Đức, Ḥa-Lan... đă suy-yếu hẳn trên khắp các thuộc-địa. Những luồng gió mới "quốc-gia độc-lập, thể-chế dân-chủ, sinh-hoạt tự-do" thổi mạnh trên toàn-thể thế-giới.

Sau khi cướp chính-quyền năm 1945, giới lănh-đạo Cộng-Sản Việt-Nam chính-thức đặt quyền-lợi của Đảng lên trên quyền-lợi quốc-gia dân-tộc. Họ ra mặt phục-vụ cho tập-đoàn Cộng-Sản Mạc-Tư-Khoa - Bắc-Kinh. Cộng-Sản Việt-Nam bắt đầu xung-phong thi-hành nghiă-vụ "Quốc-tế Vô-sản".[6] Ở trong nước, họ tiêu-diệt mọi phần-tử quốc-gia, đưa chiêu-bài giai-cấp đấu-tranh, tàn-sát phú-nông địa-chủ, loại bỏ người trí-thức, và nguy-hiểm nhất là dập khuôn đi theo Trung-Cộng, kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc.

Quốc-Trưởng Bảo-Đại (H́nh trong Tem thơ 1 đồng 20 xu).

Lưu-ư h́nh con rồng chính là một yếu-tố mẫu mực cho các huy-hiệu của HQVN thời thành-lập.

 

Các Lực-Lượng Vỏ -trang kháng Pháp

            Khi bộ-đội Việt-Minh thành-h́nh, các đảng-phái quốc-gia cũng đă thành-lập được những lực-lượng vũ-trang. Ban đầu các lực-lượng này đă kết-hợp với chính-phủ Việt-Minh để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp, nhưng Việt-Minh bởi bản-chất chỉ là một đảng Cộng-Sản trá-h́nh, nên đă không có ḷng thành-thực để tạo thế đại-đoàn-kết dân-tộc trong việc chống giặc[7]. Việt-Minh chỉ tạo-dựng một sự kết-hợp giả-tạo theo từng giai-đoạn. Không những vậy, họ c̣n t́m cách tiêu-diệt các đảng-phái đối-lập để nắm quyền lănh-đạo độc-tài, đảng-trị...[8]

            Quân-đội Việt-Minh tuy tự-ư mang danh-nghiă là Quân-Đội Nhân-Dân nhưng thực-chất không phục-vụ nhân-dân Viê-Nam mà chỉ là một thứ công-cụ sai-phái của đảng Cộng-Sản. Hiến-Pháp do họ viết ra đă quy-định rơ-ràng: “Quân-đội nhận lệnh trực-tiếp từ Đảng.”[9]

            Nhiều thanh-niên Việt-Nam yêu thích tự-do, ôm mộng hải-hồ, có tinh-thần quốc-gia dân-tộc, không chấp-nhận Cộng-Sản độc-tài đảng-trị, chẳng muốn làm tay sai cho Nga Hoa; đă gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam (HQVN).

 

 

Các H́nh-ảnh đầu tiên về HQVN

 

            Lúc đó, t́nh-trạng chính-trị tại các nước Anh, Pháp rất bất-ổn. Tại Pháp-Quốc, nhiều chính-phủ theo nhau đổ liên-tiếp. Khi người Pháp nhận-thức được sức mạnh của tinh-thần quốc-gia dân-tộc, họ đă phải trả một giá đắt cho cuộc chiến-tranh và đành rút lui ra khỏi những nước Đông-Dương cũng như tại các thuộc-địa khác ở Bắc-Phi. Cho đến 1958,[10] Tổng-Thống Pháp De Gaulle phải chính-thức nh́n-nhận quyền tự-trị của các dân-tộc xưa kia thuộc Pháp. Hải-Quân Việt-Nam, một số từng hành-thủy, nay có nhiều dịp xuất-ngoại, tiếp-xúc với với thế-giới bên ngoài nên tầm nh́n có phần rộng răi và ư-thức về tinh-thần dân-tộc cao.[11]

            Mang trong người ḍng máu Việt, với truyền-thống hàng-hải chảy mạnh trong huyết-quản kể từ những ngày Lạc-Việt viễn-dương đi khắp nẻo biển trời, những chàng trai ấy đă hợp-sức nhau nối lại ḍng Hải-sử đứt đoạn của tiền-nhân, xây-dựng nên một Hải-Quân hùng-mạnh[12]. Và đặc-biệt vào năm 1974, tuy biết rằng yếu thế, không đủ lực-lượng, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa (HQVNCH) cũng cương-quyết đứng lên chống Trung-Cộng[13] xâm-lấn hải-biên.

 

 

Hồ-Chí-Minh và Mao-Trạch-Đông

 

Công-Lao Của Cộng-Sản VN dâng cho Thiên-đàng Cộng-sản

Người Công-Sản Việt-Nam tự nhận những "Công-Lao Kháng Pháp, Diệt Mỹ" là của họ. Khi thăm viếng Thái-Lan, Thủ-Tướng Phạm Văn Đồng khoe-khoang chiến-thắng 1975, đại-ư nói rằng nhờ có sự sáng-suốt của đảng CSVN mà họ toàn-thắng, cho dù đă phải hy-sinh nhiều triệu người, nay đất nước đă thống-nhất. Thủ-tướng Thái-Lan sau khi chúc mừng viên Thủ-Tướng Cộng-Sản một cách rất ngoại-giao, đă b́nh-thản đáp lời: “Thái-Lan chúng tôi ‘may mắn’ không mất một người hy-sinh mà đất nước vẫn được thống-nhất.”

            Ḥa-Thượng Thích Quảng Độ nhận-định về những sai-lầm và tội-lỗi của đảng CSVN đối với dân-tộc Việt-Nam: "Sau chiến-tranh thế-giới lần thứ hai, hầu hết các nước thuộc-địa ở Á Châu đều được độc-lập và đa-số chẳng theo phe nào, cho nên dân các nước ấy được sống trong ḥa-b́nh để xây-dựng đất nước và củng-cố nền độc-lập c̣n non trẻ của họ, chỉ có nước Việt-Nam là khốn khổ v́ chiến-tranh tàn-phá suốt hai mươi chín năm trời (1946-1975) là bởi những người Cộng-sản Việt-Nam đă đưa vận-mệnh của nước Việt-Nam ràng buộc vào sự sống c̣n và quyền-lợi của phe CS quốc tế. Giá như những người Việt-Nam thời ấy không là cộng-sản quốc-tế mà v́ dân-tộc thật-sự, như những Nehru của Ấn-Độ, Sukarno của Nam-Dương hay Nasser của Ai Cập v.v.. th́ dân-tộc Việt-Nam đă có thể tránh được hai mươi chín năm chiến-tranh ư-thức-hệ Quốc Cộng tương-tàn do các thế-lực ngoại-bang chi-phối."[14]

 

Việc Điền-khuyết Lịch-Sử

            Cộng-Sản đă kiểm-soát được toàn-thể Việt-Nam vào 1975, sau 30 năm chiến-tranh. Kẻ thắng trận có cơ-hội để nói lớn, tuy vậy không phải tất cả những ǵ kẻ thắng nói ra đều đúng với sự thật. Tập lược-sử này có chút tham-vọng ghi chép lại một số sự thật lịch-sử mà người dân Việt chúng ta cần được đọc và biết về những biến-chuyển của HQVNCH. Tổ-chức này bao gồm những người vừa mang nặng truyền-thống hàng-hải của tiền-nhân, vừa quyết-tâm bảo-vệ quyền tự-do của con người mang thân ḿnh bảo-vệ xứ sở chống độc-tài Cộng-Sản.

            30 tháng 4 năm 1975, mảnh đất Tự-do cuối cùng ở Miền Nam bị Cộng-Sản chiếm nốt. Thành-bại lẽ thường, nhiều người lính mất biển mất nước mất tàu, đành di-tản ly-hương để giữ lấy cuộc sống tự-do, khỏi làm kiếp tù-nhân cho Cộng-Sản bạo-tàn.

            Việc điền-khuyết Lịch-sử là một việc làm lớn lao, cuốn sử-liệu này xin khiêm-nhường đóng góp một phần nhỏ bé tài-liệu về Tổ-chức của Hải-Quân VNCH. Đi theo chiều-hướng biên-niên, cuốn sách lược-duyệt các biến-chuyển quân-chủng theo sóng triều chiến-trận, cùng thành-quả của nó lên xuống với thời-gian, từ năm 1952 đến năm 1975.

            Hiện-diện trên một khúc quanh của lịch-sử, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa cho dù đă mất, nhưng đương-nhiên đă đóng trọn vẹn một vai tṛ. Đó là v́ trách-vụ, mà người lính biển không thể nh́n thấy cái sợi dây truyền-thống hàng-hải của Ông Cha bị đứt đoạn mà không t́nh-nguyện đem thân làm cái gạch nối cho thế-hệ mai sau.

            Nh́n về những thành-quả 23 năm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa để t́m hiểu, chúng tôi xin đề-nghị tạm chia khoảng thời-gian đó thành 4 giai-đoạn như sau:

- Giai-đoạn h́nh-thành (1952-1957) và những khó-khăn khi dựng lại cờ Tổ-Quốc

- Giai-đoạn phát-triển (1957-1967) cho dù thiếu-thốn phương-tiện.

- Giai-đoạn bành-trướng (1967-1972) bộc-phát theo nhu-cầu chiến-trường.

- Giai-đoạn trưởng-thành (1972-1975) hoàn-thiện về tổ-chức và đột-ngột bị khai-tử khi Cộng-Sản Bắc-Việt chiếm miền Nam.

 

 

 

 

 

Huy-hiệu Hải-Quân Việt-Nam trên vành đai mũ Đoàn-Viên và trên ngực các vận-động-viên thể-dục thể-thao HQVN.

 Huy-hiệu (phía dưới) thường để trên bàn làm việc

 

 

 

 

Môi-trường Hải-Quân và Hàng-Hải Thương-thuyền giúp thanh-niên nhiều dịp viễn-du, học hỏi thế-giới bên ngoài


 

Chương 2

 

Giai-Đoạn H́nh-Thành

(1952-1957)

 

Sự Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam

            Nhu-cầu cuộc chiến Quốc-Cộng đưa đến sự thành-lập Hải-Quân Việt-Nam. Sau nhiều đ́nh-hoăn, Hải-Quân Việt-Nam được khai-sinh ngày 6-3-1952 bởi dụ số 2.[15]

            Cũng như Không-Quân chỉ-huy bởi Ban Không-Quân, Hải-Quân được chỉ-huy đầu-tiên bởi Ban Hải-Quân (Section Marine), sau đổi thành Pḥng Hải-Quân (Département Marine) thuộc Bộ Tổng Tham-Mưu Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam (Bộ TTM/QĐQGVN).

            Hải-Quân Việt-Nam không những đă sinh sau, mà c̣n lớn chậm hơn so với Lục-Quân và cả Không-Quân nữa.[16] Trong cái rủi cũng có cái may. Hải-Quân Việt-Nam sinh-trưởng vào đúng giai-đoạn tinh-thần dân-tộc tự-quyết trên toàn thế-giới nói chung và tại Việt-Nam nói riêng, đang dâng cao. Trong khi đó, bộ mặt thật phi dân-tộc của đảng Cộng-Sản Hồ-Chí-Minh đă hiện nguyên-h́nh[17]. Khi nhập-ngũ, các người lính thủy hơn ai hết là những thanh-niên có lập-trường quốc-gia vững-chắc, trọng Danh-dự, quyết-tâm bảo-vệ Tổ-Quốc Đại-Dương.

            Có nhiều lư-lẽ mà nguyên-nhân chính là v́ người Pháp không thực-tâm muốn cho Quốc-gia-Việt-Nam có một Hải-Quân riêng rẽ. Hai diễn-biến đươc ghi-nhận như sau:

- Nghị-định thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đă bị hoăn lại nhiều lần trước khi được chính-thức ban-hành.

- Khi đă bắt buộc phải cho Hải-Quân Việt-Nam ra đời, người Pháp c̣n cản-trở sự lớn mạnh của tổ-chức này.

 

Sơ-đồ Hệ-thống Tổ-chức Quốc-pḥng Quốc-gia Việt-Nam năm 1952.

 

 Trong Sơ-đồ Tổ-chức của Bộ TTM/QĐQGVN, Hải-Quân Việt-Nam chỉ là một Ban Hải-Quân nhỏ bé trực-thuộc TTMT.

 

Đáng lẽ hai loại Dương-Vận-Hạm và Khu-Trục Hộ-Tống-Hạm[18] theo chương-tŕnh đă được chuyển-giao ngay từ 1955, nhưng người Pháp cố ư lờ đi. Trong bảng đề-nghị vào tháng 4 năm 1951[19], Tư-lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông[20], Phó Đô-Đốc Paul-Ange-Philippe Ortoli, người ta c̣n thấy có cả việc thành-lập một Phân-Đoàn Thủy-phi-cơ cho Hải-Quân Việt-Nam vào năm 1955. Những sự việc dự-trù này cho đến khi quân-đội Pháp rút lui hết đă không bao giờ xảy ra .

- Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp rất có tư-cách nhưng một số nhỏ nhân-viên cấp dưới có những ư-nghĩ không tốt, đă phá-hoại các trang-cụ trước khi trao cho Việt-Nam.

 

- Trong nghi-lễ chính-thức, tuy Chiến-hạm được chuyển-giao, nhưng Hạm-Trưởng vẫn là Sĩ-Quan người Pháp và Quốc-kỳ cũng vẫn là Quốc-kỳ Pháp. Tranh-chấp có liên-hệ tới danh-dự quốc-gia như vậy xảy ra khá lâu và chỉ chấm-dứt hẳn vào năm 1956.

- Diễn-tiến việc thành-lập và phát-triển HQVN chịu ảnh-hưởng chính-trị. Mỗi khi có sự bất-đồng chính-kiến giữa hai chính-phủ Pháp và Việt, diễn-tiến bị chậm lại. Đến khi Việt-Nam nắm được hoàn-toàn chủ-quyền th́ Hải-Quân Pháp ngưng ngay việc chuyển-giao chiến-cụ.

 

Khó-khăn về Nhân-sự lúc ban đầu.

            Ngoài chính-sách của người Pháp, những khó-khăn về nhân-sự Việt-Nam cũng đáng kể là nguyên-do đă gây trở-ngại cho Hải-Quân lúc sơ-khai.

            Nếu không kể Hải-Quân thời Hùng-Vương[21] / Đông-Sơn và Hải-Quân nhà Thục thời Cổ-Loa-Thành[22] , xuất-hiện hàng thiên-niên-kỷ trước Công-nguyên, th́ riêng Hải-Quân nước ta thời-kỳ tự-chủ kể từ khi Ngô-Vương-Quyền dựng nước, cũng đă tồn-tại xuưt-xoát một ngàn năm. Tuy vậy v́ họa thực-dân Pháp kéo dài gần trăm năm, lực-lượng này bị tan-ră và gián-đoạn. Vào đầu thập-niên 1950 khi gặp được thời-cơ tốt đẹp, Hải-Quân Việt-Nam được tái-sinh. Tuy vậy không thể trong khoảnh-khắc, Quốc-gia ta có đầy đủ ngay số lượng cán-bộ và đoàn-viên để điều-hành tàu thuyền chiến-đấu.[23]

            - 1950 - Một số nhỏ thanh-niên Việt-Nam được tuyển-mộ và gởi sang Pháp, học ngắn hạn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Brest. Nhưng không may vào năm đó, thời-tiết của miền Bắc nước Pháp đột-nhiên trở nên giá lạnh khác thường, khoá-sinh Việt-Nam không đủ sức để chịu-đựng khổ nhọc khi huấn-luyện ngoài khơi. Sau cùng tất cả đành bỏ dở khoá học và không có Sinh-Viên Sĩ-Quan (SVSQ) nào tốt-nghiệp.[24] 

 

 

 Trống Đồng ghi khắc H́nh-ảnh Thủy-quân thời Hùng-Vương. Thuyền thời đó đă được trang-bị bành lái và cây xiếm.

 

            - 1951 - Dự-án về một Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Việt-Nam được khởi-xướng. Cũng trong năm này, có chương-tŕnh dự-trù thành-lập hai đơn-vị chiến-đấu, nhưng kết-quả không có đơn-vị Hải-Quân nào thực-sự thành-h́nh.

            - Cùng năm 1951, tiếp theo đề-nghị Ortoli đă nói ở trên, Bộ-Trưởng Hải-Quân Pháp lại hoạch-định thêm một chương-tŕnh c̣n rộng răi hơn nữa để trang-bị Chiến-hạm cho Việt-Nam. Bộ này dự-trù:

- chuyển-giao 1 Hộ-Tống-Hạm loại Chamois class, 647 tấn năm 1952.

- kiến-trúc thêm hai Khu-trục Hộ-Tống-Hạm mới, loại Le Corse class, 1290 tấn và 4 Trục-Lôi-Hạm loại Sirius class 365 tấn cho Việt-Nam tiếp theo sau đó.

            Phó Đô-đốc Ortoli nhân đà "rộng răi" của Bộ-Trưởng Hải-Quân, xin thêm cho Việt-Nam ngân-khoản xây cất cơ-sở huấn-luyện Đoàn-viên và huấn-luyện Sĩ-Quan. Ông đề-cập luôn cả việc kiến-trúc chiến-hạm ngay tại Việt-Nam.[25]

            Năm 1950, Thống-tướng De Lattre de Tassigny nhận quyền chỉ-huy Quân-Đội Viễn-chinh kiêm Cao-Ủy Pháp tại Đông-Dương. De Lattre đă sắp đặt lại bộ máy chiến-tranh, không để cho Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân cũng như Không-Quân được đứng biệt-lập như trước và phải tập-trung vào quyền chỉ-huy-trực-tiếp của Ông.[26]

            Khi tập-trung quyền-hành lại một mối như vậy, De Lattre cũng không tán-thành một tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam đứng riêng rẽ với Hải-Quân Pháp. Sau này đến lượt chính Phó Đô-đốc Ortoli cũng ngần-ngại thi-hành chính cái đề-nghị trước (đă được chấp-thuận) của ḿnh. Lư-do là Hải-Quân Pháp bắt đầu gặp trở-ngại việc tuyển-mộ người cho Hải-Quân của họ. Nếu như Hải-Quân Việt-Nam thành-lập và bành-trướng, Ortoli sẽ thiếu hụt quân-số.[27]

 

Cấp bậc Hải-Quân Pháp trên tay áo

               

                

              

 

Cấp bậc Hải-Quân Pháp từ Thủy-Thủ đến Đô-Đốc, mang trên tay áo của quân-phục mùa đông

 

            V́ những biến-chuyển như thế, từ khi Dụ số 1 ra đời qua suốt hai năm 1950 và 1951, chương-tŕnh không tiến-triển. Đến tháng 11-1951, công-cuộc xây-cất Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang mới lại bắt đầu.

 

 Quang-cảnh một buổi lễ trên HKMH Arromaches, có treo quốc-kỳ Việt-Nam.

 

Nhân-viên và Trang-bị lúc sơ-khởi.

            Năm 1952, 350 thanh-niên Việt-Nam được Hải-Quân tuyển-mộ. Phần lớn khóa-sinh được thụ-huấn tại Việt-Nam, một số ít được dự-trù gởi sang thụ-huấn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp tại Brest. Có năm mươi người trở thành Hạ-Sĩ-Quan. Đây thực-sự là những thành-phần thuần-túy đầu-tiên[28] của Hải-Quân Việt-Nam.

            Các khóa huấn-luyện trên bờ đầu-tiên tại Nha-Trang như dự-trù, được mở từ tháng 7-1952.

 

Bức h́nh các Học-Viên VN chụp ngày 1-7-1952 tại TTHL/HQ Nha-Trang.

                                                                                                       Trước đó, Khóa 1 Sĩ-Quan Hải-Quân đă được huấn-luyện trên biển. Ngày 1 tháng 10 năm 1952, khóa 1 măn-khóa[29] với hầu hết là các Sĩ-Quan Hàng-Hải Thương-thuyền.[30]. Có 6 Sĩ-Quan ngành chỉ-huy (các Ông Lê-Quang-Mỹ, Trần-Văn-Chơn, Lâm-Nguơn-Tánh, Chung-Tấn-Cang, Trần-Văn-Phấn, Hồ-Tấn-Quyền) và 3 Sĩ-Quan ngành cơ-khí.[31] (các Ông Đoàn-Ngọc-Bích, Nguyễn-Văn-Lịch, Lương-Thanh-Tùng). Trừ HQ Thiếu-Úy Lê-Quang-Mỹ, các Sĩ-Quan tốt-nghiệp Chuẩn-Úy. Trước khi về trường, Khóa 1 đă được huấn-luyện khoảng 6 tháng trên các Chiến-hạm Pháp như Savorgnan de Brazza, Dumont d'Urville và Arromanches[32]. 6 tháng sau khi tốt-nghiệp, các Sĩ-Quan Chuẩn-Úy này thăng-cấp Thiếu-Úy.[33]

            Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang bắt đầu Khóa 1 Thủy-thủ chuyên-nghiệp gồm 150 khóa-sinh[34] và sau đó 25 khóa-sinh ưu-tú được lựa chọn để theo học Khóa 1 Hạ-Sĩ-Quan.

 

 

H́nh-ảnh lưỡng-long và Quốc-kỳ 3 sọc vàng thường thấy trong những mẫu biểu-tượng truyền-thống lịch-sử của HQVN thời-kỳ thành-lập.

 

            Theo tập-tục lâu đời của Hải-Quân Pháp, trong nhiều năm khởi đầu của HQVN, Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Việt-Nam cũng ngủ trên vơng. Ban ngày, các vơng được xếp lại nên pḥng ngủ dưới chiến-hạm và trên quân-trường rất quang-đăng.

 

Tranh Hí-Họa: Tàu ch́m, mang vơng đi theo vẫn thảnh-thơi!

 

Diễn-tiến tại Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang

            Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây cất cơ-sở đă tạm xong, trường đủ chỗ để nhận thêm khóa-sinh.

            Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang khai-giảng Khóa 2 Sĩ-Quan Hải-Quân, gồm 12 Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Chỉ-huy và 4 Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Cơ-khí. Khóa này măn-khóa vào tháng 5 năm 1953. Các Ông Đinh-Mạnh-Hùng, Nghiêm-Văn-Phú, Nguyễn-Văn-Kinh, Vơ-Văn-Chơn, Nguyễn-Hữu-Tiễng, Đỗ-Quư-Hợp, Nguyễn-Văn-Thu, Ngô-Khắc-Luân, Khương-Hữu-Bá, Trương-Ngọc-Lực[35], Phùng-Nhật-Tân, Nguyễn-Văn-Trụ, ... Lung...[36] tốt-nghiệp khóa này.[37]

 

 Các SVSQ Hồ-Tấn-Quyền, Nguyễn-Văn-Lịch và 3 Học-Viên Thủy-Thủ.

 

            Khóa 3 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 7 năm 1953 và măn-khóa vào tháng 1 năm 1954. Các Ông Nguyễn-Văn-Thông, Diệp-Quang-Thủy, Vũ-Đ́nh-Đào, Nguyễn-Hữu-Chí, Nguyễn-Thanh-Châu, Phan-Văn-Cổn, Bùi-Kim-Nguyệt, Trần-Phước-Dũ... thuộc khóa này.

            Kể từ khóa 4 về sau, thành-phần các ứng-tuyển-viên Hàng-hải Thương-Thuyền giảm bớt. Hầu hết Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang là dân-chính có người từng làm giáo-sư, sinh-viên đại-học. Các Ông Nguyễn-Văn-Ánh, Hồ-Văn Kỳ-Thoại, Nguyễn-Xuân-Sơn, Nguyễn-Bá-Trang, Đặng-Trần-Du... thuộc khóa này.

            Khóa 5 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 07 năm 1954, măn-khóa tháng 05 năm 1955. Các Ông: Nguyễn-Viết-Tân, Hoàng-Cơ-Minh, Hà-Văn-Ngạc, Nguyễn-Văn-May... thuộc khóa này.

            Về phần Huấn-luyện Hạ-Sĩ-Quan, lúc đầu Hải-Quân không mở thẳng những cuộc thi-tuyển từ ứng-viên dân-chính. Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang được ủy-thác quyền chọn lựa các thủy-thủ học-viên xuất-sắc nhất để đào-tạo thành các Hạ-Sĩ-Quan chuyên-nghiệp.[38]

Cho tới năm 1953, Việt-Nam vẫn chưa có tàu. Các tân Sĩ-Quan và Thủy-thủ Việt-Nam tập-sự trên các Chiến-hạm của Pháp.

 

Các Khóa học tại Pháp

Vào giữa năm 1952, Hải-Quân thi tuyển một số Sinh-Viên Sĩ-Quan du-học tại Pháp.

            Có bốn khóa Sinh-Viên Sĩ-Quan học Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp tại Brest (1952, 1953, 1954, 1955). Chương-tŕnh dự-trù 3 năm gồm có 2 năm học lư-thuyết ở trường, một năm thực-tập trên Tuần-Dương-Hạm Jeanne d'Arc cho 2 khóa đầu.[39]36 Từ khóa 3, chương-tŕnh này thay đổi. Sau khi Hiệp-định Genève chia cắt đất nước vào năm 1954, vấn-đề ngoại-giao Việt-Pháp gặp khó-khăn. Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân Brest bị gửi về Việt-Nam vào 1956 sau hai năm học. Khóa thứ 4 cũng vậy, Sinh-viên chỉ học lư-thuyết rồi hồi-hương. Hải-Quân Pháp không cho họ thực-tập ngoài khơi năm sau cùng.

 

   

Không-ảnh Hải-Quân Học-Hiệu Brest củaPháp

H́nh nhỏ: Hai Huy-Hiệu của trường.

H́nh dưới:Bảo- tàng-viện Brest .

 

            Khóa 1 Brest có các Ông Đặng-Cao-Thăng, Nguyễn-Vân, Nguyễn-Đức-Vân, Vương-Hữu-Thiều ngành chỉ-huy và Ông Nguyễn-Gia-Định ngành cơ-khí.[40]  Khóa 2 có các Ông Dư-Trí-Hùng, Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Vũ-Xuân-An, Hồ-Ngọc-Ngà, Trịnh-Xuân-Phong, Bùi-Tiến-Rũng, Ủ-Văn-Đức, Bùi-Văn-Lễ... Khóa 3 có các Ông Phạm-Văn-Sanh, Bùi-Hữu-Thư, Lê-Phụng, Nguyễn-Quang-Dật, Đỗ-Kiểm, Trịnh-Quang-Xuân, Vũ-Nhân[41], Đỗ-Ngọc-Oánh, Phạm-Cừ, Đặng-Đ́nh-Hiệp. Khóa 4 có các Ông Nguyễn-Địch-Hùng, Lê-Triệu-Đẩu, Vơ-Duy-Ninh, Nguyễn-Tiến-Ích, Trần-Văn-Sơn...

            Ở Pháp c̣n có các khóa Hành-chánh Tài-chánh (Commissaire) ở Toulon. Các khóa này học một năm và một năm thực-tập tại các Dépôt của Pháp. Khóa đầu có các Ông Đỗ-Đăng-Công và Trần-Văn-Tất. Khóa hai có các Ông Phạm-Trung-Giám. Tốt-nghiệp khóa Hành-chánh Tài-chánh ở Cherbourg năm 1956 có Ông Trần-Văn-Biểu.

            Du-học lâu năm hơn tại Pháp có một số Y-sĩ Hải-Quân Việt-Nam theo học và tốt-nghiệp trường Quân-Y Hải-Quân và Thuộc-địa (École de Santé Navale et Coloniale) ở Bordeaux vào cuối năm 1956.[42] Đó là các Ông Phạm-Vận, Dương-Hồng-Mô, Trần-Nguơn-Phiêu, Đặng-Tất-Khiêm, Nguyễn-Văn-Nghiă và Nguyễn-Phúc-Quế.[43]

 

Hải-Quân Pháp và Hải-Đoàn Xung-phong.

            Trong nhiều thế-kỷ dùng tàu chiến đi xâm-lăng, Hải-Quân Pháp đă sử-dụng giang-đĩnh trên nhiều chiến-trường tại Á-Châu và Phi-Châu. Quân-đội viễn-chinh cần có các chiến-đĩnh tầm nước nông cạn để đi b́nh-định và giữ an-ninh sông rạch những vùng ngập nước.

Tại thuộc-địa, giới-chức nắm quyền quân-sự thường thường là các Đô-Đốc, đôi khi nắm luôn cả chức Thống-Đốc hay Toàn-Quyền. Hải-Quân luôn luôn có ưu-thế quyền-lực hơn Lục-Quân[44].

Sau Thế-chiến 2, t́nh-h́nh chính-trị và quân-sự ở Việt-Nam biến đổi nhanh chóng. Vào cuối thập-niên 1940 sang đầu thập-niên 1950, các trận địa-chiến ác-liệt lan tràn khắp nơi. Quyền-lực của Hải-Quân Pháp suy-giảm hẳn so-sánh với Lục-Quân của họ.

 

Quyền-lực của Hải-Quân Pháp tại Việt-nam bị suy-giảm khi Đô-Đốc Georges Thierry d’Argenlieu bị thay-thế bởi Cao-Ủy Emile Bollaert và Tướng Leclerc ngày 5-3-1947 (h́nh trên).

 

Khi đoàn quân của Pháp theo chân quân Anh đến giải giới quân-đội Nhật Bản tại miền Nam Việt-Nam năm 1945, tướng Leclerc Tư-Lệnh quân viễn-chinh Pháp đă thi-hành kế-hoạch chiếm đóng các tỉnh lỵ quan-trọng trên sông Cửu Long, bắt đầu từ Mỹ Tho, rồi Vĩnh Long và Cần Thơ. V́ đường xá và cầu cống dẫn đến các địa-điểm trên bị phá-hủy, sự di chuyển của lục-quân trên bộ rất khó-khăn; Pháp đă sử-dụng Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến (Fusilier Marins) . Phương-tiện di-chuyển của đoàn quân này là các chiến-đĩnh loại đổ-bộ do Hoa-Kỳ hay Anh-Quốc trang-bị (dự-trù sử-dụng trong các cuộc hành-quân đổ-bộ chống Nhật tại Đông Dương).[45]

 Hải-Quân Bộ-Chiến -Fusiliers Marins- là một binh-chủng lâu đời của HQ Pháp- H́nh trên là một nhóm Fusiliers Marins trong Thế-Chiến 2 (1914) - Photo collection Norbert Desgouttes

 

Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến này là tiền-thân của các Hải-Đoàn Xung-phong (DINASSAUT - Division Navale Assaut, gọi tắt là Dina). Ngoài LCVP, LCM, LCT, LSSL, LSIL mà người ta thường thấy; c̣n có những loại chiến-đĩnh xa lạ như EA, LCA, MFV, cả Xà-lan vơ-trang. Kỳ-lạ hơn nữa, Pháp đă dùng những ghe buôn, thuyền đánh cá kiểu Á-đông rồi gắn những tấm giáp sắt, thiết-trí các loại súng đại-bác và liên-thanh để tác-chiến.

 

Có cả Pháo-hạm của Anh LCG (Landing Craft, Gun) trong Dina.

 

Ngoài LCVP, LCM, LCT, LSSL, LSIL...; Hải-Quân Pháp c̣n sử-dụng cả Xà Lan Bọc Sắt Armoured Barge, Tàu Cá MFV (Motor Fishing Vessel), Thuyền Vơ-trang (Armed Junk),

 

Sau khi Hải-Quân Pháp thành-lập được Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến[46], Hải-Quân Trung-Tá François Jaubert[47] đă chiếm đóng các tỉnh vùng châu-thổ Cửu-Long-Giang một cách nhanh chóng[48]. Khởi đầu với phương-tiện phức-tạp như vậy, những đoàn quân thủy-bộ của Quân-đội Viễn-chinh Pháp cải-tiến dần dần để tham-dự những trận đụng-độ trong sông ng̣i ác-liệt cả trong Nam lẫn ngoài Bắc sau này. Theo Robert McClintock, danh-từ Dinassaut xuất-hiện từ năm 1947 tại Việt-Nam.[49]

Khi phải chấp-nhận sự h́nh-thành Hải-Quân Việt-Nam, người Pháp rút kinh-nghiệm chiến-đấu của họ, đă lấy việc thành-lập Giang-Lực cho Việt-Nam làm quan-trọng nhất. Theo nhận-xét của Đại-Tá Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ Victor Croizat[50] và Sử-gia Charles W. Koburger[51], v́ lư-do đó, người Pháp không mấy quan-tâm tới việc trang-bị các Chiến-hạm lớn cho Hải-Quân Việt-Nam.

 

T́nh-trạng Hải-Quân Việt-Nam trong hai năm 1953-1954

            Sau những khó-khăn như đă kể trên, cuối cùng Hải-Quân Việt-Nam cũng được kể là chính-thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Chỉ có 5 Giang-đĩnh trang-bị Đại-liên 50 và Đại-bác 20 ly, trên lư-thuyết qua tay Việt-Nam tại Cần-Thơ. Đó là một Hải-Đoàn Xung-phong (HDXP) rút gọn[52]. Thực-tế vẫn c̣n người Pháp trên tàu, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan Pháp c̣n chỉ-huy, nhưng chiến-đĩnh mang cờ Việt-Nam. Hải-Đoàn này trang-bị một Soái-Đĩnh (LCM Commandement), hai Quân-Vận-Đĩnh (LCM - Landing Craft Mechanized) và hai Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft Vehicle and Personnel). Qua mùa hè, một đoàn như vậy thành-h́nh tại Vĩnh-Long.

            Tính cho đến cuối năm 1953, lực-lượng của Hải-Quân Việt-Nam chỉ gồm có hai Hải-Đoàn Xung-phong Trừ (-) với không quá mười chiếc Tiểu-đĩnh.

            Tuy tinh-thần phấn-khởi nhưng Hải-Quân Việt-Nam c̣n phải vượt nhiều chặng đường nữa trước khi trưởng-thành. Hải-Quân bị ép trong tổ-chức hỗn-hợp giữa Pháp và Việt, lại bị kẹp giữa một loại quân-lực mà uy-thế lấn-áp bởi Lục-Quân. Bộ Tham-mưu Liên-Quân này lại toàn-quyền chi-phí mọi ngân-khoản, điều-khiển mọi hoạt-động.

 

Một Soái-Đĩnh (LCM Commandement) đang giang-hành quan-sát.

 

Về quân-số, Hải-Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của một phần trăm quân-lực. Thêm nữa, thượng-cấp Việt và thượng-cấp Pháp lại muốn hướng Hải-Quân Việt-Nam đi theo các kế-hoạch khác nhau. T́nh-trạng Hải-Quân lúc đó không những đă yếu ớt mà c̣n bị xé-lẻ ra nữa![53]

           

 

H́nh HQ Chuẩn úy, rồi HQ Trung-Úy Trần-Văn-Chơn

Vào đầu năm 1954, thêm một Hải-Đoàn Xung-phong thứ ba được thành-lập, dự-chiến tại miền Trung-châu Bắc-Việt.[54]

 

 

Trong khi quân-đội Liên-hiệp Pháp gặp khó-khăn ngoài chiến-trường, Tuần-Dương-Hạm Rochester đến thăm Sài-G̣n tháng 2-1954, mang theo thông-điệp Hoa-Kỳ sẽ trợ-giúp Việt-Nam chống Cộng-Sản

 

Kéo cờ Tổ-Quốc

            Sau khi đơn-vị Hải-Quân thứ nh́ tại Vĩnh-Long ra hoạt-động vào tháng 6, sự tranh-luận về Quốc-kỳ trên các chiến-hạm, chiến-đĩnh bộc-phát giữa hai chính-phủ Việt, Pháp.

            Như đă nói, trên các chiến-đĩnh tại Cần-Thơ và Vĩnh-Long tuy mang Quốc-kỳ Việt-Nam nhưng một thành-phần Thủy-Thủ-Đoàn vẫn c̣n người Pháp. Một số người Pháp không bằng ḷng.

Trong khi đó vấn-đề quốc-kỳ trên kỳ-đài Chiến-hạm tạo những xúc-động rất lớn lao. Tại Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Việt-Nam Nha Trang, Giang-Pháo-Hạm LSIL 9033 (Landing Ship, Infantry, Large) được được dùng làm Huấn-Luyện-Hạm. V́ Hạm-Trưởng là Sĩ-Quan HQ Pháp nên Chiến-hạm vẫn tiếp-tục mang cờ Pháp trên kỳ-đài. Lần này, phía Việt-Nam bực ḿnh với lư-do trên giấy tờ, chiếc Giang-Pháo-Hạm đó thuộc TTHL/HQ Việt-Nam, huấn-luyện SVSQ và Đoàn-Viên Việt-Nam; vậy phải mang cờ Việt-Nam.

 

LSIL

Hai chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL của Pháp đang chạy ngang qua bến Bạch-Đằng.

 

            Hải-Quân Việt-Nam nhất-quyết đ̣i phải được kéo quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ trên kỳ-đài của tất cả các chiến-hạm, chiến-đĩnh sau khi chuyển-giao. Người Pháp, v́ c̣n hiện-diện và thường nắm luôn cả quyền chỉ-huy đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam, nên đă có nhiều đề-nghị do họ đưa ra như: treo một cờ Pháp, treo hai cờ Pháp-Việt song-song, hay treo một cờ Liên-Hiệp-Pháp v.v...[55]

            Cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1954, vấn-đề Quốc-kỳ được giải-quyết một cách tạm-thời.[56] Pháp chuyển-giao tiếp cho Việt-Nam ba Trục-Lôi-Hạm (YMS - Yard Minesweeper): HQ. 111 Hàm Tử, HQ. 112 Chương Dương, HQ. 113 Bạch Đằng tại Sài-G̣n.[57] Ba chiến-hạm này đă mang quốc-kỳ Việt-Nam ở sau lái ngay từ sáng hôm đó, trước cả khi nghi-lễ được cử-hành. Danh-hiệu chiến-hạm là địa-danh những trận thủy-chiến mà quân thủy ta đă tiêu-diệt chủ-lực-quân Mông-Cổ vào thế-kỷ thứ 13.[58]

 

Quan-khách Việt-Pháp đến dự lễ chuyển-giao ba Trục-Lôi-Hạm tại Sài-G̣n. Lưu-ư Quốc-kỳ Việt-nam đă được kéo lên sau lái các chiến-hạm này, trước buổi lễ.

 

 

Bức h́nh lịch-sử của HQVN: Lần đầu tiên, quốc-kỳ Việt-Nam phất-phới bay trên chiến-hạm. Trang báo trên đăng trong “Documents Việt-Nam No 70”, bưu-báo chính thừc của Phủ Cao-Ủy Việt-Nam tại Pháp ấn-hành ngày 1-3-1954.

 

 

Theo các thỏa-ước kư-kết giữa Việt Pháp: chủ-lực Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm 305 feet, 1 Thông-Báo-Hạm, 257 feet, 7 Hộ-Tống-Hạm PC, 2 Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS. Tài-liệu trích-dẫn từ Jane's Fighting Ships, năm 1955 (xuất-bản vào cuối năm 1954).

 

            Theo Charles W. Koburger, lời hứa gia-tăng khả-năng chiến-đấu cho Hải-Quân Việt-Nam không được người Pháp thi-hành. Cho đến khi chấm-dứt chiến-tranh vào tháng 7 năm 1954, Sĩ-Quan Việt-Nam mới chỉ điều-hành có một Giang-Vận-Hạm LCU[59], và chừng 30 tiểu-đĩnh thủy-bộ. Quan-trọng hơn, quyền chỉ-huy toàn-thể Hải-Quân vẫn c̣n trong tay Sĩ-Quan người Pháp.[60]

 

Tinh-thần Dân-tộc mạnh mẽ

            Ngày 11 tháng 2 năm 1954 là một ngày quan-trọng. Khi Thủ-Tướng Bửu-Lộc, tháp-tùng bởi Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Phan-Huy-Quát của Việt-Nam và Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Pleven của Pháp đến chủ-tọa cuộc lễ tại bờ sông Sài-G̣n th́ Quốc-Kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên ba chiến-hạm M655 Aubépine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ. 111 Hàm Tử, HQ. 112 Chương Dương và HQ. 113 Bạch Đằng. H́nh-ảnh này được tŕnh-bày làm bià cho tờ báo Documents Việt-Nam No.70 ngày 1er Mars 1954, phát-hành tại Paris.[61]            

Tuy c̣n non trẻ nhưng Hải-Quân Việt-Nam đă biểu-lộ một tinh-thần dân-tộc mạnh mẽ. Sĩ-Quan và Đoàn-Viên noi theo truyền-thống quân thủy của tiền-nhân. Tư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă manh-nha ngay từ lúc đó. Điểm này đáng kể là khác-biệt với Hải-Quân Cộng-Sản Hà Nội.[62] V́ chịu ảnh-hưởng tai-hại của thuyết duy-vật, người Cộng-Sản thường hay bài-xích những niềm-tin truyền-thống dân-tộc. Tuy ngụy-trang dưới chiêu-bài truyền-thống quân thủy, nhưng Hải-Quân Nhân-Dân thực-sự chỉ là một sản-phẩm ngoại-lai và một công-cụ tay sai cho đảng-phái. Cuốn sách "Quân Thủy trong Lịch-Sử Chống Ngoại-Xâm" của Hà-Nội viết những câu khẳng-định như "sông, biển thuộc Xă-hội Chủ-nghĩa".

 

Tư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă có ngay từ khi HQVN thành-lập.

 

Khi bàn về cái "truyền-thống" (mất gốc) đó, ba tác-giả Cộng-sản là Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, và Nguyễn-Mạnh-Hùng đă viết như sau: "... cách tốt nhất để giữ ǵn truyền-thống (Hải-Quân Nhân-Dân), làm cho nó luôn luôn có sức sống và ngày càng tươi tốt... Hải-Quân Nhân-Dân ta ngày nay ra đời trong những điều-kiện lịch-sử mới. Chúng ta có chủ-nghiă Mác - Lê-nin bách-chiến bách-thắng, có đường lối chiến-tranh nhân-dân đúng-đắn và sáng-tạo của Đảng (Cộng-Sản)... để bảo-vệ vùng biển yêu-quư của Tổ-Quốc Xă-hội Chủ-nghiă"[63].

Sống trong truyền-thống dân-tộc, những người Quốc-Gia chân-chính không thể nào hiểu được tại sao Hải-Quân Nhân-Dân với “điều-kiện lịch-sử mới” Mác - Lê-nin, với “đường lối” Xă-hội chủ-nghĩa và “nghiă-vụ” Cộng-Sản Quốc-tế Anh Em mà lại có cái truyền-thống như vậy!

 

 

 Cờ Ngũ Sắc Truyền-thống của dân-tộc

 

 

Quan-niệm H́nh-thành Thủy-Quân Lục-Chiến.

            Quan-niệm h́nh-thành Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam (TQLC) nói riêng, và cả Hải-Quân Việt-Nam nói chung, là những trường-hợp đặc-biệt không xảy ra tương-tự như trong các quân-đội khác. Đại-Tá Victor Croizat bàn về bối-cảnh phức-tạp này trong Nguyệt-San U. S. Naval Proceedings[64], nhan-đề "Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species".

            Peter Brush kể lại trong một bài viết nhan-đề “The Vietnamese Marine Corps” như sau: Trong khi bàn-luận việc sử-dụng 57 Tiểu-Đoàn Khinh-Quân cho kế-hoạch phản-công, đại-diện hai chính-phủ Việt-Pháp đối-diện một vấn-đề: Trong khi hành-quân phối-hợp duyên-hà, duyên-hải; Lục-Quân hay Hải-Quân sẽ điều-động các đoàn giang-đĩnh?

Phó Đô-Đốc Philippe-Marie-Joseph-Raymond Auboyneau, Tư-lệnh FNEO đề-nghị thành-lập binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến thuộc quân-chủng Hải-Quân để giải-quyết vấn-đề. Theo đề-nghị đó, TQLC được thành-lập và sẽ gồm hai thành-phần: Giang-Đoàn và quân Bộ-chiến.[65]

            Chuyện này chỉ tạm ổn v́ uy-tín cá-nhân của Auboyneau trong nghị-hội. Ngay trong giai-đoạn đó, chắc chắn các giới hữu-trách đă hiểu rằng một tổ-chức Hải-Quân theo giải-pháp này không ổn-thỏa. Lư-do là trên thực-tế, v́ chưa bao giờ được huấn-luyện về hảng-hải, TQLC chỉ là lực-lượng đổ-bộ và tác-chiến trên bờ, không thể nào kiểm-soát các Giang-Đoàn Xung-phong hay toàn-thể Giang-lực được.

 

Các đoàn Tuần-giang và Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh của Pháp.

            Những đoạn trên đây tường-tŕnh về những lực-lượng Hải-Quân chính-thức. Tuy nhiên, cần phải-kể đến một tổ-chức bán chính-quy là Giang-thuyền đă thành-lập từ đầu năm 1951. Tổ-chức phụ-lực (suppletif) này không thuộc Hải-Quân mà thuộc Vệ-binh Quốc-gia, hoạt-động bao trùm trên toàn-thể các vùng sông ng̣i Việt-Nam. Tổ-chức Giang-thuyền lúc đó gồm có hai Liên-Đoàn Tuần-giang biệt-lập Nam và Bắc-Việt, và một đoàn Tuần-giang Trung-Việt.[66]

            Liên-Đoàn Tuần-giang Nam-Việt thành-lập ngày 1-3-1951, đầu-tiên gồm có ba đoàn Tuần-giang, đến cuối năm tổ-chức thêm đoàn Tuần-giang thứ tư. Mỗi đoàn Tuần-giang gồm có ba Trung-đội, mỗi Trung-đội có hai tàu Vơ-đét, riêng đoàn Tuần-giang thứ tư có tới bốn Trung-đội. Nhưng vào giữa năm 1952, sau các sự thiệt-hại do những cuộc đụng độ tại rạch Ông Nghĩa và ở sông Thị Vải, đoàn thứ tư này trở lại tổ-chức-thông thường như các đoàn khác.

            Liên-Đoàn Tuần-giang Bắc-Việt cũng được thành-lập kể từ 1-3-1951 bằng quân-số của Bảo-Chính-Đoàn, lúc đầu có ba đoàn Tuần-giang. Sau đó v́ các đoàn này bị thiệt-hại và cũng v́ thiếu-phương-tiện giang-đĩnh nên Hải-Quân Pháp phải rút xuống c̣n hai đoàn. Đầu năm 1954, các đoàn c̣n lại tập-trung tất cả ở Nam-Định để tăng-cường cho mặt-trận vùng Nam châu-thổ sông Hồng.

            Đoàn Tuần-giang Trung-Việt măi đến ngày 1-9-1951 mới thành-lập. Tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đă được đặc-biệt tăng-cường thêm quân-số, cấp thêm nhiều phương-tiện hơn so với các đoàn Tuần-giang thành-lập lúc trước.

            Tới ngày 30-6-1954, các đoàn Tuần-giang bị giải-tán và cải-biến thành sáu Đại-đội Tuần-giang (cies fluviales). Sau ngày đ́nh-chiến, các Đại-đội Com-măng-đô Bắc-Việt và Lực-Lượng Tuần-Giang (force fluviale) chuyển vào Nam vĩ-tuyến 17, được lệnh phối-hợp cùng các Đại-đội Com măng đô Nam-Việt để thành-lập Lực-Lượng "Infanterie Marine" hay Hải-Quân Bộ-binh[67], thuộc BTL/HQ Pháp.

            Vào tháng 8 năm 1954, một Tiểu-Đoàn Commando thành-h́nh tại Nha-Trang. Đó là Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Hải-Quân Pháp (Bataillon de Marche) mà người Mỹ thường gọi là 1st Landing Battalion. Tiểu-Đoàn-Trưởng là Đại-Úy Jean Louis Delayen[68].

            Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh này chính là tiền-thân của Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.[69]

 

Hai Huy-hiệu TQLCVN

 

Sự Thành-lập Thủy-Quân Lục-Chiến

            Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam được chính-thức thành-lập bởi Nghị-định số 991/ND ngày 13-10-1954 do Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm kư và ban-hành.[70] Nghị-Định này có tính-cách hồi-tố, v́ TQLC đă thành-lập từ ngày 1 tháng 10 năm 1954.

Cũng như Hải-Quân Việt-Nam lúc khởi đầu, TQLC mới chỉ có tên nhưng thực-sự chưa có đơn-vị nào trực-thuộc. Tất cả Lực-lượng "Infanterie Marine" đều c̣n trực-thuộc BTL/HQ Pháp.

Cho đến tháng 5 năm 1955, quyền chỉ-huy Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC đầu-tiên mới vào tay Sĩ-Quan Việt-Nam.

 

Tổ-Chức Sơ-khởi của TQLC.

T́nh-h́nh Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh cho đến đầu năm 1955[71] như sau:

- Ngoài Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Delayan đồn-trú tại Nha-Trang, tất cả các đội Com-măng-đô và Tuần-giang đóng rải rác nhiều nơi, từ Huế xuống đến đồng-bằng Cửu-Long. Tổng-số quân-nhân lên tới 2,400 người với hầu hết cấp Chỉ-huy người Pháp.

- Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng được chỉ-định chỉ-huy đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam nhưng không có nhân-viên Bộ Chỉ-Huy và cũng không có cả tổ-chức thống-thuộc xác-định quyền-hạn. Thiếu-Tá Trọng bị coi như cô-lập với các đơn-vị Hải-Quân Bộ-Binh, mà đáng lẽ phải mang tên mới là Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.

- TQLC chưa đứng vững đă gặp ngay trở-ngại về cắt giảm quân-số. Sau ngày đ́nh-chiến 20-7-1954, quân-đội cần giải-giới nhiều đơn-vị. Cả HQVN - gồm luôn TQLC - chỉ được giữ một cấp-số 3,000 người. Số hiện-hữu 2,400 TQLC là một tỷ-lệ bất tương-xứng cho quân-chủng. Trong hoàn-cảnh phức-tạp của t́nh-thế đất nước và t́nh-trạng phân-tán của Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-Binh Pháp cũng như Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam lúc đó, cấp-số tổ-chức này được ấn-định lại là 1,137 Sĩ-Quan và Binh-Sĩ.

- Số-phận TQLC/VN tuy vậy, vẫn c̣n được các giới-chức quân-sự bàn-thảo nhiều lần nhưng không có tiến-triển ǵ sáng sủa. Sử-gia Mỹ Witlow viết rằng: “...nguyên-do là v́ binh-đoàn TQLC/VN không thực-sự hiện-hữu và chỉ có ở trên giấy tờ mà thôi”.

- Ngày 1-1-1955 các Đại-đội Tuần-giang số 1, 2, 3, 4, và 7 được chính-thức sáp-nhập vào "đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến" này, trực-thuộc Quân-chủng Hải-Quân.[72]

Rồi t́nh-thế cũng biến-chuyển tốt đẹp. Những cuộc hành-quân dẹp các Lực-Lượng Giáo-phái bắt đầu và sự hữu-hiệu của TQLC được chứng-minh tốt nhất là ngoài chiến-trường.

- Ngày 1-5-55, một số nhân-viên thuyên-chuyển tới để Thiếu-Tá Trọng thành-lập một Bộ Chỉ-Huy nhỏ tại Sài-G̣n. Sau đó ít ngày, Thủ-Tướng Diệm chỉ-định Đại-Úy Bùi Phó Chí thay-thế Đại-Úy Delayen[73]. Quyền chỉ-huy đầu-tiên của một Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC vào tay người Việt. Tiểu-Đoàn này mang danh Quái Điểu, chính là con Cọp Biển đầu-tiên của TQLC Việt-Nam.

            Đại-Úy Bùi Phó Chí không ở chức-vụ lâu. Trong thời-gian này, Thiếu-Tá Trọng đă thăng-cấp Trung-Tá. Để thay-thế Ông[74], Thiếu tá Phạm-Văn-Liễu nguyên là Tham-Mưu-Trưởng TQLC được bổ-nhiệm Chỉ-huy TQLC ngày 18-1.[75] Không lâu, vào tháng 10-1955, Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng được chỉ-định thay-thế Thiếu-Tá Liễu. Ông Hùng giữ chức-vụ này tới 4 năm.

Cũng trong năm 1955, Tiểu-Đoàn 2 Trâu Điên ra đời tại Rạch Dưà, sau di-chuyển về Cam Ranh, tỉnh Khánh Ḥa. Một Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn được thành-lập để chỉ-huy hai Tiểu-Đoàn trên.

            Vào năm đầu chuyển-tiếp Pháp-Việt, lực-lượng này là quân bộ-chiến có trang-bị một số Thủy-Xa và Chiến-Đĩnh[76] cơ-hữu, phối-hợp hành-quân như một thứ Giang-Lực Thủy-bộ thuộc Hải-Quân.

 

 

Đại-Úy Lê-Nguyên-Khang (trái, sau này là Tư-Lệnh TQLC), đứng cạnh Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng (GHT/TQLCVN) và một số Sĩ-quan du-học trường TQLC Quantico, Hoa-Kỳ.[77]

 

 

Hai TQLCVN đang xung-phong tiến chiếm mục-tiêu.

 

Tổ-chức Điều-hành chuyển-tiếp

            Kể từ 1951, trong khi Lục-Quân viễn-chinh Pháp thất-thế trên bộ phải rút lui, thu gọn khu-vực pḥng-thủ; Lực-Lượng Hải-Quân của họ vẫn hoạt-động hữu-hiệu. Tất cả những đ̣i hỏi của Lục-Quân xin yểm-trợ đều được Hải-Quân thoả-măn tối-đa. Tướng Navarre, trong nhiệm-kỳ từ tháng 5-1953 đến tháng 6-1954, đă rất hài-ḷng về sự hoạt-động của Hải-Quân vào lúc bấy giờ.[78] 

            Khi Hội-Nghị Genève về chiến-tranh Đông Dương sắp đến hồi kết-thúc, th́ Pháp bắt đầu chuyển-giao các đơn-vị nhỏ cho Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ-huy. Điển-h́nh là chuyển-giao một chiếc Giang-Vận-Hạm (Landing Craft Utility) cho Hải-Quân Việt-Nam, vị Thuyền-Trưởng Giang-Vận-Hạm (LCU) đầu-tiên là HQ Trung-Úy Hồ-Tấn-Quyền, Cơ-Khí-Trưởng là Trung-Úy CK Đoàn-Ngọc-Bích, xuôi ngược tham-dự hành-quân và chuyển-vận quân-dụng khắp sông rạch châu-thổ sông Cửu Long.[79]

 

Một chiếc Giang-Vận-Hạm

 

            Vào đầu năm 1955, các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam (trừ LCU của Trung-Úy Quyền) vẫn c̣n do những Sĩ-Quan Pháp điều-khiển, nhưng các Giang-Vận-Hạm[80] bắt đầu được chuyển-giao thêm. Sau HQ. 534 của Trung-Úy Quyền, tới HQ. 533 do HQ Trung-Úy Chung-Tấn-Cang và HQ. 537 do HQ Trung-Úy Đỗ-Quư-Hợp chỉ-huy.

            Tới ngày 20-8-1955, vị Phụ-Tá Hải-Quân thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu (Bộ TTM) mới nắm quyền điều-khiển ngành Hải-Quân. Lần lần từ đó, quyền chỉ-huy Hải-Đoàn và Chiến-Hạm được chuyển-giao cho Sĩ-Quan Việt-Nam điều-khiển.

            Hải-Đoàn Xung-Phong đầu-tiên được giao cho Hải-Quân Việt-Nam chỉ-huy là Dina I tại Cần Thơ. Vị Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên là HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ. Sau vài tháng, căn-cứ Hải-Quân Pháp ở Mỹ Tho được chuyển-giao cho Việt-Nam. Dina I cải-danh thành Hải-Đoàn Xung-Phong 21 di-chuyển về căn-cứ này. Địa-bàn hoạt-động là vùng Đồng Tháp Mười.[81]

            Tuy 3 Trục-Lôi-Hạm đă mang Quốc-kỳ Việt-Nam kể từ ngày 11-2-1954 nhưng các Hạm-Trưởng là người Pháp. Thực-sự vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của HQVNCH là HQ Trung-Úy Lâm-Nguơn-Tánh (sau này là Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân). Ông nhận-lănh quyền chỉ-huy chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL 1030 của Pháp.[82] Chiến-hạm này mang số HQ. 30. Chuyến công-tác đầu-tiên của HQVNCH cũng do chiếc HQ. 30 này thực-hiện bằng đường sông, từ Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n đi Cần-Thơ ngang qua kinh Chợ Gạo.[83]

            Khi HQ Đại-Úy Trần-Văn-Chơn đảm-nhận chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực thay thế HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ, Ông cũng kiêm- nhiệm luôn chức-vụ Hạm-Trưởng Giang-Pháo-Hạm HQ. 31.[84]

 

 

HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ - Tư-Lệnh HQVN đầu-tiên .

 

 

Tuy tiến được một vài bước nhỏ, sự chuyển-giao quyền-hành này so với Không-Quân vẫn chậm hơn. Cho đến khi khai-diễn chiến-dịch Rừng Sát (9-1955), Hải-Quân Việt-Nam chưa hoàn-toàn thoát ra khỏi-sự lệ-thuộc của Pháp.

            Tháng 5 năm 1955, Pháp trao quyền chỉ-huy Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 3. Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 4 được trao trong tháng 8 năm 1955.

Tính tới cuối năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam gồm có các đơn-vị và cơ-sở sau đây:

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 21 (Mỹ Tho)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 23 (Vĩnh Long)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 24 (Sài-G̣n)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 25 (Cần Thơ)

            - 3 căn-cứ Hải-Quân: Sài-G̣n, Cát Lái và Đà Nẵng

            - 4 đồn Thủy-Quân: Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên

            - Trung-tâm Huấn-luyện Nha-Trang

            - Hải-Quân Công-xưởng Ba Son

            - Kho đạn Thành Tuy-Hạ.

            Trước đó, có Hải-Đoàn Xung-phong số 22 do Pháp thành-lập và di-chuyển từ miền Bắc vào, nhưng Hải-Đoàn này đă bị tan-nát khi Việt-minh và Pháp đụng trận. Những chiến-đĩnh khi trao không c̣n bao nhiêu nên sau đó, HD 22XP đă sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21XP.

            Về tổ-chức, các Hải-Đoàn không hoàn-toàn giống nhau. Đại-để mỗi Hải-Đoàn có từ 5 đến 7 Quân-Vận-Đĩnh, 1 Giang-Vận-Hạm hay Giang-Pháo-Hạm tăng-phái v.v... Các Hải-Đoàn khi mới thành-lập gọi tên theo nơi trú-đóng, sau đổi thành số 1, 2, 3... và cuối cùng đổi thành các danh-hiệu như trên.[85]

            Rút kinh-nghiệm điều-động hành-quân trong trận Rừng Sát, các Đại-đội Giang-thuyền lần lần giải-tán để biến thành Tiểu-Đoàn thứ hai của Thủy-Quân Lục-chiến khoảng đầu tháng 2-1956. Vào lúc này, lực-lượng Thủy-Quân Lục-chiến gồm có:

- một Bộ Chỉ-Huy,

- hai Tiểu-Đoàn,

- năm Đại-đội Khinh-binh Trợ-chiến,

- một Biệt-động-đội (corps franc) và

- một Phân Thủy-đội Thao-dượt (flottille d'entrainement).[86]

 

Những Kế-hoạch Quân-Số 1955 và Trang-bị thực-sự cho Hải-Quân

            Sau hội-nghị Genève 1954, đất nước bị chia-cắt, vùng đất Việt-Nam Tự-Do chỉ c̣n lại từ sông Bến-Hải trở về Nam đến mũi Cà Mau. Trong khi quân-số toàn-thể Quân-Đội Quốc-gia Việt-Nam bị cắt-giảm, Hải-Quân cũng chịu ít nhiều ảnh-hưởng, nhất là lệnh giải-nhiệm sau chiến-tranh.

Trong dự-án toàn-quân 100,000 người, tất cả HQVN, kể luôn TQLC bị giới-hạn ở quân-số 3, 250 người (3.2%) với:

- Bộ Tham-mưu và cơ-sở phụ-thuộc:            950

- Quân-trường:                                               400

- Thủy-Thủ-Đoàn:                                          1,900

Vào tháng 6 năm 1955, Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam thi-hành một dự-án gọi là dự-án quân-số 150,000 người. Trên thực-tế, số quy-định là 155,677 người, bao gồm luôn 1,204 nữ phụ-tá và 5,719 dân-chính. Hải-Quân có 4,250 người, trong đó kể luôn 250 dân-chính.

Đây là dự-án đầu-tiên cho phép dân-chính làm việc với Hải-Quân. Khi quân-số QĐQGVN tăng lên gấp rưỡi ( từ 100,000 lên 150,000 người) th́ Hải-Quân chỉ được tăng một tỷ-lệ rất nhỏ nhoi: từ 3,250 lên tới 4,000 quân-nhân (+250 dân-chính) như kể trên mà thôi.

Vào tháng 7-1955, Hải-Quân đă có một quân-số hiện-diện 3,858 người (khoảng 91% cấp-số), phân chia ra như sau:

- Hải-Quân chính-thức 2,567[87] gồm

190 Sĩ-Quan,

2,377 Hạ-Sĩ-Quan và Thủy-Thủ.

            - Thủy-Quân-Lục-chiến 1,291 gồm

43 Sĩ-Quan,

257 hạ Sĩ-Quan và

991 Binh-Sĩ.

 

Quan-niệm Lưu-động-tính và Nguyên-tắc Điều-hợp Quân-đội.

            Trong lịch-sử Quân-Lực Việt-Nam, kế-hoạch quân-số 1955 được coi như kế-hoạch căn-bản về tổ-chức gần suốt 10 năm (1955-1964)[88]. Cho tới năm 1965, v́ chiến-tranh bùng-nổ lớn và cũng v́ sự phát-triển nhân-sự và kỹ-thuật, kế-hoạch trên mới bị thay đổi. Sự thay đổi sau này thật lớn lao.

            Khi c̣n non trẻ, QĐQGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo nhân-dân tại địa-phương là quan-trọng và quan-niệm tổ-chức quân-đội có tính-cách lănh-thổ. C̣n người Hoa-Kỳ trong khi yểm-trợ cho Việt-Nam chống Cộng-sản, lại chỉ muốn áp-dụng phương-cách riêng của họ. Cuốn Quân-Sử 4 ghi-nhận quan-niệm khác-biệt về tổ-chức quân-đội giữa hai bên Việt-Mỹ như sau:

Người Mỹ muốn quân-đội này (Việt-Nam) phải đặt nặng vấn-đề vào việc lưu-động-tính, và các đơn-vị không dựa vào một tổ-chức lănh-thổ chặt chẽ.[89] 

Quan-niệm lưu-động-tính và nguyên-tắc điều-hợp Quân-đội của người Mỹ đ̣i-hỏi những phương-tiện chuyển-vận tối-tân với trang-bị nặng nề và tốn-kém mà một Quốc-gia non trẻ như Việt-Nam Cộng-Ḥa không thể nào cung-ứng được. Việt-Nam có lúc đă phải nghĩ đến việc tự-lập và t́m thêm đồng-minh.

C̣n có một lầm-lẫn nguy-hại nữa. Đó là khi có nhiều người Hoa-Kỳ tin-tưởng rằng người Nam Việt-Nam muốn người Mỹ có mặt ở Nam Việt-Nam măi măi. Theo Giáo-sư Phạm-Kim-Vinh: “sự thực th́ VNCH chỉ muốn Mỹ đừng can-thiệp vào nội-bộ quốc-gia Việt-Nam. Miền Nam chỉ mong dẹp được cái tṛ chỉ-trích lỳ-lợm của báo-chí Mỹ và sự phê-phán sai-lạc của Quốc-hội Hoa-kỳ”.[90]

 

 

Hải-thuyền được quan-niệm như một lực-lượng địa-phương.

 

Quân-lực Việt-Nam với những phương-tiện địa-phương đă khởi-sự chế-tạo súng nội-hoá tại các Công-Xưởng. Riêng các Hải-Xưởng, HQVN đặt ưu-tiên hàng đầu trong việc đóng ghe hải-thuyền. Một vị Tư-Lệnh Hải-Quân là HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền c̣n đề-nghị gửi cán-bộ du-học tại nhiều quốc-gia khác nhau để tăng-tiến kiến-thức. Tất cả cố-gắng tương-tự không bao lâu đă dần-dần đi vào quên-lăng.

Những quan-niệm của người Hoa-Kỳ về lưu-động-tính, sử-dụng hỏa-lực tối-đa, kèm theo với một hệ-thống yểm-trợ tiếp-vận nặng nề đă gây nguy-hại đến sự thành-bại của cuộc chiến sau này. Khi Hoa-Kỳ c̣n nắm giữ tiếp-vận, mọi chuyện b́nh-thường. Khi Hoa-Kỳ ngưng lại (1973-1975), các phương-tiện tác-chiến suy-sụp nhanh chóng và quan-trọng nhất, cả đến hỏa-lực cũng bị khô cạn. Quân-lực VNCH thiếu-thốn đạn dược, quân-dụng; lập-tức bị lâm-nguy và bị bại trận dễ dàng.

 

Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam khi Pháp rút lui

            Trước khi rút lui, Pháp đă để lại cho Hải-Quân Việt-Nam[91] một số Chiến-hạm và Giang-đĩnh. Sau đó, cộng thêm với những Giang-đĩnh của các đoàn Tuần-giang bán chính-quy sáp-nhập vào, Hải-Quân Việt-Nam đạt tới những con số như sau:

            - 3 Hộ-Tống-Hạm (PC, Patrol Craft)

            - 2 Hải-Vận-Hạm (LSM, Landing Ship Medium)

- 1 Tàu Thủy-Đạo[92]84 (Bâtiment Hydrographe)

            - 3 Trục-Lôi-Hạm[93]85 YMS (Dragueur: Yard Mine Sweeper)

            - 2 Trợ-Chiến-Hạm (LSSL, Landing Ship Support Large)

            - 5 Giang-Pháo-Hạm (LSIL, Landing Ship Infantery Large)[94]

            - 4 Giang-Vận-Hạm (LCU, Landing Craft Utility)

            - 2 Tuần-Duyên-Hạm[95] (GC, Garde Côtière)

            - 70 Quân-Vận-Đĩnh (LCM, Landing Craft Mechanized) trong số này có 2 Tiền-Phong-Đĩnh[96] (LCM Monitor), 4 Soái-Đĩnh[97] (LCM de Commandement), 53 Quân-Vận-Đĩnh bọc thép (LCM blindé) và 11 Quân-Vận-Đĩnh loại nhẹ (LCM léger).

            - 95 Tiểu-đĩnh gọi chung là Vơ-đét, trong đó có 17 chiếc loại ứng-chiến (Vedette d'interception), 1 Vơ-đét canh-pḥng (Vedette de surveillance), 6 chiếc loại tuần-cảng Y (yard). Ngoài ra là các Tiểu-Giáp-Đĩnh[98]: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM[99]91 dài 8m và 23 chiếc loại FOM dài 11m.

            - 100 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP (Landing Craft Vehicle Personnel), loại tàu nhỏ cỡ như Vơ-đét chở được 6 người) trong đó có 81 loại b́nh-thường và 19 loại nhẹ.

            - 15 Sà-lan trong đó một Sà-lan máy, 1 Sà-lan chở nước và 13 Sà-lan thường.

            - 3 Tàu ḍng[100] (remorqueur)

            Phần lớn chiến-hạm đă cũ và có một vài chiếc không c̣n dùng được.[101]93

 

Cấp-bậc SQHQ và Chức-vụ Phụ-Tá Hải-Quân đầu-tiên

            Trong những năm đầu mới thành-lập, các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ mới tốt-nghiệp từ quân-trường. V́ cấp-bậc c̣n quá thấp, SQHQVN không đủ thâm-niên để nắm giữ bất cứ một chức-vụ quan-trọng nào.[102] Ngay cả chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân kiêm Phụ-Tá Hải-Quân VN cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (đáng lẽ phải là Sĩ-Quan Hải-Quân VN), cũng do giới-chức ở ngoài nắm giữ.

            Khoảng cuối năm 1955, khi Hải-Quân Pháp bắt đầu chuyển-giao quyền chỉ-huy các đơn-vị thuộc Giang-Lực cho Việt-Nam, quân-số Hải-Quân Việt-Nam rất là khiêm tốn. Về cấp Sĩ-Quan, chỉ có một Đại-Úy (Lê-Quang-Mỹ), tất cả Sĩ-Quan Khóa 1, 2, 3 đều là Trung-Úy, Khóa 4 và 5 là Thiếu-Úy[103]. Ngoài ra, c̣n thêm các Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên tốt-nghiệp Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp (École Navale de Brest) hồi hương khoảng cuối mùa hè 1955.

Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm-Đội Pháp tại Viễn-Đông, HQ Đại-Tá Récher là Sĩ-Quan thâm-niên hiện-diện của HQ Pháp trên bờ. Ông đảm-nhiệm cả hai chức-vụ Phụ-Tá Hải-Quân cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng lẫn quyền chỉ-huy Hải-Quân Việt-Nam.

            Nhằm tiến-hành ngay việc điều-động Hải-Quân trong những cuộc Hành-Quân b́nh-định, nên vào ngày 1 tháng 7 năm 1955[104] Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm bổ-nhiệm Thiếu-Tướng Trần-Văn-Đôn vào chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân thay thế Đại-Tá Récher. Tướng Đôn đang làm phụ-tá cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng nay kiêm-nhiệm luôn việc chỉ-huy Hải-Quân[105]. Sự chuyển-quyền chỉ có tính-cách chính-trị v́ toàn-thể giới-chức Pḥng Hải-Quân thuộc quyền Thiếu-Tướng Đôn đều là các Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp.

 

Thiếu-Tá Mỹ và những cuộc Hành-Quân đầu-tiên

            Trong khi đó, cuộc Hành-Quân tại Rừng-Sát khai-diễn[106]98. Đáng lẽ cuộc Hành-Quân đă được tiến-hành từ tháng 7-1955, nhưng măi tới trung-tuần tháng 9 mới khởi-sự được, bởi v́ Quân-đội chưa hoàn-toàn sử-dụng được Hải-Quân để bao vây khu Rừng Sát. Lúc đó, Quân-đội Việt-Nam chỉ mới có Hải-Đoàn Xung-Phong số 21 thuộc quyền điều-khiển của người Việt, do Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Hải-Đoàn-Trưởng.[107] Các Hải-Đoàn khác, tuy đă do Sĩ-Quan Việt-Nam làm Chỉ-Huy-Trưởng[108], nhưng về hệ-thống vẫn c̣n trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Giang-lực (COFFLUSIC) của Pháp. Nếu muốn sử-dụng các Hải-Đoàn này, chức-quyền Việt-Nam phải thông-báo cho người Pháp.

            Khi Bộ TTM/QĐQGVN thông-báo cho Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực Pháp biết Việt-Nam cần sử-dụng Hải-Đoàn để hành-quân, người Pháp đồng-ư. Nhưng v́ điều-kiện của Pháp đưa ra là tránh tiếng cho chính-quyền nước họ, Việt-Nam phải đặt tất cả các Hải-Đoàn tham-chiến dưới quyền chỉ-huy tạm-thời của HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ.

            - Từ ngày 5 tháng 6 năm 1955 đến ngày 19 tháng 6 năm 1955, Hải-Quân tham-dự cuộc Hành-Quân Đinh-Tiên-Hoàng 1 tại miền Tây[109]. Hải-Đoàn 25 đổ quân án-ngữ, chiếm Cái Vồn, Cần Thơ. Khi khai-diễn, quân Ḥa-Hảo của Ông Trần-Văn-Soái tức Năm Lửa bị bất-ngờ, chống-cự rất yếu. Lực-Lượng trục Vĩnh-Long Cần-Thơ bị tan-ră ngay. Ngoài một số theo Ông Soái chạy về Đồng-Tháp-Mười, một số bị bắt (239 người), số quân ra quy-thuận rất lớn, có tới 1,823 người. Khi chiến-dịch này chấm-dứt ngày 12-8-1955, Hải-Quân không bị thiệt-hại ǵ đáng kể.

           

 

Quang-cảnh Khu Đền Thánh Cao-Đài (H́nh nhỏ: Huy-hiệu trên mũ của quân-nhân Cao-Đài).

 

- Ngày 1-8-1955, Chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm giải-tán các Bộ Chỉ-Huy và cơ-cấu trực-thuộc của Giáo-Phái để thống-nhất quân-lực.[110]

Tháng 8, trong những hành-động gây hấn chống chính-phủ, quân-đội B́nh-Xuyên tấn-công cả tàu thuyền qua lại trên sông Ḷng Tào. Trong một chuyến tập-kích, 7 Đoàn-Viên Hải-Quân Việt và Pháp bị thương, 1 người Pháp bị giết trên Trục-Lôi-Hạm Chương-Dương. Chiến-hạm này đă bị tấn-công bất-ngờ trên đường đi thử máy đường trường, sau khi được đại-kỳ tại Hải-Quân Công-Xưởng. Ngày 5-8-1955, các Quân-Vận-Đĩnh LCM Việt-Nam bắt đầu hộ-tống các tàu giang-hành trên 2 con sông Ḷng Tào và Soài Rạp.[111]

 

Diễn-tiến về Huấn-luyện Sĩ-Quan

Trong khi đó, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang huấn-luyện các khóa Sĩ-Quan sau đây:

- Khóa 6 Sĩ-Quan Hải-Quân với tổng-số 21 Sinh-Viên Sĩ-Quan, gồm 16 ngành Chỉ-Huy và 5 ngành Cơ-Khí. Nhập trường ngày 21 tháng 04 năm 1955, thời-gian thụ-huấn 11 tháng. Măn khóa ngày 08 tháng 03 năm 1956

            - Khóa 7 Sĩ-Quan Hải-Quân bắt đầu tuyển-mộ vào cuối năm 1955. Khóa này được khai-giảng tại Nha-Trang vào đầu năm 1956. Học-tŕnh kể cả thực-tập ngoài đơn-vị, được nâng lên hai năm với đầy-đủ các môn học văn-hóa, kiến-thức và chuyên-nghiệp cho hai ngành chỉ-huy và cơ-khí.

 

 

Các Hộ-Tống-Hạm PC đầu tiên của HQVN: HQ. 01, HQ. 02, HQ. 03.

 

Đụng-độ Quan-trọng Đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam

            Trong khi các cuộc Hành-Quân tranh-chấp với B́nh-Xuyên và Giáo-phái diễn-tiến, Thiếu-Tá Mỹ trở thành Tư-lệnh Hải-Quân đầu-tiên của Việt-Nam:

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 bằng một nghị-định chính-thức, Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm bổ-nhiệm Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ[112] vào chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân, Phụ-Tá Hải-Quân[113] cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ-huy Hải-Quân và đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến.

            Ngày 15 tháng 9, Hải-Quân Việt-Nam đă bắt gặp tại khúc quanh Quatre Bras của sông Ḷng-Tào 4 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP của B́nh-Xuyên đang được Dương-Vận-Hạm LST 106 của Pháp tiếp-tế quân-dụng. Hải-Quân Pháp giúp-đỡ cho các Tiểu-Vận-Đĩnh B́nh-Xuyên chạy thoát.

Sau khi bị Quân-đội Quốc-gia đánh bật khỏi Đô-thành, quân B́nh-Xuyên kéo về ẩn-náu tại Rừng-Sát. Ngày 21 tháng 9 năm 1955, Chiến-dịch Hoàng Diệu được phát-động để tấn-công và càn quét cứ-điểm cuối cùng của B́nh-Xuyên tại đây. Đại-Tá Dương-Văn-Minh được chỉ-định làm Tư-lệnh Chiến-dịch. Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân đóng tại Rạch Cát.

Thành-phần Hải-Quân Việt-Nam tham-dự gồm có

- HQ. 01,

- Các Giang-Pháo-Hạm,

- Các Giang-Vận-Hạm,

- Hải-Đoàn Xung Phong số 21, 22, 23, 24, 25 và

- Tiểu-Đoàn 1 TQLC.

Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-huy tổng-quát lực-lượng Hải-Quân tham-dự từ Soái-Hạm Chi Lăng (HQ. 01).

 

 

Sơ-đồ Cuộc Hành-Quân Rừng-Sát, càn quét cứ-điểm cuối cùng của B́nh-Xuyên. Trong các trận chiến vùng sông rạch Nhà Bè-Vũng Tàu. Hải-Quân đóng góp nhiều công trạng .

 

Nhiệm-vụ trước tiên của Hải-Đoàn Xung-phong và TQLC là tuần-soát và chiếm-cứ những đồn cũ của B́nh-Xuyên trên sông Ḷng-Tào, giải-tỏa đoạn thủy-lộ huyết-mạch Vũng-Tàu Nhà Bè, mở cho sự lưu-thông của dân-chúng và thương-thuyền ra vào Sài-G̣n.[114]

Đại-Tá Dương-Văn-Minh cũng có khi đặt Bộ Tư-Lệnh lưu-động của Ông trên Soái-Hạm Chi Lăng (HQ. 01). Từ đó, Tư-Lệnh Chiến-dịch chỉ-huy các cuộc tiến quân của Bộ-Binh và điều-khiển các cuộc tác-xạ đồng-loạt bằng pháo-binh vào các cứ-điểm của B́nh Xuyên. Khi thủy-triều dâng cao, nước tràn ngập các hầm trú-ẩn, bộ-đội B́nh-Xuyên phải leo lên cây ẩn-núp và trở thành mồi ngon cho pháo-binh và hải-pháo tác-xạ bằng đạn nổ chụp.

Trận đánh duy-nhất của Chiến-dịch đă xảy ra tại Rạch-Lá (Banc de Corail). B́nh-Xuyên tấn-công Chiến-đĩnh Hải-Quân bằng súng đại-bác không giật SKZ. Hải-Quân phản-công[115] và Thủy-Quân Lục-Chiến lập-tức đổ-bộ. Một Trung-đội B́nh-Xuyên bị tiêu-diệt.

Sau trận này, B́nh-Xuyên càng suy-yếu thêm. Quân-đội Quốc-gia dùng chiến-thuật phong-tỏa và pháo-kích. Một pháo-đội 105 ly được Quân-Vận-Đĩnh LCM chuyên-chở đến g̣ Mang-Thít làm căn-cứ hỏa-lực. V́ Pháo-binh tác-xạ liên-tục ngày đêm khắp vùng, quân B́nh-Xuyên không c̣n chỗ trú-ẩn an-toàn phải ra đầu hàng. Chiến-dịch Hoàng-Diệu kết-thúc ngày 24 tháng 10 năm 1955.

 

Danh-xưng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa.

            Ngày 23-10-1955, trong một cuộc trưng-cầu dân-ư truất-phế Bảo-Đại và bầu Ông Ngô-Đ́nh-Diệm làm Quốc-Trưởng, 98% cử-tri bỏ phiếu tán-thành. Tân Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời tại Dinh Độc-Lập ngày 26-10-1955. Việt-Nam là nước Cộng-Ḥa, Quốc-Trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Ḥa.[116]

 

 

Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm trở thành Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Ḥa ngày 26-10-1955.

 

            Với danh-xưng mới là Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa, Hải-Quân gửi các đơn-vị tham-dự các chiến-dịch tại Miền Tây Nam-phần: Đinh-Tiên-Hoàng 2 và Nguyễn-Huệ.

            Khi Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 1 tấn-công các căn-cứ Hoà-Hảo, lực-lượng giáo-phái đă phải phân-tán. Quân-đội Quốc-Gia dồn nỗ-lực vào khu Rừng-Sát. Khi quân Ḥa-Hảo tập-trung lại được lực-lượng, Quân-đội Quốc-gia mở Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2 vào ngày 22-9-1955. Những trận đánh Ḥa-Hảo đáng kể nhất đă diễn ra tại Nam Thái-Sơn/ Ba-Thê, Rạch-Giá / Hà-Tiên, Vĩnh-Phú, Cái-Dầu, Giồng-Riềng. Nhiều cuộc đột-nhập bằng Giang-đĩnh và đặc-biệt bằng những Xuồng máy loại M 2 vào vị-trí địch-quân đă xảy ra. Một Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP bị bắn ch́m trên đường hành-quân.

Trung-Đoàn Lê-Quang là đơn-vị thiện-chiến của Ông Lê-Quang-Vinh (tức Ba-Cụt) phục-kích một Tiểu-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến, gây thiệt-hại khá nặng cho quân ta tại Giồng Riềng. Chiều ngày 6-12-1955, TQLC đă tấn-công một đại-đội của Ba-Cụt nhiều đợt. Đối-phương chống trả tới chiều tối rồi lợi-dụng ban đêm trốn thoát.[117]

 

Các Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng trong những cuộc hành-quân tại Đồng Tháp Mười và nhữngvùng sông rạch khác ở miền Nam Việt-Nam.

 

Cũng trong tháng 12-1955, quân Chính-phủ c̣n mở một cuộc hành-quân vào Cái-Cái để giải-tỏa áp-lực của quân-đội Năm-Lửa. Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2 kết-thúc.[118]

Nhận-xét về giá-trị và khả-năng Giang-Lực trong giai-đoạn này, một bản Tường-tŕnh Hành-Quân của Bộ Tổng-Tham-Mưu đă viết như sau: Trên cả hai phương-diện b́nh-định lẫn hành-quân, các Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng tại miền Nam Việt-Nam v́: hỏa-lực mạnh, di-động nhanh-chóng và dễ-dàng phân-tán mỏng được.

 

Sinh hoạt của Sĩ-Quan Hải-Quân

            Có nhiều bài viết do tác-giả ngoài Hải-Quân đă đề-cập đến cuộc sống nhàn-hạ của các Sĩ-Quan Hải-Quân như làm việc ít giờ, đi học toàn-thời tại các trường thuộc Viện Đại-học Sài-G̣n, dư thời-gian ăn chơi...

Thực-sự không phải như vậy. Với một số lượng Sĩ-Quan chuyên-nghiệp nhỏ bé chưa tới 100 người cho tới cuối thập-niên 1950, họ rất vất vả vừa trau dồi hải-nghiệp, vừa làm việc, vừa chiến-đấu. Dù kinh-nghiệm chưa đủ, các Sĩ-Quan Hải-Quân thời phôi-thai luôn luôn bận rộn, phải nhận-lănh những nhiệm-vụ nặng-nề ngoài thâm-niên, cấp-bậc kinh-nghiểm và vượt quá cả tuổi trẻ của họ.[119]

            Qua h́nh-ảnh c̣n sót lại của thập niên 1950, ta thấy Sĩ-Quan Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ rất trẻ. Trong khi lo-lắng thành-lập Hải-Quân, Ông c̣n đưa đơn-vị hành-quân trong sông, Ông cũng theo chiến-hạm thao-dượt tập-đội ngoài biển, cùng lúc Phụ-Tá cho TTMT/QĐVNCH, Ông làm Tư-Lệnh Hải-Quân, chỉ-huy TQLC, Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng, Hạm-Trưởng Soái-Hạm...

Vào giai-đoạn giao-thời 1955-1957, cùng lúc điều-động nội-bộ Hải-Quân, Ông c̣n phải đối-phó cả phần ngoại-vi. Tài-liệu ghi-nhận Thiếu-Tá Mỹ đă phải đương-đầu với nhiều phe-phái chính-trị, các giới-chức quân-sự trong và ngoài Quân-Đội. Ông Lê-Quang-Mỹ đă từng gặp nhiều khó-khăn và vượt qua trở-ngại để xây-dựng và bành-trướng Hải-Quân. Trong khi đó, những thế-lực Việt-Nam, Pháp, Mỹ với quan-niệm khác-biệt lại muốn lái HQVN theo các chiều-hướng khác nhau.

Khi xem qua những thành-tích Hải-Quân thời sơ-khởi, đặc-biệt là công-việc đa-đoan của HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong những ngày đầu của HQVNCH, Nhà Văn Điệp-Mỹ-Linh đă tự hỏi một cách thán-phục như sau: "Qua những tài-liệu, sách vở mà tôi đă đọc..., một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào mà Ông Lê-Quang-Mỹ có thể thực-hiện được tất cả những việc đó ? Thật không dễ giải-đáp được."[120]

 

Hải-Quân Thuần-túy Việt-Nam

            Ngay khi nhậm-chức được 4 ngày, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ bổ-nhiệm các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam vào những chức-vụ chỉ-huy then chốt. Các Sĩ-Quan Pháp bị thay-thế hết, chỉ trừ có Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang được lưu-giữ đến ngày 7 tháng 11 năm 1955. Phó Đô-Đốc Edouard Jozan, Tư-Lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông, lập-tức thuyên-chuyển tất cả số Sĩ-Quan này sang làm việc bên Phái-bộ Huấn-Luyện Hỗn-hợp Mỹ-Pháp TRIM[121]. Lúc đó, thành-phần Hải-Quân Mỹ trong TRIM rất nhỏ bé, chỉ gồm có 2 Sĩ-Quan Hải-Quân (và 1 Sĩ-Quan Thủy-Quân Lục-Chiến) trong một tổng-số là 155 người của phái-bộ.[122] Nh́n vào con số ít ỏi đó, người ta thấy có lẽ cả Bộ TTM/QĐVNCH cũng như Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ đều không mấy quan-tâm tới sự hiện-hữu cần-thiết của Hải-Quân Việt-Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến 1954-1975.

            - Ngày 7 tháng 11, Pháp chuyển-giao Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang lại cho Hải-Quân Việt-Nam[123]. Kể từ đó, mỗi năm Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đào-tạo khoảng 1,200 nhân-sự các cấp.

            - Tháng 12 ngày 7, để bành-trướng các hoạt-động ở sông rạch, mỗi Hải-Đoàn được trang-bị 5 - 6 LCM, 4 LCVP và 5 - 6 hô bo (hors bord) có vận-tốc cao.

            - Hải-Quân tiếp-nhận hai Trợ-Chiến-Hạm (LSSL - Landing Ship Support Large): HQ. 225 và HQ. 226.

 

 

Trợ-Chiến-Hạm HQ. 226 (LSSL)

 

            Về quân-số, vào tháng 7 năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam có 3,858 người, kể cả 1,291 Thủy-Quân Lục-Chiến.[124]

            Cũng trong năm này, Hải-Quân thành-lập các lực-lượng lớn và tất cả Bộ Chỉ-Huy đều đặt tại Sài-G̣n.

(1) Hải-Lực. Gồm có các chiến-hạm:

            - Ba PC (Patrol Craft or Submarine Chaser) Hộ-Tống-Hạm: Chi Lăng HQ. 01, Vạn Kiếp HQ. 02, Đống Đa HQ. 03.

            - Ba YMS Trục-Lôi-Hạm: Hàm Tử HQ. 111, Chương Dương HQ. 112, Bạch Đằng HQ. 113.

            - Hai LSSL Trợ-Chiến-Hạm: HQ. 225 Nỏ Thần[125] và HQ. 226 Linh Kiếm.

            - Bốn LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm: Hát Giang HQ. 400, Hàn Giang HQ. 401, Lam Giang HQ. 402, Ninh Giang HQ. 403.

            - Và 10 Tuần-Duyên-Đĩnh WBP[126] (một loại Coast Guart Patrol Cutters).

(2) Giang-Lực[127]. Gồm:

- 5 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn được trang-bị tối-thiểu 5 Quân-Vận-Đĩnh (LCM - Landing Craft, Mechanized), 4 Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft, Vehicle and Personnel), 5 Hô bo có vận-tốc cao.

- 4 Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large).

- 5 Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing Craft Utility)

- 4 YTL (Yard Tug, Light or Harbor Craft).

- Hậu-cứ các Hải-Đoàn được đặt tại Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Cát Lái.

(3) Các đơn-vị bờ[128] gồm có:

- Bốn Duyên-khu tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng.

- Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang.

- Hải-Quân Công-Xưởng,

- Trung-tâm Tiếp-liệu

- Các Thủy-xưởng Cần Thơ, Đà Nẵng.

(4) Thủy-Quân Lục-Chiến. Kể từ ngày 21 tháng 12, Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Lê-Quang-Mỹ công-bố Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam h́nh-thành và bắt đầu hoạt-động như là một Đại-đơn-vị của Hải-Quân.[129]

Bộ Tư-lệnh Hải-Quân được đặt ở Trại Bạch Đằng sau khi Pháp bàn-giao căn-cứ Caserne Francis Garnier ở bờ Sông Sài-G̣n.

Về Quân-Y, Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước đảm-nhiệm chức-vụ Y-Sĩ-Trưởng Hải-Quân. Bộ Chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến cùng đóng chung ở Trại Bạch Đằng. Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước cũng phụ-trách luôn phần quân-y cho TQLC.[130]

 

Hải-Quân trong Chiến-dịch Nguyễn-Huệ

            Chiến-dịch Nguyễn-Huệ khai-diễn ngày 1-1-1956 dưới quyền Tư-lệnh của Thiếu-Tướng Dương-Văn-Minh. Vùng Hành-Quân rất rộng, được chia ra hai khu chiến và một khu trái độn:

Khu chiến miền Tây, hữu-ngạn sông Hậu từ Châu-đốc Rạch-Giá xuống Cà-Mau dưới quyền chỉ-huy của Đại-Tá Dương-Văn-Đức. Nhiệm-vụ chính là thanh-toán chủ-lực của ông Trần-Quang-Vinh và các lực-lượng giáo-phái ly-khai đang khuấy rối đồn bót.

Khu chiến Đồng-Tháp, dưới quyền chỉ-huy của Trung-Tá Nguyễn-Văn-Là. Nhiệm-vụ chính là thanh-toán tàn-quân của ông Trần-Văn-Soái.

Khu trái độn là phân-khu Vĩnh-Long, dưới quyền điều-động của Đại-Tá Nguyễn-Văn-Quan.

Chính-phủ đă huy-động vào chiến-dịch những lực-lượng hùng-hậu. Lần đầu-tiên có sự tham-dự của Sư-Đoàn 4 Dă-chiến, các Sư-Đoàn 11, 14, 15 khinh-chiến, các Trung-Đoàn Địa-phương, Cảnh-sát, Công-an Lưu-động.

Hải-Quân cũng tập-trung những thành-phần rất đáng kể như sau:

- 4 Hải-Đoàn Xung-phong 21, 22[131], 23, 24

- 2 Giang-Pháo-Hạm

- 1 Trợ-Chiến-Hạm

- 3 Giang-Vận-hạm

- Một số lượng lớn Xuồng M2

Trong số đó, Khu-chiến Đồng-Tháp được phân-chia 3 HĐXP, 1 LCU và 20 Xuồng M2. Hải-Quân hoạt-động đắc-lực trong khu chiến này. Đặc-biệt là GĐ 21XP giữ an-ninh rất thành-công cho sườn phía Bắc của Sư-Đoàn 14 trong vùng giáp-giới Việt-Miên

Chiến-dịch Nguyễn-Huệ nhắm vào việc b́nh-định, tiễu-trừ lực-lượng giáo-phái ly-khai. Nhiệm-vụ giao-phó được coi như thành-công rực rỡ. Chiến-dịch này chấm-dứt ngày 31-5-1956 đánh dấu sự hoàn-thành với việc mang Ông Trân-Văn-Soái về quy-thuận và việc bắt được Ông Ba-Cụt tại trận-tiền.[132]

 

Những ngày cuối của Hải-Quân Pháp

            Năm 1956 đánh dấu sự chấm-dứt lệ-thuộc nước Pháp, Lực-Lượng Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông (Forces Navales en Extrême-Orient: viết tắt FNEO) chính-thức giải-tán vào ngày 26 tháng 4, 1956. Tuy vậy, một số Sĩ-Quan và Đoàn-Viên người Pháp làm việc chung với đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam cũng vẫn c̣n.

            Hải-Lực nhận thêm 3 Giang-Pháo-Hạm (LSIL) nữa để có đủ 5 chiếc như dự-trù: Long Đao HQ. 327, Thần Tiễn HQ. 328, Thiên Kích HQ. 329, Lôi Công HQ. 330, Tầm Sét HQ. 331.

Tháng 6 năm 1956, Trung-Hoa Dân-quốc Đài-Loan gửi 2 Khu-Trục-Hạm Hộ-Tống mang quân đổ-bộ chiếm đóng đảo Ba-B́nh Itu-Aba. Để xác-nhận chủ-quyền của Việt-Nam, HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 trên đường từ Subic hồi-hương, bắt đầu tuần-tiễu vùng biển thuộc quần-đảo Trường-Sa.

Ngày 14 tháng 9 năm 1956, Hải-Quân Công-Xưởng tức Cơ-xưởng Ba Son lớn nhất của toàn cơi Việt-Nam và Đông-Nam-Á trở về với quyền sở-hữu của Hải-Quân Việt-Nam. Vào hồi 9 giờ 45 phút sáng hôm đó, lá cờ tam-tài được hạ xuống, chấm-dứt 98 năm thời Pháp-thuộc. Đứng dưới lá quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ của Việt-Nam vừa được kéo lên kỳ-đài hải-xưởng, Tư-Lệnh HQVN, HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ được chỉ-định kiêm-nhiệm luôn chức Giám-Đốc.[133]

 

Hải-Quân Công-Xưởng tức Sở Ba Son, Cơ-xưởng lớn nhất vùng Đông-Nam-Á (h́nh chụp cuối thập-niên 1940)

 

            Trong năm này, kế-hoạch nghiên-cứu một Lực-Lượng Hải-Thuyền để tuần-tiễu và bảo-vệ duyên-hải[134] được đệ-tŕnh Bộ Quốc-Pḥng. Căn-cứ trên thực-trạng "ngân-khoản eo-hẹp của một quốc-gia mới thu-hồi độc-lập không cho phép mua hạm-đội lớn", đây là một giải-pháp tự-lập có thể thi-hành được, không cần nhờ vả ngoại-bang. Giới-chức nghiên-cứu hy-vọng như vậy. Thế nhưng cũng lại v́ ngân-quỹ quốc-pḥng c̣n quá eo-hẹp mà trong khi "hạm-đội lớn" không có, kế-hoạch "hải-thuyền nhỏ" cũng chưa được phê-chuẩn.

 

Hải-Quân Công-Xưởng và Tiến-bộ mới

Số-lượng chiến-hạm và chiến-đĩnh HQVN gia-tăng. Nhu-cầu sửa chưă[135] đ̣i hỏi sự gia-tăng nhân-lực cho Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX). Ước-tính đề-nghị cần phải có một số lượng dân-chính lên tới 1, 350 người. Vào cuối năm 1956, 52 nhân-viên gồm Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Dân-chính thuộc HQVNCH được gửi đi huấn-luyện ở Hải-Xưởng Mỹ tại Subic Bay, Phi-Luật-Tân. Sau đó, 19 kỹ-sư và chuyên-viên kiến-trúc tàu bè người Nhật-Bản được tuyển-chọn và gửi qua để trợ-giúp kỹ-thuật cho HQCX Sài-G̣n.

Song song với những cải-tiến hoạt-động tại HQCX cũng như tại các Hải-Xưởng khác, toàn-thể Hải-Quân Việt-Nam bắt đầu áp-dụng những phương-cách bảo-tŕ và sửa-chữa mới mẻ, hữu-hiệu hơn khi trước. Thời Pháp, mỗi khi sửa máy, Cơ-khí-viên phải điều-tra để phát-hiện sự hư-hỏng, rồi tháo rời từng chi-tiết máy. Khi thấy bộ-phận nào hư-hỏng, nhân-viên chỉ sửa chữa hay thay thế cơ-phận hư-hỏng đó, c̣n những bộ-phận khác vẫn để tiếp-tục sử-dụng.

Theo phương-pháp mới, toàn-thể khối máy hư hay đáo-hạn được thay thế bằng nguyên khối máy mới. Các loại máy chánh, máy phụ, máy điện v.v... đều được sủa chữa định-kỳ. Khi chiến-hạm chiến-đĩnh đến niên-hạn vào xưởng đại-kỳ, Công-Xưởng sẽ tháo gỡ toàn-bộ các máy, mang đi sửa chữa và thường khi đưa toàn-bộ máy mới xuống thay thế, không sửa chữa chi-tiết dưới tàu.[136] Các máy cũ hay các khối máy hư-hỏng được giám-định phế-thải hay tân-trang bởi các xưởng chuyên-môn cho riêng loại máy đó.

Phương-cách mới giúp việc theo dơi t́nh-trạng kỹ-thuật chiến-hạm, chiến-đĩnh được dễ dàng. Công-tác sửa chữa đại-kỳ, tiểu-kỳ hay bất-thường đều được thi-hành rất sát với chương-tŕnh dự-trù đă tiên-liệu dài hạn từ trước.

 

Biến-chuyển đáng nói của năm 1956

Các sử-gia, khi sưu-tầm và nghiên-cứu về HQVNCH, đă đồng-ư rằng năm 1956 là năm có nhiều diễn-biến mạnh mẽ đưa Hải-Quân Việt-Nam đến giai-đoạn phát-triển (1957-1967) trong khi thiếu thốn phương-tiện:

Hải-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa chỉ gồm có Chiến-hạm nhỏ bé nhưng đă mang lại sự tự-hào cho tinh-thần Quốc-gia Dân-tộc[137]. H́nh ảnh Quốc-kỳ được kéo lên trên kỳ-đài gây những xúc-động rất lớn lao làm nức ḷng mọi người.

Cao-trào Độc-lập dâng cao, quân-dân Việt-nam Cộng-Ḥa (VNCH) quyết-tâm đẩy ảnh-hưởng thực-dân Pháp ra khỏi lănh-thổ[138]129. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm gây áp-lực mạnh để Quân-đội Viễn-chinh Pháp phải rút ra sớm[139]130, trước hạn-kỳ.

Theo kế-hoạch Việt-Pháp kư-kết th́ Hải-Quân VNCH sẽ tăng lên đến 9,000 người. Chiến-hạm, Chiến-đĩnh và Phi-cơ được dự-trù trang-bị như sau:

Hải-lực:

- 4 Khu-trục-Hạm DE,

- 10 Hộ-Tống-Hạm PC và

- 27 Tuần-Duyên-Đĩnh CGUB;

Giang-lực:

- 4 Giang-Pháo-Hạm LSIL,

- 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL,

- 4 Giang-Vận-Hạm LCU,

- 5 Hải-Đoàn Xung-phong (mỗi đơn-vị gồm 9 Quân-Vận-Đĩnh LCM và 8 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP);

Hải-Vận:

- 4 Dương-Vận-Hạm LST và

- 4 Hải-Vận-Hạm LSM;

Không-tuần:

-         1 Phi-đội Thủy-phi-cơ.[140]

 

 

-        

Khi tràn vào Việt-Nam, người Nhật đă tịch-thu chiến-hạm, chiến-đĩnh của Pháp. Khi Nhật đầu hàng đồng-minh, đến lượt Hải-Quân Pháp được sử-dụng phương-tiện của Nhật. Đây là một loại Thủy-Phi-Cơ từ thời Nhật-thuộc.

 

            Nay HQVNCH đẩy Hải-Quân Pháp ra đi th́ chương-tŕnh một thời được mong đợi này không c̣n nữa.

Trong khi hai Chính-phủ Việt-Nam và Pháp đang đối đầu về chính-trị, với tư-cách Tư-lệnh Hải-Quân một Quốc-gia độc-lập, HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ kư ngay lệnh bổ-nhiệm các Sĩ-Quan HQVN nắm lấy hết quyền chỉ-huy của Sĩ-Quan Pháp trên chiến-hạm cũng như tại mọi đơn-vị khác, kể cả TQLC [141].

Hải-Quân ư-thức ngay trách-vụ bảo-vệ các hải-đảo ngoài khơi Biển Đông rất sớm:

Ngay khi có quyền điều-động Chiến-hạm, HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04, trên đường hồi-hương (sau đại-kỳ ở Subic Bay về) tuần-tiễu quần-đảo Trường-Sa, chứng-minh chù-quyền lănh-hải.[142]

Một số hải-đảo quan-trọng trong toàn vùng Biển Đông đă được thủy-thủ Việt-Nam cắm bia để xác-nhận chủ-quyền.

Về việc tăng-cường pḥng-thủ Hoàng-Sa, HQVNCH đă gửi ra đảo những đơn-vị thiện-chiến của Thủy-Quân Lục-Chiến.

Về kinh-tế, HQVNCH đồng-thời vừa trợ-giúp kế-hoạch vừa cung-cấp phương-tiện khai-thác phân chim ở Hoàng-Sa. Một kế-hoạch tương-tự cũng được dự-trù cho Trường-Sa.

 

Hoạt-động của Hải-Lực trong những Ngày đầu .

            Để tuần-dương, đầu tiên Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị 3 Hộ-Tống-Hạm: Chi Lăng HQ. 01, Vạn Kiếp HQ. 02, Đống Đa HQ. 03. Tiếp theo, hai chiếc nữa là Tụy-Động HQ. 04 và Tây Kết HQ. 05 cũng được Pháp trao vào năm 1956. HQ Trung-Úy Nguyễn-Ngọc-Quỳnh đại-diện Hạm-Trưởng nhận-lănh HQ. 04 tại Sài-G̣n.[143] Ông Quỳnh mang chiến-hạm ra Đà-Nẵng để trao lại Hạm-Trưởng chính-thức là HQ Đại-Úy Trần-Văn-Phấn tại đó.

            Những ngày đầu của Hải-Lực đă thực-sự xảy ra nhiều biến cố dồn dập: nhận-lănh tàu bè vội vàng trong khi HQVN c̣n non yếu kinh-nghiệm, không đủ nhân-lực và dụng-cụ; lại thiếu-thốn yểm-trợ, sửa chữa; nhân-viên chưa quen đơn-vị đă phải hoạt-động hành-quân, thăm viếng, thao-diễn, tác-chiến liên-tục... Chiến-hạm hư-hại đáng kể.

            Tuy vậy, khi nghe tin có một vài chiến-hạm của Hải-Quân Trung-Hoa CS đang lảng-vảng ở vùng biển Hoàng-Sa, Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ liền dẫn ngay một hải-đội gồm các Hộ-Tống-Hạm và vài loại chiến-hạm khác nhau ra vùng Hoàng-Sa để biểu-dương lực-lượng. Đó cũng là dịp để các chiến-hạm Việt-Nam thám-sát Quần-đảo này lần đầu-tiên.[144]

Để đánh dấu những diễn-biến trưởng-thành quan-trọng, Hải-Quân Việt-Nam đă tổ-chức một cuộc diễn-hành để biểu-dương lực-lượng trên sông Sài-G̣n trong ngày Quốc-Khánh 26/10/1956. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đă đến chủ-tọa cuộc lễ.[145]

            Hải-Quân Hoa-Kỳ (HQHK) gửi Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles (CA-135), có gắn Hoả-tiễn Talos đến thăm-viếng thiện-chí.

            Theo hồi-ức của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh[146] (bài viết năm 1993), vào ngày đó (26/10/1956) Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực. Lực-Lượng dưới quyền HQ Đại-Úy Tánh (sau này trở thành Hạm-Đội HQVNCH) mới chỉ có 4 Hộ-Tống-Hạm PC, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS, 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm LSIL, 3 Hải-Vận-Hạm LSM và 10 chiếc Giang-Vận-Hạm LCU. Hai chiếc Hải-Vận-Hạm LSM, HQ. 401 Ninh Giang và HQ. 402 Lam Giang[147] chỉ vừa mới được bàn-giao có 4 ngày trước buổi diễn-hành.

            Chuyến hải-hành tập-đội có tính-cách quy-mô đầu-tiên được thực-hiện vào mùa gió Tây-Nam, do đích thân Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ điều-động. Phụ-Tá của Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực, HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh. Đoàn tàu gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC (HQ. 2, HQ. 3), 1 Trục-Lôi-Hạm YMS (HQ. 111), 1 Trợ-Chiến-Hạm LSSL (HQ. 225), 2 Giang-Pháo-Hạm LSIL (HQ. 329, HQ. 330) và 2 Hải-Vận-Hạm LSM (HQ. 401, HQ402) khởi-hành từ Vũng Tàu ngày 6-11-1956 đi An-Thới, Phú-Quốc.

 

 

Tồng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đi ngang Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles của HQHK trước khi duyệt-khán các chiến-hạm HQVNCH năm 1956.

 

            Hải-Đội trên đường thao-dượt th́ gặp băo (coup de vent), Tư-Lệnh cho các chiến-hạm được vận-chuyển tự-do, t́m chỗ neo tránh gió. Không may, hai chiến-hạm HQ. 225 và HQ. 111 đứt neo, bị sóng gió đánh dạt lên băi biển An Thới. V́ công-vụ, Trung-Tá Mỹ phải trở về Sài-G̣n. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-lực đă thành-công kéo hai chiếc tàu ra khỏi chỗ cạn sau 15 ngày làm việc vất vả. Chiếc Trục-Lôi-Hạm HQ. 111, tuy được kéo ra trước nhưng v́ vỏ bằng cây nên sườn tàu bị méo mó và sau đó phế-thải. C̣n chiếc Trợ-Chiến-Hạm HQ. 225 may mắn hơn, không bị hư-hại bao nhiêu, tự-động chạy về được hải-xưởng Sài-G̣n.[148]

 

Vị-thế Quân-giai của Tư-Lệnh Hải-Quân

            Khi HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ được bổ-nhiệm chỉ-huy HQVN, Ông là Phụ-Tá Hải-Quân dưới quyền của vị Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Hệ-thống quân-giai được tiếp-nối với Tổng-Trưởng Quốc-pḥng và trên nữa là Tổng-Thống, vị Tổng-Tư-Lệnh tối cao của Quân-Đội.

Phụ-Tá Hải-Quân không phải là một thành-phần của Bộ Tổng-Tham-Mưu, mà tất cả các thành-viên đều là Sĩ-Quan Bộ-Binh. Do đó, Hải-Quân có rất ít ảnh-hưởng đến các quyết-định quân-sự quan-trọng ở cấp cao. Vị-thế khiêm-nhường này tiếp-tục qua thời HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Vai tṛ nhỏ bé của Hải-Quân (gồm cả Thủy-Quân Lục-Chiến) thể-hiện trên quân-số lúc đó, Hải-Quân chỉ chiếm có 3.4 phần trăm của tổng-số Quân-đội 150,000 người.[149]

 

Chuyến Hải-Tŕnh Thăm-viếng Thiện-chí Đông Nam Á

            Sau khi t́nh-h́nh Miền Nam đă khá ổn-định, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm cử HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Trưởng phái-đoàn Hải-Quân đi thăm-viếng thiện-chí và cám ơn các nước bạn đồng-minh chống Cộng-Sản trong vùng Đông-Nam-Á như Phi-Luật-Tân, Tân-Gia-Ba, Mă-Lai-Á, Thái-Lan. Phân-Đoàn gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC và 1 Hải-Vận-Hạm LSM. Lúc ấy, HQ Thiếu-Tá Trần-Văn-Chơn là Chỉ-Huy-Trưởng Phân-Đoàn. HQ Đại-Úy Vương-Hữu-Thiều là Hạm-Trưởng chiếc Hải-Vận-Hạm.

Chuyến hải-tŕnh viễn-du này dài tới một tháng. HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ được đón-tiếp nồng-hậu tại ba hải-cảng Manila, Singapore và Bangkok.[150]

 

 

Cấp-Hiệu Hải-Quân cũng như của Lục-Quân và Không-Quân dă thay đổi nhièu lần. Tài-liệu Trích-dẫn này được ghi là: Phù-hiệu thời Đệ Nhất Cộng-Ḥa (thiếu phần HSQ và Đoàn-Viên Hải-Quân).  

 

Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên

            Các sách sử Việt-Nam trong quá-khứ thường ghi rất ngắn gọn những biến-cố quan-trọng với các hoạt-động của vua quan ở cấp lớn. Khi đọc những sách đó, người ta khó mà h́nh-dung ra được sự sinh-hoạt của tập-thể lớn nhất của quốc-gia là thường-dân. Cuốn Lược-sử này mô-tả về tổ-chức HQVNCH nên cũng chỉ nói nhiều đến các giới-chức cao-cấp trong và ngoài Hải-Quân. Đó là những người nắm quyền điều-hành, ảnh-hưởng nhiều đến sự chuyển-biến của tổ-chức.[151]            

            Tuy-nhiên cũng đứng trên phương-diện tổ-chức, các đơn-vị Hải-Quân là những tập-thể mà trên dưới hoạt-động nhịp-nhàng liên-kết chặt-chẽ với nhau. Trên con tàu không phải một ḿnh vị Hạm Trưởng làm được mọi việc, mà là sự hợp-lực hài-ḥa, khéo léo của tất cả mọi người. Tàu tách bến mà anh thủy-thủ làm giây không buông giây đúng lúc th́ con tàu làm sao ra được.[152] Hạm-trưởng chỉ có một mà đoàn-viên hàng trăm hay có khi hàng ngàn trên các chiến-hạm lớn, Vả lại, trang sử Hải-chiến nào cũng đẹp v́ t́nh huynh-đệ chi-binh. Cho dù là Đô-Đốc Tư-Lệnh cả Hạm-Đội hay một Thủy-thủ đang bắn súng cũng cùng chung một số-phận như nhau khi hai Hạm Đội giao-chiến. Tàu ch́m, tất-nhiên họ cùng lúc hy-sinh.

Ngoài các giới chức cao cấp như các Sĩ-Quan Hải-Quân đă được đề-cập rất nhiều trong suốt cuốn sách, những trang sau đây đặc-biệt lược-duyệt qua các đường nét huấn-luyện và sự-nghiệp tiến thân của các thành-viên được coi là Hạ-tầng Cơ-sở của tổ-chức. Đó là các Đoàn-Viên Hải-Quân.

 

Thành-phần Hạ tầng của Hải-Quân

            Nói chung, các Đoàn-Viên Hải-Quân có thể phân ra 3 thành-phần như sau là Sĩ-Quan Đoàn-viên[153], Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân và Thủy thủ Hải-Quân.[154]

(1)- Sĩ-Quan Đoàn-viên Chuyên-nghiệp:

Thởi-gian quân-vụ và khả-năng chuyên-nghiệp của các Sĩ-Quan Đoàn-Viên rất cao. Họ là những gạch nối quan-trọng giũa Chỉ-Huy-Trưởng và Đoàn-viên các đơn-vị bờ cũng như chiến-hạm. Họ cũng là những huấn-luyện-viên xuất-sắc của các quân-trường Hải-Quân. Vào thời kỳ bành trướng 1967-1972, v́ thiếu cán-bộ chuyên-môn cao, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân quyết định mở các lớp Sĩ-Quan Đoàn-viên do Hải-Quân huấn-luyện tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc vào năm 1969[155].

Tổng-cộng có 4 khoá, mỗi khoá khoảng 60 người, thời-gian học là 6 tháng. Họ học chuyên-môn rất ít, phần lớn học về tổ-chức đơn-vị và lănh-đạo chỉ-huy. Đến năm 1972 chương-tŕnh này chấm dứt.

            Để được theo học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-viên này, ứng-viên phải có những điều-kiện sau đây:

- Cấp Trung Sĩ I, Thượng Sĩ - phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.

- Cấp Thượng Sĩ nhất, phải có bằng Cao Đẳng Chuyên-Nghiệp hay bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.

Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, các khoá-sinh tốt-nghiệp mang cấp bậc cao nhất là Đại Uư. Tuy chưa có vị nào trở thành Hạm-Trưởng,[156] nhưng một số đă nắm quyền Thuyền-Trưởng các Duyên-Tốc-Đĩnh

(2) - Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân

Hải-Quân mở hai khoá Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân:

            Khoá thứ nhất có khoảng 200 người, đa-số là ứng-viên thanh-niên học-sinh, và c̣n một số ít là Hạ-Sĩ-Quan về học tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang.

Điều-kiện để theo học các khoá này:

- Ứng-viên tối-thiểu phải có bằng Trung-Học Đệ Nhất Cấp và đầy đủ sức khoẻ để đi biển.

- Học 3 tháng cơ-bản quân-sự tại TTHL/HQ Nha trang.

- Ra trường đi tập-sự với cấp bậc Thủy Thủ Tập-Sự.

- Sau ba tháng trở lại TTHL/HQ Nha-Trang học Sơ Đẳng Chuyên-Nghiệp theo ngành nghề họ chọn.

Sau 3 đến 6 tháng học chuyên-nghiệp họ được cử đi tập-sự tại các đơn-vị Hải-Quân trong 4 tháng và

Sau hết, trở lại quân-trường để thụ-huấn Trung Đẳng Chuyên-Nghiệp, thời-gian từ 3 đến 6 tháng tùy theo ngành nghề và từ đấy sau khi ra trường họ mới chính-thức trở thành Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân. Tổng-cộng thời-gian họ thụ-huấn trong quân-trường là 11 tháng.

Tất cả 2 khoá đă đào-tạo cho HQVNCH trên 400 Hạ-Sĩ-Quan. Và sau đó không mở thêm một lớp nào nưă, mà chỉ huấn-luyện HSQ cho Đoàn-viên Hải-Quân mà thôi

Đa-số các vị HSQ này đều trở về học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc.

Cũng trong hai khoá Hạ-Sĩ-Quan này vào năm 1963 – 1964, các khoá-sinh có bằng Tú Tài I được gọi đi học tại Trường Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức. Sau khi tốt-nghiệp, đa-số họ chọn các quân, binh-chủng khác, chỉ một số nhỏ trở lại phục-vụ Hải-Quân. Do đó HQVN đă mất đi một số cán-bộ ưu-tú về chuyên-môn.

Người có cấp bậc cao nhất của hai khoá này lên tới cấp Thiếu-Tá, làm Chỉ-Huy-Trưởng một đơn-vị.[157]

(3) - Thủy-Thủ

Trong tất cả các quân, binh-chủng QLVNCH, Hải-Quân tuyển chọn thủy-thủ với tiêu-chuẩn văn-hoá khá cao:

            1 - An-ninh lư-lịch rơ-ràng.

            2 - Sức khoẻ tốt.

            3 - Văn hoá: Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp

Sau khi trúng tuyển vào Hải-Quân, các khoá-sinh phải qua những giai đoạn huấn-luyện sau đây:

- Ba tháng căn-bản quân-sự, ra trường với cấp-bậc Thủy-Thủ Tập-Sự.

- Trở về TTHL/HQ, học Sơ Đẳng Chuyên-Nghiệp từ 3 đến 6 tháng tuỳ theo ngành nghề

            Sau đây là những ngành nghề của thủy-thủ HQVNCH:

1- Cơ-Khí,

2- Điện-Khí,

3- Trọng-Pháo (Điện-Pháo),

4- Bí-Thư,

5- Pḥng-Tai,

6- Vô-Tuyến,

7- Giám-Lộ,

8- Y-Tá,

9- Tiếp-Vụ,

10- Điện-Tử,

11- Quản-Kho (Kế-Toán),

12- Thám-Xuất.

 

Các phù-hiệu chuyên-nghiệp của Đoàn-viên HQVN.

 

            Sau khi được huấn-luyện chuyên-môn, các khoá-sinh măn khoá được đeo phù-hiệu chuyên-nghiệp và cấp-bậc bên tay áo trái và khi trở thành Sĩ-Quan Đoàn-viên th́ không c̣n đeo phù-hiệu chuyên-nghiệp nữa.

            Qua một thời-gian từ hai đến ba năm công-vụ, các khoá-sinh được gửi về học các lớp Hạ-Sĩ-Quan, thời-gian học là 4 tháng tại TTHL/HQ Nha-Trang hoặc TTHL/HQ Cát Lái. Khoảng 1 hoặc 2 năm sau khoá-sinh được gọi về học các lớp Trung Đẳng Chuyên-Nghiệp tại TTHL/HQ Nha Trang.

Muốn trở thành Sĩ-Quan Đoàn Viên, khoá-sinh tốt-nghiệp Trung Đẳng phải qua một lớp Cao-Đẳng Chuyên-Nghiệp và ghi danh theo học Khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên thời-gian học là 6 tháng.       

            Trong năm 1969, khoá 50 tân-binh Hải-Quân đang học tại TTHL/HQ Cam Ranh - được Phái-Bộ Viện-Trợ Quân-Sự Hoa-Kỳ tuyển chọn nửa khoá đi thụ-huấn căn-bản quân-sự tại Hoa-Kỳ do Đại Uư Bùi Nhật Ích hướng-dẫn. Khi trở về đă tŕnh-diễn lối diễn-hành đặc-biệt của Hải-Quân Hoa-Kỳ rất tân-kỳ và đẹp mắt nhưng sau này không áp-dụng cho Hải-Quân Việt-Nam, đó là khoá căn-bản quân-sự duy-nhất được học tại Hoa-Kỳ.

 

 

Đoàn-viên Hải-Quân đi du-học tại Hoa-Kỳ. Có cả một lớp căn-bản quân-sự.

 

Vào những năm 1968-1969, để theo kịp đà chuyển-giao các tàu bè và chiến-cụ tối-tân với kỹ-thuật cao, nhiều Đoàn-Viên được gửi đi tu-nghiệp tại Hoa-Kỳ, tuỳ theo ngành nghề từ 6 tháng đến 1 năm, sau khi đă học 6 tháng Anh-Ngữ tại Trung-Tâm Sinh-Ngữ Quân-Đội. Đa-số các khoá-sinh tu-nghiệp thuộc các chuyên-nghiệp Cơ-Khí, Điện-Khí, Vô-Tuyến, Điện-Tử và Pḥng-Tai và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 một số Sĩ-Quan và Đoàn-viên Hải-Quân đă bị kẹt lại Hoa-Kỳ cho đến nay.[158]


 

 

Chương 3

Giai-đoạn Phát-triển

(1957-1967)

 

            Cho dù gặp những trở-ngại trên bước h́nh-thành, nhiều khó-khăn khi dựng lại cờ Tổ-Quốc trên kỳ-đài chiến-hạm; sau năm 1956, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa (HQVNCH) cũng đă tiến được những bước khởi-hành vững chắc.

 

Năm 1957

            T́nh-h́nh bang-giao Việt-Nam Cambodge căng thẳng dần từ cuối năm 1956. Hải-Quân VNCH gửi 1 Trợ-Chiến-Hạm, 2 Quân-Vận-Đĩnh và 4 Giang-Vận-Hạm chuyên-chở 2, 400 Việt-kiều bị chính-phủ Cambodge trục-xuất hồi-hương về Việt-Nam vào tháng 2 năm 1957.

            Cuối tháng 4, 4 Hải-Vận-Hạm cùng 3 Giang-Pháo-Hạm hoàn-tất việc chuyển-vận 1,500 đồng-bào từ Đà-Nẵng đến Cát-Lái trên đường đi Phước-Long định-cư.

            Tháng 5, các Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp cuối cùng rời Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang[159], giao hoàn-toàn trọng-trách huấn-luyện lại cho Hải-Quân Việt-Nam.

Khóa 7 được đặt tên Đệ Nhất Thiên-Xứng đó là cḥm sao số 7 của Hoàng-Đạo. Các khóa kế tiếp cứ thế mà tính theo ṿng thứ-tự 12 con giáp như trên. Khóa 8 là Đệ Nhất Hổ-Cáp, khóa 9 là Đệ Nhất Nhân-Mă và tiếp-tục cho đến Đệ Nhất Song-Ngự Tiếp-theo là Đệ Nhị, Đệ Tam. v.v.. .[160]

            Hải-Quân Việt-Nam nhận thêm nhiều Modified Landing Craft (loại tiểu-đĩnh có khả-năng chạy trên sông và trên ruộng lúp xúp nước), 2 Quân-Vận-Đĩnh (LCM), 2 Hộ-Tống-Hạm (PC - Patrol Craft) và 3 Trục-Lôi-Hạm YMS (Yard Minesweeper).

            Hầu hết các giang-đĩnh và chiến-hạm này đều do Hoa-Kỳ viện-trợ cho Pháp trong thời-kỳ chiến-tranh Đông-Dương và nay Pháp giao lại cho Việt-Nam. Khi chuyển-giao các chiến-hạm và chiến-đĩnh đó lại cho Hải-Quân Việt-Nam. Một vài nhân-viên Hải-Quân Pháp quá-khích đă phá-hoại bằng cách bỏ cát trong dầu chạy máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu khiến một số chiến-cụ bị hư. Một số tàu thuyền khác v́ t́nh-trạng thiếu bảo-tŕ, HQVN chỉ sử-dụng được một thời-gian ngắn rồi đành phế-thải.

            Năm 1957 là thời-gian Hải-Quân tăng-trưởng, toàn-thể Hải-Quân có 4,800 người. Đặc-biệt Giang-Lực tăng 50 phần trăm.[161]

            Các Quân-y-sĩ hiện-dịch lần lượt trở về và đă được Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước bổ-nhiệm vào phục-vụ ở Bệnh-xá Bạch Đằng, Bệnh-xá Hải-Quân Công-Xưởng, Căn-cứ Cát Lái, Bệnh-xá Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang. Riêng Bác-sĩ Nguyển Phúc Quế được chỉ-định làm Y-Sĩ-Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến và cùng với Đại-Úy Lê-Nguyên-Khang tiếp-nhận căn-cứ Cam Ranh. Bệnh-xá đầu-tiên của TQLC được Bác-Sĩ Quế thành-lập ở B́nh Ba, Cam Ranh.[162]

            HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn thay thế HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong chức-vụ Tư-lệnh Hải-Quân.

Sau khi khóa 7 măn-khóa, để có thời-gian chuẩn-bị cho một chương-tŕnh huấn-luyện hoàn-toàn Việt-Nam, Trung-Tâm không nhận ngay Sinh-Viên. Một số Sĩ-Quan ưu-tú được gọi về chuẩn-bị làm huấn-luyện-viên[163], đă hoàn-thành việc soạn-thảo chương-tŕnh học-tập cho các khóa Hải-Quân sau này.

            Cuối năm 1957, Hải-Quân gửi chiến-hạm, Thủy-Quân Lục-Chiến cùng quân bạn tham-dự Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại vịnh Thái Lan. Các Sĩ-Quan Khóa 7 thực-tập lần cuối trên các chiến-hạm thuộc Chiến-dịch này, trước khi họ chính-thức được bổ-nhiệm đi các đơn-vị.[164] 

           

Cách đặt tên Các Khóa Sĩ-Quan Hải-Quân theo Cḥm Sao

Như đoạn trên đă đề-cập, Khóa 7 được đặt tên là Đệ Nhất Thiên-Xứng theo tên cḥm sao số 7 trên Hoàng-Đạo. Các khóa đàn anh của Khóa 7 tại TTHL/HQ/Nha-Trang đương-nhiên được mang những tên như sau:

Khóa 1- Đệ Nhất Dương-Cưu

Khóa 2- Đệ Nhất Kim-Ngưu

Khóa 3- Đệ Nhất Song-Nam

Khóa 4- Đệ Nhất Bắc-Giải

Khóa 5- Đệ Nhất Hải-Sư

Khóa 6- Đệ Nhất Xử-Nữ.

 

 

Mười hai chùm sao trên Hoàng-Đạo.

 

Sau đây là một vài chi-tiết bổ-túc vè danh xưng các cḥm sao này:

            Mặt Trời di-chuyển giáp một ṿng biểu-kiến trên Hoàng-Đạo (Ecliptic) trong thời-gian một năm chừng 365 ngày 1/4, đi ngang qua 12 cḥm sao. Các cḥm sao này tương-tự như 12 con giáp (Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) của khoa chiêm-tinh-học Đông-Phương. Nếu tính từ điểm xuân-phân (21 tháng 3), các cḥm sao được gọi tên theo các tiếng Việt, Anh, Pháp như sau:

Số 1- Dương-Cưu (Bélier hay Aries); từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04.

Số 2- Kim-Ngưu (Taureau hay Taurus); từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05.

Số 3- Song-Nam (Gémeaux hay Gemini); từ 21 tháng 05 đến 21 tháng 06.

Số 4- Bắc-Giải (Cancer): từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07.

Số 5- Hải-Sư (Lion hay Leo): từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08.

Số 6- Xử-Nữ (Vierge hay Vergo): từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09.

Số 7- Thiên-Xứng (Balance hay Libra); từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10.

Số 8- Hổ-Cáp (Scorpion hay Scorpius); từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11.

Số 9- Nhân-Mă (Sagittaire hay Sagittarius); từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12.

Số10-Nam-Dương (Capricorne hay Capricornus):Từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 01.

Số 11- Bảo-B́nh (Verseau hay Aquarius); từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02.

Số 12- Song-Ngư (Poissons hay Pisces); từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03.

 

Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan

Kể từ năm 1957, Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan HQVN được tiêu-chuẩn-hóa như sau:

a - Ngành Chỉ-Huy: Mặc dù thời-gian học tại quân-trường là 2 năm, 18 tháng hay một năm th́ các môn học chính vẫn như nhau. Học-tŕnh chỉ có rút ngắn cho thích-hợp với thời-gian.

- Giai-Đoạn 1: Sinh-Viên Sĩ-Quan từ cầu vai đen đến Chuẩn-Uư, phải hoàn-tất các môn học như toán-học đại-cương, lượng-giác h́nh-học phẳng và lượng-giác không-gian (lượng giác cầu). Vận-Chuyển thực-tập và lư-thuyết nhập-môn. Điện-Từ-Trường, Điện-Kỹ-Nghệ cấp 1, Anh-Văn và các môn phụ. Căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.

- Giai-Đoạn 2: Sinh-Viên chuẩn-bị tốt-nghiệp Thiếu-Uư gồm có các môn chính trong Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển lư-thuyết, Hàng-Hải Thiên-Văn, Sức-bền Vật-Liệu, lư-thuyết Thuyền-Bè tầu nổi và tầu ngầm. Cơ-Khí Động-Cơ Nổ 2 th́ và 4 th́. Điện-Kỹ-Nghệ cấp 2, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Anh-Văn và các môn phụ.

b - Ngành Cơ-Khí: Có các môn chính như sau: Động-Cơ-Nổ 2 th́ và 4 th́. Động-Cơ Diesel, Điện-Kỹ-Nghệ, Pḥng-Tai, Sức-Bền Vật-Liệu, Lư-Thuyết Thuyền-Bè áp-dụng cho tầu nổi và tầu ngầm. Chú-trọng nhiều về nguyên-tắc và thực-hành các loại động-cơ. Các môn phụ tương-tự như các môn phụ của ngành Chỉ-Huy như căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ, thực-hành tác-xạ...

 

Năm 1958

- Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại Phú-Quốc tiếp-diễn.

- Trong kế-hoạch di-tản đồng-bào đi lập ấp mới, các chiến-hạm chiến-đĩnh chuyển-vận đă chuyên-chở đồng-bào từ Ba-Nam về U-Minh, Cái Sắn.

            - Khóa Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên được tuyển-mộ và huấn-luyện bởi chính Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam: Khóa 8 Hổ Cáp. Danh-hiệu Sĩ-Quan Tàu Ngầm đă xuất-hiện khi các SVSQ Khóa 8 lần đầu-tiên mang cầu vai đen, không cấp-bậc, trong giai-đoạn sơ-khởi 3 tháng đầu-tiên.

            - Các nhà quân-sử VNCH thường cho rằng những năm 1957-1958 là thời-gian tương-đối thanh-b́nh ở miền Nam Việt-Nam. Tuy vậy, riêng Hải-Quân ghi-nhận một biến-chuyển lớn: Tiểu-Đoàn 1 Thủy-Quân Lục-chiến, trong khi hành-quân có Hải-Đoàn Xung-phong yểm-trợ tại An-Xuyên là vùng cực Nam của VNCH, đă đụng quân Cộng-Sản.[165] Biến-cố này chứng-tỏ dă-tâm của Bắc-Việt khởi-sự xâm-lăng Miền Nam từ năm 1958, tức là chỉ 4 năm sau khi chúng kư-kết hiệp-ước đ́nh-chiến Genève.[166].

 

Biến-cố Hoàng-Sa

Trong khi t́nh-h́nh trong nội-địa VNCH cho tới những năm 1958, 1959 c̣n tương-đối lắng dịu th́ ngoài Biển Đông đă xảy ra mấy biến-cố quan-trọng. Trước hết vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956, Trung-Cộng bất-thần gửi Hồng-Quân đổ-bộ và chiếm đóng đảo Phú-Lâm (Woody Island). Phú-Lâm thuộc nhóm đảo An-Vĩnh là ḥn đảo lớn nhất trong quần-đảo Hoàng-Sa, cách đảo Hoàng-Sa (Pattle Island, thuộc nhóm đảoTrăng Khuyết) là nơi có quân trú-pḥng Việt-Nam, 50 hải-lư. Trong mùa Xuân năm 1956, 200 Hồng-Quân Trung-Hoa xây cất xong 11 doanh-trại trên Phú-Lâm.[167]

Vào ngày 9 tháng 6 năm 1956, quân-nhân Việt-Pháp cùng nhân-viên đài Khí-tượng tại đảo Hoàng-Sa báo-cáo thấy 200 "lính" dân-quân Trung-Cộng đổ-bộ lên đảo Robert (đảo Hữu-Nhật). Việt-Nam phản-ứng ngay bằng cách điều-động một Hộ-Tống-Hạm, một Hải-Vận-Hạm và hai Giang-Pháo-Hạm ra ngay Hoàng-Sa[168]. Không có súng nổ và Việt-Nam tái-chiếm lại Hữu-Nhật khi Trung-Cộng âm-thầm rút lui.

Vào tháng 2 năm 1959, Trung-Cộng lại âm-mưu một kế-hoạch tầm ăn dâu khác. Trước hết, một số ngư-phủ được gửi tới đánh cá gần quần-đảo của ta. Thấy không có quân trú-pḥng trên đảo Quang-Ḥa (Duncan Island), đám ngư-phủ này chiếm luôn đảo đó. Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ. 225 được lệnh đến nơi điều-tra. Sau đó, thêm 5 chiến-hạm nữa chuyên-chở theo một Đại-đội TQLC tới tăng-cường. TQLC đổ-bộ lên đảo bắt giữ 31 ngư-phủ Trung-Cộng[169]. Tàu Hải-Quân mang họ về Đà-Nẵng. Trung-Cộng phản-đối dữ-dội, nhưng Việt-Nam quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia. Số ngư-phủ bị câu-lưu gần 2 tháng rồi được trả về Hồng-Kông để hồi-hương.

 

Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ. 225 được lệnh ra Hoảng-Sa để điều-tra. Chiến-Hạm này được trang-bị 6 đại-bác 40 ly.

           

Năm 1959

            Ngoài biến-cố lớn ngoài biển Hoàng-Sa vừa kể ở trên, những biến-cố khác cần nhắc đến như sau:

Lực-Lượng Hải-Thuyền được thành-lập để hoạt-động trong các đội Hải-Thuyền rải rác suốt dọc duyên-hải Việt-Nam. Theo quan-niệm ban đầu, Lực-Lượng này được trang-bị bằng nhân-viên bán quân-sự, tuyển-mộ trong số thanh-niên ngư-phủ tại địa-phương. V́ là người địa-phương, những nhân-viên này hoạt-động rất dễ dàng. Một khi có địch-quân xâm-nhập, Hải-Thuyền sẽ nhận biết ngay. Việc chọn người gặp khó-khăn v́ không đủ ứng-viên địa-phương theo tiêu-chuẩn. Sau này, các di-dân miền Bắc có kinh-nghiệm đi biển đánh cá được tuyển-dụng để chiếm vào chỗ thiếu hụt đó.

 

 

Hải-Thuyền có thể sản-xuất hàng loạt với các vật-liệu địa-phương.

 

Ngày 6-8-1959, HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền[170], Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân; được thăng-cấp Trung-Tá để thay thế HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn[171] (hết nhiệm-kỳ 2 năm), làm Tư-Lệnh Hải-Quân.[172]

Cũng như lần chỉ-định Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ bị Pháp cản-trở, lần này người Hoa-kỳ lại mong đợi HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.[173] Cả hai lần, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đều giữ nguyên quyết-định của Ông, không xét đến ư-kiến người ngoại-quốc.

 

HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền, Q.TL/HQVN lên thăm Tuần-Dương-Hạm USS Toledo tại Bến Bạch-Đằng.

Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn được chính-thức thành-lập.[174]

Hải-Trấn là một đại-đơn-vị hết sức lớn. Nếu không tính TQLC, số lượng quân-nhân và dân-chính dưới quyền Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn chiếm đến một nửa quân-số Hải-Quân. Hải-Trấn gồm có nhiều cơ-quan đầu năo và các đơn-vị bờ như sau:

- Bốn Duyên-khu. Bộ Chỉ-Huy của mỗi Duyên-khu đặt tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng.

- Trung-tâm Huấn-luyện HQ Nha Trang.

- Hải-Quân Công-Xưởng

- Các Thủy-xưởng Cần Thơ. Đà Nẵng.

- Trung-tâm Tiếp-liệu.

            Hải-Lực lần lượt nhận thêm ba Trục-Lôi-Hạm (MSC)[175]: HQ. 114 Hàm Tử II[176], HQ. 115 Chương Dương II[177], HQ. 116 Bạch Đằng II[178]. Thời-gian này, Hải-Quân Việt-Nam có tất cả 119 chiến-hạm và chiến-đĩnh các loại.

            Từ trước đến giờ, các chiến-hạm của Hải-Quân Việt-Nam đến hạn đại-kỳ đều phải đi qua nhờ vả Hải-Xưởng Hoa-Kỳ tại Subic, Phi-Luật-Tân. Vào năm 1958 khi khả-năng kỹ-thuật gia-tăng, Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n bắt đầu đảm-nhiệm mọi công-tác sửa chữa quan-trọng cho chiến-hạm.[179]

            Nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ học-tập chuyên-nghiệp. Các Sĩ-Quan cao-cấp tu-nghiệp tại Naval War College ở Newport, Rhode Island. Vị Sĩ-Quan đầu-tiên theo học tại Naval War College tức trường Cao-đẳng Hải-chiến[180] là Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Một số Sĩ-Quan trung-cấp tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California.

            Cũng trong năm 1959, HQ. 329 cùng một số chiến-hạm khác của Hải-lực được lệnh túc-trực tại Hoàng-Sa. Các chiến-hạm này luân-phiên nhau mỗi hai tháng để ngăn-chặn các ghe chài Trung Cộng xâm-nhập quần-đảo này.

 

Tầm Quan-trọng của Giang-Lực

            Có thể nói Hải-Quân Việt-Nam nhắm vào hai nhiệm-vụ: bảo-vệ quốc-gia chống ngoại-xâm và duy-tŕ an-ninh nội-địa. V́ mục-tiêu thứ nhất có ưu-tiên hàng đầu trước năm 1959, Giang-Lực hoạt-động đa-số trong các sông ng̣i nội địa, không được coi là quan-trọng. Như một Tuỳ-Viên Hải-Quân Hoa-Kỳ đă giải thích vào năm 1959: "Giang-Lực đóng một vai tṛ phụ thuộc so với Hải-Lực", v́ Hải-Lực tuần-tiễu dọc duyên-hải và ngoài khơi. Tuy nhiên với sự gia-tăng hoạt-động của Cộng-Sản trong nội-địa vào những năm 1959 và 1960, các Sĩ-Quan Việt-Nam và Hoa-Kỳ đă chú-ư nhiều hơn đến việc cải-tiến Giang Lực.

Hoạt-động của Cộng-quân được tập-trung vào vùng châu-thổ sông Cửu Long. Đây là vùng đông dân-cư nhất của Việt-Nam. Vào giưă năm 1959, Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm mô-tả các tỉnh miền nam như đang "ở trong t́nh-trạng bị bao-vây". Phái-bộ Cố-vấn đồng-ư với chính-phủ Việt-Nam khi kết-luận rằng t́nh-trạng ở vùng đồng-bằng sông Cửu Long đă trầm-trọng hơn t́nh-trạng của các năm 1954 hay 1955. Một điều hiển-nhiên là Giang-Lực trong khi tuần-tiễu sông ng̣i, chuyên-chở binh-sĩ và đồ tiếp-liệu; đă đóng một vai tṛ quan-trọng trong việc tái duy-tŕ an-ninh cho khu-vực châu-thổ. V́ có rất ít đường xá, trên 1,500 dặm sông ng̣i là một hệ thống thủy-lộ quan-trọng cho việc thương mại và giao-thông

 

Tổ-Chức và Hoạt-Động của Giang-Lực vào năm 1959

            V́ hầu-hết hoạt-động giang-lực nằm trong Miền Tây Nam-phần, Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực di-chuyển từ Sài-G̣n về Cần-thơ. Giang-lực có một tổng-số là 96 Giang-đĩnh, tổ-chức thành 5 Hải-Đoàn Xung-Phong[181] Mỗi Hải-Đoàn có chừng 2 Sĩ-Quan và 100 Đoàn-Viên, đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long, Long-Xuyên và Sài-G̣n.

            Các Hải-Đoàn luân-chuyển hành-quân một tháng rồi huấn-luyện một tháng. Trong thời kỳ huấn-luyện, một Toán Huấn-luyện Lưu-Động gồm sáu Sĩ-Quan và Đoàn-Viên từ Sài-G̣n tới để giảng dậy lư thuyết và các kỹ-thuật đặc-biệt. Thời-gian c̣n lại của thời kỳ huấn-luyện được dành cho việc sưả chưă chiến-đĩnh.

Mỗi Hải-Đoàn có 19 tiểu-đĩnh, đa-số là các tàu đổ-bộ của Hoa-Kỳ thời thế chiến thứ hai được biến cải. Trong mỗi Hải-Đoàn, một chiếc LCM-6 Commandement, cửa mũi được thay thế bằng một mũi nhọn, dùng làm Soái-đĩnh. Tàu này cung-cấp các phương-tiện truyền-tin và yểm-trợ hải pháo trong khi hành-quân. Hải-Đoàn c̣n có một chiếc Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-giáp-đĩnh Monitor). Cũng cải-biến hơi giống như chiếc Soái-đĩnh Commandement nhưng hoả-lực Monitor hùng hậu hơn. Vũ-khí trang-bị gồm có một đại bác 40 ly, hai đại bác 20 lỵ, một đại liên 50, và một súng cối 81 ly. Các binh-sĩ và đồ tiếp-liệu được chuyên-chở trên 5 chiếc LCM và 12 LCVP và STCAN. Trong những chiến-đĩnh được Hải-Quân Pháp trao lại, chỉ có loại STCAN là vận-chuyển mau lẹ nhất. Đây là loại tàu được đóng riêng cho hoạt-động sông.

 

 

Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-Giáp-Đĩnh) có hỏa-lực rất hùng-hậu.

 

Khu-vực hoạt-động chính của Giang-Lực là châu-thổ sông Cửu Long. Ở đây, các Hải-Đoàn và 4 Tiểu Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến t́m kiếm truy-lùng địch-quân.

Vào năm 1959, 6 LCM, 4 LCVP cùng 2 vedette và nhiều đơn-vị Thủy-Quân Lục-Chiến đă thực-hiện các cuộc hành-quân trong tỉnh An xuyên. Hai chiếc LCM và 2 LCVP khác tuần-tiễu ranh giới Cam Bốt gần Châu Đốc. Trong khi đó, 1 LCM và 2 LCVP hoạt-động ở sông Đồng Nai và khu-vực Rừng Sát gần Sài-G̣n..Đồng-thời 2 LCVP tuần-tiễu gần một kho nhiên-liệu của Bộ-Binh ở phiá Bắc Sài-G̣n.

Mặc dầu vào năm 1960, TQLC vừa được bổ nhiệm vào Lực-Lượng Chiến-lược Trừ-bị cùng với Nhẩy Dù, các Tiểu Đoàn TQLC vẫn tiếp-tục hoạt-động với Hải-Quân. Ngoài ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp với Bộ Binh.[182]

 

 

 

Cũng như FOM/STCAN, Vedette VP[183] (Vedette de Port - Harbour Defence Motor Launch - HDML) là loại chiễn-đĩnh rất hữu-hiệu trong sông. VP lại c̣n có khả-năng tuần-duyên.

 

Tài-liệu Căn-Bản về Tổ-Chức.

Trước đây, hầu hết các tài-liệu về tổ-chức và điều-hành tổng-quát cho Quân-đội cũng như các Quân, Binh-chủng Việt-Nam Cộng-Ḥa đều do văn-pḥng hay pḥng sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH soạn-thảo và ban-hành.

Về phần Hải-Quân khi HQ Thiếu-Tá Mỹ làm Tư-Lệnh, HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh được chỉ-định làm Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân (TMT/HQ). Ông Ánh nắm giữ chức-vụ này nhiều năm qua nhiều vị Tư-Lệnh, đă điều-hành Bộ Tham-Mưu của Ông soạn-thảo những tài-liệu quan-trọng đầu-tiên.

Tập Văn-thư Căn-bản phải được kể là quan-trọng nhất. Đó là nơi tập-trung tất cả những huấn-thị điều-hành các đơn-vị Hải-Quân. Trong tập văn-thư đó, các văn-thư được sắp-xếp rất thứ-tự theo từng loại hoạt-đông và theo thời-gian nên rất dễ t́m kiếm. Tập Văn-Thư Căn-Bản được Bộ Tham-mưu Hải-Quân nhật-tu thường-xuyên. Các Đơn-Vị-Trưởng và Quân-nhân các cấp căn-cứ theo đó để thi-hành hầu hoàn-tất những nhiệm-vụ giao-phó.

Ngày 10 tháng 9 năm 1959, cuốn sách quy-luật Hải-Quân đầu-tiên, mang tên Hải-Quy[184] được Bộ Tư-Lệnh HQVN ban-hành. Tập tài-liệu quan-trọng này ấn-định quy-chế hoạt-động tổng-quát cho các đơn-vị và quân-nhân Hải-Quân. Truyền-thống cao-quư của người lính thủy được đề-cập đến rất nhiều. Đặc-biệt vai tṛ dẫn-lộ chiến-hạm và chỉ-huy các đơn-vị sông biển của các Hạm-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng được quy-định rất rơ-ràng.

 

Tổ-chức Tham-mưu của Bộ Tư-Lệnh HQVNCH.

Lúc mới thành-lập, ban tham-mưu của Tư-lệnh Hải-Quân (cũng là Phụ-Tá HQ cạnh TTMT/QĐQGVN) chỉ là một pḥng văn-thư nhỏ bé trong khuôn-viên của Bộ Tổng-Tham-Mưu. Pḥng này lớn dần, di-chuyển về trại Cửu-Long Thị-Nghè, rồi về trại Bạch-Đằng tức là Caserne Francis Garnier ở bến Bạch-Đằng (bờ Sông Sài-G̣n) khi căn-cứ này được Hải-Quân Pháp bàn-giao.

Sơ-đồ tổ-chức tổng-quát của Bộ Tham-mưu Hải-Quân:

Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân nhận lệnh trực-tiếp từ Tư-Lệnh Hải-Quân, điều-hành 4 pḥng:

- Pḥng 1 -Nhân-Viên

- Pḥng 2 -T́nh-Báo[185]

- Pḥng 3 -Hành-Quân

- Pḥng 4 -Tiếp-Vận[186]

Mỗi pḥng điều-hành bởi Trưởng Pḥng. Pḥng lại chia ra nhiều ban do các Trưởng Ban nắm giữ.

 

 

 

Sơ-đồ Tổ-Chức Hải-Quân từ Năm 1969-1963

 

            Ngoài HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh[187], những Sĩ-Quan sau đây từng nắm giữ chức-vụ TMT/HQ:

- HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền

- HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Đức-Vân.

- HQ Thiếu-Tá Đặng Cao Thăng, thăng-cấp Trung-Tá trong chức-vụ.

- HQ Trung-Tá Lâm-Nguơn-Tánh, sau đó làm Tư-Lệnh-Phó (thăng-cấp Đại-Tá trong chức-vụ)

- HQ Trung-Tá Trần-Văn-Phấn, thăng-cấp Đại-Tá trong chức-vụ, sau đó nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân một thời-gian ngắn.

- HQ Trung-Tá Diệp-Quang-Thủy, thăng-cấp Đại-Tá rồi Phó Đề-Đốc trong chức-vụ Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân cho tới ngày 30-4-1975.

 

Danh-hiệu các Chiến-hạm vào đầu thập-niên 1960

            Tuy Giang-Vận-Hạm và Giang-Pháo-Hạm là các loại chiến-hạm đầu-tiên được trao cho các Hạm-Trưởng Việt-Nam chỉ-huy nhưng trong mấy năm đầu của HQVN, cả hai loại Chiến-hạm này chỉ có số vỏ tàu mà không có tên.

Các Trục-Lôi-Hạm YMS được chỉ-định cả số lẫn tên ngay từ ngày 11-2-1954 khi gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam.

Năm 1957, Các Trợ-Chiến-Hạm LSSL và Giang-Pháo-Hạm LSIL được đặt tên của các vũ-khí thời cổ: Nỏ-Thần, Linh-Kiếm; Long-Đao, Thần-Tiễn, Thiên-Kích, Lôi-Công, Tầm-Sét.

Các Giang-Vận-Hạm LCU không bao giờ được đặt tên.

Các Hộ-Tống-Hạm PC, PCE, Trục-Lôi-Hạm YMS và MSC được đặt tên của các trận đánh nổi tiếng trong lịch-sử chống quân xâm-lăng Trung-Hoa: Tụy-Động, Vân-Đồn, Đống-Đa, Ngọc-Hồi, Vạn-Kiếp, Chi-Lăng, Kỳ-Ḥa, Nhựt-Tảo, Chí-Linh, Hà-Hồi; Hàm-Tử, Chương-Dương, Bạch-Đằng.

Các Hải-Vận-Hạm LSM[188] và Lương-Vận-Hạm AKL được đặt tên của các con sông: Hát-Giang, Hàn-Giang, Lam-Giang, Ninh-Giang, Hương-Giang, Tiền-Giang, Hậu-Giang, Hóa-Giang.

Các Dương-Vận-Hạm LST được đặt tên của các cửa bể và hải-cảng: Cam-Ranh, Đà-Nẵng, Thi-Nại, Vũng-Tàu, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long.

Các Tuần-Duyên-Hạm PGM được đặt tên của các ḥn đảo Việt-Nam: Phú-Dự, Tiên-Mới, Minh-Hoa, Kiến-Vàng, Kèo-Ngựa, Kim-Quy, Mây-Rút, Nam-Du, Hoa-Lư, Tổ-Yến, Định-Hải, Trường-Sa, Thái-B́nh, Thị-Tứ, Song-Tử, Tây-Sa, Hoàng-Sa, Phú-Quư, Ḥn-Tróc, Thổ-Châu.

 

            Năm 1960

            - Thêm bốn mươi Sĩ-Quan và sáu mươi Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp.

            - Hải-Quân Việt-Nam cũng gởi một toán quân-nhân t́nh-nguyện sang Đài-Loan thụ-huấn về phá-hoại dưới nước[189] UDT (Underwater Demolition Teams). Măn khoá học, họ trở thành những Biệt-hải đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa.

            - Ngày 2 tháng 4, 45 tân Sĩ-Quan Hải-Quân khóa VIII Hổ-Cáp ra trường.

            Cũng trong năm này, Lực-Lượng Hải-Thuyền thực-sự hoạt-động tại duyên-khu 1.

            - Tháng 7, khóa đầu-tiên với 400 Đoàn-viên Hải-Thuyền được tuyển-mộ và huấn-luyện tại Đà Nẵng, dưới sự chỉ-huy của Hải-Quân Trung-Uư Nguyễn-Văn-Thông.

            - Tháng 12, bốn Duyên-Đoàn (ĐD hay ZĐ) đầu-tiên được thành-lập và đóng tại Cửa Việt, Cửa Thuận-An, Đà Nẵng và Hội An.

            Thời-gian này, Lực-Lượng Giang-Cảnh cũng được thành-lập.[190]

 

 

Huy-Hiệu Lực-Lượng Giang-Cảnh

 

Hải-Quân Trung-Tá Chung-Tấn-Cang là vị Sĩ-Quan thứ hai được tu-nghiệp tại Naval War College. Từ năm này trở về sau, mỗi năm, một Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân theo học tại Đại-học Quân-sự này.

            Hải-Quân nhận 1 PC (Patrol Craft), Hộ-Tống-Hạm Vân Đồn HQ. 06[191]. Chiến-hạm này thay thế cho một chiếc đồng-loại quá cũ, được phế-thải từ trước.

            Khả-năng kỹ-thuật của Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX) Sài-G̣n tiếp-tục gia-tăng. Vào đầu thập-niên 1960, HQCX này là cơ-sở kỹ-nghệ lớn nhất của Việt-Nam Cộng-Ḥa.[192]

           

Thành-lập Đoàn Giang-Vận

Năm 1960, Cộng-Sản Hà Nội quấy-phá khắp nơi. Nhiều đoạn đường sông bị chúng chận lại lấy thuế, tịch-thu tài-sản dân-chúng, bắt bớ người Quốc-gia di-chuyển bằng tàu thuyền. V́ nhu-cầu hộ-tống những đoàn Giang-Vận trong sông, một Hải-Đoàn được thành-lập, mang tên Hải-Đoàn 81 Hộ-tống. Hải-Đoàn này gồm có một Soái-Đĩnh, 2 Tiền-Phong-Đĩnh, 12 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP, 12 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM, có nhiệm-vụ giữ an-ninh các đoàn ghe chở vật liệu như xi măng, dầu xăngvà các nhu-yếu-phẩm khác từ Sài-G̣n về Lục Tỉnh; và ngược lại chở lúa gạo, than củi, cá khô... từ Lục Tỉnh tiếp-tế cho Sài-G̣n.

Là một đơn-vị Hải-Quân quản-trị bởi Hải-Quân, nhưng việc sử-dụng lại trực-thuộc ở mộy Ủy-ban Liên Bộ: Bộ Quốc-Pḥng (đại-diện là Bộ Tổng-Tham-Mưu), Bộ Công-Chánh, Bộ Kinh-Tế và Bộ Giao-Thông Vận-Tải. Thường mỗi tháng Liên-Bộ họp tại Bộ Công-Chánh để ấn-định ngày đi về của 4 đoàn công-voa[193]181 trong tháng tới. Đầu tháng là hai đoàn chánh, xen kẽ là hai toán phụ đi vào giữa tháng. Mỗi chuyến đi và về một chiều mất 18 ngày.

Một cách cụ-thể, đoàn công-voa chở nhiên-liệu đến Cần Thơ thuộc các công-ty Xufa, Shell, Caltex... và các ghe chở nhu yếu phẩm như xi măng, phân bón để cung-cấp cho vùng Lục Tỉnh. Khi đoàn ghe đến Long-Xuyên th́ có các ghe đá tháp-tùng để đi tới Sóc Trăng, Bạc Liêu và đây là điểm chót. Lúc về từ Sóc Trăng về Sài-G̣n, đa-số chở gạọ Trung b́nh mỗi ghe có trọng-tải là 300 tấn, mỗi đoàn trung-b́nh có 45 ghe. Như thế, mỗi chuyến đi về, một đoàn công-voa đă cung-cấp cho thủ-đô 13,500 tấn thực phẩm và ngược lại cũng ngần ấy tấn nhiên-liệu, và các vật-dụng khác từ thủ-đô cung-cấp cho Lục Tỉnh. Kể cả đi và về, và cả 4 đoàn, mỗi tháng đoàn Giang-vận, dưới sự hướng-dẫn và bảo-vệ của các chiến-đĩnh Hải-Quân, đă cung-ứng một số lượng tiếp-liệu là khoảng 100,000 tấn.(13,500x 2 x 4= 108,000 tấn). Nếu sông Ḷng Tào, dưới sự bảo-vệ của Hải-Quân đă khiến các tầu bè ra vào cặp bến Sài-G̣n an-toàn, Giang-Đoàn 81 Hộ-tống đă âm-thầm đem lại những nhu-cầu căn-bản cho đồng-bào thủ-đô và cả vựa lúa vùng Lục Tỉnh.[194]

 

 

Đoàn Giang-Vận đi ngang Kinh Chợ-Gạo

 

Năm 1961

            Vào tháng 5 năm 1961, Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền đề-nghị cho gửi thêm Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam được du-học tại 5 quốc-gia Âu-Châu, tại Nhật-Bản, Canada và Úc-Đại-Lợi - ngoài các lớp du-học tại Hoa-Kỳ. Vị Tư-Lệnh này cho biết rằng sự huấn-luyện tại Hoa-Kỳ chỉ là căn-bản, Ông ước mong là kiến-thức của Sĩ-Quan Hải-Quân phải được rộng răi hơn trong các lănh-vực kiến-trúc chiến-hạm, luyện-kim, sức đẩy hạt nhân... Chỉ nhờ cách-thức đó Hải-Quân Việt-Nam mới có thể tự-lực cánh-sinh thoát khỏi sự lệ-thuộc và kiểm-soát của người Hoa-Kỳ. Đề-nghị này bị xếp lại v́ coi là không thực-tế. Chỉ có một Sĩ-Quan được gửi du-học ngoài nước Mỹ mà thôi.[195] 

            Chương-tŕnh MAP (Military Assistance Program) chấp-thuận 406 Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam du-học Hoa-Kỳ về tất cả các ngành chuyên-môn của Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều Sĩ-Quan được đưa đi thực-tập trên các chiến-hạm thuộc Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.

            Các Hộ-Tống-Hạm HQ. 01, HQ. 04 và HQ. 05 của Hải-Quân Việt-Nam tham-dự cuộc thực-tập đánh tàu ngầm đầu-tiên với các Tiềm-Thủy-Đĩnh Hoa-Kỳ Blue Fish và Blue Gill ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Các Hộ-Tống-Hạm t́m tàu ngầm bằng sonar và đánh bằng các lựu-đạn tay MK2. Thám-xuất-viên và các nhân-viên khác của Việt-Nam rất khá trong việc xác-định vị-trí và tấn-công tàu ngầm Hoa-Kỳ.[196]

Trong những năm liên-tiếp, HQVNCH lưu-tâm nhiều đến việc chống Tiềm-Thủy-Đĩnh. Tuy khả-năng nhân-viên khá nhưng chiến-hạm lại quá cũ. Vỏ tàu mỏng manh không chịu nổi áp-lực thủy-lựu-đạn mỗi khi phóng cho nổ ngầm dưới nước.[197] 

            Lúc này, Hải-Quân Việt-Nam có gần sáu ngàn quân, kể các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.

            Lực-Lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ các loại, tuần-tiễu sát ven biển Vùng I Duyên-Hải, từ vĩ-tuyến 17 tới Sa-Huỳnh.

 

 

 Hải-thuyền chạy buồm mang truyền-thống hàng-hải dân-tộc.

 

            Hải-Lực nhận:

            - 1 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Đống Đa II, HQ. 07[198].

            - 1 LSM (Landing Ship, Medium) Hải-Vận-Hạm Hương-Giang HQ. 404.

            Trong khi đó các Trục-Lôi-Hạm Hàm Tử II HQ. 114, Chương Dương II HQ. 115, Bạch Đằng II HQ. 116 theo thứ-tự, lần-lượt hồi-hương. Các MSC là những chiến-hạm duy-nhất được đóng mới tinh, tuy kích-thước nhỏ bé nhưng t́nh-trạng về kỹ-thuật lại rất cao.

Tất cả Thủy-Thủ-Đoàn Việt-Nam của các chiến-hạm Việt-Nam đều trải qua chương-tŕnh huấn-luyện, thực-tập ngoài khơi tại Hoa-Kỳ, rồi mới nhận-lănh chiến-hạm hồi-hương.

            Tổng-số chiến-hạm của Hải-Lực là 21 chiếc.

Tinh-thần Hải-Quân lên cao, khuynh-hướng quốc-gia rơ-rệt [199].

 

 

HQ. 07 là chiếc Hộ-Tống-Hạm PCE đầu-tiên của HQVN.

 

            Huy-hiệu Hạm-Trưởng, biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển được chính-thức ban-hành. Huy-hiệu bằng đồng, được đúc nổi với ngôi sao dẫn-lộ, một bánh xe 'tay lái tàu' có khắc 3 hàng chữ ṿng quanh: Danh-dự, Tài-đức, Kỷ-luật.[200] Khi đương-nhiệm, các Hạm-Trưởng[201]189 mang huy-hiệu này trên ngực áo bên phải. Các cựu Hạm-Trưởng mang huy-hiệu trên ngực áo bên trái.

 

   

 Huy-hiệu Hạm-Trưởng, biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển. H́nh bên phải là huy-hiệu không chính-thức.

 

 

 

“ Đại-Tá-Đoàn Tương-Lai của TQLC” từ trái sang phải: Trung úy Phạm Văn Chung, Trung úy Ngô Văn Định, Trung úy Nguyễn Năng Bảo, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại úy Nguyễn Thành Yên, Đại úy Cao Văn Thịnh, Đại úy Nguyễn Văn Hay, Đại úy Hoàng Văn Nam  tại sân tập đổ-bộ trực thăng ở Thủ-Đức năm 1961.

 

Việc Thành-lập Liên-đội Người Nhái.

Việc thành-lập Liên-đội Người Nhái[202] gặp trở ngại và xảy ra hơi trễ. Ngay khi mới làm Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam, Trung-Tá Quyền đă đề-nghị việc thành-lập một Liên Đội Người Nhái để bảo-vệ các tàu bè, cầu tàu cũng như các cầu cống. Lúc đầu các cố-vấn Mỹ chống lại đề-nghị này v́ họ tin rằng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam đă được giao cho trọng-trách này.

 

 Thủy Kích TQLC tại Phá Tam Giang.

 

Sau khi HQ Hoa-Kỳ không nhận huấn-luyện Người Nhái, phía Việt-Nam đă gửi Sĩ-Quan và Đoàn-Viên sang Đài Loan để thụ-huấn vào năm 1960. Một Sĩ-Quan và và bảy Đoàn-Viên được huấn-luyện ở Đài Loan đă trở thành ṇng cốt của Liên Đội Người Nhái. Toán người nhái này chỉ được chính-thức thành-lập vào tháng 7, 1961. Lúc đầu, Lực-Lượng này được chấp-thuận một cấp-số 48 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên và được trao cho trách-nhiệm tháo-gỡ các chướng-ngại-vật dưới nước, bảo-vệ các hải cảng quân-sự và thực-hiện các cuộc hành-quân đặc-biệt trong các sông ng̣i.

 

Hoạt-động Tuần-dương hỗn-hợp với Đệ Thất Hạm-Đội.

Vào đầu thập-niên 1960, nhiều tin-tức t́nh-báo ghi-nhận những nỗ-lực của Cộng-Sản gia-tăng xâm-nhập bằng đường biển. Trong khi việc tuần-tiễu vùng cận-duyên có thể trông cậy vào những đơn-vị hải-thuyền đang được thành-lập, việc ngăn-chặn những chuyến tàu lớn của Bắc-Việt vượt Vĩ-tuyến 17 ngoài khơi 30 hải-lư rơ-ràng ngoài khả-năng của Hải-lực Việt-Nam lúc đó. Sau khi kế-hoạch tổng-quát được nghiên-cứu và chấp-thuận, cuộc tuần-dương hỗn-hợp Việt-Mỹ đă khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961[203].

Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Không-Thám Hoa-Kỳ cũng thiết-lập một trục tuần-tiễu cách bờ 30 Hải-lư ra ngoài tới vùng quần-đảo Hoàng-Sa bằng các Thủy-phi-cơ SP-5P Marlin của Không-Đoàn Tuần-Thám VP 40. Các phi-cơ này đặt căn-cứ tại Đài-Loan[204] 192 tuần-tiễu bất thường, nhưng ít nhất hai ngày một lần.

 

Kế-hoạch tổng-quát về tuần-dương khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961

 

Thủy-Phi-Cơ Martin P-5 đang phóng 2 hỏa-tiễn.

            Các chiến-hạm được chỉ định tuần-tiễu 10 ngày ngoài biển và về Đà Nẵng nghỉ 5 ngày. Các chiến-hạm được chỉ thị là chạy đi chạy lại trong khu-vực trách-nhiệm. Mỗi chiến-hạm được chỉ-định tuần-dương 30 ngày cho mỗi chuyến công-tác, tức là có mặt tại Vĩ-tuyến ba lần và có 15 ngày nghỉ bến. Do đó, tại Đà-Nẵng luôn luôn phải có ít nhất là 3 chiến-hạm. Lệnh công-tác của mỗi chiến-hạm được dự trù là 45 ngày

            Đây là lần đầu-tiên Hải-Quân Việt-Nam phải tuần-tiễu lâu dài và bắt buộc phải hải-hành thường-trực trong 10 ngày đêm. Các Hộ-Tống-Hạm PC có bề ngang rất hẹp, 24 bộ trong khi dài tới 174 bộ, thường lắc rất mạnh những khi đi sóng ngang. Trong mùa gió Đông-Bắc biển rất xấu, các PC gần như là một Tiềm-Thủy-Đĩnh, lúc nào cũng bị nước bao-phủ từ sàn tầu lên tới đài chỉ-huy. Khi tuần-tiễu theo trục Đông-Tây, các chiến-hạm phải đi hơi ngang sóng, do đó, mức-độ lắc lư của các Hộ-Tống-Hạm có thể nói là khủng khiếp.[205]

            Việc tuần-tiễu được khởi-sự vào mùa Đông, đúng lúc gió mùa Đông-Bắc thổi mạnh, và vùng biển gần vĩ tuyến 17 có sóng lớn, mưa phùn và lạnh lẽo. Trong khi thực-phẩm và tiếp-liệu thiếu-thốn, công-tác tuần-dương lúc đó quả thực vất vả, đôi khi vượt quá với thể-lực và sức chịu-đựng của người Việt-Nam cỡ trung-b́nh. Đặc-biệt là nước uống trên Hộ-Tống-Hạm PC rất kém tiêu-chuẩn, thường có màu vàng v́ lẫn-lộn rỉ sét. Được đào-luyện trong những hoàn-cảnh khắt khe như vậy, mười năm sau có rất nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan "vĩ-tuyến" đă trở nên những cấp chỉ-huy lỗi-lạc trong Hải-Quân Việt-Nam thời thập-niên 1970.

Phải chờ đợi nhiều năm, khi Hải-Quân Việt-Nam có các chiến-hạm lớn hơn và khi hạn-kỳ 10 + 5 ngày được rút ngắn xuống c̣n 6 ngày tuần-dương + 3 ngày nghỉ bến, cuộc sống "tuần-dương Biển Bắc" mới một phần nào bớt cơ-cực.

 

Nhiệm-vụ của HQVNCH và việc Thi-hành.

            Qua hai đạo dụ: Dụ số 1 ngày 1 tháng 7 năm 1949 và Dụ số 2 ngày 6 tháng 3 năm 1952 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư ban-hành, việc thành-lập Hải-Quân cũng như nhiệm-vụ của tổ-chức này đă được đề-cập đến lần đầu-tiên.

            Nhiệm-vụ HQVN bao gồm công-tác canh-pḥng và kiểm-soát miền duyên-hải, hải-đảo cùng các thủy-lộ nội-địa. Hải-Quy Việt-Nam[206] có ghi Nhiệm-vụ và Thi-hành của HQVN ngay trong những trang đầu-tiên.

Để nhiệm-vụ trên được hoàn-tất, Hải-Quân Việt-Nam thi-hành những công-tác như sau:

- Kiểm-soát an-ninh duyên-hải

- Ngăn-chận địch xâm-nhập

- Rà ḿn, khai quang hải-cảng và thủy-lộ

- Phối-hợp Không-Quân và Lục-Quân trong các cuộc hành-quân liên-quân

- Bảo-vệ an-ninh hệ-thống thủy-lộ.

- Yểm-trợ lực-lượng bạn cả trên hai phương-diện hành-quân và tiếp-vận.           

Xem như vậy, nhiệm-vụ Hài-Quân chỉ có tính-cách pḥng-thủ như kiểm-soát, ngăn-chặn, giữ ǵn an-ninh, yểm-trợ quân bạn v.v… Trong suốt quá-tŕnh hoạt-động, những quy-định này ảnh-hưởng rất nhiều, gây bất-lợi cho kết-quả sau cùng của cuộc chiến. Hải-Quân vốn là một phương-tiện thế công[207], nhưng ưu-điểm này đă không bao-giờ được phát-huy suốt trong cuộc chiến.

 

 

Có hàng chục ngàn ghe thuyề qua lại trên Biển Đông. An-ninh duyên-hải bao gồm việc kiểm-soát các thuyền tương-tư như chiếc này 

 

Quan-niệm Thế Công của Hải-Quân

Đọc tài-liệu liên-hệ đến HQVNCH, người ta thấy có hai trường-hợp, ưu-điểm thế công của Hải-Quân đă được Quân-đội nhắc đến một cách sơ sài như sau:

- Lần đầu là vào năm 1956, khi hào-khí của Hải-Quân nhất là Hải-Lực vừa mới dâng cao, khả-năng của HQVNCH được một số chức-quyền tin-tưởng. Những Vị này nghĩ rằng: Nếu một khi Hải-Quân được trang-bị đầy đủ, huấn-luyện kỹ-lưỡng, Quân-chủng này có thể thi-hành các hoạt-động tấn-công tiêu-diệt địch bằng những phương-cách như sau:

(1) Phong-toả hải-phận địch-quân.

(2) Đổ-bộ chiếm-cứ lănh-thổ địch.

(3) Hành-Quân phá-hủy các vị-trí địch.

(4) Tiêu-diệt Hải-Quân của địch.

Quan-niệm như vậy có thể đúng. Tuy vậy trong thời điểm 1956 đó quả là một tham-vọng quá lớn lao[208], vượt ngoài khả-năng thực-hiện của Việt-Nam Cộng-Ḥa nói chung và HQVNCH nói riêng. Với phương-tiên thô-sơ, trang-bị nghèo nàn; không một ai có thể nào làm được chuyện lớn!  

- Lần thứ nh́ vào khoảng năm 1972-1973, phương-tiện thế công của Hải-Quân sống lại với ư-kiến của Đại-Tướng Cao-Văn-Viên về việc tấn-công Miền Bắc để pḥng-thủ Miền Nam.[209] Trung-Tá Nguyễn-Đạt-Thịnh thuộc Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị cũng khai-triển kế-hoạch này qua một số bài báo. Theo đó VNCH bất-thần sử-dụng Hải-Quân mang vài Sư-Đoàn đổ-bộ bờ biển Bắc-phần Việt-Nam. Kế-hoạch đó tuy vậy chưa bao giờ được Bộ Tổng-Tham-Mưu nghiên-cứu một cách nghiêm-chỉnh và ước-lượng mức-độ khả-thi[210].

            Bỏ ngoài những sách-lược chỉ có tính-cách giấy tờ, HQVNCH cũng đă từng thực-hiện những công-tác nhỏ, tấn-công hậu-tuyến địch ngoài Bắc-Việt bằng Hải-tuần. Kết-quả đáng khích-lệ, nhưng tiếc rằng kế-hoạch chỉ được thi-hành nửa vời, đứt đoạn, chưa đ́ đến nơi đến chốn.

Cựu Tư-Lệnh HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ, khi được hỏi về chuyện này đă phát-biểu như sau: "Tôi chỉ tiếc một điều là từ lâu "họ" đă không khai-thác tiễm-năng của Hải-Quân, không sử-dụng được đúng mức một lực-lượng tinh-nhuệ và hùng-hậu nhất nh́ trong vùng biển Thái-B́nh-Dương..."[211]

            Người Việt-Nam chúng ta suy-tôn 3 vị anh-hùng bách-chiến là Lư-Thường-Kiệt, Trần-Hưng-Đạo và Nguyễn-Huệ. Cả ba nhà quân-sự này đều là đă tận-dụng ưu-điểm thế-công của quân thủy. Gần thời-đại chúng ta nhất có Quang-Trung Hoàng-Đế Nguyễn-Huệ. Thành-tích biệt-lệ bách-chiến bách-thắng của nhà Vua chính là nhờ biết sử-dụng Hải-Quân. Giáo-Sư Sử-Học Nguyễn-Nhă đă khẳng-định như vậy khi viết rằng: "Trong các cuộc đánh chiếm Gia-Định, Phú-Xuân cũng như ra Bắc-Hà để diệt hai họ Nguyễn, Trịnh; Nguyễn-Huệ luôn luôn tiến đại-quân bằng đường thủy. Nguyễn-Huệ là chiến-lược-gia đại-tài về 'chiến-lược gió mùa', lợi-dụng đường biển và mùa gió đại-thắng địch-quân."[212]

            Người Hoa-Kỳ cũng nh́n thấy những ưu-điểm thế công trong chiến-trận Việt-Nam. Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư-Lệnh Thái-B́nh-Dương, đă nhiều lần thúc-dục chính-phủ sớm ra lệnh cho Hải-Quân phong-tỏa vịnh Bắc-Việt.[213] Nếu Hoa-kỳ chịu thi-hành kế-hoạch này, tránh kế-hoạch leo thang chiến-tranh từ-từ th́ trận chiến Việt-Nam có lẽ đă đổi chiều, và nhất là có thể đă cứu vớt được nhiều sinh-mạng không bị hy-sinh vô-ích.

 

 

Lược-đồ kế-hoạch thả ḿn phong-tỏa Hải-cảng Hải-Pḥng

 

Giang-Lực trong những năm 1960-1961.

            Vào tháng 10 năm 1960, Giang-Lực đảm-nhiệm thêm công-tác Hộ-tống các công-voa chở than từ Năm Căn và gạo từ Cà Mau, Rạch Giá, Châu Đốc và Bạc Liêu, từ châu-thổ sông Cửu Long lên Sài-G̣n. Đôi khi Việt Cộng, gần như cắt đứt Sài-G̣n ra khỏi con đường tiếp-tế này. Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực biệt-phái 18 STCAN, 4 LCM và 8 LCVP cho một đơn-vị gọi là Toán Hộ-tống Giang Hành. Đơn-vị này đă Hộ-tống khoảng từ sáu đến tám chuyến công-voa khứ hồi mỗi tháng. Trong năm 1961, Hải-Quân trợ-giúp cho việc chuyên-chở trên một triệu tấn hàng hoá từ châu-thổ. Cộng-Sản đă cố-gắng khuấy-phá các đoàn công-voa nhiều lần. Có tới năm trường hợp địch-quân giật ḿn, nhưng không có tầu chuyên-chở nào bị thiệt-hại đáng kể.

Ngay cả trước khi tiếp-nhận thêm công-tác hộ-tống công-voa, Giang-Lực đă bị thiếu quân-số để có thể cung-ứng cho tất cả các chiến-đĩnh. Vào tháng 12, 1960, quân-số được trang-bị cho các chiến-đĩnh ở mức hơn 50% dưới mức đ̣i hỏi. V́ lư-do này, khả-năng tác-chiến của Giang-Lực đă bị hạn-chế. Trung-Tá Quyền đă đề-nghị một cuộc gia-tăng quân-số trong tương-lai cho toàn-thể Hải-Quân, nhưng trong khi chờ đợi, ông đă thuyên-chuyển Binh-sĩ từ các đơn-vị khác tới để tăng-cường cho Giang-Lực.

            Năm 1960, các Giang-Đoàn được chấp-thuận một cấp-số tổng-cộng 602 người, nhưng chỉ có 340 người hiện diện. Vào tháng 3 năm 1961, chính nhờ nỗ-lực của Trung-Tá Quyền, con số này đă được tăng lên 422 người, đó là một tiến-triển khả-quan. Đô Đốc Felt đă thảo-luận vấn-đề này với Tổng-Thống Diệm trong cuộc viếng thăm Đệ Thất Hạm-Đội ngày 29 tháng 9 năm 1961 ở Việt-Nam. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1961, các Cố-Vấn báo-cáo là Giang-Lực vẫn c̣n thiếu 30% quân-số.[214]

 

Phối-hợp Hoạt-động giữa Hải-Quân và Lục-Quân

Giang-Lực chưa được sử-dụng tới mức hiệu-năng tối-đa. Người Mỹ vẫn cho rằng sự thiếu-hụt quân-số chính là lư-do của vấn-đề này, nhưng cũng c̣n các lư-do khác nữa. V́ Lục-Quân ít khi sử-dụng các Sĩ-Quan Hải-Quân trong việc hoạch-định các kế-hoạch hành-quân, các Lực-Lượng của Giang-Lực thường được tập-trung vào phút chót, do đó chỉ quy-tụ được một số ít các Giang-Đĩnh. Toán Giang-Đĩnh nhỏ bé được sử-dụng cho cuộc hành-quân không đủ sức để chống-cự những cuộc tấn-công lớn của địch. Và chỉ có các tàu đổ-bộ loại LCU, LSIL, và các LCM Commandement/Monitor mới được trang-bị đầy đủ các dụng-cụ truyền-tin; việc kêu gọi các Lực-Lượng để tăng-cường đôi khi gặp trở ngại.

Cũng thế, Lục-Quân cũng rất sợ hăi ảnh-hưởng tai-hại của các vụ Cộng-Sản giật ḿn đối với các đơn-vị của họ. Các cuộc tấn-công bằng ḿn, thường được tiếp nối các chiến-thuật đă được địch-quân phát-triển trong cuộc Pháp Đông-Dương. Một quả ḿn được điều-khiển cho nổ sẽ có thể làm cho chiếc tàu dẫn đầu bị dừng lại trong lạch và địch-quân có thể tấn-công tất cả tàu trong đoàn từ hai bên bờ. Giang-Lực cố-gắng chống lại chiến-thuật này bằng các dụng-cụ rà ḿn rất thô-sơ nhưng cũng hữu-hiệu, gồm có các móc được kéo hai bên các LCVP hoặc dây cáp được căng giữa hai LCVP để cắt đứt dây điều-khiển ḿn.

Tuy nhiên, không có sự pḥng-ngừa về ḿn vào ngày 25 tháng 11 năm 1960, khi một chiếc LCM bị nổ ḿn gần làng Hậu Mỹ trong tỉnh Định Tường. Cuộc hành-quân này bắt đầu khi vị Tư-Lệnh Bộ-Binh Vùng, không hỏi ư kiến của Hải-Quân đă ra lệnh cho Giang-Lực chuyên-chở một Tiểu-Đoàn Bộ-Binh từ Tây Ninh đến một vị-trí ở ven Đồng Tháp Mười. Vào lúc 6 giờ chiều, trong khi ba chiếc LCM chở mỗi chiếc 150 người, đến Hậu Mỹ trên kinh Ba Mươi Tám, một tiêng nổ kinh-thiên động-địa phát ra. Sức mạnh của nó nhấc bỗng chiếc LCM đi đầu lên khỏi mặt nước, phá thủng vách sắt gần cửa mũi, và làm lơm nóc mui bên trên boong chở chiến-xa. Binh-sĩ ngồi trên boong chở chiến-xa bị hất lên đụng đầu vào mái, mũi súng của họ chọc thủng lớp ván gỗ bên trên. Đạn từ hai bên bờ kinh bao-phù lực-lượng. Các LCM chống trả với đại-bác 20 ly và đại-liên. Các Chiến-đĩnh sau đó ủi băi bên bờ trái và đổ-bộ Binh-sĩ. Một lực-lượng hùng-hậu địch tiếp-tục tấn-công từ một địa-điểm cách bờ kinh 100 thước. Sau mười phút giao-tranh, địch rút lui và lực-lượng ta kiểm-điểm tổn-thất. 8 Binh-sĩ tử-trận và 23 Binh-sĩ bị thương nặng, đa-số v́ bị ḿn của địch.

            Vào tháng 7 năm 1961, Giang-Lực đóng một vai tṛ hữu-hiệu hơn trong cuộc hành-quân lớn và có kết-quả nhất kể từ năm 1954. Chiến-dịch mệnh-danh Đồng Tiến được tổ-chức tại tỉnh Kiến Phong trong vùng đồng lầy của quận Mỹ An. Khu-vực tiếp-xúc ở phía Bắc với kinh Đồng Tiến, phía Nam với kinh Tháp Mười, phía Đông với kinh Tư Mới, và về phía Đông sông Cửu-Long.

Khu-vực này từ lâu đă được biết là một cứ-điểm quan-trọng của Cộng-sản. Buổi sáng ngày 14 tháng 7 năm 1961, Tiểu-Đĩnh và các đơn-vị Pháo-Binh Lục-Quân chiếm giữ các yếu điểm dọc theo các kinh Tháp Mười, kinh Tư Mới và bắt đầu tấn-công doanh trại của địch. Trong đêm đó, các lực-lượng khác của Giang-Lực đổ-bộ một Tiểu-Đoàn Nhảy Dù dọc theo kinh Đồng-Tiến, và từ tờ mờ sáng, Binh-sĩ bắt đầu tiến về phía Nam tới làng Mỹ Quí. Khi quân Cộng-Sản bị bao vây và muốn trốn chạy về phía Bắc, chúng bị Tiểu-Đoàn Nhảy Dù ngăn-chặn. Lực-Lượng địch cuối cùng bị đánh tan sau sáu giờ giao-tranh vào buổi sáng ngày 16 tháng 7 năm 1961. Tiểu Đoàn 52 Cộng-Sản và một Đại Đội của Tiểu-Đoàn 504 Cộng-Sản bị loại ra khỏi ṿng chiến 167 người, 11 bị bắt làm tù-binh, tịch-thu 85 vũ-khí vừa cộng-đồng và cá-nhân. Sau cuộc hành-quân các đơn-vị tham-dự trở về Sài-G̣n được đón tiếp trọng-thể.

Ngoài ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện thêm nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp khác nữa với Lục-Quân. Trong năm 1961, đă có 27 cuộc hành-quân hỗn-hợp như vậy[215].

 

Thủy-Quân Lục-Chiến lớn mạnh

            Song song với đà phát-triển của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa (QLVNCH) từ năm 1956 đến 1960, Tiểu-Đoàn 2 Sói Biển và Tiểu-Đoàn 4 Ḱnh Ngư được thành-lập; Thủy-Quân Lục-Chiến cải-tiến thành Liên-Đoàn vào năm 1961. Các Sĩ-Quan chỉ-huy TQLC trong thời-gian này là:

- Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu từ 18-1-1956.

- Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng tiếp theo Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu.

            Để yểm-trợ đặc-biệt cho những cuộc hành-quân thủy-bộ, Đại-Đội Yểm-Trợ Thủy-Bộ, Đại-Đội Vận-Tải, Đại-Đội Truyền-Tin, Đại-Đội Quân-Y, v.v... kế-tiếp nhau ra đời. Năm 1962, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh thành-h́nh gồm 2 Pháo-Đội 75 ly và 1 Pháo-Đội 105 ly.

 

 

Đại-bác Dă-chiến Howitzer 105 ly của TQLC Việt-Nam.

 

Năm 1962

            - Tháng 2, Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Pḥng được thành-lập và đặt trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Địa-Phương-Quân. Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn là Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên.[216] 

            Lực-Lượng Hải-Thuyền dự-trù bành-trướng tới 61 ghe chủ-lực, hơn 200 ghe di-cư, 320 ghe buồm và 23 ghe chủ-lực đang đóng. Các Ghe Chủ-lực trang-bị máy Gray Marine 225 mă-lực, chạy bằng dầu cặn. Căn-cứ của.28 Duyên-Đoàn được xây-cất hầu hết nơi các cửa Sông, tiện-lợi cho cả hai việc hoạt-động và pḥng-thủ.

           

 

Ghe Chủ-Lực có thể chạy tới 12 gút.

 

            Từ khi thành-lập, Thủy-Quân Lục-Chiến chỉ chuyên phối-hợp với Hải-Quân trong những cuộc hành-quân thủy-bộ, chuyên-chở bằng chiến-đĩnh. Năm 1961, Thủy-Quân Lục-Chiến được huấn-luyện Trực-thăng-vận để có thể hành-quân không-vận một cách thần-tốc hơn. Khả-năng mới này được thử-nghiệm thực-tế ngoài chiến-trường.

 

 

H́nh-ảnh TQLC trong cuộc hành-quân Trực-thăng-vận đầu-tiên ngày 22-4-1962 tại Sóc-Trăng

 

            - Tháng 6, Lực-Lượng Giang-Pḥng nhận 145 LCVP để lập thành 24 Đại-đội Tuần-Giang.

            - Tháng 8, Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển chọn gấp đôi số sinh-viên cho khóa 12 (từ 50 sinh-viên mỗi khóa tăng lên 100 sinh-viên) và thời-gian thụ-huấn được rút ngắn c̣n 18 tháng, thay v́ hai năm như các khóa trước.

            Khóa đầu-tiên ảnh-hưởng phương-pháp huấn-luyện phối-hợp Chỉ-huy và Cơ-khí (Line Officer) là khóa Đệ Nhất Nam-Dương tức Khóa 10 SQHQ..Qua nhiều kỳ thi sát-hạch khả-năng, chỉ có 37 Sĩ-Quan trong số 53 khóa-sinh được mang cấp Hải-Quân Thiếu-Úy.[217] 

            - Tháng 10, sáu mươi hai Người Nhái tốt-nghiệp khóa Hải-Kích, do sự huấn-luyện của SEAL Hoa-Kỳ. Danh-từ SEAL là chữ viết tắt từ ba chữ: Sea, Air, Land.[218]

            Cũng thời-gian này, Hải-Đoàn 22 Xung-phong[219] được thành-lập với 19 Chiến-đĩnh và hơn 200 Đoàn-Viên.

            Hải-Lực tiếp-nhận:

            - 2 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Chi Lăng II HQ. 08, Kỳ Ḥa 09.

            - 1 LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm Tiền Giang HQ. 405.

            - 2 LST (Landing Ship, Tank) Dương-Vận-Hạm Cam Ranh HQ. 500[220] và Dương-Vận-Hạm Đà Nẵng HQ. 501.[221].

 

Khu-Trục-Hạm Mahan (DLG-11) đến thăm thiện-chí Sài-G̣n nhân dịp Quốc-Khánh VNCH 1962.

 

Năm 1963

            Hành-Quân Sóng T́nh Thương khai-diễn ngày 3 tháng 1 năm 1963 với mục-đích tái-chiếm và b́nh-định khu-vực Năm Căn. Hải-Quân Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền, TL/HQVN đích thân làm Chỉ-Huy-Trưởng.

- Chỉ-huy Lực-Lượng Đổ-Bộ: Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang

- Tham-Mưu-Trưởng: HQ Thiếu-Tá Đinh-Mạnh-Hùng

Quan Niệm Hành-Quân như sau:

(1) Giai-đoạn I: (Khoảng 1 tháng)

            Lực-Lượng TQLC đổ-bộ từ mỏm Cà Mau (Xóm Mới), hành-quân truy-lùng và tiêu-diệt địch tại phía Nam sông Cửa Lớn; sau đó các chiến-hạm và Hải-Thuyền cùng TQLC vào tái chiếm Năm Căn. Một Hải-Đoàn khai thông thủy-lộ từ Đầm Dơi xuống Năm Căn.

(2) Giai-đoạn II: (Khoảng 1 tháng) HQ Thiếu-Tá Nghiêm-Văn-Phú chỉ-huy.

 - Xây-dựng căn-cứ Năm Căn. Tái-lập quận Năm Căn.

 - Hành-Quân mở rộng vùng b́nh-định.

 (3) Giai-đoạn II:

 - Công-tác b́nh-định do lănh-thổ thi-hành[222]. Hải-Quân yểm-trợ an-ninh đường thủy.

Thủy-Quân Lục-Chiến phải lội nước từ Hải-Vân-Hạm lên hành-quân tiễu-trừ Công-Sản Vùng Mũi Cà-Mau.  (Photo courtesy ofLieutenant Colonel Michale Gott, USMC).

 

TQLC vào b́nh-định Năm Căn.

 

            Trong năm này, Hải-Quân có thêm:

            - Năm thủy-xưởng được thành-lập tại các Duyên-khu. Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền tại Phú Quốc được dời về Cam Ranh.

            Hải-Lực nhận:

            - 1 LSM Hải-Vận-Hạm Hậu Giang, HQ. 406.

            - 1 LST Dương-Vận-Hạm Thị Nại, HQ. 502.

            - 1 YOG (Yard Oil Gasoline Barge, Self-propelled) Hoả-Vận-Hạm HQ. 471.

            - 2 Hộ-Tống-Hạm (Nguyên-thủy là Truc-Lôi-Hạm Hạm-Đội MSF- Minesweeper, Fleet: MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter. Hải-Quân Hoa-Kỳ biến-cải thành Hộ-Tống-Hạm, PCE -Patrol Craft Escort).

            - Hải-Lực cũng bắt đầu tiếp-nhận dần dần các Tuần-Duyên-Đĩnh[223] PGM (Patrol Motor Gunboat). Theo chương-tŕnh MAP, HQVN sẽ được trang-bị 12 PGM.

            Ngay trong năm 1963, 10 chiếc Tuần-Duyên-Đĩnh được chuyển-giao. HQ. 600 Phú Dự, HQ. 601 Tiên Mới, HQ. 602 Minh Hoa, HQ. 603 Kiến Vàng, HQ. 604 Kèo Ngựa chuyển-giao vào tháng 2. HQ. 605 Kim Quy, HQ. 606 May Rút, HQ. 607 Nam Du chuyển-giao tháng 5. HQ. 608 Hoa Lư, HQ. 609 Tổ Yến chuyển-giao tháng 7.  

            Giang-Lực nhận:

            - 24 monitors, một số LCVP, nâng tổng-số giang-đĩnh lên 208 chiếc.

            - 12 MLM (Minesweeping Launch) mang số từ HQ. 150 đến HQ. 161 để trang-bị cho Giang-Đoàn Trục-lôi.

            Thời-gian này Hải-Quân có hơn sáu ngàn quân các cấp. Lực-Lượng Hải-Thuyền có 66 Sĩ-Quan (Sĩ-Quan Hải-Quân), 375 Hạ-Sĩ-Quan và 3359 Đoàn-Viên.

            Đầu tháng 4/1963, Khóa 11 Đệ Nhất Bảo-B́nh là khóa đầu-tiên bị rút ngắn học-tŕnh xuống 20 tháng, vội vă ra trường. Sau đó có lệnh thuyên-chuyển các tân HQ Thiếu-Úy khóa này tất cả xuống chiến-hạm để đi biển.[224]

            HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền bị hạ-sát vào ngày Ông từ-chối Ông (Thiếu-Tá Trương-Ngọc-) Lực và Ông (Đại-Úy Nguyễn-Kim-Hương) Giang không chịu ủng-hộ quân đảo-chính, đúng vào ngày sinh-nhật của Ông tức ngày Lễ Các Thánh 1/11/1963[225]. HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang, lúc đó đang chỉ-huy Giang-Lực, được thăng-cấp Đại-Tá lên nhận quyền Tư-Lệnh Hải-Quân.

            Các tài-liệu c̣n sót lại sau hơn 30 năm cho biết Hải-Quân VNCH luôn-luôn quan-niệm rằng Hạm-đội Sông Biển là tài-sản của quốc-gia, không thuộc riêng một cá-nhân hay phe-phái nào. Có lẽ v́ vậy, theo tác-giả Ngô-Đ́nh-Châu, số lượng Sĩ-Quan Hải-Quân hoạt-động (chính-trị) trong phe đảo-chánh lật đổ Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm không có nhiều.[226]

 

Khóa 13 SVSQHQ và các Sĩ-Quan Sinh-Viên Hiện-dịch

Kể từ khi thành-lập, Trường Hải Quân Việt-Nam chỉ đào-tạo các Sĩ-Quan Trừ-bị. Năm 1963, Bộ Quốc-Pḥng bắt đầu có ư-định tăng-cường cho Hải-Quân các Sĩ-Quan Hiện-dịch.

Đầu tháng 4 năm 1963 Khoá 13 Đệ Nhị Dương Cưu nhập quân-trường, tổng số 80 Sinh-Viên (dự-trù 100 nhưng dành 20 chỗ cho các tân Sĩ-Quan tốt-nghiệp Vơ-Bị Đà-Lạt đến thụ-huấn) học-tŕnh 18 tháng và tất cả là ngành Chỉ-Huy[227]. V́ lư-do muốn thu-hút sinh-viên Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt đă quảng-cáo là trường đào-tạo Sĩ-Quan đa-hiệu, khi măn-khoá sinh-viên có thể chọn bất cứ quân-chủng nào và họ cho phép 1 số sinh-viên chọn HQ và KQ sau khi tốt-nghiệp. Vào tháng 7 nồm 1963, khi khóa 13 vừa xong thời-gian huấn-nhục, 15 Thiếu-Úy Hiện-Dịch tốt-nghiệp khóa 16 trường Vơ-Bị Đà-Lạt được gửi nhập-học khoá này để chuyển qua Hải-Quân ngành Hiện-Dịch. Tuy nhiên sau khi thực-tập hải-hành trên chiến-hạm chờ hết thời-gian huấn-nhục của Khoá 13 th́ có 3 Thiếu-Uư xin trở lại Lục-Quân v́ không chịu được sóng và khi bắt đầu khoá học lại có 5 Thiếu-Uư nữa bỏ về Lục-Quân[228]. Sau cùng chỉ c̣n 7 Sĩ-Quan ỏ lại học khoá 13 SQHQNT mà thôi.

            Đó là lần đầu và cũng là lần chót Sĩ-Quan tốt nghiệp Vơ-Bị Đà-Lạt sang học Hải-Quân. Chương tŕnh này được bộ TTM đề-nghị Bộ Quốc-Pḥng huỷ bỏ. Ít năm sau thay v́ lấy những Sĩ-Quan tốt-nghiệp, các SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân trong “mùa Quân-Sự”. Các SVSQ này, sau khi tốt-nghiệp tại “trường mẹ” Đà-Lạt được phục-vụ Hải-Quân với cấp-bậc Hài-Quân Thiếu-Úy Hiện-dịch. Tất cả những Sĩ-Quan Hiện-dịch khởi-sự hải-nghiệp trên chiến-hạm[229].  

 

Các SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân.

 

Cam Ranh, Quân-cảng Việt-Nam.

            Không những Hạm-đội Sông Biển là tài-sản chung, mà ngay cả Quân-Cảng cũng là những sở-hữu thiêng-liêng của quốc-gia.

            Qua các tài-liệu Hải-Sử Việt-Nam, Cam-Ranh luôn luôn được ghi-nhận là một quân-cảng quan-trọng. Có nhiều bài báo từ Hà-Nội vu-khống cho Việt-Nam Cộng-Ḥa đă nhượng Cảng này cho Hoa-Kỳ trong thời chiến-tranh như một món quà dâng đế-quốc. Sau nhiều thập-niên, Lịch-Sử đă trả lời cho sự thật.

            Trong cuốn “Việt-Nam - Cuộc chiến 1858 – 1975”[230], các tác giả Nguyễn Khắc Cẩn, Phạm Viết Thực biên soạn tại Hà-Nội, đă đặc-biệt ghi-chú một chi-tiết[231] quan-trọng như sau: "Lúc sinh-thời, ông Diệm kiên quyết phản đối việc nhường quân-cảng Cam Ranh cho nước ngoài thuê mướn, phản đối việc đưa quân nước ngoài vào tham-chiến ở Việt-Nam". Những tác-giả này đă "khách quan khoa học" ghi-nhận về một nhân-vật lịch-sử[232]

 

Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị

            Trong năm 1963, Lực-Lượng Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lữ-Đoàn, được tách rời khỏi sự yểm-trợ tiếp-vận của Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Thủy-Quân Lục-Chiến trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu / Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa (BTTM /QLVNCH) về mọi mặt. Tư-Lệnh đầu-tiên của Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến là Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang.[233]

            V́ nhu-cầu chiến-trường, Thủy-Quân Lục-Chiến cũng như Nhảy Dù trở thành lực-lượng Tổng-Trừ-bị. Đôi khi Thủy-Quân Lục-Chiến có những dịp hoạt-động song-hành với Hải-Quân nhưng toàn-thể binh-chủng “mũ xanh” này không bao giờ c̣n trở lại nguyên-vẹn dưới quyền điều-động hành-quân của Hải-Quân như trước nữa.

Thủy-Quân Lục-Chiến tiếp-tục lớn mạnh, trở thành Sư-Đoàn năm 1968 và là một trong các Đại-đơn-vị thiện-chiến nhất của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa đứng đối đầu hiên-ngang trước địch-quân.

 

Chuyển-biến Thống-thuộc Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam

            Trong năm 1963, Hải-Quân Việt-Nam mất quyền Chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến về hành-quân. Khi đó, Lực-Lượng này đă trở thành Lữ-Đoàn và được đặt trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.

V́ nhu-cầu hành-quân và địa-bàn hoạt-động khác nhau, quan-niệm sử-dụng TQLC của người Pháp và của người Mỹ khác nhau rất nhiều. Môi-trường và t́nh-trạng Việt-Nam cũng không giống họ. Các Đô-Đốc và Tướng-Lănh trong thời h́nh-thành TQLC Việt-Nam không ai có thể đoán biết những biến-thể sau này của nó lại đặc-biệt đến như vậy.

 

TQLC lư-tưởng, gian-khổ không màng

 

            Lực-Lượng TQLC Việt-Nam đă đi từ một tổ-chức phức-tạp gồm cả các đội quân thiện-chiến nhất là Commando đến những toán bán quân-sự là vệ-binh quốc-gia, đầu-tiên sử-dụng các đội giang-thuyền nhỏ bé. Lại có lúc nếu theo đề-nghị của Phó Đô-Đốc Auboyneau vào năm 1953, người ta tưởng như TQLC sẽ nắm hết cả Giang-lực trong tay... Nhưng rồi sau cùng, các đội TQLC chỉ c̣n giữ lại một ít thủy-xa, rời bỏ hẳn chiến-đĩnh, lớn dần lên để đảm-nhiệm vai tṛ Tổng-trừ-bị cho Quân-lực với cấp-số Sư-Đoàn.[234] Không có một binh-chủng nào của quân-lực VNCH lại thoát-xác đổi-h́nh nhiều và nhanh đến như vậy!

            Nhận-xét về liên-hệ Thủy-Quân Lục-Chiến và Hải-Quân, các sử-gia có thể cho rằng quân-chủng Hải-Quân Việt-Nam bị suy-yếu khi mất quyền điều-động Thủy-Quân Lục-Chiến. Tuy thế, khi xem xét lại t́nh-thế đặc-biệt của Việt-Nam Cộng-Ḥa năm 1963, người ta thấy Hải-Quân không c̣n có đủ khả-năng để điều-hành được TQLC về hành-quân như những năm trước nữa.[235]

            Sau 1963, tiếng-tăm của TQLCVN vang dội trên khắp chiến-trường như một binh-chủng độc-lập ngoài Hải-Quân. Tuy nhiên có hai điều xác-quyết mà nhiều quân-nhân đă lăng quên rằng:

- Cho đến 1975, TQLCVN vẫn nguyên-vẹn là một binh-chủng thuộc quân-chủng Hải-Quân. Quân-phục, quân-kỳ, phù-hiệu cấp-bậc, huy-hiệu đơn-vị... vẫn mang nét Hải-Quân.

- Nhờ không phải bận tâm điều-động TQLC về hành-quân mà tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam trở nên đồng-nhất hơn về chuyên-nghiệp và truyền-thống quân-chủng được nâng-cao.

 

Sự đồng-nhất Học-vấn trong Hải-Quân Việt-Nam

            Trong giai-đoạn thành-h́nh khó-khăn, Hải-Quân Việt-Nam được huấn-luyện chu-đáo hơn bất cứ một quân, binh-chủng nào.

            Ngoại-trừ các đoàn tuần-giang loại phụ-lực, các đội Commandos như Ouragan, Tempête, Jaubert, Montford... mang tính-cách phức-tạp sau này trở thành Thủy-Quân Lục-Chiến, Hải-Quân Việt-Nam ngay từ lúc khởi đầu là một tổ-chức thuần-nhất về bản-chất. Các quân-nhân Hải-Quân không có sự quá cách-biệt về tŕnh-độ học-vấn và kỹ-thuật.

            Sau khi tham-khảo công-báo Việt-Nam, một Giáo-sư Sử-học đă viết như sau:

"Vào thời-gian 1952, ứng-tuyển-viên vào trường Vơ-bị Liên-Quân Đà-Lạt chỉ cần nạp chứng-chỉ học-tŕnh lớp Đệ Nhị... Riêng ngành Hải-Quân, căn-cứ theo sự tham-khảo của chúng tôi từ Công-Báo, khi vào trường Sĩ-Quan tối-thiểu phải có Tú-tài 1 trở lên hoặc là sinh-viên tốt-nghiệp trường Cao-đẳng Hàng-hải thuộc hệ-thống Đại-học Sài-G̣n. Thành-phần Hạ-Sĩ-Quan và kể cả Thủy-binh cũng đ̣i hỏi có một tŕnh-độ học-vấn bậc Trung-học... Bằng-cấp lúc ấy rất hiếm và rất quư, có bằng Tú-tài lúc ấy là một điều quan-trọng, rất dễ dàng tiến thân."[236]

            Có nhiều chuyên-nghiệp Hải-Quân đ̣i hỏi ứng-viên phải có kiến-thức đại-số, lượng-giác, thiên-văn, vật-lư, hoá-học, sinh-ngữ... nào đó mới đủ căn-bản thụ-huấn tại quân-trường Việt-Nam. Sau đó, hầu hết quân-nhân đều sẽ có dịp tu-nghiệp tại ngoại-quốc. Các Thủy-thủ Điện-tử, Giám-lộ, Hải-pháo, Điện-pháo, Cơ-khí, Thám-xuất Radar, Sonar... tốt-nghiệp là những chuyên-gia cao-kỹ.

 

Việc Sử-dụng Chiến-hạm vào việc Tuần-dương

            Kiểm điểm lực-lượng của Hải-Lực vào năm 1961, Hải-Quân Việt-Nam chỉ có tất cả 6 Hộ-Tống-Hạm (1 PCE, 5 PC), 5 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm LSIL, 2 Tuần-Duyên-Hạm CC, 5 Gianng-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm MSC, 1 Lương-Vận-Hạm AKL, 2 Hỏa-Vận-Hạm YOG. Trong khi đó, nhu-cầu tuần-dương chống Cộng-Sản xâm-nhập gia-tăng một cách khẩn-cấp.

Trừ hai tàu dầu, tất cả các chiến-hạm trên đây đều được sử-dụng vào việc tuần-dương, khoảng từ 25 cho đến 26 chiếc. Đến năm 1962, con số này tăng thêm ba chiếc nữa. Năm 1963, với 10 chiếc PGM, 1 LST, và 1 LSM được chuyển-giao; con số chiến-hạm và chiến-đĩnh có thể sử-dụng vào việc tuần-dương được tăng lên tất cả là 38 chiếc. Tuy nhiên, ngoại trừ việc sử-dụng hai Hải-Vận-Hạm vào việc tuần-dương lúc ban đầu, sau này các Hải-Vận-Hạm và Dương-Vận-Hạm không phải lănh trách-nhiệm tuần-tiễu nữa. Do đó, số tàu được dùng vào việc tuần-tiễu cũng không bao giờ quá 30 chiếc. Ngoài ra, các chiến-hạm phải được vào đại-kỳ và tu-bổ theo định-kỳ, số chiến-hạm khiển-dụng chỉ c̣n khoảng hai phần ba tức là dưới hai mươi chiếc.

 

Năm 1964

            - Lực-Lượng Hải-tuần được thành-lập, trực-thuộc Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải.

            Một Hải-Quân Trung-Úy và hầu hết nhân-viên thuộc đội Biệt-hải được biệt-phái Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải.

            - Tháng 1, Hải-Quân có 6,467 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.

            - Tháng 2 ngày 22, hai PT (Motor Torpedo Boat) đầu-tiên đến Đà Nẵng, đặt dưới sự sử-dụng của Lực-Lượng Hải-tuần, thuộc Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải.

- Tháng 04 năm 1964, Khóa 14 Đệ Nhị Kim-Ngưu nhập trường SVSQ/HQ Nha-Trang. Tồng số 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng.[237]

 

 

Ngư-Lôi-Đĩnh PT (Motor Torpedo Boat) hành-quân đêm

 

            - Tháng 6, danh xưng Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi thành Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang và được đặt trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Hải-Quân.

            - Tháng 11, Hải-Quân tăng quân-số lên 8,162 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.

            Trung-tâm Huấn-luyện Kỹ-thuật Hải-Quân (Engineering School) từ Sài-G̣n được dời ra Cam Ranh.[238] Lúc đó, Thủy-Quân Lục-Chiến có cơ-sở mới nên tuần-tự chuyển-nhượng căn-cứ Cam Ranh lại cho Hải-Quân.

            - 2 PGM cuối cùng trong số 12 PGM được tiếp-nhận, Tuần-Duyên-Hạm Diên-hải HQ. 610 và Tuần-Duyên-Hạm Trường Sa HQ. 611. Tổng-số chiến-hạm là 44 chiếc.

            - 2 PCE Hộ-Tống-Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 và Chí Linh HQ. 11.

            Ghe buồm của Lực-Lượng Hải-Thuyền được từ từ thay thế bằng ghe xi-măng Yabuta (c̣n được người Việt gọi là ghe Ferro ciment lưới gà, dịch ra tiếng Anh là Concreate Boats, đóng tại Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n[239].)

            Thời-điểm này Giang-Lực lớn mạnh với 7 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn có 19 giang-đĩnh.

            Cũng trong năm này, các căn-cứ lớn được thành-lập tại các hải-cảng quan-trọng như Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Quốc v.v...

 

Chiến-thuyền xi-măng Yabuta.

 

 

Cộng-Sản Hà-Nội gửi tàu xâm-nhập bằng đường biển, Chúng thường gọi là “Đường Hồ-Chí-Minh trên Biển”

 

Hành-Quân vượt Vĩ-Tuyến 17

            Đặc-biệt trong năm 1964, HQVNCH đă tổ-chức những cuộc hành-quân ra ngoài Bắc Vĩ-Tuyến 17. Các cảm-tử-Quân Biệt-Hải lập được nhiều chiến-tích qua một số cuộc đột-kích xâm-nhập vào khu-vực duyên-hải miền Bắc có căn-cứ quân-sự của CSBV, trong đó có cuộc tấn-kích diễn ra vào cuối tháng 7/1964.

            Dựa trên các không-ảnh t́nh-báo chụp các vị-trí của quân CSBV ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (từ Đồng Hới đến Thanh-Hóa), Bộ Chỉ-Huy Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải đă khởi-động một cuộc tấn-kích với nỗ-lực chính các toán Biệt-Hải. Ngày 31 tháng 7/1964, cảm-tử-quân Biệt-kích với lối đánh tốc-chiến đă đổ quân tấn-công các vị-trí của CSBV đặt tại đảo Ḥn Mé và đảo Ḥn Ngự. Tại đảo Ḥn Mé, cảm-tử-Quân Biệt-Hải phá-hủy được một đài radar của Bắc-Việt. Cùng thời-gian này, tại đảo Ḥn Ngự, một toán Biệt-Hải khác đă tấn-kích đài tiếp-vận truyền-tin của CQ, vị-trí thứ hai này nằm gần Vinh, thị-xă tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An, cách Bến Hải hơn 185 km.

Vào ngày 3 tháng 8/1964, một toán đặc-nhiệm Biệt-hải nữa đă tấn-công bằng pháo vào đài radar chính của CQ tại mũi Vinh Sơn, phía Nam thị-xă Vinh và trạm an-ninh của CQ ở gần Mũi Rọn thuộc vùng nói trên.[240]

 

PTF với Thủy-Thủ-Đoàn HQVN hành-quân vùng Biển Bắc

 

Những tiếp-xúc trực-tiếp đầu-tiên với Hải-Quân Hoa-Kỳ

            Như đă tŕnh-bày trong các đoạn trên, sự liên-hệ giữa Hải-Quân Việt-Mỹ về các vấn-đề huấn-luyện hay tiếp-vận đă khởi-sự từ trước: tuy vậy những tiếp-xúc ảnh-hưởng trực-tiếp đến các đơn-vị chiến-đấu của HQVNCH chỉ khởi-sự vào năm 1964.

            Nhà quân-sử Marolda viết về biến-cố đó như sau: Việt-nam Cộng-Ḥa càng ngày càng bị đe-dọa nhiều hơn bởi cuộc chiến khuynh-đảo do khối Cộng-Sản điều-động, làm xáo-trộn các hạ-tầng cơ-sở chính-trị, kinh-tế, xă-hội, quân-sự. Trong khi gặp nguy-khốn v́ du-kích địch tấn-công nhiều nơi, th́ chính-trị cũng bị phân-hoá; chính-quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa đành phải trông mong vào sự trợ-giúp của Hoa-Kỳ...

Song song với đà gia-tăng quân-viện, số nhân-viên Hải-Quân trong phái-bộ MAAG (U.S. Military Assistance Advisory Group) cũng tăng từ 79 người lên đến 154 người vào đầu năm 1964. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu gửi nhân-viên đến cố-vấn cho các Chiến-Hạm, Giang-Đoàn và các đơn-vị chiến-đấu khác của HQVNCH.[241]

            Những Sĩ-Quan Hoa-Kỳ trong khi đi theo với Giang-lực Việt-Nam, đă cho hay là thủy-thủ Việt-Nam tận-tụy và can-đảm, nhiều đơn-vị trong sông ng̣i Việt-Nam có nhiều kinh-nghiệm tác-chiến. Tuy vậy các bản báo-cáo này không được ai chú-ư tới... Khi gửi quân can-thiệp vào năm 1965, Hải-Quân Hoa-Kỳ vẫn chưa chuẩn-bị đầy đủ cho các chiến-trận trong kinh rạch và dọc vùng duyên-hải... Vào thời-điểm trực-tiếp tham-chiến rồi mà HQHK vẫn c̣n đánh giá quá thấp tầm quan-trọng huyết-mạch của các công-tác ǵn giữ an-ninh thủy-lộ.[242]

 

Giang-Đoàn Xung-Phong Hành-Quân

 

Năm 1965

            - Sau khi thất-bại trong ư-đồ xúi dục nhân-dân Miền Nam vào cuộc chiến-tranh khuynh-đảo, Cộng-Sản Bắc-Việt trực-tiếp dồn nỗ-lực trực-tiếp xâm-lăng Việt-Nam Cộng-Ḥa. Chúng lén lút gửi nhân-viên và chiến-cụ xâm-nhập miền Nam bằng đường biển. HQVNCH nỗ-lực ngăn-chặn chúng lại. Vào ngày 19-2-1965, Lực-Lượng ta và quân bạn đă đánh ch́m một tàu Bắc-Việt tại Vũng Rô, tịch-thu nhiều chiến-lợi-phẩm.

            - Qua nhiều biến-động chính-trị, t́nh-h́nh quốc-gia nguy-ngập; Quân-đội phải đứng ra lănh-đạo quốc-gia vào hôm 19-6-1965. Ngày đó được gọi là Ngày Quân-lực.

Quân-Lực từ đây được quy-định rơ-ràng 3 quân-chủng: Hải, Lục, Không-Quân. Chức Phụ-Tá Hải-Quân (cũng như Phụ-Tá Không-Quân) cạnh Tổng Tham-Mưu-Trưởng QL/VNCH bị hủy-bỏ. Vị Sĩ-Quan chỉ-huy quân-chủng Hải-Quân chính-thức là Tư-Lệnh Hải-Quân[243].

            - Tháng 7, Lực-Lượng Hải-Thuyền được cải-tuyển thành chủ-lực-quân. Các đội Hải-Thuyền được cải-danh thành các Duyên-Đoàn thống thuộc các Vùng Duyên-Hải (VZH). Số lượng ghe Hải-Thuyền từ con số 80 chiếc khởi đầu tăng lên đến 644 chiếc.

            Có 4 kiểu chiến-thuyền chính:

- ghe chỉ-huy (hay ghe chủ-lực[244]) chạy bằng máy GM-671 và bằng buồm

- ghe trợ-lực, nhỏ hơn ghe chủ-lực

- ghe máy (chỉ có máy)

- ghe buồm (chỉ có buồm[245])

 

 

Hải-Thuyền Kiên-Giang

 

 

Sự phối-trí Lực-lượng Hải-Thuyền dọc duyên-hải VNCH và Vị-trí các Duyên-Đoàn (ZĐ) vào năm 1965.

 

 

 

            Lúc này Hải-Lực có hai ngàn quân, kể cả Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Các LSIL và LSSL lưu-động tuần-tiễu trên sông Mekong. Một trong các Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm này được biệt-phái cho Đặc-khu Rừng Sát. Ba LST và các LSM được sử-dụng để chuyên-chở quân-dụng. Một LSM được chỉnh-trang thành Bệnh-viện-Hạm với đầy đủ y-dụng. Hải-Lực tiếp-nhận thêm bốn Trợ-Chiến-Hạm (LSSL): Đoàn-Ngọc-Tảng HQ. 228, Lưu-Phú-Thọ HQ. 229, Nguyễn-Ngọc-Long HQ. 230, Nguyễn-Đức-Bổng HQ. 231.

            Lúc bấy giờ quân-số Hải-Quân tổng-cộng là 13 ngàn, kể cả Sĩ-quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Bảy Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School, ở Monterey, California.

            Cũng trong năm này, danh-từ Hải-Đoàn Xung-Phong được thay bằng Giang-Đoàn Xung-Phong (River Assault Group). Sáu trong bảy Giang-Đoàn này được trang-bị: 1 Soái-Đĩnh Commandement, 1 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor, 5 Quân-Vận-Đĩnh LCM, 6 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP và 6 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM. Riêng Giang-Đoàn 27XP có 1 Soái-Đĩnh Commandement[246], 1 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor, 6 Quân-Vận-Đĩnh LCM8 và 10 Tuần-Giang-Đĩnh (RPC - River Patrol Craft).

            Mỗi Giang-Đoàn có 150 người, gồm Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Giang-Đoàn 27XP có quân-số đông hơn, tới 200 người. Giang-Đoàn này có vận-tốc di-chuyển cao[247], có khả-năng đổ-bộ 6 chiến-xa Ontos hay 12 Thiết-Vận-Xa M113, thường được gửi đi tăng-cường cho các cuộc hành-quân lớn.

 

Hải-Quân đang tác-xa dọn băi để các LCM 8 đổ bộ các chiến-xa Ontos.

 

 

LCM 8 có thể chuyên-chở 2 chiến-xa loại Ontos này.

 

Công-tŕnh đáng nhớ: Kiến-trúc chiến-thuyền.

Những công-tŕnh nghiên-cứu hàng-hài cho biết rằng tiền-nhân chúng ta có tài trong việc kiến-trúc thuyền bè. Trống đồng Đông-Sơn gần 4,000 năm trước ghi khắc thuyền bè dân ta có trang bị bánh lái và cây xiếm. Những trang-cụ này chỉ bắt đầu xuất-hiện bên Âu-Châu vào thế-kỷ thứ 12. Nhiều tàu thuyền Âu-Châu trong các thế-kỷ trước đă chép rằng khi ngang qua bờ biển nước ta không may bị đắm, họ được dân ta cứu vớt, sửa chữa vỏ thuyền, dựng lại cột buồm… Họ rất ngạc-nhiên không những chỉ v́ ḷng hào-tâm[248] mà cả về khả-năng vượt bực của người Việt-Nam trong việc kiến-trúc thuyền bè, dù là tân-tạo những kiểu tàu thuyền Tây-phương xa lạ[249]… Hải-Quân VNCH và thường-dân Việt có dịp chứng-minh điều đó trong khi bành-trướng Lực-lượng Hải-thuyền.

            Như đă kể ở đoạn trên, từ con số 80 chiếc hải-thuyền vào đầu năm 1962, HQVN cần gia-tăng lực-lượng lên đến 644 chiếc. Khi nghiên-cứu các tài-liệu hồi đó, người ta thấy có những sự khác-biệt về đường lối điều-hành Việt-Mỹ. Nhiều chuyện phức-tạp về nhân-sự, ngân-quỹ, kỹ-thuật v.v… đă xảy ra.

Thế mà HQVN với sự cộng-tác của các hăng đóng tàu ghe điạ-phương đă hoàn-thành việc kiến-tạo:

- 440 chiếc hải-thuyền tại Phan-Thiết và Sài-G̣n.

- 61 chiếc chủ-lực tại các Thủy-Xưởng Hải-Quân.

- 40 ghe Kiên-Giang tại Rạch-Giá.

- c̣n lại 23 chiếc chủ-lực sau cùng được HQCX hoàn-tất.

            Nh́n chung, t́nh-trạng kỹ-thuật không được đồng đều. Các ghe chủ-lực tương-đối khá, các ghe Kiên-Giang được ghi nhận chịu đựng biển và nhảy sóng tốt. Nhưng các ghe phụ-lực khác bị ghi “không đạt tiêu-chuẩn”, có chiếc th́ gỗ đóng vỏ ghe bị ngót gây ra những kẽ nứt tới một hai centimètres. Sau vài tháng tuần biển, một số ghe phải tái-tạo (on recall) hoàn-toàn.

            Người ta hiều rằng công-tŕnh kiến-tạo một “hạm-đội” 644 chiến-thuyền không phải nhỏ. Trong t́nh-trạng thiếu-thốn khó-khăn thời ấy, nhiều nhà nghiên-cứu đă ngạc-nhiên là kế-hoạch hoàn-tất đúng hạn-kỳ. Đó là do nỗ-lực của nhiều người trong và ngoài Hải-Quân mà cũng là nhờ vào truyền-thống ghe-thuyền của dân Việt-Nam vậy.

            Điều ngạc-nhiên dành cho thế-hệ hậu-sinh khi biết rắng:

- Chương-tŕnh kiến-tạo khởi-sự cuối tháng 6-19625, mà phí khoản ước-tính không nhất-định. Đến tháng 8-1962 ngân-sách mới được thông qua.

- Quỹ chỉ cấp ra có 850,000 Mỹ-kim cho việc sản-xuất 501 chiến-thuyền, mà trong đó đă chiếm tới 61 chiếc Ch-lực.[250]

- Dù khó khăn nhưng khối nhân-lực vẫn tiến-hành không chậm trễ. Chỉ mấy tháng sau đó, loạt chiến-thuyền đầu-tiên ra khơi vào tháng 1-1963 và chiếc cuối cùng hoàn-tất vào tháng 5 cùng năm đó: 1963[251].

 

Như tiền-nhân Việt-tộc, HQVN sử-dụng những Thuyền Buồm có trang-bị Cây Xiếm truyền-thống từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Ḥa -B́nh (4,000 năm trước).

 

Chính-quy-hóa Giết chết nguồn T́nh-báo Địa-phương

            Ngay khi mới thành-lập, Quân-Đội QGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo nhân-dân tại địa-phương là yếu-tố sinh-tử. Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức Lực-Lượng Hải-Thuyền cũng với quan-niệm lănh-thổ. Đoàn-viên hải-thuyền kề cận với chiến-tranh chống du-kích. Đa-số họ là ngư-dân địa-phương. Họ thù ghét Cộng-Sảnvà trực-tiếp cầm súng bảo-vệ thôn làng, biển dă. Thu-phục nhân-tâm là chính, áp-dụng kỷ-luật là thứ yếu. Đó là cẩm nang thành-công của cấp chỉ-huy lực-lượng bán-quân-sự. Thoạt đầu, Lực-Lượng Hải-Thuyền mang tính-cách địa-phương-quân và t́nh-báo nhân-dân. Chủ trương chính-quy-hóa đă giết chết tinh-thần địa-phương và khả-năng thu-thập t́nh-báo. Nhiều đoàn-viên hải-thuyền đă đào-ngũ khi bị thuyên-chuyển khỏi địa-phương. Họ bị bứt ra khỏi xóm làng, môi-trường sinh sống quen thuộc nghịch với chiến-thuật chống-du-kích.

Thời-gian phục-vụ hải-thuyền rèn-luyện cho các Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN những khả-năng hải-hành truyền-thống dựa theo hướng gió, cơn sóng, đối-vật thiên-nhiên thay v́ bằng các phương-tiện hàng-hải hiện-đại.[252]

 

Biến-Cố Vũng-Rô.

Cộng-Sản Bắc-Việt tăng-gia sự xâm-nhập nhân-viên và chiến-cụ bằng đường biển. HQVNCH và quân bạn đă dồn được một tàu Bắc-Việt xâm-nhập trong vùng biển Varella[253]. Sau đó tàu này bị phi-cơ Skyraider của Không-Quân Việt-Nam tấn-công 3 lượt trong vịnh Vũng Rô. Vào ngày 19 tháng 02 năm 1965, một Hải-Đoàn gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm (HQ. 08 Chi-Lăng II và HQ. 04 Tụy-Đông) và một Hải-Vận-Hạm (HQ. 405 Tiền-Giang) đă thành-công trong việc đổ-bộ Biệt-kích lên gần chỗ chiếc tàu xâm-nhập bị bị mắc cạn trên băi cát.[254]

            Công cuộc lục-soát tiếp-tục đến ngày 24 tháng 2. Quân ta tịch-thu được một tổng-số vũ-khí và đồ tiếp-liệu tới trên 100 tấn, chia ra như sau:

- 3,600 súng trường và tiểu-liên

- hơn 1 triệu viên đạn

- hơn 1,000 trái lựu-đạn

- 250 kg thuốc nổ TNT với ng̣i nổ

- 2,000 viên đạn súng cối 82 ly

- 500 trái lựu-đạn chống chiến-xa

- 250 kg tiếp-liệu y-dược.[255]

Tài-liệu hải-hành tịch-thâu được cho biết những chiếc tàu này khởi-hành từ Hải-Pḥng, từng xâm-nhập miền Nam tiếp-tế vũ-khí cho Việt-Cộng nhiều chuyến.[256]

Để ghi-nhận chiến-công tiêu-diệt tàu xâm-nhập này, nhiều huy-chương đă được tưởng-thưởng cho các chiến-sĩ hữu-công. Riêng Thủy-Thủ-Đoàn Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 được tuyên-công đơn-vị đồng-minh US Navy Unit Commandation.[257] Ngay sau đó, Thủy-Thủ-Đoàn Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang (HQ. 405) cũng được tuyên-công đơn-vị trước Quân-Đoàn.  

Biến cố Vũng Rô đă xác-quyết sự xâm-nhập vũ-khí và đồ tiếp-liệu của Cộng-Sản từ miền Bắc vào miền Nam.

 

 

Ảnh-Hưởng Biến-cố Vũng-Rô

Biến-cố Vũng-Rô gây những ảnh-hưởng lớn lao làm thay đổi kế-hoạch quốc-pḥng và ngoại-giao của VNCH. Ngay sau đó, chính-phủ Việt-Nam Cộng-Ḥa ban-hành một cuốn Bạch-Thư tuyên-cáo cùng quốc-tế về dă-tâm của chính-quyền Cộng-Sản Hà-Nội xâm-lăng Việt-Nam Cộng-Ḥa, đồng-thời kêu gọi thế-giới tự-do trợ-giúp phương-tiện để pḥng-thủ lănh-thổ.

Các chiến-lược-gia ư-thức rằng nếu miền Nam bị Hà-Nội thôn-tính th́ Cộng-Sản sẽ theo vết dầu loang, nhuộm đỏ hết khu-vực Đông-Nam-Á.[258]234 Những quốc-gia yêu chuộng tự-do như Phi-Luật-Tân, Thái-Lan, Đại-Hàn, Gia-Nă-Đại, Úc-Đại-Lợi, Hoa-Kỳ... ào ạt gửi nhân-viên và vật-dụng qua trợ-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

Quyền-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ

            Đặc-biệt, vụ Vũng-Rô cũng đưa ra một chi-tiết tuy nhỏ nhưng rất quan-hệ đến tư-thế các Đơn-Vị-Trưởng Hải-Quân. Cũng theo đó, người ta thấy quyền-hành rất giới-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ:

Cựu Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, trong cuộc phỏng-vấn ngày 20 tháng 9 năm 1975, đă thuật lại những điều ông nhớ lại được về trận Vũng Rô. Khi đó Ông là Chỉ-Huy-Trưởng hành-quân, cấp-bậc HQ Thiếu-Tá. Ông kể như sau: "Các Sĩ-Quan Hoa-Kỳ chẳng có cố-vấn ǵ cho tôi cả. Chúng tôi đổ-bộ và tịch-thu được hơn 10 tấn vũ-khí đem lên chiến-hạm. Trong ngày cuối của cuộc hành-quân, có một cuộc tranh căi xảy ra giữa tôi và Thiếu-Tá Rodgers, vị Cố-Vấn-Trưởng này mới bay từ Nha-Trang tới... Ông ta hỏi tôi, tại sao Ông không làm thế này, tại sao lại làm khác, vv... và vv.. Bởi vậy, tôi mới nói: ''Nếu các anh c̣n chỗ ngồi trên trực-thăng, cảm phiền làm ơn đem ông Cố-vấn này về nhà dùm."[259]

            Theo truyền-thống Hải-Quân, dù Việt-Nam hay Hoa-Kỳ, quân-nhân cũng đều tôn-trọng quyền Hạm-Trưởng. Khi có sự bất-đồng ư-kiến giữa Hạm-Trưởng và Cố-Vấn, Hạm-Trưởng là người giữ trọng-trách nên nắm quyền quyết-định. Trong những vụ tranh-chấp, luôn-luôn ư-kiến Hạm-Trưởng được lắng nghe. Có khi Cố-Vấn báo-cáo xấu Hạm-Trưởng, nhưng chưa bao giờ chỉ v́ chuyện xích-mích này mà Hạm-Trưởng mất quyền chỉ-huy.

            Liên-hệ buồn vui giữa Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam và các Cố-Vấn đối-tác (Counterparts) như vậy cùng với quyền-uy của các Hạm-Trưởng Việt-Nam đă được viết thành sách[260]. Nói chung th́ trong Hải-Quân Việt hay Mỹ, tinh-thần “Sĩ-Quan Hải-Quân quư-phái, Officers and Gentlemen”, cũng như căn-bản kiến-thức cao đă làm mọi chuyện khó-khăn thành êm dịu.[261]

            Đặc-biệt do ư-thức và quan-niệm về danh-dự khác nhau giữa hai nền văn-hoá[262], đôi khi xung xát nổ lớn. Trường-hợp trên HQ. 613, lấy lư-do v́ danh-dự của một Sĩ-Quan thuộc-cấp, Hạm-Trưởng ép Cố-Vấn phải lập-tức rời tàu. Sau khi điều-tra xét xử, Hạm-Trưởng thắng. Để cho t́nh-trạng bớt căng-thẳng, chiến-hạm đă không có Cố-Vấn trong suốt nhiệm-kỳ chỉ-huy của Hạm-Trưởng.

Tại các đơn-vị nhỏ, chỉ có một Sĩ-Quan Hải-Quân Hoa-Kỳ. Ở các đơn-vị lớn, nhóm Cố-Vấn có thể thêm một vài Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên Hoa-Kỳ. Họ sinh-hoạt trong khu-vực Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-viên Việt-Nam. Họ ăn ngủ như Việt-Nam, không có ưu-đăi hay thực-phẩm ǵ khác-biệt. Một chi-tiết rất tế-nhị mà Đại-Tướng Westmoreland đă nói đến trong tư-cách Cố-Vấn: Người Hoa-Kỳ luôn luôn dành phía danh-dự bên-phải cho Đơn-Vị-Trưởng Việt-Nam[263]. Trên Chiến-Hạm Việt-Nam đặc-biệt có nhiều-nghi-thức chào-kính hay tục-lệ Việt-Nam luôn-luôn được Sĩ-Quan HQHK tôn-trọng thi-hành.

Ở miền Bắc, Cố-vấn Nga Tàu theo quy-chế riêng. Các Cố-Vấn Trung-Cộng rất quan-liêu, hưởng rất nhiều ưu-đăi về phương-diện cư-trú, phục-dịch, hưởng đặc-táo...[264] Khi nghe tin này, người lính thủy HQVNCH không làm sao tưởng-tượng nổi t́nh-trạng chính-quyền Cộng-Sản Miền Bắc đă để mất danh-dự dân-tộc Việt-Nam như vậy lại xẩy ra.

 

Năm 1966

Ngày 1-1-1966, Bộ-Chỉ-Huy Hải-Lực được cải-danh thành Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Hạm-đội được chia ra làm hai Hải-Đội:

- Hai-Đội 1 Tuần-Dương

- Hải-Đội 2 Chuyển-Vận

Hải-Lực tiếp-nhận một số chiến-hạm: Một Hộ-tống-hạm PCER: HQ. 12 Ngọc Hồi, và bốn Tuần-duyên-hạm PGM: HQ. 612 Thái B́nh, HQ. 613 Thị Tứ, HQ. 614 Song Tử chuyển-giao vào tháng 1 năm 1966, và HQ. 615 Tây Sa vào tháng 11.

            - Đại-tướng Cao-Văn-Viên tạm-thời kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam trong hai tháng 8 và 9 năm 1966. Rồi Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn đang làm Chỉ-Huy-Trưởng Tuần-Giang lại được đưa về Hải-Quân. Ông thăng-cấp Đại-Tá và nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam[265] kể từ ngày 31 tháng 10 năm 1966.

            - Sau một giai-đoạn khủng-hoảng chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân từ cuối thời Đề-Đốc Cang, qua Tướng Khang, qua Đại-Tá Phấn qua Đại-Tướng Viên, nay Hải-Quân mới có thời-gian ổn-định dưới quyền Tư-Lệnh Chơn để bành-trướng mạnh.

 

 

Đại-tướng Cao-Văn-Viên

 

Khủng-hoảng trong Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân

            Khi HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền nắm quyền Tư-Lệnh HQVN, yếu-tố chính-trị lần đầu ảnh-hưởng mạnh đến Hải-Quân[266]. Đại-Tá Quyền chết v́ trung-thành với Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm, không ủng-hộ phe đảo-chính. Ông đă bị một thuộc-cấp hạ-sát.[267]

Thay thế Đại-Tá Quyền, HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang thăng-cấp Đại-tá, rồi Phó Đề-Đốc[268], rồi Đề-Đốc rất nhanh (vào năm 1965). Ngày 8 tháng 4 năm 1965, Đề-Đốc Cang bị 3 vị Chỉ-huy Lực-Lượng và nhiều-Đơn-Vị-Trưởng tố-cáo có liên-hệ đến những vụ điều-hành một cách bất-hợp-pháp đoàn thương-thuyền. Tất cả hai phe đều bị ngưng-chức để điều-tra. Tướng Lê-Nguyên-Khang, TL/TQLC được tạm-thời Xử-Lư Thường-vụ Chức-Vụ TL/Hải-Quân. Rồi HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn, vị Tham-Mưu-Trưởng của Đề-Đốc Cang lên Quyền Tư-Lệnh. Đại-Tá Phấn cũng không ở lâu. Các Sĩ-Quan liên-hệ tới cuộc lật đổ Đề-Đốc Cang đều trở lại chức-vụ trừ vị Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực.

Trong giai-đoạn này, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH chỉ-định HQ Trung-Tá Nguyễn-Đức-Vân làm Tư-lệnh. Tuy Ông Vân bất-tuân thượng-lệnh không nhậm-chức nhưng v́ lầm lẫn sao đó, các ấn-bản của Jane's Fighting Ships 1967, 1968, 1969 đều ghi tên Ông Nguyễn Nức Vân (đánh máy sai tên Nguyễn-Đức-Vân) là Tổng-Tư-Lệnh (Commader-in-Chief). Cũng trong trang đó, Jane's Fighting Ships lai ghi tên các Ông Trần-Văn-Phấn và Trần-Văn-Chơn là Tư-Lệnh Hải-Quân CNO (Chief of Naval Operations).[269]

            Sự khủng-hoảng Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân kéo theo nhiều-mất mát quan-trọng khác về nhân-sự. Nhiều-Sĩ-Quan thâm-niên có khả-năng phải biệt-phái các cơ-quan ngoài Hải-Quân[270]. Ngày 8-9-1966, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, đương-kim Tổng Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH, kiêm-nhiệm luôn chức-vụ TL/ Hải-Quân. Hải-Quân vốn từ khi thành-lập, không phải là một thành-viên cao-cấp trong Hội-đồng Quân-Lực, nay tuy không có Đô-Đốc Tư-Lệnh nhưng lần này, ít nhất Hải-Quân có chút tiếng nói của ḿnh tại Hội-đồng đó. Đại-tướng Viên t́m người thay-thế và HQ Trung-Tá Trần-văn-Chơn được đề-bạt vào chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.

 

Sai-lầm lớn của Chính-phủ Mỹ

            Hoa-Kỳ lập-quốc nhờ đánh bại chính-quyền thuộc-địa của người Anh tại Bắc-Mỹ. Hoa-Kỳ cũng thực-dân, theo chân Anh, Pháp, Tây-Ban-Nha một thời-gian nhưng từ-bỏ chính-sách thuộc-địa rất sớm. Người Hoa-Kỳ có lư-tưởng cao-quư là luôn-luôn tranh-đấu cho Tự-Do, giúp-đỡ các dân-tộc khác chận đứng độc-tài Cộng-Sản. Tuy vậy tại Việt-Nam, chính-quyền Mỹ đă sai-lầm trong chính-sách. Thay v́ trợ-giúp phương-tiện, họ đă nhúng ta can-thiệp khiến t́nh-thế Việt-Nam Cộng-Ḥa thêm suy đồi. Các chính-phủ liên-tiếp nhau từ thời John F. Kennedy không nghe theo những khuyến cáo của nhiều-thức-giả. Những tiết-lộ sau cuộc chiến cho biết có rất nhiều-đề-nghị quan-trọng của cơ-quan T́nh-Báo Trung-Ương Hoa-Kỳ CIA[271] cũng bị bỏ qua. Cuối cùng khi biết ḿnh đă thất-bại không thắng được, họ ra rút chân ra làm sụp đổ tất cả những ǵ mà người Việt Quốc-gia đă xây-dựng được.

            Các giới-chức Việt-Mỹ trong chính-phủ, dân-sự cũng như quân-sự đă từng lên tiếng chỉ-trích[272] và đề-nghị biện-pháp thay đổi chính-sách, chiến-lược, chiến-thuật ngay từ những năm đầu của thập-niên 1960. Khi làm việc tại Việt-Nam, Tướng Taylor đă phản-đối quyết-liệt dự-tính đổ-bộ quân Mỹ vào Việt-Nam ngay từ đầu thập-niên 1960. Vào năm 1965, tướng Taylor nói như sau:

"Quân-nhân da (mặt) trắng được trang-bị và huấn-luyện theo phương-cách không thích-hợp (chút nào) cho cuộc chiến-tranh chống du-kích tại các vùng rừng núi Á-Châu. Người Pháp đă từng nỗ-lực thích-nghi lực-lượng của họ trong nhiệm-vụ đó và đă thất-bại. Tôi rất nghi ngờ rằng Quân-lực Hoa-Kỳ có thể làm tốt hơn họ nhiều được.

.. Sau hết, một câu hỏi đă có từ lâu (mà vẫn không có câu trả lời) là làm thế nào một người lính ngoại-quốc lại có thể phân-biệt được một tên Việt-Cộng với một người nông-dân Việt-Nam ở phía chúng ta. Khi nh́n ra hàng loạt những khó-khăn (tương-tự như vậy), tôi nghĩ răng chúng ta phải thay đổi chính-sách và giữ cho những lực-lượng bộ-chiến của Hoa-Kỳ không nên trực-tiếp tham-chiến trong cuộc chiến chống nổi dậy.” [273]

 

Chuyện đáng nhớ: 12 Đô-Đốc và 1 Tướng làm việc chung

            Ai cũng biết ḍng dơi danh-tướng của Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư-lệnh các Hạm-Đội HQHK tại Thái-B́nh-Dương (1963 - 1964) và Tổng Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Thái-B́nh-Dương (1964 - 1968). Ông là con cháu của Tổng-Thống Ulysses Grant, vị Đại-tướng góp công lớn chiến-thắng cuộc chiến Nam Bắc, thống-nhất quốc-gia Hoa-Kỳ.[274]

Là Sĩ-Quan HQHK cấp Đô-Đốc có trách-nhiệm liên-hệ lâu dài nhất đến chiến-tranh Việt-Nam. Ngay từ đầu khi nhậm-chức, Đô-Đốc Sharp thấy rằng phải hành-động quyết-liệt ngay. Ông muốn lập-tức phong-tỏa Bắc-Việt đồng-thời dốc toàn-lực tiêu-diệt Cộng-Quân ở miền Nam. Đề-nghị không được chấp-thuận, Đô-Đốc Sharp rất bất-b́nh với kế-hoạch "leo thang chiến-tranh, tră đũa thụ-động có tính-toán" của chính-phủ Hoa-Kỳ. Ông viết ra nguyên một cuốn sách rất nổi-tiếng, cuốn "Strategy for Defeat". Nhan-đề cuốn sách tuy ngắn gọn nhưng đă nói lên tất cả nội-dung của nó: Chiến-lược (như thế này sẽ chỉ đưa đến) bại-trận (mà thôi!)[275]. Làm thế nào mà thắng trận được nếu như quân-đội đồng-minh không chủ-động tấn-công và luôn-luôn thụ-động, chỉ được gia-tăng áp-lực khi địch đánh-phá ḿnh?!

Trong cuốn sách "In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam", Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng Hoa-kỳ Robert S. McNamara hồi-tưởng rằng sau nhiều biến-chuyển (xấu) xảy ra ít lâu, Ông suy-nghĩ rất nhiều, có lúc đă nghĩ rằng Ông đáng lẽ phải bị cách-chức (get fired). Cuối cùng McNamara phải quyết-định nạp đơn từ-nhiệm.[276] McNamara thấy hối-hận v́ đă chỉ-đạo sai lầm cuộc chiến, bỏ ngoài tai những khuyến-cáo của chính những người phụ-tá và lời đề-nghị của một số thức-giả thời đó.

Khi tham-khảo chiến-sử Hoa-Kỳ, nhiều-người thông-cảm cho nỗi thất-vọng của Đô-Đốc Sharp. Một số khác đă bỏ quên một biến-cố mà khi các quân-nhân Hải-Quân đọc tới th́ khó mà quên được. Chính Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng McNamara cũng có biết rơ câu chuyện này.

Đó là Bản Tường-tŕnh của “Ủy-Ban Đánh Giá T́nh-H́nh Việt-Nam” có tên là “Navy Vietnam Appraisal Group” năm 1967. Những Sĩ-Quan HQHK liên-hệ tới gồm có Cựu Đề-Đốc Eugene J. Carroll, Đề-Đốc Gene R. LaRocque cùng 10 vị Tướng Hải-Quân và 1 Tướng Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-kỳ. Ủy-Ban thành-lập theo chỉ-thị của Bộ-Trưởng Hải-Quân Paul Nitze với một thành-phần quy-tụ đông đảo các ngôi sao uy-tín dang lên (carreer on fast track) như chưa từng có trong cuộc chiến. "Quần-tinh" này đích-thân thu-thập mọi yếu-tố, duyệt-xét các kế-hoạch, gặp gỡ, hỏi han tận nơi những người lính và nhân-viên thấp nhất; phỏng-vấn chức-quyền trách-nhiệm tham-mưu và chiến-trường, khảo-sát tận chỗ trong đất liền và ngoài biển cả, ở Hoa-Kỳ cũng như tại Việt-Nam. Ủy-ban (cộng lại là 25 ngôi sao) làm việc liên-tục suốt 6 tháng trời ḍng dă. Kết-luận của Bản Tường-tŕnh “25 ngôi sao” là một thứ chuông cấp-báo sự lâm-nguy: Những biện-pháp đang thi-hành không thể tạo nên chiến-thắng.[277]

            Người ta biết rằng tiếp theo cuộc khảo-sát này ít tháng, Hà-Nội mở cuộc Tổng Tấn-Công Tết Mậu-Thân vào đầu năm 1968. Như vậy, cho dù Bản Tường-tŕnh của "Vietnam Appraisal Group” này có làm cho những nhân-vật điều-hành chiến-tranh tỉnh-ngộ, nó cũng đă ra đời hơi trễ: v́ áp-lực phản-chiến, Hoa-kỳ rút quân ra vào cuối năm 1968.

 

Tại sao và Năm Người Im-Lặng

            Không phải chỉ đến lúc này (năm 2002), chúng ta mới biết những sai-lầm của kế-sách Mỹ trong chiến-tranh Việt-Nam. Người ta đă biết rơ hậu-quả thất-bại khi lực-lượng can-thiệp chưa lên đến mức tối đa (1963 - Giữa 1965). Những câu hỏi tại sao đă được đặt ra nhiều lần: “Đă biết là sai-lầm mà c̣n làm, Tại sao?”

Tại-sao Tổng-Thống Johnson lại chỉ-đạo một chiến-lược nửa chừng? Leo thang theo áp-lực th́ đâu có chiến-lược ǵ! Hoa-kỳ là một nước dân-chủ tiền-tiến với tổ-chức ba ngành lập-pháo, tư-pháp, hành-pháp hoạt-động hữu-hiệu; tất phải có nhiều ngườ́ trách-nhiệm. Đến khi Quân-lực nhận trách-nhiệm thi-hành, các giới chức Chỉ-huy Quân-lực có phải đă mù-quáng không?

H.R. McMaster khi nghiên-cứu việc này, nhận thấy tinh-thần trách-nhiệm là vấn-đề chính. Tác-giả tŕnh-bày quan-điểm của Ông qua một cuốn sách nhan-dề rất dài "Trốn-trách Nghĩa-vụ: Lyndon Johnson, Robert McNamara, Bộ Tham-mưu Liên-quân, và Dối Trá đưa đến kết-quả (thất-trận tại) Việt-Nam". Là một quân-nhân, tác-giả McMaster đặc-biệt nhấn mạnh là nên bỏ mấy chính-trị gia ra ngoài hậu-xét, mà phải ghi-nhận trách-nhiệm nặng nề nhất thuộc về "5 Người Im lặng."[278]  Đó là Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân và 4 Vị Tư-Lệnh Quân-chủng đă lặng thinh, để mặc cho các bạn đồng-đội của ḿnh hy-sinh một cách vô-ích hay sao?[279]

 

Hải-Quân Hoa-Kỳ Trực-tiếp Tham-chiến tại Việt-Nam (1966-1969)

Tuy chính-sách chính-phủ Hoa-Kỳ bất nhất như vậy, nhưng từ năm 1966 đến năm 1969, cả Lục-Quân, Không-Quân lẫn Hải-Quân Hoa-Kỳ đều trực-tiếp đổ vào tham-chiến tại Việt-Nam.

Ngày 1 tháng 4 năm 1966, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam - COMNAVFORV Commander U.S. Naval Forces, Vietnam - được thành-lập tại Sài-G̣n để chỉ-huy các đơn-vị Hải-Quân Hoa-Kỳ hoạt-động tại Việt-Nam.[280]

 

Huy-Hiệu Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam

 

Các Lực-Lượng chính gồm có:

- Lực-Lượng Tuần-Duyên: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 115 (Coast surveillance force: Task Force 115).

- Lực-Lượng Tuần-giang: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 116 (River patrol force: Task Force 116).

- Giang-lực Thủy-Bộ: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 117 (River assault force: Task Force 117 hay Mobile Riverine Force).

Các lực-lượng này phối-hợp với các thành-phần Lục-Quân hay Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ để hành-quân trong sông ng̣i..

 

Schematic Diagram of Mobile Riverine Force Operational Concept in Action! 

Quan-niệm Hành-Quân của Mobile Riverine Force – Sơ-đồ mẫu.

 

Tư-Lệnh Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam cũng chỉ-huy các cơ-sở yểm-trợ gồm:

- Cơ-sở Tiếp-Vận Hải-Quân (Naval Support Activity NSA).

- Cơ-quan Cố-Vấn Hải-Quân.

- Đoàn Ong Biển (Seebees[281]) thuộc Liên-Đoàn Công-Binh Xây Cất Hải-Quân. (3rd Naval Constraction Brigade).

- Pḥng Chuyển-Vận Bằng Đường Biển của Quân-Đội Hoa-Kỳ tại Việt-Nam MSTS (Military Sea Transportation Office Việt-Nam).

- Phi-Đoàn Trực-Thăng Vơ-trang và Phóng-Pháo (gồm 35 chiếc trực-thăng vơ-trang Seawolf và 15 Phóng-pháo-cơ Bronco OV10).

- Liên-Đoàn Người Nhái (SEAL).

            Với những phương-tiện thật dồi-dào, Hải-Quân Hoa-Kỳ thành-lập ngay Phi-Đoàn 3 Trực-Thăng vơ-trang (Helicopter Attack Light Squadron 3) tại Vũng Tàu để yểm-trợ cho Lực-Lượng 116 về phi-pháo, quan-sát và tản-thương. Cho đến tháng 9 năm 1968, Phi-Đoàn này tăng-phái thường- xuyên một Phi-Đội (2 trực-thăng) cho các nơi sau: Nhà Bè, B́nh Thủy, Đồng Tâm, Rạch Giá, Vĩnh Long và trên 3 Dương-Vận-Hạm thả neo trên sống Cửu Long. Các Trực-thăng Vơ-trang được trang-bị các dàn phóng hỏa-tiễn 2.75 inches, đại-liên 50, và trung-liên M60 v.v...là một loại phi-cơ yểm-trợ rất hữu-hiệu cho loại hành-quân này. Về sau, Phi-Đoàn được tăng-cường thêm 15 Phóng-pháo-cơ Bronco OV10. Phi-cơ này được trang-bị từ 8 đến 15 hỏa-tiễn 5 inches, và 19 hỏa-tiễn 2.75 inches, 4 trung-liên 60 và 1 đại-bác 20 ly.[282]

 

 

Phóng-pháo-cơ Bronco OV10.

 

Thành-quả của Công-tác Tuần-duyên

Có những con số ước-lượng khác nhau về mức-độ xâm-nhập bằng đường biển của Cộng-Sản Bắc-Việt. Tỷ-lệ cao nhất đă ước-lượng có tới trên 80 phần trăm số quân-dụng của Cộng-Sản miền Nam được chuyển bằng đường biển trong những năm đầu của cuộc chiến. Đại-tướng William C. Westmoreland cho biết số lượng trưng-binh lớn lao là 80% trước 1965 đă được hạ xuống một con số nhỏ bé 10% vào cuối năm 1965 nhờ vào kế-hoạch tuần-dương hỗn-hợp.[283]

            Theo báo-cáo của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Trục-Lôi-Hạm MSO và Khu-Trục-Hạm DER[284]260 là hai loại chiến-hạm được dùng đầu-tiên để tuần-tiễu viễn-duyên ở Việt-Nam. Sau năm đầu sử-dụng, họ rút đi Trục-Lôi-Hạm MSO v́ khả-năng không thích-hợp và v́ thiếu hẳn Hải-pháo yểm-trợ. Riêng Khu-Trục-Hạm DER hiện-diện liên-tục từ 1963 đến những ngày chót của HQHK tại Việt-Nam. Hai chiếc loại này đă được chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam trở thành HQ. 1 và HQ. 4.

 

H́nh-ảnh Trục-Lôi-Hạm MSO của HQHK

 

            Theo W. J. Moredock[285] và Harold W. Seagal[286], DER chính là xương sống của Lực-Lượng Task Force 115. Trung-Tâm Chiến-Báo (TTCB - CIC: Combat Information Center) của chiến-hạm được trang-bị tối-tân không thua ǵ CIC của Tuần-Dương-Hạm Cruiser, loại chiến-hạm hùng-hậu nhất của Market Time. Đă có đề-nghị xin biến cải DER thành Khu-Trục-Hạm Tuần-thám Cấp-cứu (DESR - Destroyer Surveillance Rescue). DERS sẽ được trang-bị thêm một Trực-thăng hoạt-động mọi thời-tiết Kaman UH-2A Seasprite. Băi đáp và nhà chứa phi-cơ thiết-trí phía sau lái.

Sau này khi có chiến-hạm WHEC của Lực-lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ tham-chiến. lại có báo-cáo khác như sau: loại DER nhanh hơn, dễ vận-chuyển hơn chiếc WHEC chậm chạp và nặng-nề. Nhờ sân tàu đằng lái thấp, nhân-viên DER dễ dàng khám-xét ghe thuyền.

 

 

DER là xương sống của Lực-Lượng Task Force 115 tuần-tiễu Biển Đông.


 

Chương 4

 

Giai-đoạn bành-trướng

(1967-1972)

 

Năm 1967

            Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa đi vào giai-đoạn bành-trướng khi nhu-cầu tác-chiến gia-tăng trong khi quân-đội Hoa-kỳ và đồng-minh t́m cách rút chân ra khỏi Việt-Nam.

            - Tháng 5 năm 1967, lần đầu-tiên Giang-Lực được gửi đi hoạt-động ngoài khu-vực châu-thổ Nam-phần. Giang--Đoàn 32 Xung-Phong được mang ra Thuận-An, Thừa-Thiên để hoạt-động trong vùng hạ-lưu sông Hương và cũng để yểm-trợ cho Sư-Đoăn 1 Bộ-Binh.[287]

            - Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa - với quân-số gần chín ngàn Sĩ-Quan, 27 ngàn Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-viên - là một lực-lượng Hải-Quân lớn vào hàng thứ 14 trên toàn thế-giới.

            Hải-Lực nhận thêm 4 PGM, HQ. 616 Hoàng-Sa, HQ. 617 Phú Quí, HQ. 618 Ḥn Tróc, và Thổ Châu HQ. 619.[288]

            - Ngày 15 tháng 7 năm 1967, tàu số 459 của Cộng-Sản Bắc-Việt bị đánh đắm tại Cửa Sa-Kỳ. Trong khi bị theo dơi ngoài khơi Mùi Ba Làng An, Quảng-Ngăi; chiếc tàu đă xóa số hiệu thay bằng số 411 trong đêm 13 tháng 7. Khi bị chận lại tra xét, tàu xâm-nhập đă bắn trả chiến-hạm tuần-tiễu nên bị hải-pháo Việt-Mỹ bắn cháy và nổ tung. Tuy bị nổ tung, nhưng trong số khoảng 90 tấn vũ-khí trên tàu, lực-lượng trục-vớt vẫn c̣n lấy được tới 1200 súng đủ loại và rất nhiều đạn dược.[289]

            - Một chiến-công nữa đáng đề-cập đến trong năm 1967 là trận đột-kích của Người Nhái HQVNCH phối-hợp với HQHK vào mật-khu Ḥn Hèo ngày 2 tháng 7 năm 1967. Chỉ có hai nhóm Người Nhái dùng xuồng cao-xu đổ-bộ từ ngoăi khơi vào một vị-trí ở phiá Tây của Núi Binh-Nhơn trên đảo Ḥn Hèo, quân ta nhờ bất ngờ đă bắn hạ được 2 Cán-bộ Cộng-Sản cấp Huyện-Ủy và bắt sống hai tên khác. Nhờ tài-liệu tịch-thu được tại mật-khu này, Cơ-quan An-ninh đă phá tan được một loạt các cơ-sở nằm vùng của chúng tại Nha-Trang và Khánh Ḥa. Hoạt-động đặc-công Việt-Cộng suy-giảm hẳn trong vùng này.

            - Tại Vùng 1 Duyên-Hải (V1ZH), hoạt-động phối-hợp của HQVN và đồng-minh gây nhiều-thất-bại cho địch. Quân Cộng-Sản cố-gắng phản-công.

Một trong những khu-vực chúng cần kiểm-soát hoàn-toàn, đồng-thời cũng để lấy lại uy-thế với dân là vùng cửa sông Quảng-Ngăi. Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 8 năm 1967, hai Tiểu-Đoàn Việt-Cộng đồng-loạt tấn-công Duyên-Đoàn 16. Mục-đích của chúng là tiêu-diệt cứ-điểm quan-trọng này đă không hoàn-toàn thành-công. Duyên-Đoàn-Trưởng là HQ Trung-Úy Nguyễn-Ngọc-Thông bị tử-trận và căn-cứ bị địch tràn ngập. Chiến-hạm, chiến-đĩnh của ta cùng các đơn-vị bạn đă phản-công mau chóng. Địch phải rút lui sau ít giờ giao-tranh và quân ta tái-chiếm lại căn-cứ.[290] 

Duyên-Đoàn 16 nằm về phía Nam của cửa Sông Trà-Khúc (Quảng Ngăi).

.

Nới rộng Vùng Tuần-Dương

Theo Đạo Dụ thành-lập Hải-Quân năm 1952 và các văn-kiện liên-hệ quy-định, nhiệm-vụ HQVN bao gồm công-tác canh-pḥng và kiểm-soát miền duyên-hải, hải-đảo cùng các thủy-lộ nội-địa. Với phương-tiện cơ-hữu nghèo nàn, lại phải kiểm-soát an-ninh vùng duyên-hải dài hơn 1,200 cây số, Hải-Quân Việt-Nam đă cố-gắng nhưng rơ-ràng là không có đủ khả-năng.

            Trong nỗ-lực trợ-giúp HQVN đủ khả-năng kiểm-soát duyên-hải, năm 1965, HQHK thành-lập Lực-Lượng Duyên-Pḥng mang số 115 -TASK FORCE 115. Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng - CTF-115 (Commander Task Force) đồn-trú tại CamRanh.

Cuộc hành-quân tuần-tiễu Biển Đông của Hải-Quân Mỹ và Hải-Quân VN phối-hợp được đặt tên là: Market Time. Lúc đầu, Hải-Quân VN đảm-trách tuần-tiễu cận-duyên (Inner Barrier). Hải-Quân Mỹ đảm-trách 8 vùng tuần-tiễu viễn-duyên (Outer Barrier). Các Chỉ-huy-Trưởng Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ CHT Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm đảm-trách tuần-tiễu cận-duyên (inner barrier).

Duyên-hải VNCH được chia thành 51 khu cận-duyên. Sau khi Cộng-Sản lợi-dụng khu-vực Cảng Sihanoukville làm đầu cầu xâm-nhập đường biển, Hải-Quân Việt-Mỹ quyết-định thiết-lập thêm 1 vùng viễn-duyên thứ 9 tại khu-vực phía Tây V4DH vào đầu năm 1970. Có thêm 3 khu cận-duyên bên trong vùng viễn-duyên này được thành-lập thêm cho phù-hợp. Việc phân-chia 9 vùng viễn-duyên và 54 khu cận-duyên tiếp-tục từ 1970 đến 1975.

 

 

Mạng lưới Kiểm-soát Duyên-Hải VNCH với 9 Vùng Viễn-Duyên và các Vùng Cận-Duyên phụ-thuộc

 

 

Cao-điểm của các Giang-Đoàn Xung-Phong

Khởi đi từ mấy chiếc tiểu-đĩnh nhỏ bé cũ kỹ vào tháng 4 năm 1953, các Giang-Đoàn Xung-Phong lớn mạnh đến mức tối-đa sau 15 năm hoạt-động. Vào đầu năm 1968, tổng-số lên tới 13 Giang-Đoàn. Ngoài 12 Giang-Đoàn hoạt-động tại Nam-phần, một Giang-Đoàn ở Trung-phần. Đó là Giang-Đoàn 32 XP, lúc thành-lập dự-trù đi cặp với GĐ 26XP tại Long-Xuyên, v́ nhu-cầu hành-quân nên hoạt-động biệt-lập với các Giang-Đoàn Xung-phong bạn khác.

Tuy các Giang-Đoàn cũng hay di-chuyển nhiều-nơi, nhưng những căn-cứ chính đóng tại các địa-điểm sau:

GĐ21XP đồn-trú tại Mỹ Tho

GĐ22XP đồn-trú tại Nhà Bè, gần Sài-G̣n

GĐ23XP đồn-trú tại Vĩnh Long

GĐ24XP đồn-trú tại Tân An

GĐ25XP đồn-trú tại Cần Thơ

GĐ26XP đồn-trú tại Long-Xuyên

GĐ27XP đồn-trú tại Sài-G̣n, Mỹ-Tho và Lưu-đông

GĐ28XP đồn-trú tại Sài-G̣n

GĐ29XP đồn-trú tại Cần Tho

GĐ30XP đồn-trú tại Sài-G̣n

GĐ31XP đồn-trú tại Vĩnh Long

GĐ32XP đồn-trú tại Thừa-Thiên

GĐ33XP đồn-trú tại Mỹ Tho

            Vai tṛ "độc-diễn" của Giang-Đoàn Xung-phong mờ nhạt một phần khi các Lực-Lượng mới với những Giang-đĩnh tối-tân hơn xuất-hiện và tham-chiến. Các Tiểu-Giáp-Đĩnh TCAN/FOM của GĐXP danh-tiếng thời xưa đă quá già nua. Thay thế cho nó là loại Tuần-Giang-Đĩnh RPC, tuy chạy nhanh hơn nhưng không thích-hợp khi tác-chiến trong các kinh rạch nhỏ bé khắp nơi.

 

Nhu-cầu mới: Giang-Đĩnh có Vận-tốc cao

            Nhu-cầu chiến-trường đ̣i-hỏi những giang-đĩnh có vận-tốc cao mà các giang-đĩnh Việt-Nam lúc đó, theo các cơ-quan T́nh-báo Mỹ th́ di-chuyển quá chậm chạp.[291]

            Miền Nam Việt-Nam (Vùng 3 và 4 Sông-Ng̣i) có hệ-thống kinh rạch dài 5,555Km (khoảng 3,000 hải-lư - Nautical Miles) chằng-chịt như mạng nhện, nên việc tổ-chức các cuộc tuần-tiễu ngăn-chặn, phục-kích hay hành-quân truy lùng để tiêu-diệt địch hết sức phức-tạp; mang tính-chất đặc-thù của một " Brown-Water-Navy ". Chính Đại-Tá Burton B. Witham, Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-nhiệm 116 Hảỉ-Quân Hoa-Kỳ cũng đă thừa-nhận những khó-khăn trở ngại mà họ đă vấp phải khi thi-hành nhiệm-vụ trên " địa-h́nh bát-quái" (Eight sign terrain) này. Theo ông ta, giang-đĩnh thích nghi phải là loại có tốc-độ cao, vận-chuyển xoay đầu 180 độ dễ-dàng trong kinh rạch chật hẹp, và hỏa-lực thực hùng-hậu trấn-áp được đối phương để vượt qua thủy-tŕnh quá nhỏ mỗi khi bị phục-kích. Riêng tại vùng biên-giới Việt-Miên tỉnh Châu-Đốc, Giang-Tốc-Đĩnh PBR (Patrol Boat River) được xem là thích-ứng nhất.[292]

 

 

Giang-Tốc-Đĩnh PBR (Patrol Boat River) được xem là rất hửu-hiệu trong việc tuần-giang. (Tranh vẽ của Họa Sĩ Vũ Khai Cơ - Úc Châu).

 

Cuộc hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần

Vào tháng 1/67, Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam có dịp hoạt-động phối-hợp với Hải-Quân Hoa-Kỳ trong cuộc hành-quân Deck House V/Sóng Thần tại Mật-khu Thạnh Phong, Cù-lao Thạnh Phú thuộc tỉnh Kiến Ḥa.

            Tổ-chức Lực-Lượng của Chiến-Đoàn B Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam gồm có:

* Bộ Chỉ-Huy Chiến-Đoàn: Chiến-Đoàn-Trưởng, Trung-Tá Tôn Thất Soạn.

* 3 Tiểu-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến gồm:

- Tiểu-Đoàn 3 Thủy-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Nguyễn Thế Lương

- Tiểu-Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Nguyễn Thành Trí

- Tiểu-Đoàn 6 Thủy-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Phạm-Văn-Chung.

* Một pháo-đội 105 ly.[293]

Lực-Lượng Đặc-nhiệm Thủy-Bộ của Hải-Quân Hoa-Kỳ đă cung-cấp tàu để chuyển quân, từ vùng tập-trung Vũng Tàu đến vùng đổ-bộ Kiến Ḥa. Đơn-vị Thủy-xa của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ chở các Đại đội Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam tiến chiếm các băi đổ-bộ làm đầu cầu. Trực-thăng của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ trực-thăng-vận vào các mục-tiêu sâu trong đất liền. Hải-pháo và phi-pháo yểm-trợ khi cần. Vùng hành-quân của Chiến-Đoàn B Thủy-Quân Lục-Chiến:

 

 

H́nh-ảnh quen-thuộc của một cuộc đổ-bộ Thủy-Xa TQLC

 

Mật-khu Thạnh Phong, Cù-lao Thạnh Phú thuộc tỉnh Kiến Ḥa nằm trong lănh-thổ Quân-Đoàn 4, Quân-Khu 4. Đây là một vùng śnh lầy ngập nước, sông rạch chằng chịt, dân-cư thưa thớt. Lợi-dụng địa-thế hiểm-trở, Việt-cộng đă lập các Công-binh-xưởng, căn-cứ hậu-cần, và địa-điểm trú quân cho các đơn-vị của chúng. V́ địa-thế hiểm-trở, và không đủ phương-tiện yểm-trợ nên Vùng 4 ít khi tổ-chức hành-quân vào mật-khu Thạnh Phong này.

Tuy cuộc hành-quân không mang lại chiến-thắng lớn hoặc thành-quả quân-sự nào đáng kể v́ không đụng lực-lượng Cộng-Quân, nhưng nó đă nổi bật với những yếu-tố sau đây:

1. Trong cuộc chiến-tranh Việt-Nam, đây là một cuộc hành-quân đổ-bộ duy nhất của một Chiến-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam với đầy đủ tầm vóc, chuyên-môn, hiện đại của một binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến.

2. Các cấp chỉ-huy hành-quân và tham-mưu có dịp phối-hợp hành-quân soạn-thảo kế-hoạch đổ-bộ thật-sự và có tầm vóc quốc-tế.

3. Các quân-nhân của những Tiểu-Đoàn tác-chiến có cơ-hội học hỏi được nhiều-điều-bổ-ích về sinh-hoạt cũng như về chuyên-môn của Binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến, như leo lưới, đổ-bộ trên các loại tàu tối-tân. Sĩ-Quan các cấp có được khái-niệm về hành-quân Thủy-bộ thật sự.

4. Chứng tỏ cho địch biết rằng, không có địa-thế nào là "bất-khả xâm-phạm" đối với đoàn quân lưỡng-thế và tinh-nhuệ như chúng ta - Binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.[294]

 

Thanh-Thư Tàu Thuyền Cận-Duyên

            Một số công-tác điều-nghiên trước hết dùng cho quân-sự, nhưng lại rất hữu-ích cho những nhà khảo-cứu về khảo-cổ, văn-hóa, hàng-hải sau này. Nhờ ngân-khoản và phương-tiện dồi-dào của quân-đội Việt-Mỹ nói chung, Hải-Quân nói riêng, các quân-nhân Hải-Quân phối-hợp với Pḥng Thí-Nghiệm Columbus và Trung-Tâm Phát-Triển Khả-Năng Tác-Chiến đă thống-kê được nhiều-dữ-kiện về các tàu thuyền cận-duyên của Miền Nam Việt-Nam. Công-tác liên-hệ đến hàng trăm người kể cả quân-nhân lẫn dân-sự mang lại kết-quả là sự ra đời của hai cuốn sách có uy-tín và quen thuộc với Hải-Quân và các giới hàng hải VNCH vào hai thập-niên 1960 & 1970:

- Hải-Thuyền Thanh-Thư (Junk Blue Book: A Hanbook of Junks of South Việtnam). Cuốn sách này phát-hành năm 1963, nhỏ hơn cuốn thứ hai (phát-hành năm 1967), nghiêng nhiều-về khía-cạnh khảo-cổ hàng-hải khi bàn đến những đặc-điểm văn-hoá như truyền-thống, nguồn gốc và sự tiến-hoá của ghe thuyền Việt-Nam.[295]271

Các soạn-thảo-viên của "Advanced Research Project Agency" đặc-biệt lưu-ư đến sự phát-sinh loại-thuyền nhiều-thân Outrigger. Theo đó, Outrigger là những thân-phụ nằm bên ngoài phần thân chính-yếu. Chúng tác-dụng như những phao nổi làm tăng thêm sự bền-vững cho thuyền, tránh cho thuyền khỏi lật úp. Ngày nay ta không thấy loại ghe thuyền hai, ba thân ở Việt-Nam; nhưng những nhà nghiên-cứu này cho biết là dân Việt-Nam ta ngày xưa có sử-dụng (báo-cáo của Advanced Research Project Agency, 1962, trang A - 1-5.) Theo đó kỹ-thuật hàng-hải Việt-Nam thời cổ đă có ảnh-hưởng lan tràn qua cả Đại-Dương-Châu, vượt qua hai đại-dương Thái-B́nh sang Mỹ-Châu và Ấn-Độ sang vùng Cận Đông.

- Thanh-Thư về Tàu Thuyền Cận-Duyên Miền Nam Việt-Nam, Blue Book of Coastal Vessels, South Vietnam (Remote Area Conflict Information Center, Columbus, Ohio, 1967.) Đây là một cuốn sách ngoại-khổ, tài-liệu chính-yếu để Hải-Quân Việt-Nam nhận dạng ghe thuyền địa-phương hay xâm-nhập.

Một số tài-liệu quư-giá về thuyền bè trong thập-niên 1960 được ghi chép lại như sau:

- Tài-liệu kỹ-thuật, vật-liệu, thời-gian và phí-tổn đóng thuyền.

- Cách-thức bảo-tŕ thuyền bè và dụng-cụ hàng-hải, ngư-nghiệp.

- Các loại cá và ngư-trường.

 

 

Một Trang Quan-trọng của cuốn Sách “Hải-Thuyền Thanh-Thư” (Junk Blue Book: A Hanbook of Junks of South Việtnam).

 

Neo Tuổi Vàng, Thi-phẩm của tuổi Trưởng-thành.

            Hải-Quân VNCH có nhiều-văn, thi, nhạc-sĩ sáng-tác đủ mọi cấp-bậc, từ cấp Thủy-thủ như Anh-Thi, cho đến cấp Tư-Lệnh Vùng Duyên-Hải. Người trẻ tuổi ca-tụng t́nh yêu say đắm, người trưởng-thành trân-quư đoạn đời vàng ngọc, thông-hiểu thêm nhiều-điều-lư-tưởng cao-qúy hơn trong lẽ sống.

Tập thơ "Neo Tuổi Vàng"[296] đánh dấu đỉnh cao thi-tài của thi-sĩ Hữu-Phương, tức HQ Trung-Tá Nguyễn-Hữu-Chí[297]. Ông làm thơ từ lúc c̣n là sinh-viên và đây là tác-phẩm được xuất-bản khi Ông đang nắm quyền chỉ-huy Hải-Quân cả một vùng biển rộng lớn trong Vịnh Thái-Lan. Trước đây, những người yêu thơ Ông cũng đă t́m thấy nỗi-niềm tâm-sự của một người Lính Biển qua các tập thơ Tâm-Sự Người Đi Biển, Luống Biển.

 

 

Năm 1968

            Vào đầu năm 1968, Việt-Cộng mở cuộc Tổng-Công-Kích - Tổng-Khởi-Nghiă trên khắp lănh-thổ của Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Tết Mậu Thân 1968[298].

Như nhiều-nhà nghiên-cứu khách-quan, James Wirtz thấy rằng quân-đội Hoa-kỳ hoàn-toàn bị bất ngờ và ngành T́nh-Báo của họ thất-bại lớn (The Tet Offensive: Intelligence Failure in War).[299] Trong khi đó, theo các tài-liệu của Bộ Tồng-Tham-Mưu QLVNCH và của Sử-gia Phạm-Văn-Sơn th́ một số đơn-vị Quân-lực VNCH tại địa-phương đă nhận ra sự điều-động của quân Cộng-Sản, nên có đề-pḥng. Nhờ những biện-pháp đề-pḥng tại chỗ như vậy mà địch-quân không hoàn-toàn thi-hành được việc tổng-tấn-công, nhiều-ít góp công giữ vững Miền Nam Tự-Do.

Hải-Quân bảo-toàn lực-lượng, không bị thiệt-hại ǵ đáng kể lại c̣n yểm-trợ đắc-lực quân bạn tái-chiếm nhiều-vị-trí quan-trọng... Đại-Tướng Westmoreland, Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Việt-Nam đă nói một câu có ư-nghiă: “Hải-Quân đă cứu nguy toàn vùng Châu-thổ Cửu-Long-Giang.”

Các Giang-Đoàn 21XP, 23XP trở thành những đơn-vị giang-lực đầu-tiên của HQVNCH được tuyên-công đơn-vị đồng-minh US Navy Unit Commandation của Hoa-Kỳ[300].276

            Kể từ tháng 2 năm 1968, công-tác huấn-luyện chính của HQVNCH được phối-trí lại, giao-phó cho 3 trung-tâm:

- Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang chuyên đào-tạo Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan.

- Trung-Tâm Huấn-Luyện Cam Ranh huấn-luyện căn-bản quân-sự và đào-tạo Thủy-thủ.

- Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc Sài-G̣n có trường Huấn-luyện Ngoài Khơi và các lớp trau dồi thêm về kỹ-thuật cũng như kiến-thức chuyên-môn.

            Tháng 3, để tăng-cường cho Hải-Quân Việt-Nam, Đồng-minh Hoa-kỳ gửi 10 Quân-Vận-Đĩnh ATC, 3 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor và 1 Soái-Đĩnh Thủy-bộ đến hoạt-động tại Vùng 1 Duyên-Hải.

            Tháng 6, Giang-Lực nhận nhiều-Giang-Tốc-Đĩnh PBR (River Boat, Patrol) theo tinh-thần viện-trợ của chương-tŕnh MAP (Military Assistance Program).

 

Đời sống khó-khăn khi đồng Dollar và người Mỹ vào Việt-Nam

            Đời sống vật-chất trở nên khó-khăn đặc-biệt cho những quân-nhân có gia-đ́nh. Đồng Dollar theo chân người Mỹ vào Việt-Nam đă làm suy giảm nặng nề giá-trị của tiền-tệ Việt-Nam. Măc dù tiền lương tăng dần dần tới 30% sau 3 năm, lương của một Đại-Úy Hạm-Trưởng với vợ con chỉ bằng một phần ba tiền chạy xe của một người tài-xế Taxi tại đường phố Sài-G̣n. T́nh-trạng của những gia-đ́nh thủy-thủ sinh-hoạt thiếu-thốn đến độ Phó Đô-Đốc Zumwalt phải nghĩ đến một nhiệm-vụ mới bất-thường ngoài quân-vụ là trợ-giúp các trại gia-binh xây thêm nhà cho lính và cất chuồng chăn nuôi gà vịt làm thực-phẩm.

Sự bất-lực của người lính Hải-Quân khi không cung-cấp nổi nhu-cầu sinh-sống thường ngày cho gia-đ́nh ḿnh có thể làm suy-giảm tinh-thần, gây ra sự mất mát lớn lao cho Hải-Quân nhanh hơn Công-sản. Vè lâu về dài, mức sinh-hoạt thấp theo ư-kiến của Zumwalt đáng ngại hơn là cả Việt-Cộng.[301]

            Một vài khiá-cạnh sinh-hoạt của quân-nhân Hải-Quân được miêu tả qua một cuốn tiểu-thuyết của một Sĩ-Quan Hải-Quân xuất-bản hồi đó tại Sài-G̣n[302].

 

Tướng 3 sao đầu-tiên của HQHK tại Việt-Nam

            Ngày 30 tháng 9 năm 1968, Phó Đô-Đốc Elmo R. Zumwalt, Jr. nhận quyền Tư-Lệnh Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam[303](COMNAFORV). Chỉ một tháng sau đó, vào ngày 2 tháng 11, Zumwalt hội-họp với Đại-Tướng Creighton Abrams, Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (U.S. Military Assistance Command, Vietnam - USMACV) về chương-tŕnh "Việt-Nam hoá chiến-tranh" (Accelerated Turnover to the Vietnamese - ACTOV)[304]. Theo lịch-tŕnh, Hải-Quân Hoa-kỳ sẽ từ-từ rút quân ra, chuyển-nhượng lại cho Hải-Quân Việt-Nam 500 chiến-hạm và chiến-đĩnh đủ loại. Song song với việc bàn-giao chiến-hạm, chiến-đĩnh, tất cả các Căn-cứ hành-quân và Tiền-Doanh Yểm-Trợ của Hải-Quân Hoa-Kỳ cũng được bàn-giao cho Hải-Quân Việt-Nam theo tinh-thần chương-tŕnh ACTOVLOG[305] (Accelerated Turnover of Logistics to the Vietnam), một thành-phần của ACTOV.

Theo Thomas J. Cutler, ngay giữa khi buổi họp USMACV đang hồi căng thẳng, Zumwalt cùng người phụ-tá vội vă sửa chữa lại bản báo-cáo, gạc bỏ hết mấy chữ "v -đoán" như dự-trù, có thể... Khi được mời lên thuyết-tŕnh, Phó Đô-Đốc Zumwalt c̣n hứa gia-tốc kế-hoạch bàn-giao và ước-định luôn cả hạn-kỳ hoàn-tất là ngày 30 tháng 6 năm 1970. Các điều-Zumwalt đưa ra không những đúng với những ước muốc của tướng Abrams[306], mà c̣n thực-sự ăn khớp với kế-hoạch chung. Khi đó v́ áp-lực của phe phản-chiến, chính-phủ Mỹ phải tính toán để làm sao rút chân ra khỏi Việt-Nam càng sớm càng tốt.

 

Chiến-dịch SEALORDS và First Sealord

Khi Zumwalt qua Việt-Nam th́ t́nh-trạng của Việt-Cộng đă suy-yếu hẳn sau Tết Mậu-Thân 1968. Thảm-bại nặng-nề nhất là tất cả cơ-sở hạ-tầng của Cộng-Sản, v́ kế-hoạch tổng-tấn-công sai-lầm mà bị lộ-diện và bị Việt-Nam Cộng-ḥa tiêu-diệt hết.[307]

C̣n về Lực-Lượng Hải-Quân Mỹ, quân-số đă lên đến mức tối-đa, đă gặt-hái được kinh-nghiệm nên đang hoạt-động một cách hữu-hiệu

            Hải-Quân Hoa-Kỳ có 38,386 quân-nhân lúc đó tại Việt-Nam. Ngoài Zumwalt c̣n có 3 vị Đề-Đốc 2 sao là Tư-Lệnh-Phó NAVFORV, Chỉ-Huy-Trưởng Tiếp-Vận Đà-Nẵng và Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Công-binh Kiến-tạo Hải-Quân HK.

            Elmo R. Zumwalt từng được nổi tiếng là một viên Phó Đô-Đốc trẻ có nhiều-ư-kiến rất tiến-bộ. Khi Zumwalt nhận quyền chỉ-huy th́ gặp một Tư-Lệnh Lực-Lượng là Đại-Tá Robert S. Salzer sắp đáo-hạn hồi-hương. Salzer là một Sĩ-Quan ưu-tú có tương-lai, sau khi thuyết-tŕnh cho Zumwalt biết t́nh-h́nh đă đưa ra một chiến-thuật mới. Salzer cho rằng thật là vô-ích và phí-phạm tiềm-năng tác-chiến nếu HQHK cứ tiếp-tục chiến-thuật Truy lùng và Tiêu-diệt (Search and Destroy). Trong những điều-kiện thuận-lợi có sẵn tại sao Hải-Quân lại không buộc Việt-Cộng phải bỏ mật-khu mà lộ-diện để bị tiêu-diệt.

Zumwalt thắc mắc hỏi tại-sao địch-quân lại chạy ra trước (mũi súng của) ta. Câu trả lời của Salzer rất khẳng-định là “Cộng-Sản chỉ sống nhờ nguồn tiếp-vận từ ngoại-biên đem vào. Thay v́ dùng Lực-Lượng mạnh Hành-Quân lớn từng giai-đoạn, nay Hải-Quân nên dùng những đơn-vị nhỏ chận đứng ngay yết-hầu của địch nơi những tuyến đường tiếp-tế quân-dụng từ Kampuchia.[308] Khi ngộp thở v́ thiếu thốn, chúng phải tập-trung lại để phản-ứng. Đây là lúc Hải-Quân ra tay, nắm thế chủ-động. Lực-Lượng cơ-hữu của ta sẵn-sàng, sẽ tiêu-diệt chúng dễ dàng mà khỏi t́m kiếm hay truy-lùng địch mất công.”

            Zumwalt và Bộ Tham-Mưu nghiên-cứu kế-hoạch đó trong vài ngày và danh-từ SEALORDS (Southeast Asia, Lake, Ocean, River, Delta Strategy) ra đời. Zumwalt lại yêu-cầu Salzer cho thêm chi-tiết và kế-hoạch này mong chóng được chấp-thuận. Salzer được vinh-dự bổ-nhiệm làm First Sea Lord[309].

            Lúc đó, 3 Lực-lựợng (Task Force - TF) của HQHK là

TF 115 Market Time gồm có 26 WPB và 81 PCF

TF 116 Game Warden gồm có197 PBR

TF 117 Mobile Riverine Assault Force gồm có 161 armored river craft

            Để thi-hành kế-hoạch, Salzer được quyền điều-động một số phương-tiện do các Lực-Lượng biệt-phái để hành-quân dọc biên-giới Việt-Miên. Tại đây hàng tháng, có khoảng 175 đến 200 tấn quân-dụng được Việt-Cộng vận-chuyển từ Kampuchia sang cho quân-đội của chúng tại vùng Quân-Đoàn 3 và Quân-Đoàn 4.

Số chiến-đĩnh lấy ra từ các Lực-Lượng để tham-dự Chiến-dịch Sealords không nhiều nên không làm suy yếu các Lực-Lượng cơ-hữu của Mỹ bao nhiêu, mà kết-quả Hành-quân thấy rơ-ràng hữu-hiệu.

Vào tháng 10 năm 1969, một năm sau khi Sealords khởi-sự, báo-cáo của HQHK cho hay Cộng-quân trong Vùng Đồng Bằng sông Cửu-Long phải gánh chịu áp-lực nặng nề. Các thủy-lộ vùng biên-giới được Hải-Quân Việt-Mỹ tuần-tra hữu-hiệu, Những kế-hoạch tiếp-tế quân-cụ và di-chuyển nhân-viên của địch từ Cambodia sang Việt-Nam bị ngăn-chặn hay làm chậm-trễ đáng kể. Việt-Cộng cũng  bị những cuộc đột-kích bất ngờ vào tận căn-cứ mà trước đây chúng tưởng là an-toàn. Cộng-quân hiển-nhiên đă rơi vào thế bị động. Lực-lượng ta tịch-thu hay phá-hủy 500 tấn vũ-khí, đạn-dược, thực-phẩm, thuốc men; 3,000 Cộng-quân bị giết, 300 bị bắt sống.

Nhờ nắm hoàn-toàn thế chủ-động, lực-lượng Việt-Mỹ chỉ có 186 hy-sinh và 1,451 bị thương.

SEALORDS chuyển qua Chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo

Một thời-gian sau, SEALORDS chuyển qua Chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo.

Để ngăn-chặn đường tiếp-vận của Việt Cộng từ Cao Miên sang Việt-Nam, chiến-dịch Sealords - Trần-Hưng-Đạo đă được thực-hiện dọc theo biên-giới Việt Miên. Lực-Lượng hành-quân hầu hết là các Giang-Đoàn Tuần-Thám thuộc Lực-Lượng Tuần-Thám - Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212.

Một số cuộc Hành-quân diễn-tiến theo thứ-tự thời-gian như dưới đây:

- Tháng 11 năm 1968 Hành-Quân Foul Deck - Trần-Hưng-Đạo 1, tuần-tiễu ngăn-chặn trên kinh Vĩnh-Tế từ Hà-Tiên đến Châu-Đốc.

- Tháng 11 năm 1968. Hành-Quân Search Turn - Trần-Hưng-Đạo 3. tuần-tiễu ngăn-chặn trên kinh Cái Sắn từ Rạch Giá đến Long Xuyên.

- Tháng 12 năm 1968. Hành-Quân Giant Slingshot - Trần-Hưng-Đạo 2, tuần-tiễu ngăn-chặn trên sông Vàm Cỏ Đông, Và Cỏ Tây bao quanh Mỏ Vẹt.

- Tháng 1 năm 1969. Hành-Quân Barrier Reef - Trần-Hưng-Đạo..., tuần-tiễu ngăn-chặn trong kinh Trà Cú từ sông Hậu Giang đến sông Vàm Cỏ Tây.

- Tháng 6 năm 1969. Hành-Quân Ready Deck - Trần-Hưng-Đạo.5.. tuần-tiễu ngăn-chặn trên sông Sài-G̣n từ Phú Cường đến Dầu Tiếng.

            Vào đầu năm 1969, mạng lưới tuần-tiễu sông ng̣i của Hải-Quân không ngừng nghỉ nối-tiếp từ Tây-Ninh, Vùng Tây-Bắc Sài-G̣n đến Hà-Tiên, tận bờ biển vịnh Thái-Lan.[310]

Những nhận-xét của một giới-chức cao-cấp về tinh-thần quân-sĩ Hành-Quân Sông như sau:

"Với Chiến-dịch Sealords - Trần-Hưng-Đạo một tuyến tuần-tiễu ngăn-chặn xâm-nhập trong sông rạch đă được thực-hiện kéo dài từ Hà Tiên cho đến Dầu Tiếng. Để yểm-trợ cho chiến-dịch này, một hệ-thống tiếp-vận và tiền-trạm hành-quân đă được xây- cất trong vùng thật hoang-vu hẻo lánh, đôi khi sát cạnh các vùng căn-cứ địch. Những cuộc đụng độ với địch thường-xuyên xảy ra đă nói lên tinh-thần quả-cảm của các chiến-sĩ Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa".[311]

 

Sự Hữu-hiệu của những Phương-tiện mới

Hải-Quân Hoa-Kỳ đă mang vào Việt-nam một số quân-cụ rất tối-tân như sau:

- Giang-Tốc-Đĩnh có vận-tốc cao tới gần ba lần chiến-đĩnh tuần-giang cũ.

- Giang-đĩnh thủy-bộ có giáp sắt dày, hỏa-lực cũng gấp bội.

- Các quân-cụ hữu-dụng đáng kể như radar, kính hồng-ngoại-tuyến, dụng-cụ tác-chiến điện-tử, ống nḥm Starlighter... đặc-biệt giúp cho công-tác tuần-tiễu ban đêm tăng thêm phần hữu-hiệu.

Trong phần Phụ-bản cuối cuốn sách này, chúng tôi cung cấp những đặc-tính quan-yếu của các chiến-hạm và chiến-đĩnh chính để làm tài-liệu cho những cuộc nghiên-cứu tương-lai.

 

 

Các Chiến-Đĩnh mới có vận-tốc rất cao.

 

Kế-hoạch tăng thêm Sĩ-Quan cho Hải-Quân

Như đă tŕnh-bày từ những chương trên, Đoàn-Viên Hải-Quân ngay khi được tuyển-lựa đă là những người có tŕnh-độ học-vấn cao. Sinh-hoạt trong một môi-trường học-thức, cầu-tiến, nặng kỹ-thuật; người có Trung-Học cố lấy bằng Tú-tài, người có bằng Tú-tài mong đoạt Cử-nhân. Một số Đoàn-Viên có đủ điều-kiện đă xin nhập học các khoá Sĩ-Quan đặc-biệt tại Trường Bộ-Binh Thủ-Đức. Sau khi măn-khóa với cấp bậc Chuẩn uư, thông-thường họ sẽ phục-vụ trong Lục Quân.

            V́ thấy đây là một thất thoát nhân-lực đáng kể, BTL/HQ đă tŕnh Bộ Tổng-Tham-Mưu và được chấp-thuận để Hải-Quân tổ-chức các khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên. Mục-đích của các khóa này là huấn-luyện các khóa-sinh có đủ khả-năng căn-bản của một Sĩ-Quan Hải-Quân, kể cả việc đương-phiên hải-hành trên các chiến-hạm.

Bốn khóa đă được đào-luyện trong khoảng từ năm 1968 đến 1972, với các chi-tiết sau đây:

- Thời-gian huấn-luyện mỗi khóa: 6 tháng,

- Địa-điểm huấn-luyện: Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân, Sài G̣n,

- Điều-kiện nhập học: cấp-bậc từ Trung sĩ Nhất trở lên, có bằng Trung học Đệ Nhất cấp, riêng các Thượng sĩ Nhất nếu có bằng Cao đẳng Chuyên-Nghiệp có thể được miễn bằng THĐNC.

- Sĩ số mỗi khóa: 60

- Các môn học chính: Lănh-đạo chỉ-huy, tổ-chức Hải-Quân, hàng-hải, vận-chuyển, truyền-tin, trọng pháo, cơ-khí, điện-khí, pḥng tai.

            Tính tới tháng 4 - 1975, cấp bậc cao nhất của cac vị SQĐV này là Đại-Úy. Các khóa đào-luyện SQĐV này tỏ ra rất hữu-ích cho Hải-Quân v́ ít nhất đă đáp-ứng được các nhu-cầu quan-trọng sau đây:

1. Bảo-toàn nhân-lực cho Hải-Quân nhờ giữ được các nhân-viên có khả-năng cao, giầu kinh-nghiệm và có hạnh-kiểm tốt.

2. Thỏa-măn được nhu-cầu tiến thân của các nhân-viên tốt, nhờ đó nâng cao tinh-thần của toàn-thể nhân-viên.[312]

 

Bản Nhạc Hoa Biển

            Một hiện-tượng văn-hóa rất đáng nói trong năm 1968 là tác-phẩm “Hoa Biển” của Nhạc-Sĩ Anh-Thy[313]. Bản nhạc là bức thư t́nh của người lính thủy ngoài biển khơi gửi về người yêu chờ đợi, nhắn nàng đừng buồn khi xa cách. Mối t́nh của họ dạt-dào tựa trùng-dương nổi sóng, trắng xóa như hoa đại-dương.

Thông thường lời ca của bản nhạc chỉ là những điệp-khúc ngắn ngủi khó diễn-tả được t́nh-cảm đầy đủ như một bài văn hay một cuốn tiểu-thuyết. Tuy thế, lời nhạc của Hoa Biển là những ư thơ lăng-mạn trữ-t́nh, tuôn-trào theo ngọn nước dâng tràn, dồn dập như những cơn sóng biển, lớp sau đùa lớp trước. Các điệp-khúc qua tài sáng-tạo của Anh Thy, đă nói lên được nỗi ḷng của những chàng thủy-thủ trẻ tuổi đang lúc săn đuổi quân thù mà ḷng vẫn nhớ về người t́nh yêu dấu.

Bản nhạc thai-nghén trong những ngày sau Tết Mậu-Thân, đang lúc quê-hương ngập ch́m khói lửa. Khi lưu-trại, súng trên vai pḥng-thủ căn-cứ, người nghệ-sĩ đă suy-tưỏng không đến bạn bè áo trắng ngoài đại-dương sóng gió, mà cả đến những người yêu nhỏ bé của họ sinh-sống nơi phố-thị an-toàn. Giặc thù Miền Bắc đă gửi toàn-lực tấn-công trên bờ, nay lại mang hàng chục chiếc tàu xâm-nhập để tiếp-tế cho đồng bọn “Giải-Phóng Miền Nam”. Mối chờ mong người t́nh đang mịt mù sương gió ngăn thù giữ nước ngoài góc biển chân trời, sao mà tha-thiết như vậy!

Bản nhạc Hoa Biển phát-hành đầu năm 1968, số bán hết rất nhanh. Không những ca-sĩ chuyên-nghiệp tŕnh-diễn mà cả các người lính cũng ngâm-nga. Rồi một lần tái-bản được tung ra ngay trong mùa Hải-Quân mừng chiến-thắng thủy-táng 3 tàu địch. Người nhạc-sĩ Hải-Quân vô-danh một sớm một chiều đă nổi tiếng như cồn trên đài danh-vọng.[314]

 

Năm 1969

            Đầu năm 1969 do việc chuẩn-bị chuyển-giao trách-nhiệm chiến-trường Sông-Biển cho Hải-Quân Việt-Nam, nhu-cầu Sĩ-Quan tăng cao, số lượng Sinh-Viên mỗi khoá do đó phải tăng lên trên 200.

            Ba Lực-Lượng tác-chiến sông ng̣i được thành-lập: Lực-Lượng Tuần-Thám, Lực-Lượng Thủy-Bộ, Lực-Lượng Trung-ương.

            Liên-đội Người Nhái trở thành Liên-Đoàn Người-Nhái.

            Hải-Lực được chuyển-nhượng thêm Dương-Vận-Hạm LST Vũng Tàu, HQ. 503.

Duyên-Pḥng nhận 8 Tuần-Duyên-Đĩnh WPB[315] mang số từ HQ. 700 đến HQ. 707.

            Quân-số trực-thuộc những vùng Duyên-Hải và Sông-Ng̣i trong nhiều năm đă gia-tăng đáng kể. Vào năm 1969, các Bộ Chỉ-Huy Hải-Quân Vùng được nâng lên thành các Bộ Tư-Lệnh. Cấp-số Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng từ Đại-Tá tăng lên Phó Đề-Đốc.

Kể từ tháng 6/ 1968 đến cuối năm 1969, trong ṿng 17 tháng, HQVNCH nhận-lănh 242 tàu các loại, trị-giá 68,300,000 Mỹ-kim.[316]

 

 

Lực-Lượng Duyên-Pḥng nhận Tuần-Duyên-Đĩnh WPB

 

Phân-tích Kết-quả Chiến-dịch Sealords

Con số tương-quan tổn-thất tử-vong địch/ta 3300/186 nói lên chiến-công lớn. Tỷ-số thương / vong 1, 451/186 của riêng phía Hải-Quân Đồng-minh cho ta thấy những nhận-xét sau:

Muốn vào sào-huyệt của Công-Quân, quân ta phải mạo-hiểm, chịu-đựng những tổn-thất cao để đổi lai một con số tổn-thất gần hai chục lần cao hơn về phía địch. Sự thành-công nhờ vào yếu-tố chủ-động chiến-trường. Ccác mũi dùi của ta nhanh nhẹn chia cắt địch-quân ngay trên những vùng chúng đă chiếm-đóng lâu dài.

Địch cũng thất-bại ngay cả khi chúng tưởng rằng đă nắm được thế chủ-động khi phục-kích giang-đĩnh HQVN. Nhờ vận-tốc cao, các chiến-đĩnh vượt thoát cơn nguy-hiểm chỉ trong chớp nhoáng. Nhân-viên ta thường chỉ bị thương nhưng rất ít người chết. Số tử-vong giảm v́ giang-đĩnh chạy nhanh, tản-thương lẹ làng, thương-binh được cứu-cấp kịp thời.

Cũng cần phải ghi-nhận thêm là tỷ-lệ trung-b́nh chết/ thương trong các thế-chiến I và II là 1/3, nay tại Sealords - tỷ-số ấy giảm xuống chỉ c̣n 1 chết trong sô 8 người (tức 1/8) bị thương mà thôi.

Về phía địch-quân một khi đă bị thương, chúng rất dễ bị chết sau đó. Ngoài khả-năng điều-trị thương-binh yếu kém, Cộng-Sản lại c̣n bị ta bóp nghẹt luôn các con đường tản-thương nữa.

 

Thánh Tổ Hải-Quân

            Ư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă manh-nha ngay từ những năm đầu HQVN c̣n sơ-sanh. Danh-hiệu những chiến-hạm đầu-tiên chính là tên các trận thủy-chiến đời Trần: Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng.

Trong các buổi đại-lễ, toán hầu-kỳ Hải-Quân Việt-Nam gồm có: Quân, Quốc và Thánh-kỳ. Vào ngày kỷ-niệm Thánh-tổ, chiến-hạm kéo Đại-kỳ rực rỡ, có Thánh-kỳ ngũ sắc phất-phới bay nơi cột cờ mũi.

Ngày 20 tháng 8 âm-lịch năm 1969, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa khánh-thành tượng Đức Thánh Trần tại công-trường Mê-Linh bến Bạch-Đằng.

 

 

 Lễ Khánh-thành tượng Đức Thánh Trần tại công-trường Mê-Linh bến Bạch-Đằng.

 

Sự hữu-hiệu của Trợ-Chiến-hạm và Giang-Pháo-hạm.

            Trong ṿng 25 năm chiến-tranh, loại Trợ-Chiến-Hạm LSSL là loại chiến-hạm có hỏa-lực mạnh nhất trong sông ng̣i Việt-Nam. Kế đó là các Giang-Pháo-Hạm. Khi hành-quân phối-hợp với lực-lượng bạn, hai loại tàu này thường được dùng như soái-hạm lưu-động cho CHT Hành-Quân. Với hỏa-lực hùng-hậu, Chiến-hạm yểm-trợ hải-pháo rất đắc-lực khi tiến-quân.

 

 

Một số Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN đă làm quen với loại Trợ-Chiến-Hạm LSSL[317] từ những năm 1952-1953. Trong h́nh chụp Thủy-Thủ-Đoàn chiếc Hallebarde LSSL-3 của Hạm-Trưởng Leroux, có chừng 4, 5 người hơi nhỏ dáng-dấp Việt-Nam.

 

Tuy vậy đôi khi tại vùng đồng-bằng sông Cửu Long, Trợ-Chiến-Hạm và Giang-Pháo-Hạm đă được sử-dụng vào các công-tác tuần-tiễu sông ng̣i. Lâu lâu, cấp Chỉ-huy c̣n dùng hai loại tàu này thường-trực để yễm-trợ cho lực-lượng diện-địa ven sông. Trong công-tác này, chiến-hạm thường đơn-độc nên dễ-dàng bị địch phục-kích khi giang-hành và cả khi neo lại nghỉ-ngơi.

Một cựu Hạm-Trưởng đưa ra 2 nhận-định sau:

- Thứ nhất, thời đệ nhị thế chiến, Giang-Pháo-hạm và Trợ Chiến-hạm là những pháo đài đáng sợ với địch quân. Sự ra đời của B 40, B 41 tạo lợi-thế cơ-động và cán-cân hỏa-lực nghiêng về lực-lượng phục-kích. Rất nhiều-chiến-hạm bị phục-kích với nhiều thiệt-hại trong các năm 1966, 1967, 1968.

- Thứ hai, Trợ-Chiến-Hạm và Giang-Pháo-Hạm chỉ có thể phát-huy tác-dụng trong cuộc Hành-Quân Thủy-Bộ. Nó đ̣i hỏi sự phối-hợp nhịp-nhàng giữa chiến-hạm, chiến-đĩnh và lực-lượng tùng-tháp (của Thủy-Quân Lục-Chiến) lẫn lực-lượng diện-địa.[318]

Nhiệm-vụ thường-xuyên và chính-yếu của mọi loại Chiến-hạm, Chiến-đĩnh trong thời chiến-tranh là tuần-tiễu sông ng̣i hay biển cả. Ở trong sông, nếu tàu không tuần-tiễu sông ng̣i th́ làm ǵ?!

Chỉ có điều chiến-hạm không nên tạo thói quen để địch điều-nghiên nắm nhược-điểm khi hoạt-đọng, cấp chỉ-huy cao-cấp không nên dùng chiến-hạm lớn LSSL/LSIL như một giang-đĩnh nhỏ trong viêc tuần-tiễu thường-xuyên th́ tai-họa ch́m tàu[319] đỡ xảy ra. Suy cho cùng, có lẽ sự tiến-hóa trong "Luật Chiến-Tranh" đă chứng-minh thời-đại huy-hoàng của "Mighty Midgets" Trợ-chiến-hạm và Giang-pháo-hạm trong Sông Ng̣i đă lặng lẽ trôi qua.

 

 

 

Hai Trợ-Chiến-Hạm trong đội-h́nh mũi tên[320]

 

Diễn-tiến ACTOV và chương-tŕnh SCATTOR.

Chương-tŕnh ACTOV mới khởi-sự vài tháng là đă có ngay gia-tốc (Accelerated). Những chiến-đĩnh đầu-tiên của chương-tŕnh được bàn-giao vào tháng 2 năm 1969. Căn-cứ Mỹ-Tho trong ACTOVLOG qua tay Việt-Nam vào tháng 11 năm 1969.

Lực-Lượng Tuần-Duyên Hoa-kỳ[321] từ trước đă gửi nhân-viên và tàu thuyền tác-chiến cạnh Hải-Quân Hoa-kỳ, nay cũng có chương-tŕnh chuyển-giao riêng của họ, mệnh-danh là SCATTOR (Small Craft Assets, Training, and Turnover of Resources). Công-tác huấn-luyện Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Việt-Nam trên những chiến-đĩnh tuần-duyên khởi-sự vào tháng 2 năm 1969. Chỉ hơn 3 tháng sau, hai chiếc WPB 82310 Point Garnett và WPB 82304 Point League được chuyển-giao tại Cát-Lở để trở thành Tuần-Duyên-Đĩnh HQ. 700 Lê Phước Đức và HQ. 701 Lê-Văn-Ngà.

 

 

Chiếc Tuần-Duyên-Đĩnh WPB đầu tiên HQ. 700 mang tên Nguyễn-Phước-Đức, một Hạ-Sĩ-Quan đă anh-dũng hy-sinh tại Rạch Bà-Rai ngày 29/9/1965.

 

 

            Tại quân-trường Nha-Trang kể từ khoá 19 đến khóa 23, thời-gian huấn-luyện chỉ c̣n 1 năm, Sinh-Viên ra trường Chuẩn-Úy Tạm-thời. Sau một năm thực-tập ngoài đơn-vị, các Chuẩn-Úy này được mang cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị Thực-Thụ.

Khóa 19, Đệ Nhị Thiên-Xứng có 268 Sinh-Viên gồm 189 ngành Chỉ-Huy và 79 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 1 năm, Sinh-Viên nhập trường ngày 19 tháng 02 năm 1969. Đây là khóa đầu-tiên trong chương-tŕnh ACTOV. Đồng-thời các khóa Trần-Hưng-Đạo OCS (Officer Candidate School) tại Hoa-Kỳ cũng bắt đầu khai giảng. Khóa 19 măn khóa vào ngày 21 tháng 02 năm 1970.

 

Vai tṛ của Lực-Lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ.

Đứng cạnh cái bóng to lớn của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Lực-Lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ (LLTD/HK - U.S. Coast Guard) của họ có vẻ như đóng vai tṛ mờ nhạt. Sự thật lực-lượng nửa công-chức nửa quân-sự[322] này đă đóng góp khá nhiều-cho cuộc chiến Việt-Nam. Chỉ nguyên công-tác yểm-trở hải-pháo tiếp-cận với 77,000 trái đạn hầu hết để tiếp-cứu quân bạn Việt-Nam và Đồng-Minh cũng đă đáng kể. Ngoài ra những việc ǵn giữ an-ninh thủy-lộ, các vùng cận-duyên..., đặc-biệt an-ninh các bến cảng được tốt đẹp khi Lực Lượng Tuần-Duyên HK nhập cuộc. Một cựu chiến-binh khi đọc cuốn "The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975"[323] đă ngạc-nhiên thấy rằng mọi người kể cả giới-chức quân-sự Hoa-Kỳ lại quên vai tṛ của U.S. Coast Guard đến như vậỵ.

            Khi mới trực-tiếp tham-chiến, Hải-Quân Hoa-Kỳ cần 17 tiểu-đĩnh pḥng-duyên của U.S. Coast Guard cho chiến-trường Việt-Nam. Lực-Lượng này đề-nghị HQHK đệ-tŕnh Tổng-Tư-Lệnh tức Tổng-Thống Hoa-Kỳ cho nhân-viên của họ được sang phục-vụ tại Việt-Nam.

            Lực-Lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ chỉ tham-chiến có vài ngàn người, nhưng thực-sự là những chuyên-viên về tiểu-đĩnh, hoạt-động hữu-hiệu hơn HQHK trong công-tác tuần-duyên. Việc sử-dụng súng cối 81 ly trực-xạ trên có gắn đại-liên 50 là sáng-kiến riêng của họ. Hai khẩu pháo đi cặp với nhau, không những đă không chiếm chỗ lại rất hữu-hiệu để gia-tăng hỏa-lực tác-chiến.[324]      

            Trong khi bàn về nhiều-chuyện xấu bẩn nhỏ nhặt về chiến-tranh Việt-Nam, hai tác-giả James F. Dunnigan and Albert A. Nofi đă khen-ngợi LLTD/HK như sau: Trong hai năm đầu của Hành-Quân Market Time, hầu hết công-tác là do Lực-Lượng Tuần-Duyên chu-toàn. Trong suốt cuộc chiến, nhân-viên Tuần-Duyên đă khám xét 250,000 ghe thuyền, yểm-trợ Hải-pháo 6,000 lần. Lực-Lượng này đă cung-cấp nhân-viên và phương-tiện pḥng-thủ hải-cảng, ngoài ra c̣n phụ-giúp HQHK huấn-luyện HQVN.[325]

            Khi chấm-dứt chương-tŕnh SCATTOR vào 15 tháng 8 năm 1970, ảnh-hưởng LLTD/HK trong những phương-thức hoạt-động của HQVNCH khá nhiều. Các chiến-hạm từ chiếc lớn nhất là Tuần-Dương-Hạm qua các Tuần-Duyên-Đĩnh, cho tới những Tiểu-đĩnh tuần-cảng nhỏ bé đều xuất-xứ từ Lực-Lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ.[326]

 

Những Tuần-Dương-Hạm đầu-tiên của HQVNCH

            Cho đến cuối thập-niên 1960, HQVNCH sử-dụng Hộ-Tống-Hạm PCE loại 680 tấn (tối đa với hải-pháo 76.2 ly như những nỗ-lực chính của công-tác tuần-dương và yểm-trợ hải-pháo. Chương-tŕnh trang-bị Tuần-Dương-Hạm WHEC làm cả HQVN hết sức hứng khởi. Tuy vậy việc huấn-luyện Sĩ-Quan và Đoàn-Viên để nâng cao khả-năng chuyên-nghiệp hầu điều-hành một chiến-hạm lớn hơn gần 4 lần PCE không phải là chuyện dễ-dàng.

            Trong các chiến-hạm chủ-lực, Tuần-Dương-Hạm sẽ là loại tàu không những có bài-thủy-lượng lớn nhất mà c̣n là chiến-hạm có hỏa-lực mạnh nhất với dàn hải-pháo 5 inches, tức 127 ly.       

 

 

Tuần-Dương-Hạm WHEC không những có bài-thủy-lượng lớn mà c̣n là chiến-hạm có hỏa-lực mạnh nhất với dàn hải-pháo 127 ly.

 

Tổ-Chức Điều-Hành ACTOV

Khi ACTOV khởi-sự, Văn-pḥng Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân đầy nghẹt văn-thư giấy tờ liên-hệ đến công-việc chuyển-giao.

Để tiếp-nhận thêm chiến-hạm, chiến-đĩnh, căn-cứ; Hải-Quân Việt-Nam phải nghiên-cứu ngay kế-hoạch tuyển-mộ nhân-viên, huấn-luyện, thực-tập và thi-hành làm sao cho Sĩ-Quan và Đoàn-Viên có đầy đủ khả-năng tiếp-nhận và sử-dụng những phương-tiện mới. Là cơ-quan đảm-trách về Tổ-Chức, Pḥng 3 đă trở thành trung-tâm điều-hành chương-tŕnh. Trưởng Pḥng 3 lúc này rất bận rộn. Ngoài công-việc thường-nhật về nghiên-cứu và cải-thiện kế-hoạch hoạt-động của Hài-Quân, tổ-chức, điều-hành nghi-lễ, phân-nhiệm trực-nhật, pḥng-thủ khu-vực... nay lại phải họp-hành liên-miên tại BTTTM/QLVNCH, tại MACV, tại NAFORV... rồi lại gánh thêm nhiều-nhiệm-vụ mới như điều-nghiên, phối-hợp các pḥng-sở và đơn-vị trong mục-đích tái tổ-chức những đơn-vị cũ, thành-lập các đơn-vị mới...

Cuối năm 1969, Chức-vụ Giám-Đốc Điều-Hành ACTOV được giao cho Phó Trưởng-Pḥng 3 đảm-nhiệm. Tuy có chức Giám-Đốc nhưng v́ cấp-bực thấp[327] nên mọi văn-kiện quan-trọng, Phó Trưởng Pḥng 3 đều phải đệ-tŕnh Trưởng Pḥng 3, TMT/HQ hay TL/HQ duyệt-kư.

V́ chương-tŕnh ACTOV mang tính-cách đoản-kỳ nên Sĩ-Quan điều-hành thực-sự không có cấp-số và không có nhân-viên thường-trực phụ-giúp. Nhờ sự hợp-tác chặt chẽ giữa các pḥng sở trung-ương và đơn-vị địa-phương cùng sự góp công-sức của nhiều-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên các cấp Hải-Quân mà chương-tŕnh được tiến-hành và hoàn-tất.

 

ACTOV và ACTOV-X

            Vào đầu năm 1970, kế-hoạch ACTOV chuyển qua ACTOV-X. Hải-Quân Hoa-Kỳ muốn việc chuyển-giao chiến-cụ được hoàn-tất cho sớm hơn nữa, cho vượt luôn cả đà rút quân chung của Lục-Quân và Không-Quân Hoa-Kỳ ra khỏi Việt-Nam.

            Lúc trước, HQVNCH chỉ có mười ngàn người. Theo chương-tŕnh ACTOV, quân-số tăng lên 40,000 người, tức là Hải-Quân bành-trướng lên 4 lần trong ṿng 2 năm. Như vậy, Hải-Quân Việt-Nam phải hoàn-thành một mục-tiêu vĩ-đại trong một thời-hạn quá ngắn. V́ kế-hoạch này không khác ǵ làm “Ếch-Ương lớn thành Ḅ”, hầu hết các Sĩ-Quan Việt-Nam đều có ư-kiến phản-đối. Trong buổi họp tại BTL/HQVNCH, vị chủ-tọa là Tham-Mưu-Trưởng chuyển cho các vị Tham-mưu-phó và Sĩ-Quan Điều-hành ACTOV mỗi người một tập hồ-sơ bằng tiếng Anh mang tên ACTOV-X. Hồ-sơ đến từ NAFORV, muốn nghiên-cứu cũng phải hết cả tuần, nay Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam phải đưa ra quyết-định thi-hành phần ḿnh trong ṿng 24 giờ. Rơ-ràng Hoa-Kỳ rất nhanh-nhẹn t́m mọi cách chuyển gánh nặng của ḿnh sang vai người khác để một ḿnh thoát chạy ra cho sớm.

            Hơn 18 năm sau khi được hỏi về ACTOV-X, Cựu Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh đă nói những câu có ư-nghĩa như sau:

“Nhiều-người nói Hải-Quân Việt-Nam rất thông-minh và sắc bén, họ lại nhanh-nhẹn chạy đến đích trước cả Lục-Quân VN và Không-Quân VN. Nhiều-người cũng đă nói là Đô-Đốc Zumwalt rất... thông-minh và sắc bén. Như vậy HQVNCH đă cùng đóng chung vai với Zumwalt trong kết-quả là Ông trở thành Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-kỳ. Ông bước lên đài (danh-vọng) ấy nhờ đi qua cái bậc thềm là (HQVNCH) chúng tôi.[328]

 

Đường Hồ-Chí-Minh trên Biển nối dài

            Thời-gian này Cộng-sản thay đổi kế-hoạch xâm-nhập mới. chúng kéo dài con đường Hồ-Chí-Minh trên Biển với điểm đến cuối cùng nằm trong vùng cảng Sihanouk Ville của Cambodge. Vị Phụ-tá TL/ HQ Hành-Quân Sông báo-cáo biến chuyển mới này như sau:

Hành-Quân Market Time đă gây khó-khăn cho công-tác tiếp-vận bằng đường biển từ Bắc vào Nam Việt-Nam của Cộng-Sản Bắc Việt. Mặt khác Hànội đă hoàn-tất đường ṃn Hồ Chí Minh để tiếp-vận cho các đơn-vị của chúng tại Vùng I và Vùng II Chiến-Thuật. Tại Miền Nam, Hànội đă dàn-xếp để có thể sử-dụng hải cảng Shianouk Ville và tiếp-tế cho các đơn-vị của chúng qua hệ thống sông rạch tại Miền Nam Việt-Nam[329].

 

 

Tàu VC xâm-nhập bị bắn cháy và tịch-thu

 

Chính-phủ VNCH đă phản-đối mạnh mẽ với chính-phủ Cambodge việc làm phi-pháp này của Hà-Nội, nhưng không có hiệu-quà[330] 303. Hải-Quân Việt-Nam sau đó đă quyết-định thiết-lập thêm 1 vùng viễn-duyên thứ 9 và 3 khu cận-duyên ngoài khơi của Sihanouk Ville với nỗ-lực tuần-phỏng chận đứng kế-hoạch xâm-nhập mới này của Cộng-Sản.

 

Năm 1970

            - Ngày 28 tháng 2, khóa 19 SVSQ tốt-nghiệp với 268 Sĩ-Quan hai ngành Chỉ-huy và Cơ-khí. Đây là khoá học đông nhất trong lịch-sử HQVNCH.[331]

            - Vào đầu tháng 5 năm 1970, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân thiết-kế cuộc Hành-Quân Ngoại-biên quy-mô đầu-tiên[332] . Hồi 07:30 giờ sáng ngày 9 tháng 5 năm 1970, HQVNCH ồ ạt vượt biên-giới Việt-Nam / Cambogde. Ngược ḍng Cửu-Long, mũi dùi Hải-Quân với 140 chiến-hạm chiến-đĩnh tiến qua Neak Luong, an-toàn kiểm-soát thủy-lộ Tân-Châu Nam-Vang[333]. Ít ngày sau, theo yêu-cầu của chính-phủ Cambodge, một đoàn giang-đĩnh được biệt-phái mở đường thủy Mekong thông suốt lên tận Kompong Cham. Lực-Lượng mạnh, hành-quân thần-tốc là yếu-tố thành-công của HQVNCH. Quân Cộng-Sản bị bất ngờ, không kịp trở tay. Áp-lực của Công-Sản đè nặng lên Thủ-đô Nam Vang suy-giảm rơ-rệt.

- Trong năm 1970, các chiến-hạm, chiến-đĩnh quan-trọng sau đây được trao cho Hải-Quân Việt-Nam:

- 1 Hộ-Tống-Hạm (MSF) Hà Hồi, HQ. 13.

- 2 Hoả-Vận-Hạm (YOG) HQ. 472 và HQ. 473.

- 3 Dương-Vận-Hạm (LST) Qui Nhơn, HQ. 504, Nha-Trang HQ. 505, Mỹ Tho HQ. 800.

- 18 Tuần-Duyên-Đĩnh WPB, mang số từ 708 đến 725.

- 1 Hộ-Tống-Hạm PCER Vạn Kiếp HQ. 14.

 

Trong ngày lễ Đỡ Đầu và Gia-Nhập HQVN của 2 Dương-Vận-Hạm HQ. 504 và HQ. 505, Tuyên-Úy làm lễ cầu an cho Thủy-Thủ-Đoàn.

 

 

Hộ-Tống-Hạm PCER Vạn Kiếp HQ. 14.

 

            Theo chương-tŕnh gia-tăng, quân-số Hải-Quân Việt-Nam tăng lên 33, 121 quân-nhân t́nh-nguyện. Trong số đó, có 5,000 Sĩ-Quan. Với quân-số này HQVNCH được sắp hàng 14 trong số các Hải-Quân lớn nhất thế-giới.[334]

            Ngày 1-6-1970, Tư-Lệnh-Phó NAVFORV cũng là First Sealord, Đề-Đốc H. S. Matthews được chỉ-định làm Tư-Lệnh-Phó Hành-Quân cho Phó Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn. Ngay sau đó, Tư-Lệnh HQVN Trần-Văn-Chơn được thăng-cấp Đề-Đốc vào ngày 19-6-1970.[335] 

Tháng 7 năm 1970, Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân Sông được thành-lập tại B́nh Thủy, gần Cần Thơ để chỉ-huy các lực-lượng của HQVN trong sông, ngoại trừ các Giang-Đoàn biệt-phái cho Vùng I Duyên-Hải và Vùng V Duyên-Hải đặt dưới quyền của Tư-Lệnh của các Vùng Duyên-Hải đó.

            Trong chiến-dịch ngoại-biên, ngoài việc tác-chiến, Hải-Quân Việt-Nam c̣n hoàn-tất việc di-chuyển 82,000 Việt-Kiều hồi-hương an-toàn khỏi những vùng bất ổn bên Cambodge.

 

Sự Hữu-hiệu của Không-tuần

            Từ năm 1961, công-tác không-tuần Biển Đông được các Thủy-phi-cơ Martin P-5 thực-hiện. V́ căn-cứ ở Đài-Loan quá xa, tầm hoạt-động của phi-cơ này bị rút ngắn. HQHK cho tăng-cường loại Phi-cơ P-2 Neptune khởi-hành từ phi-trường Tân-Sơn-Nhất. Khu-trục-cơ A-1 Skyraider cũng bay tuần-thám một giai-đoạn ngắn. Kể từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 4 năm 1967, các Chiến-Hạm Seaplane Tenders như Currituck (AV 7) và Salisbury Sound (AV 13) được dùng làm mẫu-hạm cho các Thủy-phi-cơ Martin P5. Hai chiếc tàu thả neo trong những vùng Côn-Sơn, Cù-lao Chàm và Cam-Ranh làm căn-cứ xuất-phát tại chỗ. Thỉnh-thoảng loại phi-cơ Bird Dog của Lục-Quân Hoa-kỳ và phi-cơ Douglas C-47 của Không-Quân Việt-Nam cũng bay tuần biển.

 

 

Chiến-hạm Currituck (AV 7) là mẫu-hạm cho các Thủy-phi-cơ Martin P5.

 

Từ đầu năm 1967, Hoa-kỳ cho đồn-trú một Phân-Đoàn 12 chiếc P2 Neptune tại Cam-Ranh. Sau hết, Phi-cơ P3 Orion là loại Không-thám-cơ tối-tân nhất của HQHK, cất cánh từ Sangley Point Phillipines, Utapao Thái-Lan dần dần thay thế những phi-cơ cũ, đảm-nhiệm hầu hết công-tác tuần-thám nàỵ.[336]309 Đến tháng 1-1968, Không-Đoàn Tuần-Thám 40 Patrol Squadron Forty căn-cứ tại NAS Iwakuni Nhật-Bản gửi phi-cơ P3 đến Cam-Ranh như một trạm tiền-phương[337] để có thể tuần-thám được khắp Biển Đông

           

 P3 Orion là loại Phi-cơ Không-thám tối-tân

 

Từ khi có sự phối-hợp với Không-tuần Mỹ, một số Sĩ-Quan thuộc BTL/HQ/Pḥng 3 và Trung-Tâm Hành-Quân được huấn-luyện tại chỗ để làm Quan-sát-viên phụ-giúp HQHK trong trách-nhiệm nhân-diện tàu-thuyền Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-nhập.

 

Một Sĩ-Quan HQVN chuẩn-bị bay Không-Tuần.

 

            Trong suốt cuộc chiến, số lượng chiến-cụ của địch-quân di-chuyển sát bờ biển không có bao nhiêu so-sánh với số lượng chúng xâm-nhập từ ngoài khơi mang vào. Hầu hết những khám-phá đầu-tiên về xâm-nhập của Cộng-SảnBắc-Việt đều do các phi-cơ thực-hiện. Các thuyền lớn bằng gỗ và tất cả tàu chuyển-vận bằng sắt trọng-tải 100 tấn thuộc Lữ-Đoàn 125 của HQ Bắc-Việt quá nửa đều bị t́m thấy trước từ những vùng viễn-duyên.

 

Những SL may mắn

            Khi cuộc chiến chống Cộng khốc-liệt tốn-hao xương máu quân-dân miền Nam quá nhiều, người ta vẫn ghi-nhận những chuyến tàu công-tác của HQ Cộng-Sản không bị tiêu-diệt. Nhiều-chiếc SL đă được tự-do trở lại Bắc-Việt.

Những con tàu tốt số này thoát chết chỉ v́ HQVN và HQHK tôn-trọng một luật-lệ do chính VNCH đặt ra: không bao giờ tấn-công một "trawler" xâm-nhập nếu chúng không đi vào lănh-hải 3 Hải-lư (Sắc-lệnh quy-định hải-phận số 081NG ngày 27-04-1965)[338].

Chỉ có một trường-hợp hăn-hữu, khi chiếc tàu số 645 của chúng đă xâm-nhập vịnh Phú-Quốc đang chạy trở ra khơi, bị Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ. 4 bắn ch́m tại hai chục Hải-lư cách bờ. Quyết-định này sở-dĩ được đưa ra v́ lư-do tàu 645 này đă lỳ-lợm cố gắng thử xâm-nhập mấy lần.

Có cả những tàu sắt đă vào vùng lănh-hải VNCH rồi lại quay ra ngoài, hay bỏ nửa chừng chuyến công-tác quay về bến xuất-phát đều không bị tấn-công. Những hải-lộ của chúng đều được không-tuần ghi nhận.

Bỏ qua những bản-tin t́nh-báo không kiểm-chứng, những con tàu xâm-nhập sau đây được coi như "ân-xá". Tài-liệu c̣n ghi lại trong các sách sử-liệu Hoa-Kỳ và Việt-Nam như sau:

Ngày 31-12-1965, Khu-Trục-Hạm Hissem (DER 400) khám-phá khám-phá một tàu ngoài khơi Cà-Mau. Khi biết bại-lộ, tàu này quay trở ra khơi quay về Bắc.

Sau nhiều-ngày bị theo dơi tại ngoài hải-phận B́nh-Định trong tháng 12-1966, một chiếc tàu Bắc-Việt bỏ đi, không bị Hải-Quân Việt-Nam và Hoa-Kỳ tấn-công.

Từ tháng 7 đến cuối năm 1967, t́nh-h́nh xâm-nhập tạm yên được mấy tháng. Sau Tết Mậu-Thân, v́ vấn-đề sống c̣n của quân Bắc-Việt đang chiến-đấu tại miền Nam, Hà-Nội khẩn-cấp gửi tới 5 chiếc tàu xâm-nhập ra đi trong một tháng (tháng 2-1968) hy-vọng đưa quân-dụng tiếp-cứu đồng bọn. Cả 5 năm chiếc bị theo dơi, tuy vậy chỉ có 3 tàu bị tiêu-diệt khi chúng vào sát bờ, cố-ư đổ-bộ quân-dụng.

 

ACTOVRAD và các Đài Kiểm-Báo

Chương-tŕnh ACTOV của HQHK và SCATTOR của LLTD/HK đă giúp Hải-Quân Việt-Nam đủ phương-tiện để kiểm-soát vùng cận-duyên. Khi Hoa-Kỳ rút lui, họ cũng rút đi hết các phi-cơ không-thám. Chương-tŕnh ACTOVRAD (Accelerated Turnover of Radar to Vietnam) nhằm xây-dựng hệ-thống Đài Kiểm-Báo dọc duyên-hải để thay thế không-tuần, phát-hiện các tàu địch xâm-nhập từ ngoài khơi.

Theo Edward Marolda, hai chương-tŕnh ACTOVRAD và ACTOVLOG trách-nhiệm xây cất, tân-trang cơ-sở, doanh-trại và cả cư-xá cho quân-nhân các Đài Kiểm-Báo. Vào cuối năm 1970, 3 trong số 15 đài Kiểm-Báo được chuyển-giao.

Các đài Kiểm-Báo trên núi được trang-bị 2 bộ Radar UPS-1[339] để bảo-đảm sự hoạt-động liên-tục 24 giờ một ngày. Loại máy này nguyên của Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ dùng cho không-kiểm, tuy vậy cũng sử-dụng được cho hải-thám. Tầm hoạt-động radar ảnh-hưởng bởi khoảng xa của "đường chân trời radar". Các đài Kiểm-Báo do đó, cần phải đặt trên những núi cao. Theo báo-cáo, các thương-thuyền lớn như SeaLand cho hồi-ba trong khoảng cách 80 hải-lư. Các SL xâm-nhập của Bắc-Việt bị khám-phá một cách chắc-chắn trong tầm 40 hải-lư (73 Km). Những chiến-hạm chiến-đĩnh Việt-Nam đi tuần-tiễu đôi khi cũng được các Đài Kiểm-Báo hướng-dẫn hải-hành đến chận-bắt mục-tiêu

Kiểm-Báo-Hạm dùng radar của Hải-Quân, SPS-53J. Theo lư-thuyết radar có tầm hoạt-động 32 hải-lư, Trong những điều-kiện thuận-hảo, có lúc tầm xa tới ngoài 40 Hải-lư. Đối với những đối vật nhỏ như tàu thuyền dưới 30 m, tầm radar hữu-hiệu chừng 15-20 hải-lư.[340]

 

Chương-tŕnh Huấn-luyện OCS tại Hoa-Kỳ

Để cung-ứng đầy đủ nhân-viên trang-bị cho các tầu bè mới, Hải-Quân Việt-Nam bắt đầu gửi Sĩ-Quan, Sinh-Viên Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên du-học tại Hoa-Kỳ.

Năm 1969, một Phái-đoàn quan-sát gồm có Trung-Tá Khương-Hữu-Bá, Trung-Tá Bùi-Hữu-Thư, Thiếu-Tá Hà-Ngọc-Lương được gửi đi thăm các quân-trường Hoa-Kỳ, chú-tâm nhất đến trường Officer Candidate School (OCS) tại New Port Rhode Island. Khi về lại Sài-G̣n, phái-đoàn đă soạn-thảo chương-tŕnh huấn-luyện Sĩ-Quan cho Hải-Quân Việt-Nam tại trường OCS này.[341]

Các Sinh-Viên được BTL/HQ tuyển-lựa cho theo học các khóa OCS phải có đủ điều-kiện đặt ra và đă trải qua các giai-đoạn như sau:

- Có văn-bằng Tú-Tài 2.

- Đă hoàn-tất 12 tuần huấn-luyện Căn-Bản Quân-Sự tại TTHL/Quang-Trung hoặc tốt-nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức.

- Thi trắc-nghiệm Anh-Ngữ, đạt từ 70% trở lên.

            Trường OCS nằm trên một ḥn đảo lớn của Tiểu-Bang Rhode Island, gần trường Naval War College và Căn-Cứ Đệ-Lục Hải-Khu Hoa-Kỳ. Trường có diện-tích rộng lớn hơn TTHL/HQ/NT, có khả-năng cung-cấp nơi ăn chỗ ở cho trên 1300 khóa-sinh. Chương-tŕnh huấn-luyện các Sĩ-Quan OCS kéo dài 6 tháng, bao gồm các môn học chú-trọng nhiều-về thực-hành như sau: Vận-Chuyển, Hàng-Hải, Pḥng-Tai, Cứu Tàu Lâm-Nạn, Hải-Pháo, Lư-Thuyết Thuyền-Bè, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Căn-Bản Quân-Sự, Lănh-Đạo Chỉ-Huy và Hành-Quân tập-trận đổ-bộ.

            Sau 26 tuần-lễ thi tốt nghiệp, khóa-sinh tiếp-tục học về Chiến-Tranh Sông-Ng̣i (Brown Water Navy Operation) tại Treasure Island, San Francisco California. Có khoảng 2 tuần-lễ thực-tập trên những Giang-Đĩnh các loại như: Command Boat, Monitor, ASPB, Tango, LCVP, LCM, PBR, kể cả các Duyên-Tốc-Đĩnh ngoài biển như PCF. Trong thời-gian này có 3 ngày đêm tập-trận hành-quân Thủy-Bộ tại Mare Island California. Địa-h́nh và dàn-cảnh nơi đây rất giống chiến-trường VN. Những trận địch-quân phục-kích và Chiến-đĩnh đánh trả bằng vũ-khí đủ loại diễn-tiến như thật-sự ngoài chiến-trường.[342]

            Sau khi hồi-hương, một buổi lễ gắn cấp-bậc Chuẩn-Uư được tổ-chức trọng-thể tại BTL/Hạm-Đội. Một năm sau, các Sĩ-Quan này sẽ có Quyết-Định thăng-cấp Thiếu-Uư Trừ-bị. Số lượng Sinh-Viên Sĩ-Quan OCS được huấn-luyện mỗi khóa vào khoảng 60 người. Khóa cuối cùng là OCS 12 gồm có cả các Sĩ-Quan Bộ-Binh từ Thiếu-Uư đến Trung-Uư cũng được tham-dự. Sau khi măn khóa, họ về phục-vụ tại những đơn-vị Hải-Quân VN đủ loại.

            Khóa OCS đầu-tiên khai-giảng vào tháng 02 năm 1970, khóa 2 vào giữa tháng 03, cứ thế mỗi khóa cách nhau 6 tuần. Khóa OCS 12 hoàn-tất vào tháng 09 năm 1971. Gần xong chương-tŕnh OCS thuần-túy Việt-Nam, Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển qua việc huấn-luyện quy-mô lớn, có tính-cách quốc-tế hơn. Trong chương-tŕnh IOCS (International Officer Candidate School) này, 22 SVHQVN theo khóa đầu-tiên bên cạnh 1 Sĩ-Quan Ba-Tư, 7 Sĩ-Quan Thổ-Nhĩ-Kỳ, 8 Sĩ-Quan Á-Căn-Đ́nh, 2 Sĩ-Quan Campuchia, số c̣n lại là Sinh-Viên và Sĩ-Quan Hoa-Kỳ. Tất cả khóa đông-đảo tới 197 Sinh-Viên.

Tổng cộng khoảng trên 750 Sinh-Viên Việt-Nam đă thụ-huấn các khóa Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ.

 

 Chứng-chỉ Huấn-Luyện Giang-đĩnh

 

Chương-tŕnh Huấn-luyện Đoàn-Viên tại Hải-ngoại

Năm 1969 là năm mà nhiều Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-viên được gửi đi thụ-huấn tại các Trung-tâm Huấn-luyện Hoa-Kỳ ở Great Lakes, Michigan, và San Diego, California. Có nhiều-lớp căn-bản B1 và B2 về các ngành pḥng-tai, trọng pháo, thám-xuất, giám-lộ, cơ-khí, v..v..

Để nhận lănh các chiến-hạm mới, lúc đầu các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên được gửi đi học trước khi họ được đưa về San Diego hay Norfolk để lănh tầu. Thời-gian huấn-luyện thay đổi tùy theo chuyên-nghiệp, từ vài tháng đến một năm. Riêng việc chuẩn-bị lảnh tầu có thể chiếm tới 2 năm trời từ khi gửi nhân-viên đi cho đến khi chiến-hạm về cặp bến Sài-G̣n.[343]

Cũng trong năm 1969, Hải-Quân Mỹ đă giúp huấn-luyện một khoá tân-binh căn-bản duy-nhất. Khi khoá 50 tân-binh Hải-Quân đang học tại TTHL/HQ Cam Ranh, th́ được Phái-Bộ Viện-Trợ Quân-Sự Hoa-Kỳ tuyển chọn một nửa khoá đi thụ-huấn căn-bản quân-sự tại Hoa-Kỳ. Đại Uư CB Bùi Nhật Ích hướng-dẫn toán này. Khi trở về các Thủy-Thủ này đă tŕnh-diễn lối diễn-hành đặc-biệt của Hải-Quân Hoa-Kỳ rất tân-kỳ và đẹp mắt, nhưng không bao giờ áp-dụng cho Hải-Quân Việt-Nam.

 

 

Loại Tuần-Duyên-Hạm PG này có vận-tốc tối-đa tới 40 gút.

 

Tiêu-chuẩn Danh-hiệu và Số-hiệu các Chiến-hạm

            Kể từ khi Sĩ-Quan Việt-Nam nhận quyền Hạm-Trưởng, các Chiến-hạm đă được chỉ-định số vỏ tàu và danh-hiệu. Số lượng Chiến-hạm Chiến-đĩnh dần dần gia-tăng, nhiều-loại tàu thuyền mới trang-bị cho HQVN. Danh-hiệu và Số-hiệu các Chiến-hạm v́ vậy có một vài thay đổi theo tiêu-chuẩn mới.

Khoảng năm 1967, các danh-hiệu Nỏ-Thần (HQ. 225) và Linh-Kiếm (HQ. 226) của loại Trợ-Chiến-Hạm LSSL được thay đổi và thay-thế bằng những tên mới. Đó là tên của các Sĩ-Quan Hải-Quân đă anh-dũng hy-sinh trong cuộc chiến bảo-vệ Tự-Do: Nguyễn-Văn-Trụ, Lê-Trọng-Đàm, Lê-Văn-B́nh, Đoàn-Ngọc-Tảng, Lưu-Phú-Thọ, Nguyễn-Ngọc-Long, Nguyễn-Đức-Bổng.317

Sau đó, Các Tuần-Duyên-Đĩnh được mang tên các Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân anh-hùng đă hy-sinh để bảo-vệ chính-nghĩa Tự-Do: Lê Phước Đức, Lê-Văn-Ngà, Huỳnh-Văn-Cự, Nguyễn-Đào, Đào-Thục, Lê-Ngọc-Thanh, Nguyễn-Ngọc-Thạch, Đặng-Văn-Hoành, Lê-Đ́nh-Hùng, Trương-Tiến, Phạm-Ngọc-Châu, Đào-Văn-Đáng, Lê-Ngọc-Ẩn, Huỳnh-Văn-Ngàn, Trần-Lô, Bùi-Viết-Thanh, Nguyễn-An, Nguyễn-Ân, Ngô-Văn-Quyền, Văn-Diên, Hồ-Đăng-Là, Đàm-Thoại, Huỳnh-Bộ, Nguyễn-Kim-Hưng, Hồ-Duy, Trương-Ba.

Các Chiến-hạm Chủ-lực Khu-Trục-Hạm và Tuần-Dương-Hạm mang tên các Danh-tướng Hải-Quân Việt-Nam lừng-danh trong lịch-sử: Trần-Hưng-Đạo, Trần-Khánh-Dư; Trần-Quang-Khải, Trần-Nhật-Duật, Trần-B́nh-Trọng, Trần-Quốc-Toản, Phạm-Ngũ-Lăo, Lư-Thường-Kiệt, Ngô-Quyền.

Về số-hiệu, các Chiến-hạm được mang những chiến-số như sau:

Số 1 và 4 Khu-Trục-Hạm,

Số 2, 3, 5, 6, 15, 16, 17 Tuần-Dương-Hạm,

Số 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14 Hộ-Tống-Hạm,

Số từ 225 - 231 Trợ-Chiến-Hạm

Số từ 327 - 331 Giang-Pháo-Hạm

Số từ 400 - 401 Bệnh-Viện-Hạm

Số từ 402 - 406 Hải-Vận-Hạm

Số từ 500 - 505 Dương-Vận-Hạm

Số từ 600 - 619 Tuần-Duyên-Hạm

Số từ 700 - 725 Tuần-Duyên-Đĩnh

Số 800, 801 Dương-Vận-Hạm Cơ-Xưởng và         

Số 800 Cơ-Xưởng-Hạm [344].

 

Quan-niệm Tổ-Chức Đặc-Nhiệm.

            Một trong những tiến-bộ đáng kể nhất về tổ-chức HQVN là sự minh-định rất xác-đáng giữa các đơn-vị hành-chánh và các đơn-vị đặc-nhiệm.

Việc điều-hành các đơn-vị hành-chánh từ lâu đă được quy-định rơ-ràng. Các Đơn-Vị-Trưởng và nhân-viên của Ông đều nắm vững công-vụ phải làm. Theo với thời-gian, nhu-cầu hành-quân gia-tăng vượt qua mức đại-đơn-vị rồi liên đại-đơn-vị. Phương-thức tổ-chức Hải-Quân theo hệ-thống hành-chánh có tính-cách lănh-thổ đă lỗi-thời, không c̣n phù-hợp với t́nh-thế biến-chuyển mới.

Trong quan-niệm thành-lập lúc sơ-khởi, các đơn-vị Sông Ng̣i làm việc chung với các đơn-vị diện-địa trong Chi-Khu, Tiểu-Khu và Quân-Khu. Quan-niệm lưu-động phát-triển mạnh khi HQVN thành-lập Giang-Đoàn 27 XP. Với danh-nghiă Giang-Đoàn Tổng-Trừ-Bị, Giang-Đoàn này biệt-phái hoạt-động tại cả Miền Đông lẫn Miền Tây, với cả hai Quân-Đoàn III và IV. Giang-Đoàn 27 XP trang-bị bằng Tuần-Giang-Đĩnh RPC chạy nhanh, và Quân-Vận-Đĩnh LCM 8 là những giang-đĩnh chuyển-vận chiến-xa, sức chuyên-chở quân-sĩ gấp 3 lần Giang-Đoàn cũ và vận-tốc đường trường cũng cao hơn, tới 50%. Đôi khi v́ nhu-cầu hành-quân thay đổi, tuần này Giang-Đoàn phối-hợp với một Sư-Đoàn Vùng 3 Chiến-thuật, tuần tới lại làm việc với Sư-Đoàn khác tại Vùng 4 Chiến-thuật.

Càng về sau, Hải-Quân QVNCH càng có thêm nhiều-đại đơn-vị lưu-động mới, tầm cỡ to lớn hơn xưa, hoạt-động trong những khu-vực rộng lớn ngoài phạm-vi trách-nhiệm lănh-thổ của các Trung Đoàn, Sư-Đoàn, và cả Quân-Đoàn nữa. Lực-Lượng Thủy-Bộ, Lực-Lượng Ngăn-Chặn là những thành-phần tấn-công (assault) trong các cuộc hành-quân Thủy-bộ liên vùng. Lực-Lượng Tuần-Thám là thành-phần tuần-tiễu tiền-thám, cắt đứt các đường dây giao-liên của địch, hộ-tống và giữ-ǵn an-ninh thủy-tŕnh khắp lănh-thổ Vùng 1, Vùng 3 và Vùng 4 Chiến-thuật.

Thêm vào đó là các công-tác mới như hộ-tống thương-thuyền trên sông Cửu-Long, có khi kéo dài tới tận Nam-Vang, những đoàn Giang-vận chiến-lược tiếp-tế cho Thủ-đô cũng như những đoạn thủy-lộ huyết-mạch cả Miền Nam cũng như Miền Trung. Những cuộc hành-quân thêm phức-tạp, phối-hợp các Giang-Đoàn Xung-phong, Thủy-bộ, Tuần-Thám, Ngăn-chặn, Chiến-hạm, Bộ-binh, Không-trợ, Địa-phương-quân, Thiết-kỵ, Pháo-binh, Thủy-Quân Lục-Chiến, Quân-đội Đồng-minh...

 

Tổ-chức Căn-bản về Đặc-Nhiệm

            Trong tổ-chức hành-quân cấp Lực-Lượng, hệ-thống chỉ-huy căn-bản quy-định từ lớn đến nhỏ như sau:

Trước hết là Lực-Lượng Đặc-Nhiệm (LLĐN), theo thứ-tự đi xuống thấp là Đoàn: Liên, Phân, Chi, và nhỏ hơn là Đội: Liên-đội, Phân-đội, Chi-đội... nghĩa là:

- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm (LĐĐN)

- Phân-Đoàn Đặc-Nhiệm (PĐĐN)

- Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm (CĐĐN)

- Liên-đội Đặc-Nhiệm

- Phân-đội Đặc-Nhiệm        

- Chi-đội Đặc-Nhiệm.

Thông-thường trên thực-tế, tổ-chức đặc-nhiệm xem ra dản-dị hơn. Lấy thí-dụ của Lực-Lượng Duyên-pḥng trước khi giải-tán vào cuối năm 1973, hệ-thống chỉ-huy như sau:

Tư-lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng LLĐNDP 213 (CTF 115) với phương-tiện điều-động Trung-Tâm Hành-Quân của Lực-Lượng.

            Dưới Tư-Lệnh có 5 Chỉ-Huy-Trưởng Liên-Đoàn Duyên-Pḥng:

- CHT/LĐĐNDP 213.1 (CTG 115.1),

- CHT/LĐĐNDP 213.2 (CTG 115.2),

- CHT/LĐĐNDP 213.3 (CTG 115.3),

- CHT/LĐĐNDP 213.4 (CTG 115.4),

- CHT/LĐĐNDP 213.5 thành-lập sau cùng.

Phương-tiện điều-động của mỗi CHT/LĐĐNDP (CTG - Comander Task Group) là Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải (C.S.C - Coastal serveillence Center).

Dưới CHT/LĐĐNDP có thể có 2 Chỉ-Huy-Trưởng Phân Đoàn Đặc-Nhiệm - CHT/PĐĐNDP (CTU 115.2.1 - Commander Task Unit). Đó là trường-hợp của LĐĐNDP 213.2 gồm có:

- CHT/PĐĐNDP 213.2.1 (CTU 115.2.1) đồn-trú tại Qui Nhơn,

- CHT/PĐĐNDP 213.2.2 (CTU 115.2.2) đồn-trú tại CamRanh.

Dưới CHT/LĐĐNDP có Chỉ-Huy-Trưởng Chi Đoàn Đặc-Nhiệm CHT/CĐĐNDP (CTE: Commander Task Element). Chi Đoàn Đặc-Nhiệm chỉ được thành-lập khi có nhu-cầu hành-quân.

            Tuy vậy sau khi các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm (LLĐN) được thành-lập trong Sông và ngoài Biển, nhu-cầu hành-quân vẫn đ̣i-hỏi một vị Tư-Lệnh cao-cấp hơn phối-hợp hành-quân liên Lực-lượng. Sau chót, Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm được chỉ-định để chỉ-huy những cuộc hành-quân lớn, trong đó có nhiều-Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tham-dự.

Văn-thư căn-bản của BTL/HQ và Huấn-Lệnh Hành-Quân của các Lực-Lương Đặc-nhiệm đều có quy-định những quy-luật về phương-thức tổ-chức đặc-nhiệm này.[345]

 

 

Hệ-thống Hành-Chánh của Lực-Lượng Duyên-Pḥng sau khi được Hoa-Kỳ (CTF 115) chuyển-giao.

 

 

 

Hệ-thống Chỉ-Huy Đặc-Nhiệm CTF 115 của HQHK.

 

Những Diễn-tiến Tổ-Chức của Hạm-Đội Đặc-Nhiêm.

Trong khi điều-hành Chương-tŕnh ACTOV dự-trù cho kế-hoạch hành-quân, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Pḥng 3 đă phác-họa ra tổ-chức hai Hạm-đội Đặc-Nhiệm (HĐĐN) là HĐĐN 21 và HĐĐN 22. Theo tài-liệu của Edward J. Marolda viết trong cuốn sách "By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia", khi TL/HQVN nhận quyền chỉ-huy chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo vào tháng 7 năm 1970, thành-phần hai Hạm-đội được tổ-chức theo sơ-đồ (Vietnamese Navy Operational Commands, July 1970 [346]320) mà chúng tôi xin chép lại nguyên-văn như sau:

 

Task Fleet 21 SEALORDS Operations

Task Force 210 Special

Task Force 211 Amphibious

Task Force 212 Trần Hung Dao I

Task Force 213 Coastal

Task Force 214 Giant Slingshot

Task Force 215 Fleet Command

Task Force 216 Ready Deck

Task Force 217 4th Riverine Area

Task Fleet 22 Non-SEALORDS Operations

Task Force 221 1st Coastal Zone

Task Force 222 2d Coastal Zone

Task Force 223 3d Coastal Zone

Task Force 224 4th Coastal Zone

Task Force 225 3d Riverine Area

Task Force 226 4th Riverine Area

Task Force 227 Rung Sat Special Zone

Task Force 228 Capital Military District

Thời-gian sau đó, quan-niệm về hai HĐĐN này thay đổi, có khuynh-hướng để trở thành HĐĐN 21 trong Sông và HĐĐN 22 ngoài Biển. Tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân đă có hai giới-chức được chỉ-định nhiệm-vụ Tham-Mưu cao-cấp trợ-giúp TL/HQVN điều-động hành-quân là

- Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông.

- Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển.

Cho đến khi QLVNCH bị tan ră vào năm 1975, chưa có Sĩ-Quan nào chính-thức được bổ-nhiệm riêng-biệt vào chức-vụ Tư-Lệnh hai Hạm-Đội Đặc-Nhiệm Sông và Biển. Bản Cấp-số cũng chưa được BTTM/QLVNCH chấp-thuận ban-hành.

Chức-vụ Tư-Lệnh HĐĐN 21 trong những năm cuối 1974-1975 do Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng TL/V4SN kiêm-nhiệm.[347]321 Tài-liệu khả-tín thu-nhặt được không thấy có ghi danh-tánh vị Tư-Lệnh HĐĐN 22.[348]

Về Hạm-đội Biển, theo nhà nghiên-cứu Phạm-Phong-Dinh, gồm có các thành-phần sau:

- Vùng 1 Duyên-Hải

- Vùng 2 Duyên-Hải

- Vùng 3 Duyên-Hải

- Vùng 4 Duyên-Hải

- Vùng 5 Duyên-Hải

- Các Chiến-hạm, Chiến-đĩnh tăng-phái.[349]

 

Năm 1971

            Vào đầu thập-niên 1970, tinh-thần người lính thủy rất cao. Hải-Quân đă có những chiến-hạm lớn như Khu-Trục-Hạm, Tuần-Dương-Hạm[350]324. Sĩ-Quan và Đoàn-Viên được nhiều-cơ-hội xuất-ngoại công-du, thực-tập, huấn-luyện, du-học, nhận-lănh chiến-hạm...

            Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam:

- Hai Khu-truc-Hạm Tiền-Thám (DER - Radar Picket Escort Ship[351]) Trần-Hưng-Đạo HQ. 1 và Trần-Khánh-Dư, HQ. 4.

- Bốn Tuần-dương-Hạm (WHEC - High Endurance Cutter[352]) Trần Quang Khải HQ. 02, Trần Nhật Duật HQ. 3, Trần B́nh Trọng HQ. 5, Trần Quốc Toản HQ. 6.

- Hai Dương-Vận-Hạm loại Cơ-Xưởng (LST) Cần Thơ HQ. 801, Vĩnh Long HQ. 802.

 

Các khóa Sĩ-Quan Đặc-biệt

Cuối năm 1971, sau khi khóa 22 ra trường th́ Trung-Tâm chuẩn-bị tiếp-nhận thêm các Sĩ-Quan khóa-sinh, được gọi là khóa Sĩ-Quan Đặc-Biệt. Đó là những Sĩ-Quan có cấp-bậc từ Chuẩn-Úy đến Thiếu-Tá đă tốt-nghiệp tại các quân-trường Bộ-Binh (tại Đà-Lạt và Thủ-Đức) đang làm việc tại các đơn-vị bờ của Hải-Quân, kể cả các Sĩ-Quan ngành Cảnh-Sát thuộc các Lực-Lượng Giang-Cảnh. Thời-gian thụ-huấn là 6 tháng. Các môn chính nặng về Hải-Nghiệp như Hàng-Hải lư-thuyết, Vận-Chuyển lư-thuyết, Khí-Tượng, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, một số môn phụ do Khối Văn-Hóa-Vụ chọn lựa và soạn-thảo riêng cho thích-hợp với nhu-cầu.

Khi tốt-nghiệp khóa-sinh vẫn mang cấp-bậc như cũ nhưng đổi chuyên-nghiệp sang ngành chỉ-huy, danh xưng bây giờ là Hải-Quân[353].Các Sĩ-Quan này được chỉ-định phục-vụ trên các chiến-hạm.[354]

 

Chương-Tŕnh Sĩ-Quan Hải-Quân Ngành Hiện-Dịch

Hải-Quân là một Quân-Chủng gồm những quân-nhân có ngành-nghề chuyên-biệt. Tuy vậy lịch-sử Hải-Quân VNCH có ghi một điều-thật là trái với lẽ thường: trường Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ đào-tạo Sĩ-Quan Hải-Quân Trừ-bị.

Từ chỗ đứng khiêm-nhường của ḿnh trong quân-lực, Hải-Quân đă không thể nào tự-ư giải-quyết được vấn-đề cho thỏa-đáng. Bộ Quốc-Pḥng và Bộ Tổng Tham-Mưu đă cung-cấp Sĩ-Quan Hiện-Dịch cho Hải-Quân Việt-Nam với cách riêng của họ. Theo kế-hoạch này, Hải-Quân chỉ được cung-cấp các Hải-Quân Thiếu-Úy Hiện-dịch qua Trường Vơ-Bị Quốc-Gia mà thôi. Khóa 16 là thử-nghiệm đầu-tiên nhưng quá ít. Chỉ có 7 Sĩ-Quan tham-dự và tốt-nghiệp khóa học mà thôi.

Việc cung-cấp các Sĩ-Quan Hiện-dịch không được thi-hành đều đặn, có lẽ v́ nhu-cầu Sĩ-Quan cho lục-quân quá lớn. 

Kể từ năm 1971, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân huấn-luyện 3 tháng chuyên-nghiệp cho các khoá-sinh trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt trong mùa văn-hóa. Đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khóa 24 và 25 đến thụ-huấn 3 tháng lư-thuyết. Sau khi tốt-nghiệp, các Sĩ-Quan này sẽ phục-vụ Hải-Quân ngành Hiện-dịch.

 

Hoa-Kỳ, đến cũng nhanh mà đi cũng chóng

            Cuộc Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo vượt biên năm 1970 mở đầu cho chương-tŕnh chuyển-giao các cuộc hành-quân Sealords của Hoa-Kỳ thành các cuộc hành-quân Trần-Hưng-Đạo do Hải-Quân Việt-Nam đảm-trách. Vào tháng 6 năm 1971, công-việc chuyển-giao đă hoàn-tất[355]. Về phía Hoa-Kỳ, ngoại trừ một thành-phần Trực-thăng Vơ-trang, Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam đă hoàn-toàn triệt-thối khỏi Việt-Nam. Một Sĩ-Quan HQVN cấp Đô-Đốc đă nhận-xét như sau: "Âu cũng là một đặc-tính của Hoa-Kỳ, đến cũng nhanh mà đi cũng chóng."[356]

            Hoa-Kỳ đă vội-vàng đổ-quân tham-chiếm, rồi lại rút lui nhanh chóng khi chưa đạt được chiến-thắng sau cùng. Sự hiện-diện ngắn-hạn của Quân-Đội Hoa-Kỳ đă tác-hại đến khả-năng quyết-thắng của Quân-Lực VNCH. Bàn về đường lối chiến-tranh của Mỹ thời đó, Giáo-Sư Phạm-Kim-Vinh đă viết rằng:

            “... Tại Hội-nghị Paris 1970-1973, nước Mỹ đạt thỏa-hiệp (nhục nhă) với Hà-Nội để cho quân Mỹ được hồi-hương (hay trốn chạy) trong an-toàn. Trong khi đó, quân Bắc-Việt không hề được Mỹ yêu-cầu phải rút ra khỏi lănh-thổ nam Việt-Nam.

Khi mang quân tới Nam Việt-Nam, người Mỹ đă làm tiêu-tan chính-nghĩa của Nam Việt-Nam. Khi (hèn nhát) rút đi người Mỹ làm tiêu-tan chút chính-nghĩa c̣n sót lại của Việt-Nam Cộng-Ḥa qua việc thừa-nhận cái quái-thai chính-trị của CS Hà-Nội là Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam...” [357]


 

 

Chương 5

 

Giai-đoạn Trưởng-thành

(1972-1974)

 

Giai-đoạn trưởng-thành của Hải-Quân VNCH được kể từ cuối năm 1972.về sau. Quân-số Hải-Quân không kể TQLC vượt hơn 40,000 Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.

 

Năm 1972

            Hải-Quân Việt-Nam nhận tiếp:

- Ba Tuần-dương-Hạm (WHEC) Phạm Ngũ Lăo HQ. 15, Lư Thường Kiệt, HQ. 16, và Ngô Quyền, HQ. 17.

- Một Hỏa-Vận-Hạm, HQ. 475.

- Và hầu hết các Căn-cứ Hải-Quân do Hải-Quân Hoa-Kỳ tạo-lập trước đây.

            Bốn Sĩ-Quan tu-nghiệp tại trường Hậu Đại-học Naval Postgraduate School ở Monterey, California.

            Chương-tŕnh ACTOVLOG báo-cáo các dự-án sau cùng đă xong vào tháng 4 năm 1972. Các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Nhà-Bè, B́nh-Thủy, Cam-Ranh, Đà-Nẵng đă hoàn-toàn thuộc về Hải-Quân Việt-Nam.

Chương-tŕnh ACTOVRAD hoàn-tất việc thiết-trí và bàn-giao 16 đài radar Kiểm-Báo (trong đó có một Kiểm-Báo-Hạm) vào tháng 8 năm 1972.

Ngày Quân-lực 1972, 5 Sĩ-Quan cấp Đại-tá gồm TMT/HQ và 4 Tư-lệnh Lực-Lượng được thăng cấp Phó Đề-Đốc.

Tính tới cuối năm 1972, tổng-số chiến-hạm, chiến-đĩnh và chiến-thuyền đă tăng lên đến hơn 1,500 chiếc, cùng 16 Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-vận.[358]

 

Thủy-Quân Lục-Chiến và Chiến-trận Vùng Giới-Tuyến

Trong năm này, Bắc-Quân ào-ạt tấn-công vào lănh-thổ Vùng I, II và III của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Mở màn được ít lâu, cả ba mũi tiến-công vào Ban-Mê-Thuột, B́nh-Long và Quảng-Trị đều bị chặn lại. Thấy khó đạt được ư-định chiếm-đóng Ban-Mê-Thuột hay B́nh-Long, Trung-Ương đảng Cộng-Sản quyết-định đổi diện thành điểm, tăng-cường thêm lực-lượng nhắm vào Vùng giới-tuyến là nơi gần với hậu-phương Bắc-Việt hơn cả. Cuộc chiến bùng nổ mạnh hơn tại Quảng Trị vào cuối tháng 3/1972, sôi-động nhất là vào Mùa Xuân, Hè 1972. Hải-Quân VNCH tại các Vùng duyên-hải đă sử-dụng tối-đa khả-năng trang-bị để yểm-trợ cho những đơn-vị bộ-chiến hoạt-động tại vùng ven biển của hai quận Hải-Lăng và Triệu Phong.[359] 

            Trên bộ, trận Quảng-Trị được mô-tả là khủng-khiếp, ác-liệt, đẫm máu không thua ǵ các trận đánh đẫm máu khác trên thế-giới. Sau khi chiếm được Thị-Xă Quảng-Trị, Cộng-Quân bị Lữ-Đoàn 369 TQLC chặn đứng bước tiến vào ngày 3-5-72.

            Một vài hoạt-động phối-hợp giữ các Lực-Lượng đồng-minh Việt-Mỹ rất có hiệu-quả tại khu-vực duyên-hải gần hỏa-tuyến như sau:

- Ngày 13-5-72, dùng trực-thăng TQLC Hoa Kỳ trên Chiến-Hạm Okinawa (LPH 3), TQLC Việt-Nam bất-thần đổ-bộ nhiều-cây-số đằng sau pḥng-tuyến của Cộng-Sản.

- Ngày 24-5-72, rồi liên-tiếp cả ngày 29-6-72, với các phương-tiện thủy-bộ của Hải-Quân, Lục-Quân VNCH đă đổ-bộ đánh vào sườn của địch và chiếm cả hậu-tuyến của chúng.

Mũi dùi TQLC từ phía bờ biển đánh lên, phối-hợp với sự yểm-trợ phi-pháo và hải-pháo đă đẩy Cộng-Quân Bắc-Việt phải rút lui.

Sau đó Sư-Đoàn TQLC và các lực-lượng bạn đă ngày đêm giao-tranh với địch, dành lại từng tấc đất đă mất. Ngày 15-9-1972 vào hồi 12 giờ 45 phút trưa, chính TQLC đă cắm được cờ VNCH trở lại trên cổ-thành Quảng-Trị.[360]            

            Các cuộc yểm-trợ hải-pháo của các Chiến-hạm Hạm-Đội rất đắc-lực,[361] giúp quân-lực VNCH giữ vững các vị-trí khác dọc duyên-hải Vùng 1 và Vùng 2 Chiến-Thuật.

 

Những cuộc Hành-Quân Tiếp-cứu

Những cuộc Hành-Quân tiếp-cứu trong chiến-tranh xảy ra rất thường nhưng trường-hợp cứu Trung-Tá Hambleton khi thi-hành phi-vụ mật "BAT 21" ở vùng gần Giới-tuyến 17 là nổi tiếng hơn cả. Có cả sách báo tiểu-thuyết đă viết và quay thành phim ảnh vế chuyến công-tác cứu-cấp gian-nan này.

Ha-Sĩ I Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam Nguyễn-Văn-Kiệt với thành-tích phi thường của anh và Hải-Quân Đại-Úy Tom Norris đă cứu thoát Trung Tá Hambleton thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ khi phản-lực-cơ "Điện-Tử Tiền-Thám" (Electronic Early Warning) của ông này bị hỏa-lực pḥng-không của VC bắn rơi tại Đông Hà, Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Chiến-công này đă được HQHK vinh-danh. HQ Đại-Úy Norris đă được trao tặng huy-chương cao-quư nhất của Quân-đội Hoa-Kỳ Medal of Honor. Riêng anh Kiệt là người "ngoại quốc" (không phải là người Hoa-Kỳ) duy nhấttrong cuộc chiến-tranh Việt-Nam được nhận-lănh Hải-Quân Huân Công Bội Tinh (Navy Cross) cao-quư nhất của Hải-Quân Hoa-Kỳ.

 

Trung-Cộng và những bao gạo tiếp-tế cho CS Việt-Nam

            Trong nỗ-lực đẩy mạnh cuộc chiến-tranh xâm-lược Việt-Nam Cộng-Ḥa, Cộng-Sản đă đưa toàn-thể miền Bắc lâm vào hoàn-cảnh kiệt-quệ. Đặc-biệt dân-chúng những tỉnh sát Vĩ-tuyến 17 rất đói khổ. V́ bom đạn đổ xuống khu-vực gần đầu đường ṃn Hồ-Chí-Minh, dân Quảng-B́nh đă nhiều-năm không canh-tác được ruộng vườn, trong khi đó lương-thực lại bị Cộng-Sản dùng nuôi Quân-đội. Trong những ngày đen tối nhất của quân xâm-nhập, Trung-Cộng đă tiếp-tế cho đồng-bọn Cộng-Sản Việt-Nam bằng đường biển. V́ chúng không có phương-tiện tân-tiến như máy bay thả dù, lại không giám đương đầu với Hải-Quân VNCH và Đồng-minh; Trung-Cộng dùng những tàu vơ-trang giả-dạng thương-thuyền đi làm việc lén-lút. Từ hải-phận quốc-tế, Trung-Cộng cho các bao gạo 100 kg bọc trong nhiều-lớp nylon rồi thả trôi từ ngoài xa, hy-vọng ḍng nước và gió mùa Đông-Bắc sẽ đẩy gạo vào bờ.

            Do sự tính-toán sai-lầm gió nước, rất nhiều-gạo tiếp-tế Công-Sản như vậy xuôi Nam, lọt vào tay người phe Quốc-gia. Các chiến-hạm, chiến-đĩnh tầu tuần-dương Vùng 1 Duyên-Hải vớt được rất nhiều, có khi dến hàng trăm bao gạo trong một chuyến công-tác.

 

Năm 1973

            Sau ngày kư-kết Hiệp-Định Ngừng Bắn 27-1-1973, tất cả quân-nhân Hoa-Kỳ rút ra khỏi Việt-Nam. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam NAVFORV được chính-thức giải-tán vào ngày 29 tháng 3 năm 1973.

Từ khi HQHK rút đi tháng 4/1972 đến cuối tháng 1/1973, Hải-Quân VNCH tại Vùng 1 Duyên-Hải và một số chiến-hạm tăng-phái đóng góp đáng kể vào những chiến-thắng chung của QL/VNCH, đặc-biệt trong cuộc hành-quân tổng-phản-công tái-chiếm Sa Huỳnh vào tháng 2/1973.

Được hưởng một ngân-khoản 8 triệu Mỹ-kim gia-tăng kinh-phí cải-thiện, Hải-Quân Công-Xưởng đă đào-tạo được một đội-ngũ chuyên-viên kỹ-thuật cao. Cho đến đầu năm1973, HQCX đă hoàn-tất việc hạ-thủy 58 chiến-thuyền ferro-ciment[362], trong đó một số Duyên-Tốc-Đĩnh PCF với kiểu vẽ vỏ tàu rất đẹp mắt. Hơn nữa, HQCX c̣n đủ khả-năng đại-kỳ các chiến-hạm tối-tân nhất của HQVN lúc đó.

 

Vỏ tàu Duyên-Tốc-Đĩnh PCF ferro-ciment trông rất đẹp mắt.

 

Về Huấn-luyện, đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khóa 24 và 25 đến thụ-huấn 3 tháng lư-thuyết. Các khóa 3 tháng của Sinh-Viên trường Vơ-Bị Đà-Lạt th́ chú trọng các môn Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển, Hành-Hải lư-thuyết và thực-hành.

Trong năm này, 6 Sĩ-Quan Hải-Quân được sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California.[363]

- Các khoá huấn-luyện tiếp-tục tiến-triển, đặc-biệt về chỉ-huy, tham-mưu.

- Để đánh dấu sự trưởng-thành, nhằm ngày kỷ-niệm Thánh-Tổ (20 tháng 8 âm-lịch), các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức một cuộc tŕnh-diễn lớn lao trên sông Sài-G̣n. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu đă đến chủ-tọa cuộc lễ.[364]

 

Bản báo-cáo T́nh-trạng HQ Việt-Nam hóa khi HQHK triệt-thoái

            Như một đoạn trên đă tŕnh-bày, Hải-Quân Hoa-Kỳ nhảy vào trực-tiếp tham-chiến trong khoảng 3 năm th́ từ từ rút ra khỏi Việt-Nam. Sau khi hoàn-tất giai-đoạn trợ-giúp HQVN bành-trướng, Bộ Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam (COMNAVFORV) đă soạn-thảo một báo-cáo. Bản tường-tŕnh tổng-kết được trực-tiếp gửi lên Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-B́nh-Dương (CINCPACFLT), thông-báo Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ và các cơ-quan liên-hệ. Nhan-đề tài-liệu Mật là "Bản báo-cáo t́nh-trạng Việt-Nam hóa khi HQHK triệt-thoái". Phần nhận-xét về Hải-Quân Việt-Nam được tường-tŕnh như sau:

"Kết-luận lại, Hải-Quân Việt-Nam và Thủy-Quân Lục-chiến Việt-Nam đă được lượng-giá cả hai ngành là thành-công và đạt được tiêu-chuẩn đă ước-định, đủ khả-năng thi-hành nhiệm-vụ giao-phó ngay trong hiện-tại và cả trong tương-lai cận kề. Riêng trường-hợp HQVN, khả-năng tác-chiến hiện nay đă đầy đủ nhưng để cho tổ-chức này tiến được tới mức tự-túc, chắc chắn cần phải có những biện-pháp cải-thiện các khuyết-điểm"[365].

 

Vi-Phạm Ngưng bắn

            Kể từ tháng 02 năm 1973, mặc dù Cộng-SảnBắc-Việt đă kư-kết hiệp-định ngưng bắn, tái-lập ḥa-b́nh Việt-Nam tại Ba Lê ngày 27 tháng 01 năm 1973, nhưng vẫn ngoan-cố vi-phạm, công-khai tấn-công vào các Lực-Lượng thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Về phía Hải-Quân đă ghi-nhận tất cả 827 vụ vi-phạm do CSBV gây ra cho các đơn-vị Hải-Quân, gồm có: 575 vụ tấn-công, 155 vụ pháo-kích và 97 vụ đánh ḿn, gài lựu-đạn. Để tự-vệ, Hải-Quân đă gây thiệt-hại cho CSBV trong thời-gian này như sau: 263 CSBV bị giết và16 CSBV bị bắt, ngoài ra ta c̣n tịch-thu 57 súng cá-nhân và phá-hủy hàng trăm quả ḿn, lựu-đạn...

 

Hải-chiến Hoàng-Sa          

Trong ngày 19 tháng 01 năm 1974, Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm, 2 Tuần-Dương-Hạm và1 Hộ-Tống-Hạm đă anh-dũng chiến-đấu chống trả cuộc xâm-lăng của Đế-quốc Trung-Cộng vào quần-đảo Hoàng-Sa thuộc lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Ḥa.[366]

            Nhận-xét về tương-quan lực-lượng Hải-Quân đôi bên trong trận Hải-chiến này, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, Tổng Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH thời ấy đă viết như sau: Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị cho nhiệm-vụ chính-yếu là tuần-tiễu các vùng sông ng̣i và ngăn-chặn địch-Quân xâm-nhập vào vùng duyên-hải, thực-sự không phải là đối-thủ của một Hải-Quân tân-tiến như Hải-Quân Trung-Cộng trong một trận Hải-chiến tuy ngắn ngủi nhưng ác-liệt tại Hoàng-Sa vào năm 1974.[367]

            Có nhiều-bài viết và sách báo quốc-tế đă bênh-vực cho lẽ phải chủ-quyền của Việt-Nam. Riêng pho sách lớn có uy-tín, bàn-luận về Hải-lực Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" lại c̣n đề-cao tinh-thần kiên-quyết của HQVN chống xâm-lược. Robert Gardiner viết rằng: "Không những chiến-hạm Việt-Nam đă dũng-cảm bắn ch́m hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Siêu-cường Trung-Cộng ngoài Hoàng-Sa, mà lại c̣n gửi thêm quân pḥng-thủ tăng-cường cho Trường-Sa tiếp-tục chặn đứng âm-mưu lấn-chiếm của chúng."[368]

           

Thiệt-hại của Hải-Quân Trung-Cộng tại Hoàng-Sa

            Nguồn tài-liệu sau đây đang được phổ-biến rộng-răi. Tác-giả của nó có lẽ sẽ cung-cấp thêm chi-tiết. Hy-vọng về tương-lai người đọc có sự kiểm-chứng:

Sau hơn một phần tư thế-kỷ bưng-bít về thiệt-hại của họ, rồi Trung-Cộng cũng có sơ-hở. Lợi-dụng một chuyến đi công-tác y-khoa tại Hải-Nam, khi vào thăm nghĩa-trang Quân-đội Nhân-dân Trung-Quốc, Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ đă ghi nhận một số tử-sĩ của HQ Trung-Cộng với những chi-tiết như sau:

- Hộ tống hạm Kronstadt, kư số 271, Hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương.
- Hộ tống hạm Kronstadt, kư số 274, Hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức, tử thương.
Đây là Soái hạm của chiến dịch.

- Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ Tham mưu Hành-quân đi trên chiến hạm 274. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ Tham mưu tử thương (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 Sĩ-Quan cấp úy)

- Trục lôi hạm, kư số 389, Hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương

- Trục lôi hạm, kư số 396, Hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.

Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ b́nh-luận về truyền-thống hải-chiến của Hải-Quân Việt-Nam và trận đụng-độ Hoàng-Sa như sau:

- Trong lịch sử 5000 năm của Hoa-Việt, chiến tranh liên miên. Về bộ chiến, kị chiến th́ cả hai bên có khi thắng khi bại. Duy về thủy chiến, bao giờ Việt-Nam cũng thắng trận.

- Năm 1974, th́nh ĺnh Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (họ gọi là Tây-sa) từ Việt-Nam Cộng-Ḥa. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi và ác-liệt, phía Trung-quốc bị thiệt-hải gấp ba lần VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH v́ quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa-địa, chiến hạm lớn đông gấp bội VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, v́ vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa.

- Lực-lượng Hải-quân VNCH rất thiện chiến, tác xạ rất chính xác, các Sĩ-Quan và Đoàn-viên đều được huấn luyện theo tiêu chuẩn Âu-Mỹ, thêm kinh nghiệm chiến-trường Việt-Nam. Ngay loạt đạn đầu tiên đă khiến 4 Hạm-Trưởng Trung-quốc tử trận.[369]

 

Hải-Quân Công-Xưởng và Các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận

Là một cơ-xưởng có tiềm-năng lớn, HQCX không chịu ảnh-hưởng tức-thời của sự cắt-giảm quân-viện. Khả-năng của HQCX tiếp-tục gia-tăng nhiều-trong những năm cuối cùng của trận chiến. Hàng năm, HQCX vẫn thực-hiện được 2, 865,073 giờ sản-xuất, trong đó dành cho sửa chữa chiến-hạm 1 triệu giờ, sửa chữa bất-thường gần 1, 1 triệu giờ và đóng mới các loại tàu tuần-duyên Ciment lưới thép[370] chiếm 237 ngàn giờ.

            Kể từ năm 1973, các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận cũng tiến-bộ, đủ khả-năng kỹ-thuật để đại-kỳ những Tuần-Duyên-Hạm PGM

 

Bảng Tổng-kết thành-tích đầu năm 1973

Từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tạo được những thành-tích[371] như sau:

Nhân-mạng:

- 2219 Cộng-Sản Bắc-Việt bị chết

- 1277 Cộng-Sản Bắc-Việt bị bắt

- 6798 t́nh-nghi bị giữ

- 509 Hồi-chánh-viên

Vũ-khí: Ta tịch-thu được:

- 382 súng cộng-đồng

- 2851 súng cá-nhân

Số ghe tàu đánh đắm và tịch-thu:

Từ năm 1965 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tịch-thu và đánh đắm các ghe tàu Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-nhập Hải-phận Việt-Nam Cộng-Ḥa:

            - 467 ghe xuồng-bị tịch-thu

            - 14 tàu Cộng-Sản bị đánh đắm và tịch-thu tại các địa-điểm và ngày tháng sau đây:

a. Vũng Rô ngày 19 tháng 02 năm 1965

b. Cửa Tiểu ngày 08 tháng 01 năm 1966

c. Bồ Đề ngày 10 tháng 05 năm 1966

d. Ba Động ngày 20 tháng 06 năm 1966

e. Bồ Đề ngày 01 tháng 01 năm 1967

f. Mũi Ba Làng An ngày 14 tháng 03 năm 1967

g. Sa Kỳ ngày 15 tháng 07 năm 1967

h. Đức Phổ ngày 01 tháng 03 năm 1968

i. Ḥn Hèo ngày 01 tháng 03 năm 1968

j. Cửa Việt ngày 01 tháng 03 năm 1968 (?)

k. Bồ Đề ngày 01 tháng 03 năm 1968

l. Cung Hầu ngày 22 tháng 11 năm 1970

m. Gành Hào ngày 12 tháng 04 năm 1971

n. Phú Quốc ngày 24 tháng 04 năm 1972.

 

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải.

Năm 1974, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải được thành-lập.

Tổ chức lănh-thổ VNCH gồm 4 Quân-Khu. Theo lẽ thường Hải-Quân cũng cần tổ-chức ra 4 Vùng Duyên-hải. Tuy nhiên v́ nhu-cầu hành-quân đ̣i-hỏi, sau nhiều lần nghiên-cứu, Hải-quân đă quyết-định thành-lập thêm Vùng 5 Duyên-Hải. Một số trọng-điểm của Vùng này được chính vị Tư-Lệnh Vùng này nêu ra như sau:

"Năm Căn là trọng điểm của vùng đồng-bằng, rừng đước âm u, những khúc sông nguy-hiểm, là sào-huyệt dưỡng quân của Cộng-Sản, đồng-thời c̣n là vựa lúa bát ngát có thừa khả-năng nuôi sống cả Miền Nam. Như thế, ở giữa ḷng địch, dù gặp rất nhiều-áp lực, đầy cam go nguy-hiểm, nhưng sự hiện-diện của ta đă gây khó-khăn rất lớn cho địch. Địch không có lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến-dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng, phải xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy-lộ huyết-mạch và nguy-hiểm, đoàn Giang-vận vẫn đi lại điều-ḥa từ Sài-G̣n đến Sóc Trăng và ngược lạị Bao nhiêu ngàn tấn lúa, cá tôm từ đây tiếp-tế cho Sài-G̣n. Và bao nhiêu tấn phẩm-vật, nhiên-liệu từ Sài-G̣n là nguồn tiếp-tế cho các tỉnh thuộc vùng Cà Mau và phụ cậnquan-trọng lắm chứ. Không có Năm Căn làm cứ-điểm, làm sao ta giữ được sự điều-ḥa đi lại của đoàn Giang-vận. Sài-G̣n làm sao tiếp-tế được đầy đủ như vậy"[372](1).

            Bộ Tư Lệnh Vùng V Duyên Hải đóng tại Năm Căn, thuộc tỉnh An Xuyên. Trực thuộc Vùng V Duyên Hải, có các đơn vị cơ hữu sau đây:

       - Căn cứ Hải Quân Năm Căn, cũng là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng V Duyên Hải.

       - Tiền Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận  Năm Căn đồn trú chung  doanh trại với  Căn Cứ  Hải Quân Năm Căn

       - Duyên Đoàn 36 đóng tại Long Phú, Tỉnh Ba Xuyên

       - Duyên Đoàn 41 đóng tại Ḥn Khoai c̣n có tên là hải đảo Giáng Tiên, tên trên hải đồ là Poulo Obi.

       - Đài Kiểm Báo 401 đặt trên núi Ḥn Khoai bên cạnh Hải Đăng  trên đỉnh núi này.

- Hải Đội V Duyên Pḥng,

- Giang Đoàn 43 ngăn chặn.

       - Giang Đoàn 65 Tuần Thám, ba đơn vị sau này đồn trú chung doanh trại Căn Cứ Hải Quân Năm Căn.

Ngoài các đơn vị cơ hữu trên, một chiến hạm thuộc Hạm Đội được tăng phái cho V5ZH để tăng cường hoạt động duyên pḥng và yểm trợ chiến đĩnh, chiến thuyền thuộc Hải Đội 5 Duyên Pḥng, Duyên Đoàn 36 và 41 trong khi hoạt động dọc duyên hải.

        Đơn vị tăng phái gồm:

- Một Tiểu Đoàn Điạ Phương Quân đóng tại Tân An, cách cưả Bồ Đề khoảng hơn 10 cây số

- Hai Trung Đội Pháo Binh 105 ly, một đóng tại BTL/V5ZH, một đóng tại Tân An  

       Vùng V Duyên Hải có nhiệm vụ giữ ǵn an ninh thủy tŕnh các sông ng̣i liên hệ trong 3 tỉnh Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên và phối hợp hành quân với các đơn vị bạn trong lănh thổ liên hệ. Về mặt duyên hải, vùng trách nhiệm cuả Vùng V Duyên Hải từ cửa sông   Định An ,mặt Đông Cà Mau, bao vùng xuống Ḥn Khoai và ngược lên phía Tây Cà Mau, tới Ḥn Đá Bạc.

 

Hoàn-thiện Tổ-Chức

            Sau nhiều năm liên-tục bành-trướng, quân-số Hải-Quân đă lên đến mức tối-đa quy-định bởi cấp-số vào cuối năm 1972. Năm 1973, HQVN không lấy thêm Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên mà chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi.[373]

            Năm 1974 được Hải-Quân VNCH mệnh-danh là năm "Hoàn-hảo Tổ-Chức" và "Ưu-Tú Nhân-Sự" v́ những hoạt-động sau:

- Hoàn-hảo Tổ-Chức. Trong chiều-hướng chung của Quân-Lực, Hải-Quân đă nghiên-cứu và hoàn-tất việc thi-hành như sau:

. tân-lập 4 đơn-vị.

. cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị.

. giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị.

. minh-định nhiệm-vụ và tái tổ-chức 5 đơn-vị.

            Tính từ cuối năm 1973 đến tháng 10-1974, các công-việc quan-trọng nhất về Tổ-chức gồm có:

. Thành-lập Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải.

. Giải-tán Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-Pḥng.

. Sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải.

. Tháng 3 năm 1974, các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tại Vùng 4 Sông Ng̣i được gom thành Hạm Đội Đặc-Nhiệm 21. Tư-Lệnh V4SN kiêm-nhiệm chức-vụ TL/HĐĐN 21 yểm-trợ cho QĐ IV. Sau khi HĐĐN 21 thành h́nh, BTL/ Hành-Quân Sông được di-chuyển về Sài-G̣n.[374]

- Ưu-Tú Nhân-Sự: Một số quân-nhân có tinh-thần phục-vụ và kỷ-luật kém bị sa-thải khỏi quân-chủng.[375]

 

T́nh-h́nh tiếp-vận thiếu-hụt trầm trọng

James F. Dunnigan and Albert A. Nofi.[376] đă ghi lại nhận-xét rất đúng đắn: Hoa-Kỳ không có kế-hoạch hữu-hiẹu. Khi ồ ạt đưa Cố-Vấn vào, rồi lại mang cả Quân-lực Hoa-Kỳ tham-chiến, người Mỹ đă làm suy-giảm hiệu-năng của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Tai-hại đó thật rơ-rệt khi Hoa-kỳ rút ra và đột ngột giảm-thiểu quỹ viện-trợ vào những năm 1974-1975. Trong khi Việt-Nam Cộng-Ḥa thiếu-hụt tiếp-vận trầm trọng th́ Cộng-SảnBắc-Việt lại nhận được viện-trợ gia-tăng khoảng 3, 4 lần hơn nữa từ phiá Nga-Sô và Trung-Cộng.[377]

Về Hải-Quân, vào lúc cao-điểm hoạt-động, HQVN có quân-số 42,000 quân-nhân, không kể dân-chính. Với 672 Chiến-đĩnh đổ-bộ, 20 Trục-Lôi-Đĩnh, 450 Chiến-đĩnh tuần-tiễu, 56 Chiến-đĩnh tiếp-vận và 242 Hải-Thuyền; HQVN hoạt-động rất hữu-hiệu. Văn-pḥng Tùy-Viên Quân-sự Mỹ DAO (Defense Attaché Office) ghi-nhận t́nh-trạng an-ninh tại những vùng Hải-Quân trách-nhiệm khá tốt đẹp, Cộng-Sản không đạt được một mục-tiêu đáng kể nào trong suốt hai năm 1973 và 1974. Ngay cả đầu năm 1975, an-ninh khắp Vùng 4 đươc kể là yên-tĩnh.

Quân-viện hàng năm cho Việt-Nam Cộng-Ḥa từ nhiều-tỷ Mỹ-kim bị hạ-giảm xuống c̣n 700 triệu Mỹ-kim. HQVN đành cắt đi bớt nhịp điệu hành-quân xuống 50 phần trăm. Hoạt-động trong sông thật là cần-thiết, cũng bị xén xuống 70 phần trăm. Đạn-dược và nhiên-liệu thiếu-hụt trầm-trọng. HQVN chỉ c̣n cách là cho 600 giang-đĩnh và tuần-cảng-đĩnh nghỉ bến bất-động. 22 chiến-hạm hạm-đội cũng không c̣n chạy được.[378]

Lực-Lượng Thủy-Bộ, một thành-phần tác-chiến quan-trọng của HQVN, cũng gặp cảnh thiếu cơ-phận. T́nh-trạng "đ́nh động" v́ sự giảm-sút tiếp-vận đă được chính Vị Cựu Tư-Lệnh Lực-lượng đó mô-tả như sau: "Khi tôi nhận đơn-vị Đặc-Nhiệm Thủy-Bộ từ Đô Đốc Hoàng-Cơ-Minh tháng 9 năm 1974, đă có một phần ba chiến-đĩnh trong t́nh-trạng "đ́nh động" v́ thiếu cơ-phận thay thế. Phần c̣n lại th́ bị xé lẻ thành từng đơn-vị Giang-Đoàn Thủy-Bộ tăng-phái xuống cấp Tiểu-Khu Lực-Lượng Thủy-Bộ không c̣n tham-gia những cuộc hành-quân quy-củ như trước. Tại các Tiểu-Khu, Giang-Đoàn Thủy-Bộ được ưa chuộng nhờ giáp dày, hỏa-lực mạnh. Cho nên phiếu tŕnh đề-nghị tái-lập lại Lực-Lượng Thủy-Bộ như trước vẫn c̣n nằm đâu đó trên những pḥng sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH".

 

Thành-Quả Năm 1972 của Hải-Quân Việt-Nam

Trong năm 1972, nhiều biến-chuyển xảy ra và Hải_quân VNCH đă đạt được nhiểu thành-quà tốt đẹp. Sau đây là phần trích từ Đặc-San Lướt Sóng[379] phát-hành ngày Hải-Quân 1974.

Tổ-Chức:

Trong chiều-hướng "hoàn-hảo tổ-chức", suốt năm qua, Hải-Quân Việt-Nam tân-lập được 4 đơn-vị, cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị, giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị, minh-định lại nhiệm-vụ và tổ-chức của 5 đơn-vị.

Đặc-biệt, cải-tổ quan-trọng nhất là việc giải-tán Lực-Lượng Duyên-Pḥng, sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải và việc thành-lập Bộ Tư-Lệnh Vùng 5 Duyên-Hải.

Về quân-số thực-hiện, th́ năm 1972 đă quá cao so với quân-số quy-định, do đó để quân-b́nh quân-số, năm 1973, Hải-Quân chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi.

Ngoài ra, để đạt mục-tiêu" Ưu-Tú Nhân-Sự" trong năm qua, một số quân-nhân có tinh-thần phục-vụ và kỷ luật kém đă bị sa-thải khỏi quân-chủng.

Huấn-Luyện:

Nói chung, trong năm qua, chương-tŕnh huấn-luyện của Hải-Quân vẫn được tiến-hành một cách tốt đẹp, đúng theo lịch-tŕnh ấn-định, đặc-biệt chú-trọng vào mục-tiêu "Bồi-Dưỡng Chuyên-Nghiệp" và " Tinh-Tiến Chuyên-Môn".

Trong tất cả nỗ-lực nhằm đào-tạo Sĩ-Quan thành cấp chỉ-huy đa năng đa hiệu, cũng như bồi-dưỡng Hạ-Sĩ-Quan thành những cán-bộ chuyên-nghiệp và huấn-luyện Đoàn-viên thành những Thủy-Thủ lành nghề, kể từ Ngày Hải-Quân 73 đến nay, khối Quân-Huấn Hải-Quân đă thực-hiện các khóa huấn-luyện sau đây:

-30 Khóa dành cho Sĩ-Quan, gồm các Khóa: Cao cấp chuyên-môn, Trung-cấp chuyên-môn, Sinh Viên Sĩ-Quan, Đặc-biệt Sĩ-Quan Hải-Quân, Sĩ-Quan Tiếp Liệu Bổ Túc, Sĩ-Quan Huấn-Luyện-Viên, Sĩ-Quan Trực Trung-Tâm Chiến-Báo.

-51 Khóa dành cho Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên gồm các Khóa Cao-Đẳng, Trung-Đẳng, Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp, Khóa Tân-Binh Hải-Quân.

-23 Khóa huấn-luyện tại các quân-trường liên quân gồm các khóa ngắn hạn như An-Ninh, Chiến-Tranh Chính-Trị..vv..

Ngoài ra tại các quân-trường Hải-Ngoại có các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân đang thụ-huấn các Khóa chuyên-môn khác.

Song song với chương-tŕnh huấn-luyện đặt ra, dù với ngân-khoản eo hẹp và phương-tiện quá thiếu-thốn, pḥng Binh-Thư thuộc Khối Quân-Huấn đă ấn-hành một số sách giáo-khoa đáng kể, đồng-thời pḥng Trợ-Huấn cũng không ngừng trong việc xúc-tiến thiết-lập các mô-h́nh và dụng-cụ huấn-luyện để yểm-trợ tối-đa cho các quân-trường.

Hoạt-Động An-Ninh

Hoạt-động an-ninh Hải-Quân trong năm qua nổi bật trong 3 hoạt-động chính-yếu là an-ninh phối-hợp kiểm soát phong tỏa duyên-hải và duy trí ưu-thế trên sông biển hầu bảo-vệ an-ninh quốc-pḥng và quyền-lợi kinh-tế quốc-gia. Đặc-biệt nhất là trận hải-chiến bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia tại quần-đảo Hoàng-Sa ngày 19-01-74 giữa Hải-Quân Việt-Nam anh hùng và Hải-Quân Trung-Cộng xâm-lăng.

Về hoạt-động an-ninh Hải-Quân, nhằm chặn đứng mọi mưu-đồ lấn đất dành dân, vi-phạm trắng-trợn Hiệp định ngưng bắn của quân Cộng Sản Bắc Việt, Hải-Quân Việt-Nam, trong thời-gian qua, đă mở được 1,028 cuộc hoạt-động an-ninh biệt lập, chận xét 375,250 ghe thuyền và 1,053,604 người, bắt giữ 140 ghe và 276 người. Đồng-thời, trong các phản ứng tự-vệ đối với 474 vụ vi-phạm ngưng bắn của Cộng-Sản Bắc Việt từ tháng 9-73 đến nay, con số tổn-thất về nhân-mạng cùng vũ-khí quân-dụng của địch bị ta tịch-thu và phá-hủy đă nói lên được hoạt-động hữu-hiệu của HQVN.

Về phương-diện kiểm-soát lănh-hải và bảo-vệ quyền-lợi kinh-tế quốc-gia, HQVN trong năm qua, đă đạt được các thành-tích đặc-biệt như bắt giữ 12 ghe thuyền Thái Lan gồm 200 ngư-phủ vi-phạm lănh-hải đánh cá của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Gần đây nhứt là việc Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư HQ. 4, ngày 26-6-74 đă lập được thành-tích chận bắt được chiếc tàu Luaang Lapsri số 093[380]393 tại 48 hải lư Nam Côn Sơn và tịch-thu được 2.005 kg thuốc phiện đen đựng trong 55 bao lớn và 2 bao nhỏ.

Ngoài ra, hiện nay công-tác yểm-trợ các công-ty khai thác các mỏ dầu hỏa tại thềm lục-địa VNCH đă nói lên được tính đặc-thù và hữu-hiệu của quân-chủng Hải-Quân..Nhưng nổi bật nhất, phải nói là cuộc chiến hào-hùng của HQVN tại quần-đảo Hoàng-Sa vào những ngày cuối đông 73 nhằn chống lại cuộc xâm-lăng của Hải-Quân Trung Cộng. kết-quả, Hải-Quân Trung Cộng đă bị tổn-thất nặng nề với 2 chiến-hạm loại Kronstad bị HQVN bắn ch́m, trong khi 2 chiến-hạm khác bị hư-hại và hàng trăm binh-sĩ thương-vong.

Mặt khác, trong năm qua, HQVN đă tổ-chức được 28 chuyến hộ-tống convoi trên thủy-tŕnh huyết-mạch, đồng-thời chuyển-vận 164,319 người và 1.237 tấn đạn-dược, quân-dụng.

Yểm-Trợ Tiếp-Vận:

Với chiều-hướng phát-triển tự-túc, yểm-trợ cho các đơn-vị, ngành Tiếp-Vận Hải-Quân đă cải-tiến không ngừng và thâu-đạt được nhiều-thành-tích khích-lệ...

Mặc dù ngân-khoản eo hẹp, ngành Tiếp-Vận Hải-Quân cũng đă cố-gắng đóng thêm cá Duyên-Kích-Đĩnh xi măng và đă hoàn-tất chiếc thứ 87... Đồng-thời, trong nỗ-lực cải-tiến kỹ-thuật hầu gia-tăng hoạt-động cho các chiến-sĩ và chiến-đĩnh, Tiếp-Vận Hải-Quân đă hoàn-tất thiết-trí nhiều-loại đại bác pḥng không trên các Khu-Trục-Hạm và Tuần-Dương-Hạm, tăng cường hỏa-lực cho nhiều-giang đĩnh, biến cải hệ thống đẩy tàu cho một số Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm.

Song song với việc tiếp-vận nặng-nề tính-cách quân-sự nêu trên, Hải-Quân c̣n giúp đỡ các gia-đ́nh binh-sĩ bằnh cách xúc tiến mạnh mẽ công-tác xây cất các trại gia-binh tại các đơn-vị Hải-Quân. Với sự yểm-trợ của Tổng Cục Tiếp-Vận và Hoa-Kỳ, trong năm qua, Hải-Quân đă xây cất được 50 căn nhà tại CCYT-TV Cát Lở và 120 căn nhà tại Duyên-Đoàn 43, 44 cùng một số đơn-vị tại B́nh-Thủy...Ngoài ra trong tân Công-tác do Tổng-Cục Yểm-Trợ Tiếp-Vận yểm-trợ, Hải-Quân đă thực-hiện được 2 dự-án khác. Phần do Hoa-Kỳ yểm-trợ gồm có các thỏa-hiệp về 44 dự-án tân công-tác, 7 dự án vét bùn và 6 dự án cải-tiến hệ-thống nước tại 6 Đài Kiểm-Báo.

Hoạt-động Quân-Y

Thể-xác có tráng-kiện, tinh-thần mới được minh-mẫn và hiệu-năng công-việc của các chiến-sĩ Hải-Quân mới dồi-dào. Do đó ngành Quân-Y Hải-Quân đă được đặt ra để thi-hành các công-tác trong phạm-vi y-tế.

Trong năm qua, các y-sĩ đă khám ngọai-chẩn cho 28.253 quân-nhân và gia-đ́nh, thử-nghiệm 74.428 người, chụp điện-tuyến 40.541 người, trám nhổ răng 30.412 người và điều-trị tại bệnh-viện, bệnh-xá 14.848 người.

Về dược-phẩm, Kho Y Dược Trung-Ương Hải-Quân yểm-trợ cho các đơn-vị Quân-Y Hải-Quân trung-b́nh khoảng 85% so với nhu-cầu. Tuy nhiên nhờ những kế-hoạch cải-tiến và tiết-kiệm dược-phẩm do Cục Quân-Y phát-động và nhờ những phương-thức mà Khối Quân-Y đề ra nên cũng tạm đủ dùng cho việc điều-trị. Ngoài ra Hoa-Kỳ c̣n yểm-trợ trong việc huấn-luyện chuyên-khoa tại Hoa-Kỳ. Đặc-biệt nhất của ngành Quân-Y Hải-Quân là 2 Y-Tế-Hạm Hát Giang (HQ. 400) và Hàn Giang (HQ. 401) được dân-chúng cả nước biết đến và xưng-tụng là " Chiến-Hạm T́nh Thương". Hoạt-động Quân-Y Dân-Sự-Vụ của hai Y-Tế-Hạm này rải đều khắp các Vùng Duyên-Hải và Sông Ng̣i, đến tận các hải-đảo xa xôi, đem sức khỏe và an vui đến cho đồng-bào.

Chiến-Tranh Chính-Trị:

Hoạt-động Chiến-tranh Chính-trị bao gồm trên 4 lănh-vực Tâm-Lư-Chiến, Chính-Huấn, Xă-Hội và Tuyên-Úy nhằm vào 3 đối tượng Dân -Binh -Địch quá rộng lớn và phức-tạp cho nên hoạt-động Chiến-Tranh Chính-Trị ngày càng trở nên cần-thiết trong nhiệm-vụ nâng cao tinh-thần quân-sĩ Hải-Quân các cấp để chống Cộng cứu-quốc, đồng-thời giữ vững lập-trường quốc-gia vững-chắc..

Trong nỗ-lực thực-thi các chiến-dịch, chương-tŕnh, kế-hoạch thuộc lănh-vực Tâm-Lư-Chiến, ngành Chiến-Tranh Chính-Trị Hải-Quân đă gặt hái được nhiều-thành-tích khả-quan. Riêng kết-quả Chiến-Dịch V́ Dân, trong năm qua, Hải-Quân đă điều-trị được 239 quân-nhân nghiện ma-túy, bắt giữ 348 quân-nhân can tội buôn lậu, vi-phạm tệ-đoan xă-hội, đồng-thời tịch-thu 923 thùng và 1.398 cây thuốc lá đủ loại... Về kết-quả của Chiến-Dịch T́m Về Tự-Do, với công-tác chiêu-hồi cán-binh CSBV trở về với chánh-nghĩa quốc-gia, trong thời-gian qua, Hải-Quân kêu gọi được 6 cán-binh CS về hồi-chánh mang theo nhiều-vũ-khí đạn-dược... Hoạt-động Dân-Vụ năm qua được ghi-nhận khả-quan với 83.786 đồng-bào được phát thuốc, khám bệnh, phân-phát 430 phần quà và 35 thùng quần áo, đồng-thời phân-phối 154.000 truyền-đơn và 562 sách báo đủ loại.

Mặt khác, ngành CTCT Hải-Quân cũng đă thực-hiện trong năm qua 3 cuốn phim: "Ngày Hải-Quân 73", "HQVN Ngày Nay" và "43 Quân Công Từ Ngục Tù Trung-Cộng Trở Về", Mỗi cuốn phim dài 1,200 feet. Về hoạt-động thể-thao, được ghi-nhận là rất khả-quan với 15 lần đoạt giải trong các bộ-môn bóng tṛn, bóng rổ, bóng chuyền, vũ-cầu, quyền-thuật, thái-cực-đạo và xe đạp.

Ngoài ra, trong nhiệm-vụ cải-tạo và ổn-định nếp sống gia-đ́nh binh-sĩ, ủy-lạo các Thương Bệnh Binh, giáo-dục con em quân-nhân, trong năm qua, cán-bộ CTCT Hải-Quân đă thăm-viếng ủy-lạo 1,058 lần, trợ-cấp 19,863,922$ cho 2,076 người; đồng-thời lập Kư-Nhi-Viện Cửu-Long, yểm-trợ học-phẩm, học-cụ cho 23 trường Ấu, Sơ, Tiểu-Học Hải-Quân gồm 3,474 học-sinh.

Về hoạt-động giáo-vụ cũng đáng khích-lệ với nghi-lễ cầu-an, cầu-siêu, mai-táng, giảng-thuyết..v..v..

Sau cùng là hoạt-động của Biệt-đội Chiến-Tranh Chính-Trị trong năm qua đă thực-hiện 491 chuyến công-tác, tập-trung 190,557 đồng-bào tham-dự trong 70 buổi Sinh-Hoạt Lănh-Đạo Chỉ-Huy.

Nh́n lại thành-tích trong một năm qua, phải nhận rằng đó là một khích-lệ lớn lao cho quân-chủng, ghi dấu một giai-đoạn trưởng-thành của quân-chủng Hải-Quân trên mọi lănh-vực. Trong tương lai, khi ḥa b́nh văn hồi, HQVN ngoài việc xây-dựng củng-cố lực-lượng ngày thêm hùng-mạnh, sẽ c̣n lănh trọng-trách phát-triển kinh-tế bằng cách khai-thác hải hoặc khoáng-sản dọc theo duyên-hải, góp phần xây-dựng quốc-gia phú-cường theo kịp các quốc-gia tân-tiến trên thế-giới.

 

Quần-đảo Trường-Sa và Hài-Quân VNCH

Vào tháng 6 năm 1956, HQVNCH đă chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 tuần-tiễu vùng biển Trường-Sa.

Từ năm 1960 đến năm 1967, Hải Quân VNCH phái nhiều chiến hạm thường xuyên tuần tiễu cũng như hoàn tất đặt bia chủ quyền trên nhiều đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây...) trong Quần Đảo Trường Sa. Đến tháng 7-1973, VNCH kư giấy phép cho các công ty ngoại quốc thăm ḍ và khai thác dầu hỏa gần vùng Trường Sa. Chính v́ sự kiện trên, Trung Cộng bắt đầu phản đối và tranh giành chủ-quyền với những luận điệu hoàn toàn vô căn cứ. Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ.504 là chiến-hạm công-tác thường-xuyên nhất tại Vùng Trường-Sa. Chiến-hạm đă chuyên-chở dụng-cụ và vật-liệu cho việc xây cất; đồng-thời yểm-trợ các đơn-vị bạn hoàn-tất công-sự pḥng-thủ trên các đảo Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang. Chiến-hạm cũng gửi tiểu-đĩnh thám-sát c đảo phụ-cận. Đặc-biệt Đại-diện HQVN gây được sự ḥa nhă, tôn-trọng lẫn nhau với cả Lực-Lượng Trung-Hoa Dân-Quốc trấn-đóng trên đảo Thái-B́nh.

 

Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ.504.

 

Tháng 12 năm 1973, Tiểu Khu Phước Tuy biệt phái một đơn vị Địa Phương Quân ra Quần Đảo Trường Sa, đồn trú trên các đảo Trường Sa và Nam Yết. Các đơn vị Địa Phương Quân này thường xuyên được những Chiến Hạm Hải Quân yểm trợ và tiếp tế.

Vào tháng 1 năm 1974, Trung Cộng cưỡng chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của VNCH sau một trận hải chiến dữ dội. Để đề pḥng quân Trung Cộng tiến xa hơn về hướng Trường Sa. VNCH tăng cường thêm nhiều Chiến Hạm tuần tiễu cũng như quân trú pḥng tại các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang và các đảo lớn phụ cận.

           


 

H́nh-ảnh ghi nhân của Phóng-Viên Nguyễn-Kim về các đảo chính tại Trường-Sa sau khi các công-sự pḥng-thủ.đă được xây cất

 

 


 

Chương 6

 

Năm 1975, những lần Triệt-thoái.

 

Biến-chuyển bất-thường

            Sau gần hai năm 1973-1974 Việt-Nam Cộng-Ḥa tương-đối tạm ổn-định, t́nh-h́nh Miền Cao-Nguyên và Duyên-Hải Trung-phần đă đột-ngột biến-đổi mau lẹ vào đầu năm 1975. Sau hai lần đại-bại vào Tết Mậu-Thân 1968 và Tổng Tấn-công Vượt Vĩ-Tuyến 17 năm 1972, Cộng-Sản Bắc-Việt lại quyết-định một mở một cuộc tấn-công nữa với toàn-lực quân-đội chính-quy của chúng.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột bị thất-thủ, rất ít quân trú-pḥng QLVNCH trốn về được duyên-hải. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu ra lệnh triệt-thoái luôn các tỉnh chiến-lược của cao-nguyên là Pleiku và Kontum. Ngày 15-3, quân-đội cao-nguyên rút lui về Tuy-Ḥa. V́ thiếu kế-hoạch và cũng v́ phải vướng chân khi kéo theo hàng chục ngàn dân di-tản trốn chạy Cộng-Sản, Quân-Đoàn 2 đă bị thiệt-hại lớn.

Trong khi ảnh-hưởng tâm-lư gây náo-loạn khắp nơi, th́ lệnh điều-động từ Sài-G̣n ban-hành lại bất-nhất, hệ-thống pḥng-thủ của Quân-Đoàn 1 bắt đầu bị rạn nứt.

 

Công-tác di-tản

Ngày 24 tháng 3, Quân-Đoàn I dự-tính rút Sư-Đoàn 2 ra ngoài đảo Cù-lao Ré.

Ngày 25 tháng 3, quân-đội bỏ Cố-đô Huế một cách vô tổ-chức rút về phía Đà-Nẵng, kéo theo hàng trăm ngàn người tị-nạn. Trong cảnh hỗn-loạn tại Vùng 1 Chiến-thuật lúc đó, Hải-Quân đă thành-lập Phân-đội Bắc, mạo-hiểm đưa các chiến-hạm, chiến-đĩnh đổ-bộ vào di-tản nhiều-ngàn quân-nhân chạy ra Cửa Thuận-An.[381] 

            Chiều ngày 26 tháng 3, Phân-Đoàn Nam gồm có HQ. 802, HQ. 505, HQ. 404, Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm Chu-Lai, một số Giang-Vận-Hạm tăng-phái; được giao nhiệm-vụ vào Chu-Lai đón Sư-Đoàn 2 ra Đảo Lư-Sơn (Cù-Lao Ré. Chiều-ngày 27 tháng 3, một số quân-nhân Sư-Đoàn 2 gây áp-lực đ̣i HQ. 404 đưa họ vễ Đà-Nẵng.

Rồi đến lượt Đà-Nẵng, v́ số lượng quá lớn số quân và dân tị-nạn kéo về, nên cũng lọt ra ngoài ṿng kiểm-soát của Quân-Đoàn 1. Trong việc di-tản, BTTM/QLVNCH dự-trù chuyển-vận chính-quyền, quân-đội và một số thường-dân tị-nạn về Cam-Ranh. Các chiến-hạm tận-dụng mọi phương-tiện khả-hữu để cứu vớt quân-nhân và thường-dân. Các giới-chức Quân-đội quên ḿnh lo cho công-vụ đến độ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 1 Duyên-Hải cùng Trung-Tướng TL/QĐ1/V1CT suưt nữa bị kẹt lại tại Tiên-Sa.

 

 

 

Tuần-Dương-Hạm di-tản Quân-nhân Vùng 1 Chiến-thuật

 

Các thương-thuyền và cuộc di-tản

            Các thương-thuyền, tàu kéo và các Xà-lan thuộc Bộ Chỉ-Huy Hải-Vận Hoa-kỳ Military Sealift Command[382] (MSC) cũng tham-gia trong cuộc di-tản miền Trung.

            Ngày 24 tháng 3, co 6 xà-lan do các tàu kéo sau đây được mang từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng:

- Asiatic Stamina

- Chitose Maru

- Osceola

- Pawnee

- Shibaura Maru

Ngày 25 tháng 3, cơ-quan MSC đặt các thương-thuyền sau đây trong t́nh-trạng sẵn-sàng thi-hành kế-hoạch di-tản tại Miền Trung của Việt-Nam Cộng-Ḥa:

- SS American Racer

- SS Green Forest

- SS Green Port

- SS Green Wave

- SS Pioneer Commander

- SS Pioneer Contender

- SS Transcolorado

- USNS Greenville Victory

- USNS Sgt Andrew Miller

- USNS Sgt. Truman Kimbro

Những thương-thuyền này có sức chuyển-vận rất lớn, ngay sau đó đă giúp sức rất nhiều-trong công-tác đưa người và vật-dụng từ Miền Trung xuôi Nam.

 

Những người Bỏ phiếu cho Tự-Do bằng Chân

Trong cuộc chiến đă có gần triệu dân Bắc di-cư bỏ Cộng-Sản năm 1954-1955, chạy vào Nam t́m tự-do. Những người dân Việt-nam hiền-ḥa vô-tội khắp nơi chạy theo Quốc-gia rất nhiều. Kể từ 1954 đến 1975 có tới 5 triệu người tị-nạn Cộng-Sản, đă được gọi chung là những “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân". Tuy vậy trong lần di-tản Vùng 1 này, chỉ với một thời-gian ngắn ngủi năm ba ngày, một số lượng lớn lao đến hàng trăm ngàn người, bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ-tiên trốn chạy Cộng-Sản. Trong cơn hoảng-hốt sợ hăi, lần đầu tiên “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân" của miền Trung đă chạy nhanh" đến như vậy. Đà-Nẵng có dân-cư b́nh-thường là 600,000 người, đột-nhiên tăng vọt lên 2,000,000...[383]

            V́ dân tị-nạn tràn vào, t́nh-trạng Đà-Nẵng trở nên hỗn loạn, ngoài ṿng kiểm-soát của chính-quyền. Số phận của những người tị-nạn lần này bi-đát hơn những đợt di-cư lần trước. Trong tổng-số 2 triệu thường-dân trốn chạy Cộng-Sản, chỉ có khoảng 50,000 người may mắn lên được tàu ra khỏi Đà-Nẵng.

 

Những ngày chót của Công-tác Triệt-thoái Vùng 1 Chiến-thuật.

            Theo nhà Khảo-cứu Pham-Kim-Vinh: Khi tướng Trưởng vẫn c̣n nắm rất vững sự chỉ-huy các đơn-vị quân-sự th́ Ông đă phải chịu thua đám thường-dân chạy giặc Cộng-Sản [384]

            Ngày 28 tháng 3, có tin cho biết Việt-Cộng đă chiếm của biển Hội-An.

            Rạng sáng ngày 29 tháng 3, tướng Trưởng đặt bản-doanh tại Căn-cứ Hải-Quân ở Tiên-Sa. Ông ra lệnh cho Sư-Đoàn 3 lập đầu cầu ở phía Bắc Hội-An để tàu Hải-Quân đến đón binh-sĩ.

            Trong khi các phi-trường bị tê-liệt v́ bị địch-quân pháo-kích tấn-công, Hải-Quân trở thành phương-tiện độc-nhất để ra vào Vùng 1 Chiến-thuật. Có 6.000 binh-sĩ TQLC được tàu chuyên-chở. Sư-Đoàn 3 không được may mắn bằng Sư-Đoàn TQLC. Sau khi 1,000 binh-sĩ lên chiến-hạm di-tản th́ đến đợt thứ nh́ cách đó 6 tiếng, binh-sĩ Sư-Đoàn 3 đă mất kiên-nhẫn, bắn vào chiến-hạm. Công-tác triệt-thoái Sư-Đoàn 3 theo Sử-gia Phạm Kim Vinh, chỉ v́ các "phản-ứng" đó mà Hải-Quân đành phải ngừng lại.

            Trong một bài viết được ghi là của Trung-Tướng Ngô-Quang-Trưởng phổ-biến tại Hoa-Kỳ trong thập-niên 1990, tác-giả đă viết về những biến-cố trên. Khá rơ. Chúng tôi xin trích-dẫn lại một vài đoạn như sau:

... Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư-Đoàn Dù và Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến về giữ Nha Trang.

... Ngày 24 bỏ Tam-Kỳ Quảng-Ngăi, Hải-Quân đưa Sư-Đoàn 2 từ Chu-Lai ra Cù Lao Ré.

... Ngày 25 bỏ Huế.

            ... Ngày 29 tháng 3, Cộng-Quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao-tranh nhỏ. Tôi được chiến-hạm HQ. 404 đưa về Sài-G̣n. Trên tàu cũng có một Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên-lạc yêu-cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đă phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ-huy th́ mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được?

Sau đó tôi được lệnh cho Hạm-Trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy-Quân Lục-Chiến xuống, rồi chỉ chở một ḿnh tôi về Sài-G̣n. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đă cặp bến Cam Ranh rồi…[385]

            Báo-cáo của cơ-quan MSC cho biết ngày 30-3, thương-thuyền American Challenger là chiếc tầu chót dời Đà-Nẵng. Theo Giáo-Sư Phạm-Kim-Vinh, Cộng-Quân thấy chúng không cần tiến ngay vào Đà-Nẵng. Cũng có thể Cộng-Quân không dám ngăn-cản sự tiếp-cứu số người Mỹ tại Đà-Nẵng. Phải chăng Cộng-Quân sợ người Mỹ chờ một điều-ǵ đó để có lư-do can-thiệp trở lại? Người ta chỉ biết rằng chúng đă dừng lại ở ngoại-ô Đà-Nẵng, để mặc cho tàu thuyền các quốc-gia Nhật, Trung-Hoa, Mỹ và cả VNCH đón vớt hàng ngàn người trốn chạy ra khơi.[386]

 

Hải-Quân Triệt-Thoái tại Vùng 2 Chiến-thuật.

            Vùng 1 đă mất. Sư suy-sụp lan tràn rất nhanh chóng đến duyên-hải Vùng 2 Chiến-thuật.

Ngày 31-3, Quy-Nhơn bị mất.

Ngày 2-4, Nha-Trang mất theo.

            Chương-tŕnh di-tản Vùng 1 Chiến-thuật vào Cam-Ranh bị thay đổi v́ toán chót đang đến nơi th́ ngay Cam-Ranh cũng lại gặp bất ổn. Từ ngày 1-4 đến ngày 4-4, số người vừa đổ xuống Cam-Ranh lại được bốc lên để chuyển-tiếp đi Phú-Quốc. Một số lượng không lớn lắm được phép đổ-bộ xuống Vũng-Tàu.

            Ngày 10 tháng 4, tất cả các chiến-hạm và thương-thuyền hoàn-tất công-tác đổ-bộ người xuống Phú-Quốc.

Coi như công-tác trợ-giúp Việt-Nam Cộng-Ḥa di-tản đă hoàn-tất, vào ngày 14 tháng 4, Chính-phủ Hoa-Kỳ ra lệnh cho tất cả các Chiến-hạm của họ dời xa hải-phận Việt-Nam.

 

Hải-Quân Kỷ-luật, không Hỗn-loạn khi Di-tản

            Cuộc di-tản Miền Trung vào Miền Nam thực-hiện được là nhờ những phương-tiện đường biển.

Theo giáo-sư Sử-Địa Nguyễn-Khắc-Ngữ, chính nhờ vào những nỗ-lực của Hải-Quân trong giai-đoạn cuối cùng của cuộc chiến mà Việt-Nam Cộng-Ḥa kéo dài sự tồn-tại tới 30 tháng 4 năm 1975.[387]

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Hạm-Đội có thay-đổi nhân-sự. Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-định Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê thay thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Xuân Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Khi đó Đại-Tá Khuê đang làm Tham-Mưu-Trưởng BTL/ Hành-Quân Biển. Lư-do của sự thay đổi là để Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội có thể phối-hợp chặt chẽ hơn với BTL/ Hành-Quân Biển, hầu thi-hành kế-hoạch hành-quân di-tản một cách nhanh chóng và hữu-hiệu

 

Lui Binh Chiến-Lược và Di-tản.

Đoạn văn dưới đây được trích từ một bài phỏng-vấn Cựu Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang được thực-hiện bời Nhà Văn Phan-Lạc-Tiếp.

Cuối tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu từ chức, giao quyền cho Phó Tổng Thống Trần-Văn-Hương. Dưới nhiều-áp-lực, Tổng Thống Chỉ-định Trần-Văn-Hương phải nhường quyền-hành lại cho Đại Tướng Dương-Văn-Minh. Người ta hy-vọng có một giải-pháp ôn-ḥa trước sự tiến quân ồ ạt của Cộng-quân.

Giữa lúc khó-khăn ấy, Phó Đô Đốc Chung-Tấn-Cang, sau nhiều-năm biệt-phái đảm-nhiệm các trách-vụ ngoài Hải-Quân, đă trở lại Hải-Quân. Quanh Sài-G̣n Cộng-quân đă có mặt.

“Thủy-tŕnh huyết mạch, hơi thở của Sài-G̣n trong bao lâu là con sông Ḷng Tào và Soài Rạp phải được giữ vững. Và đó c̣n là con đường cuối cùng của đoàn tàu của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa dời Sài-G̣n trước khi quá muộn. Ra đi nghiêm-túc và an-toàn. Đó là một cuộc lui binh đẹp đẽ, đầy kỷ-luật.”

 Trên đây là nhận-xét của Phó Đô Đốc Cang, Ông nói thêm; "Như tất cả mọi người đều biết, sức mạnh của Hải-Quân là sức mạnh tập-thể. Soạn-thảo kế-hoạch là ông Chí (Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí), Tư-Lệnh Hành-Quân Biển, ông Sơn (Nguyễn Xuân Sơn, Đại-Tá Cựu Tư-Lệnh Hạm-Đội) ông Kiểm (Đại-Tá Đỗ Kiểm, Đại-Tá Tham-Mưu-Phó Hành-Quân) ông Luân (Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tiếp-Vận) và ông Khuê (Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê, Tham-Mưu-Trưởng Hành-Quân Biển). Đó là lúc sửa soạn.

Đâu như hôm 26/4/75, tôi có họp Bộ Tham-Mưu nói đến ư-định là phải ra khỏi Sài-G̣n. Mà đi là cùng đi tất cả. Ra khỏi Sài-g̣n, giữ lấy toàn-thể lực-lượng rồi sẽ tính sau. Sự ra đi của đoàn tàu có tính-cách chiến-lược.

Người giúp tôi nhiều-nhất, đắc-lực nhất, ngày đêm lo cho đoàn tàu là ông Hùng (Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng).”

“Khi đoàn tàu dời khỏi Sài-G̣n, đă ở ngoài biển, mà Tổng Thống Dương-Văn-Minh không đầu hàng th́ sao !" Ông Cang đáp: "Th́ ít nhất ta vẫn giữ được toàn lực-lượng của Hải-Quân ḿnh. Khi ấy, nếu thời cuộc thuận-tiện ta lại quay trở lại, vào Cần Thơ chẳng hạn. Ở đó vấn-đề tiếp-liệu c̣n đầy đủ. Dầu nhớt và đạn dược c̣n nhiều.

C̣n Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh? Đô Đốc Cang lại cười và nói: "Ông Minh lo về liên-lạc, nên các chiến-hạm chỉ nghe thấy tiếng ông ấy. Nhưng trên thực tế, từ lúc tàu ra đi, cho đến khi giao tàu cho Mỹ, trên đường đi chúng ta đều tiếp-cứu các ghe xuồng của đồng-bào vượt biển hệ-thống chỉ-huy do tôi điều-khiển vẫn rất nghiêm-chỉnh. Tuy đất nước đă lọt vào tay Cộng-sản, nhưng đoàn tàu vẫn c̣n trương cờ Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

 

HQ. 500 đưa người di-tản ra khỏi Sài-G̣n

 

Từ Hạm-Đội HQ/VNCH chuyển sang Hạm-Đội Hải-Quân Phi

            Số chiến-hạm nguyên thuộc hạm-đội HQ/VNCH được chuyển-giao Hải-Quân Phi gồm có:

            - 1 Khu-Truc-Hạm DER: Trần-Hưng-Đạo HQ. 1.[388]         

- 6 Tuần-Dương-Hạm WHEC: Trần Quang Khải HQ. 2, Trần Nhật Duật HQ. 3, Trần B́nh Trọng HQ. 5 (chiếc này cũng đă lập nhiều-chiến-công trong trận hải-chiến ở Hoàng-Sa), Trần Quốc Toản HQ. 6, Lư Thường Kiệt HQ. 16 (từng tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa) và Ngô Quyền HQ. 17.

            - 5 Hộ-Tống-Hạm PCE: Đống Đa II HQ. 07, Chi Lăng II HQ. 08, Chí Linh HQ. 11, Ngọc Hồi HQ. 12 và Vạn Kiếp II HQ. 14.

            - 5 Dương-Vận-Hạm LST (Landing Ship Tank): Cam Ranh HQ. 500, Thị Nại HQ. 502, Nha-Trang HQ. 505, Mỹ Tho HQ. 800 và Cần Thơ HQ. 801.

            - 1 Cơ-Xưởng-Hạm ARL Vĩnh Long HQ. 802.

            - 3 Hải-Vận-Hạm LSM (Landing Ship Medium): Hát Giang HQ. 400, Hàn Giang HQ. 401 và Hương Giang HQ. 404.

            - 3 Trợ-Chiến-Hạm LSSL (Landing Ship Support Large): Đoàn Ngọc Tảng HQ. 228, Lưu Phú Thọ HQ. 229 và Nguyễn Đức Bổng HQ. 231.

            - 3 Giang-Pháo-Hạm LSIL (Landing Ship Infantry Large): Thiên Kích HQ. 329, Lôi Công HQ. 330 và Tầm Sét HQ. 331.

            - 2 Hỏa-Vận-Hạm (Tầu chở dầu): HQ. 470 và HQ. 471.

            - 1 Tuần-Duyên-Đĩnh PGM: Ḥn Tróc HQ. 618.

 

Phụ-Chú: Giữ vững ư chí tiếp tục cuộc chiến.

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ : Ư Nghiă Của Hai Pho Tượng (VIQR & VNI)

Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và Đồng Minh tại Thành Phố Westminster , tiểu bang California , Hoa Kỳ là công tŕnh đầu tiên trên thế giới có tượng người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa cùng Chiến Sĩ Đồng Minh .

Pho Tượng người Chiến Sĩ Hoa Kỳ tượng trưng cho Khối Đồng Minh của VNCH. Tư thế và h́nh ảnh được cấu trúc pho tượng này, người xem có thể h́nh dung ra ư nghĩa rằng chiến sĩ Đồng Minh Hoa Kỳ đă bỏ nón sắt , hạ tay súng ngưng chiến đấụ

Pho tượng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đang trong tư thế c̣n trang bị như biểu hiệu giữ vững ư chí tiếp tục cuộc chiến. Những chiến sĩ Đồng Minh đă rút đi v́ lịnh của Quốc Gia họ , Nam Nữ Dân Quân Cán chính VNCH phải lưu vong, nhưng trên Quê Hương Việt Nam thân yêu, đồng bào ruột thịt đang trong cảnh lầm than đau khổ;, người phụ nữ Việt Nam đang phải lưu lạc khắp nơi trong tủi nhục v́ bán thân chịu sự vùi dập để lấy đồng tiền tủi hổ nuôi sống gia đ́nh hay chạy thuốc thang cho cha mẹ già hấp hối trên giường bệnh; bé thơ đang hằng ngày lặn lội bên đống rác kiếm ăn hay lê la khắp đường phố xin ăn……... và, cảnh cảø làng vắt máu ḿnh đem bán để đổi lấy bữa ăn cho gia đ́nh sống sót từ nhiều năm …quạ . . nên người chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn chưa hạ tay súng , c̣n miệt mài tiếp tục chiến đấu cho Quê Hương được vẹn toàn và dân tộc được Tự Do, Ấm No và Hạnh Phúc với các quyền căn bản làm người . Tầm mắt pho tượng phóng nh́n vào tương lai Việt Nam Không C̣n Cộng Sản , ngày đó Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa mới ngừng chiến đấu và cùng con cháu trở về xây dựng non sông.


 

 

 

Chương 7

 

Hệ-thống Tổ-Chức Tổng-Quát Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa

 

            Khởi đi từ số không, sau 20 năm tiến-triển, Hải-Quân Việt-Nam đă thực-sự trưởng-thành.[389]  Về tổ-chức, nói một cách tổng-quát, Hải-Quân được mô-tả như dưới đây:

 

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

            Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân[390] có nhiệm-vụ điều-hành, quản-trị và phát-triển Quân-chủng. Đứng đầu cơ-quan đầu năo có Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam. Phụ-Tá là Tư-Lệnh-Phó, rồi đến Tham-Mưu-Trưởng trách-nhiệm tham-mưu.

            Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân được chia ra làm các khối tham-mưu chính như sau:

- Khối Hành-Quân

- Khối Tiếp-vận

- Khối Nhân-viên

- Khối Chiến-tranh chính-trị

- Khối Quân-huấn

- Khối Quân-y

- Sở An-ninh Hải-Quân và

- Văn-pḥng Tổng Thanh-tra.

            Có 5 Tham-Mưu-Phó các Khối Hành-Quân, Tiếp-vận, Nhân-viên, Chiến-tranh Chính-trị và Quân-huấn. Có Trưởng khối Quân-Y, Trưởng Sở An-ninh Hải-Quân và Tổng Thanh-Tra. Cấp-số Phó Đề-Đốc.

            Mỗi khối chia ra nhiều-pḥng. Trưởng Pḥng có cấp-số Đại-Tá.

 

Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam

            Chức-vụ Tư-Lệnh[391]  Hải-Quân Việt-Nam được lần-lượt đảm-nhiệm bởi các Sĩ-Quan sau đây:

 

Sơ-đồ Tổ-Chức HQVNCH

 


- HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ từ 20-8-1955 đến 11-1957 (thăng-cấp HQ Trung-Tá, rồi HQ Đại-Tá trong chức-vụ).

- HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn từ 11-1957 đến 6-8-1959 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi được bổ-nhiệm).

- HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền từ 6-8-1959 đến 1-11-1963 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi được bổ-nhiệm, thăng-cấp HQ Đại-Tá trong chức-vụ).

- HQ Đại-Tá Chung-Tấn-Cang từ 11-1963 đến 4-1965 (thăng-cấp HQ Đại-Tá khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).

- HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn từ 26-4-1965 đến tháng 9-1966.

- Trung-Tướng Cao-Văn-Viên từ 9-1966 đến tháng 10-1966.

- HQ Đại-Tá Trần-Văn-Chơn từ 1-11-1966 đến tháng 1-11-1974 (thăng-cấp HQ Đại-Tá khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).

- Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh từ tháng 1-11-1974 đến tháng 3-1975.[392]

- Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang từ tháng 3-1975 đến 30-4-1975.[393]

 

Các Lực-Lượng Chiến-đấu [394]

            Lực-Lượng Chiến-đấu của Hải-Quân Việt-Nam điều-hành bởi 7 Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng và 9 Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng khác nhau như sau:

- 5 Vùng Duyên-Hải

- 2 Vùng Sông Ng̣i

- Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-đô

- Đặc-Khu Rừng Sát

- Liên-Đoàn Tuần-Giang

- Hạm-Đội

- Lực-Lượng Thủy-Bộ

- Lực-Lượng Tuần-Thám

- Lực-Lượng Trung-Ương

- Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải

- Và Thủy-Quân Lục-Chiến, Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị của QL/VNCH.

 

Năm Vùng Duyên-Hải

            Để phù-hợp với tổ-chức lănh-thổ và chiến-thuật, Hải-Quân Việt-Nam chia duyên-hải thành 5 Vùng được gọi là: Vùng I Duyên-Hải, Vùng II Duyên-Hải Vùng III Duyên-Hải, Vùng IV Duyên-Hải và Vùng V Duyên-Hải.

            Vùng Duyên-Hải có nhiệm-vụ chính-yếu là duy-tŕ an-ninh duyên-hải, các hải-đảo; ngăn-chận sự xâm-nhập bất-hợp-pháp bằng đường thủy; điều-động hành-quân các đơn-vị Hải-Quân trực-thuộc; tăng-phái và yểm-trợ hành-quân cho các Quân-Khu liên-hệ.

            Đơn-vị chính-yếu của Vùng Duyên-Hải là các Duyên-Đoàn, các Hải-Đội Duyên-pḥng, các Đài Radar Kiểm-Báo và các Căn-cứ Hải-Quân đồn-trú trong lănh-thổ trách-nhiệm.

            Suốt dọc duyên-hải Việt-Nam có 28 Duyên-Đoàn và 16 đài Radar Kiểm-Báo rải rác. Mỗi Duyên-Đoàn có 12 chiến-thuyền gắn động-cơ và gồm các loại:

- Ghe Chủ-lực

- Ghe Thiên-nga

- Duyên-Kích-Đĩnh

            Mỗi Hải-Đội Duyên-pḥng được trang-bị với những loại chiến-đĩnh gồm:

- Các Duyên-Tốc-Đĩnh- Patrol Craft, Fast (PCF).

- Các Tuần-Duyên-Đĩnh (WPB).

 

Hai Vùng Sông Ng̣i

            Hải-Quân Việt-Nam có hai Vùng Sông Ng̣i:

- Vùng 3 Sông Ng̣i bao gồm các sông rạch thuộc lănh-thổ Quân-Khu III.

- Vùng 4 Sông Ng̣i bao gồm các sông rạch thuộc lănh-thổ Quân-Khu IV.

            Hai Vùng Sông Ng̣i này có nhiệm-vụ chính-yếu là duy-tŕ an-ninh trên các sông rạch, ngăn-chận Cộng-Sản sử-dụng đường thủy để liên-lạc và xâm-nhập vùng trách-nhiệm; yểm-trợ hành-quân cho các đơn-vị bạn; phối-hợp hành-quân Liên-Quân và yểm-trợ kế-hoạch b́nh-định phát-triển địa-phương. Ngoài các Căn-cứ Hải-Quân, đơn-vị chính-yếu của Vùng Sông Ng̣i là những Giang-Đoàn Xung-phong được trang-bị bởi các Giang-đĩnh cũ do Hải-Quân Pháp để lại, gồm có các loại sau đây:

- Soái-Đĩnh

- Tiền Phong-Đĩnh

- Quân-Vận-Đĩnh

- Tiểu-Vận-Đĩnh

- Tiểu-Giáp-Đĩnh.

 

Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-Đô

            Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-Đô là vùng sông ng̣i thuộc lănh-thổ Biệt-Khu Thủ-đô, được thành-lập nhằm mục-đích thống-nhất việc điều-hành các đơn-vị Hải-Quân tại Sài-G̣n để góp phần bảo-vệ Thủ-Đô và cung-cấp những dịch-vụ cần-thiết cho các đơn-vị Hải-Quân đồn-trú tại Sài-G̣n. Ngoài ra Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-đô c̣n có nhiệm-vụ bảo-vệ an-ninh cho Quân-cảng và Thương-cảng Sài-G̣n.

 

Đặc-Khu Rừng Sát

            Kể từ năm 1962, Hải-Quân Việt-Nam được chỉ-định trách-nhiệm an-ninh khu-vực bao gồm hai con sông chiến-lược quan-trọng: sông Ḷng Tào và sông Soài Rạp. Hai con sông này là trục-lộ huyết-mạch nối liền Thủ-đô Sài-G̣n với Biển Đông. Đặc-Khu Rừng Sát là một rừng chồi dày đặc, thích-hợp cho hoạt-động của du-kích Cộng-sản; do đó việc đảm-trách an-ninh trên các sông rạch liên-hệ rất khó-khăn. Tuy nhiên Hải-Quân Việt-Nam đă giữ an-ninh cho hàng ngàn thương-thuyền tiếp-tế cho Sài-G̣n. Điều-này chứng-tỏ khả-năng hữu-hiệu của các Lực-Lượng tuần-tiễu Hải-Quân tại Đặc-Khu Rừng Sát. Cựu Đại-Tá Nelson, một Sĩ-Quan HQHK từng làm việc tại Đặc-khu này đă tiểu-thuyết hoá những hoạt-động giữ an-ninh thủy-lộ chiến-lược này qua một cuốn sách của Ông.[395]

 

Liên-Đoàn Tuần-Giang

            Trước đây Liên-Đoàn Tuần-Giang thuộc Địa-Phương-Quân, sau đó được sáp-nhập vào Hải-Quân; gồm có 24 Đại-đội Tuần-Giang, 3 Đại-đội sửa chữa và một Trung-Tâm Huấn-luyện tại Cát Lái. Các Đại-đội này được thành-lập để yểm-trợ hành-quân cho những Tiểu-Khu liên-hệ và bảo-vệ an-ninh trên sông rạch. Chiến-đĩnh Tuần-Giang gồm có các loại: Quân-Vận-Đĩnh LCM và Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP.

 

Hạm-Đội

            Hạm-Đội là đại đơn-vị ṇng-cốt của Hải-Quân Việt-Nam, quản-trị hành-chánh cho các chiến-hạm có khả-năng hoạt-động ngoài biển.

            Các chiến-hạm Hạm-Đội VNCH thường-xuyên :

- tuần-tiễu cận-duyên bảo-vệ lănh-hải và vùng cận-duyên

- tuần-tiễu vùng viễn-duyên để phát-giác và ngăn-chặn kịp thời các hoạt-động của địch

- hành-quân đổ-bộ, chuyên-chở, tiếp-tế, yểm-trợ sửa chữa các tiểu-đĩnh tại vùng hành-quân

- phối-hợp hành-quân và yểm-trợ Hải-pháo cho các đơn-vị bạn.

- bảo-vệ tài-nguyên, chống lại mọi hoạt-động bất-hợp-pháp.

Lần đầu là vào năm 1956, khi hào-khí của Hải-Quân nhất là Hải-Lực vừa mới dâng cao, khả-năng của HQVNCH được một số chức-quyền tin-tưởng. Những Vị này nghĩ rằng: Nếu một khi Hải-Quân được trang-bị đầy đủ, huấn-luyện kỹ-lưỡng, Quân-chủng này có thể thi-hành các hoạt-động tấn-công tiêu-diệt địch như theo các mục 5, 6, 7, và 8 như sau:

(5) Phong-toả hải-phận địch-quân.

(6) Đổ-bộ chiếm-cứ lănh-thổ địch.

(7) Hành-quân phá-hủy các vị-trí địch.

(8) Tiêu-diệt Hải-Quân của địch.[396]

 

Lực-Lượng Thủy-bộ:

Được thành-lập từ tháng 6 năm 1969 để thay thế Lực-Lượng Đặc-nhiệm 117 của Hải-Quân Hoa-Kỳ. Lực-Lượng Thủy-Bộ hoạt-động tại vùng đồng-bằng sông Cửu-Long, gồm các chiến-đĩnh sau đây:

- Soái-Đĩnh Thủy-Bộ

- Tiền-Phong-Đĩnh

- Quân-Vận-Đĩnh Tác-chiến

- Trợ-Chiến-Đĩnh

 

Lực-Lượng Tuần-Thám

            Lực-Lượng Tuần-Thám được thành-lập từ tháng 10 năm 1969 và gồm có 14 Giang-Đoàn, chia ra thành 6 Liên-Đoàn Tuần-Thám. Nhiệm-vụ chính-yếu của Lực-Lượng Tuần-Thám là tuần-tiễu, bảo-vệ an-ninh sông ng̣i và ngăn-chận sự xâm-nhập lén-lút của Cộng-Sản Bắc-Việt bằng đường thủy qua ngả hành-lang biên-giới Miên Việt. Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang-bị các Giang-Tốc-Đĩnh tối-tân có vận-tốc cao và khả-năng hoạt-động trong các nơi sông cạn và rất dễ dàng vận-chuyển.

 

Lực-Lượng Trung-Ương

Lực-Lượng Trung-Ương được thành-lập nhằm mục-đích tập-trung-một số đơn-vị Hải-Quân, để thi-hành những nhiệm-vụ đặc-biệt có tầm hoạt-động liên vùng  

Lực-Lượng Trung-Ương gồm có các đơn-vị sau đây:

- 07 Giang-Đoàn Ngăn-chận

- 02 Giang-Đoàn Trục-lôi

 

Thủy-Quân Lục-Chiến

            Thủy-Quân Lục-Chiến đă được bành-trướng tới cấp Sư-Đoàn. Tuy nằm trong Quân-chủng Hải-Quân một cách lỏng lẻo về phương-diện tổ-chức quân-binh-chủng, nhưng trên thực-tế về hành-quân, Binh-chủng này là Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị đặt dưới quyền điều-động hành-quân của Bộ Tổng-Tham-Mưu.

            Cấp-số lư-thuyết của Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến là 14,072 người. Luôn luôn, quân-số của Sư-Đoàn được bổ-sung kịp thời mỗi khi bị hao-hụt v́ chiến-trận.

Vào năm 1974 v́ nhu-cầu hành-quân, Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến thứ hai được dự-trù thành-lập. Thành-phần trang-bị sơ-khởi là Lữ-Đoàn 468 (gồm các Tiểu-Đoàn 14, 16, 18) và 1 Pháo Đội 105 ly.

 

Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải

            Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải được thành-lập từ tháng 3 năm 1964 và đặt trực-thuộc Quân-chủng Hải-Quân về phương-diện nhân-viên và hành-chánh. Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải có nhiệm-vụ thi-hành các chỉ-thị của Nha Kỹ-Thuật Bộ Tổng-Tham-Mưu để thi-hành các công-tác hành-quân đặc-biệt của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa dọc duyên-hải Nam cũng như Bắc Việt-Nam.

 

Chỉ-huy và Điều-động Hành-Quân

            Để việc hành-quân được hữu-hiệu, các Lực-Lượng Chiến-đấu Hải-Quân được đặt dưới sự Chỉ-huy và điều-động hành-quân của BCH/Hhq/LĐ Sông và BCH/Hhq/ LĐ Biển.

 

Bộ Chỉ-Huy Hành-quân Lưu-động Sông

Chỉ-huy và điều-động các cuộc hành-quân trong sông ng̣i thuộc lănh-thổ Quân-Khu III - Quân-Khu IV và Biệt-Khu Thủ-Đô nhằm mục-đích ngăn-chận địch-quân xâm-nhập và chuyển-vận tiếp-tế bằng đường sông. Bảo-vệ an-ninh sông ng̣i và yểm-trợ các Sư-Đoàn Bộ-Binh hành-quân qua các cuộc Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo 36, 41, 43, 44.

 

Bộ Chỉ-Huy Hành-Quân Lưu-động Biển

Để việc kiểm-soát toàn-thể Hải-phận Việt-Nam Cộng-Ḥa được thực-hiện hữu-hiệu và liên-tục, BCH/Hhq/LĐ Biển được thành-lập để Chỉ-huy và điều-động các cuộc hành-quân Trần-Hưng-Đạo Biển dọc theo duyên-hải Việt-Nam, nhằm tạo một màn lưới ngăn-chận mọi sự xâm-nhập của Cộng-SảnBắc-Việt bằng đường biển, đồng-thời yểm-trợ các Lực-Lượng bạn dọc hải-biên, hành-quân diệt địch và b́nh-định phát-triển. Có 5 vùng Hành-Quân Biển, mỗi vùng được kiểm-soát bởi một Lực-Lượng Đặc-nhiệm gồm khoảng 100 chiến-hạm, chiến-đĩnh và chiến-thuyền.

Tính từ bờ ra khơi, Hành-Quân Biển chia thành 3 hành-lang tuần-tiễu:

- Hành-lang cận-duyên từ bờ biển ra đến 12 hải-lư và được các chiến-thuyền, Duyên-Tốc-Đĩnh, Tuần-Duyên-Đĩnh, Tuần-Duyên-Hạm đảm-trách hoạt-động tuần-tiễu.

- Hành-lang viễn-duyên từ 12 hải-lư ra đến 53 hải-lư được những loại chiến-hạm sau đây đảm-trách tuần-tiễu: Khu-Trục-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Hộ-Tống-Hạm.

- Hành-lang Không-thám từ 53 hải-lư đến 100 hải-lư do các phi-cơ Không-thám HQ Hoa-Kỳ trách-nhiệm hoạt-động.[397]

 

Tiếp-vận

            Bộ Chỉ-Huy Yểm-Trợ Tiếp-Vận là cơ-quan có nhiệm-vụ yểm-trợ các Lực-Lượng Hành-Quân. Nếu nói đến quân-số, Bộ Chỉ-Huy này quản-trị hành-chánh, kỹ-thuật, tiếp-vận liên-hệ đến một quân-số thật lớn lao lên đến 13,000 người.

Các đơn-vị trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Yểm-Trợ Tiếp-Vận Hải-Quân gồm có:

* Hải-Quân Công-Xưởng, Trung-Tâm Tiếp-Liệu, Ty Công-Thự Tiện-Ích, Trung-Tâm Sửa chữa Điện-Tử.

* 07 Căn-cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận tại: Đà Nẵng, Cam Ranh, Cát Lở, Nhà Bè, An Thới, Đồng-Tâm và B́nh-Thủy.

 

 

 

Sơ-đồ Tổ-Chức HQCX

 

 

 

Sơ-đồ Điều-Hành Trung-Tâm Tiếp-Liệu

 

Huấn-luyện

            Hải-Quân Việt-Nam có 03 Trung-Tâm Huấn-luyện tại Nha Trang, Cam Ranh và Sài-G̣n.[398]:

* TTHL/HQ Nha Trang: Có khả-năng huấn-luyện từ 1,200 đến 1,500 khóa-sinh gồm có các trường Sĩ-Quan Hải-Quân, trường Cao-Đẳng chuyên-nghiệp và trường Sơ-Đẳng chuyên-nghiệp.

* TTHL/HQ Cam Ranh: Có khả-năng huấn-luyện từ 1500 đến 1800 khóa-sinh gồm các trường Huấn-luyện Chiến-hạm, trường Pḥng-tai, trường Sơ-Đẳng Chuyên-nghiệp và trường Tân-binh Hải-Quân.

 * TTHL/HQ Sài-G̣n: Có khả-năng huấn-luyện 200 khóa-sinh gồm các trường Chỉ-huy Tham-Mưu Hải-Quân, trường Chuẩn-Úy Đoàn-viên, trường Trung-Đẳng Chuyên-nghiệp và các khóa huấn-luyện bổ-túc ngắn hạn.

            Ngoài ra c̣n có một Trung-Tâm Huấn-luyện Tuần-Giang tại Cát Lái trực-thuộc Liên-Đoàn Tuần-Giang, chuyên phụ-trách huấn-luyện thêm các khóa Hạ-Sĩ-Quan và Sơ-Đẳng chuyên-nghiệp các ngành Quản-kho và Tiếp-vụ.

 

Tâm-lư-chiến

Hải-Quân đóng góp đáng kể vào công-cuộc bảo-vệ nền kinh-tế quốc-gia do sự Hộ-tống các đoàn xà-lan và ghe chở gạo về Sài-G̣n và miền Đông. Hải-Quân cũng phối-hợp với các đơn-vị Điạ-Phương-Quân và Nghiă-Quân để giúp đỡ nông-dân yên ổn làm ăn tại vùng ven sông. Từ năm 1965 đến năm 1966, Hải-Quân có hai Bệnh-Viện-Hạm HQ. 400 và HQ. 401 luân-phiên hoạt-động tại các vùng bờ biển có các đơn-vị Hải-Quân trú đóng và tại Vùng 3 và Vùng 4 Sông Ng̣i để cung-cấp dịch-vụ y-tế cho đồng-bào nông-thôn, và thi-hành các công-tác dân-sự-vụ.[399]

 

 

Bệnh-Viện-Hạm HQ. 400 - LSM(H)

 

 

Chương 8

 

Điều-hành của một số Đại-Đơn-Vị và Đơn-vị Tiêu-chuẩn

 

Hoạt-động và tổ-chức điều-hành một số đại-đơn-vị và đơn-vị tiêu-chuẩn được tŕnh-bày dưới đây:[400]

 

Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang

            Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang tọa-lạc trên đường Duy Tân nối dài, qua khỏi phi-trường quân-sự Nha-Trang và trước khi tới Chụt.

            Công-tác xây cất Trung-Tâm Huấn-luyện được khởi-sự vào tháng 11-1951 và hoàn-tất vào tháng 7-1952. Hải-Quân Pháp chuyển-giao hoàn-toàn cho Hải-Quân Việt-Nam ngày 7 tháng 11 năm 1955.

            Từ ngày Hải-Quân Việt-Nam chính-thức điều-hành cho đến tháng 4-1975, Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đă được các Sĩ-Quan sau đây chỉ-huy:

- Hải-Quân Đại-Úy Chung-Tấn-Cang từ 7-11-55 đến 29-3-58 (thăng cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng-Cao-Thăng từ 29-3-58 đến 10-2-60.

- Hải-Quân Thiếu-Tá Vương-Hữu-Thiều-từ 10-2-60 đến 19-1-63.

- Hải-Quân Đại-Úy Dư Trí Hùng từ 19-1-63 đến 23-12-63 (thăng cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Đức Vân từ 23-12-63 đến 26-2-66.

- Hải-Quân Thiếu-Tá Bùi-Hữu-Thư từ 26-2-66 đến 13-7-66.

- Hải-Quân Đại-Tá Đinh-Mạnh-Hùng từ 13-7-66 đến 1-3-69.

- Hải-Quân Đại-Tá Khương-Hữu-Bá từ 1-3-69 đến 6-8-71.

- Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Trọng Hiệp từ 6-8-71 đến 16-1-73 (thăng cấp Đại-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Thanh-Châu từ 16-1-73 đến 4-75 (thăng cấp Phó Đề-Đốc trong chức-vụ).

            Từ khóa đầu-tiên do Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam tuyển-mộ và huấn-luyện, khóa IIX Sĩ-Quan Hải-Quân Nha Trang, tiêu-chuẩn tuyển-chọn Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân là bằng tú-tài toàn phần, ban toán. Sinh-Viên được huấn-luyện quân-sự theo tiêu-chuẩn các Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân quốc-tế. Về văn-hóa, Sinh-Viên được giảng dạy theo chương-tŕnh Đại-học. Chương-tŕnh thụ-huấn là hai năm và Sinh-Viên ra trường với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.

 

Quang-cảnh Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân mỗi sáng Thứ Hai đầu tuần

 

            Sau năm 1962, v́ số lượng Sĩ-Quan tốt-nghiệp không đủ cung-ứng cho nhu-cầu Hải-Quân, thời-gian huấn-luyện được rút ngắn bớt đi bốn tháng .

Đến năm 1969 v́ t́nh-trạng đôn quân, sau khóa 18 Sinh-Viên Sĩ-Quan, một lần nữa Hải-Quân lại phải thay đổi luôn chương-tŕnh huấn-luyện Sĩ-Quan mười tám tháng.

            Kể từ khóa 19, Sinh-Viên được tuyển-mộ nhiều-hơn, khoảng hai trăm Sinh-Viên cho mỗi khóa. Về văn-hóa, Sinh-Viên vẫn được dạy theo chương-tŕnh Đại-học như các khóa đàn anh. Về quân-sự, Sinh-Viên được rèn-luyện theo hệ-thống tự chỉ-huy. Sau khi thụ-huấn một năm, Sinh-Viên được đi thực-tập một thời-gian ngắn rồi tốt-nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.

            Khóa 26 Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân là khóa cuối cùng của Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang.

            Trong suốt thời-gian từ khi thành-lập cho đến tháng 4-1975, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang đă đào-tạo được 2,538 Sĩ-Quan, cả hai ngành chỉ-huy lẫn cơ-khí; 15,050 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên chuyên-nghiệp đủ mọi ngành.

Tổ-Chức TTHL/HQ/NT

Theo Sơ-đồ tổ-chức, hai khối Quân-Sự-Vụ và Văn-Hoá-Vụ liện-hệ mật-thiết đến việc huấn-luyện cho khóa-sinh.

1) Khối Quân-Sự-Vụ: Có 2 Liên-Đoàn:

a) Liên-Đoàn SVSQ gồm 2 khoá, một khóa đàn anh và một khóa đàn em.

b) Liên-Đoàn Chuyên-nghiệp gồm các khoá-sinh tân-tuyển cũng như các khoá-sinh học chuyên-nghiệp, các HSQ học chuyên-nghiệp.

Trách-nhiệm về sinh-hoạt, quân-phong quân-kỷ, hệ-thống tự chỉ-huy, các cuộc thanh-tra, tổ-chức các cuộc lễ diễn-hành và lễ măn khóa.

c) Pḥng Thể-Thao đảm-trách việc huấn-luyện thể-dục, thể-thao và vơ-thuật.

2) Khối Văn-Hoá-Vụ: Có 2 trường:

a) Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng.

b) Trường Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng.

Trách-nhiệm về các chương-tŕnh huấn-luyện, tổ-chức thi định-kỳ, thi trắc-nghiệm và thi măn-khóa.

c) Quản-Lư Thư-viện và pḥng Trợ-Huấn-Cụ.[401]

 

Hải-Quân Công-xưởng Sài-G̣n

            Vào thời Nguyễn Ánh chiến-tranh với Tây-Sơn, một xưởng Chu-Sư tại Gia-Định được h́nh-thành. Sử-gia Trịnh Hoài-Đức ghi nhận: xưởng lập vào tháng 12 năm Canh-Tuất (đầu năm 1791), dọc từ bờ sông Tân-B́nh đến sông B́nh-Trị, chứa những dụng-cụ thủy-chiến và các loại ghe tàu. Cuốn Gia-Định Thành Thông Chí viết: Xưởng Chu-Sư ở về phía Đông thành Phiên-An, dài 3 dậm. John Barrow cũng ghi chép là xưởng này vừa đóng tàu thuyền vừa chế-tạo vũ-khí. Lelabrousse tả các xưởng này: Các xưởng thủy-quân và quân-cảng của Nguyễn-Ánh làm người ngoại-quốc ngạc-nhiên và chắc sẽ khiến cả Âu-châu thán-phục...[402] Trong giai-đoạn đó (1792-1793) riêng số lính thợ làm thuốc súng ở xưởng đă có tới 8,000 người.[403] Tóm lại, xưởng Chu-Sư vào cuối thế-kỷ 18 rất đông nhân-công và rất rộng, chạy dài theo sông Thị-Nghè suốt dọc từ Thảo-Cầm-Viên ra đến tận sông Sài-G̣n.

Hải-Quân Công-Xưởng mà ta thấy sau này, chỉ chiếm một phần phía Đông-Nam của Xưởng cũ, số thợ làm việc cũng ít hơn. Tuy vậy, Hải-Quân Công-Xưởng vẫn c̣n là một trong những Thủy-xưởng lớn nhất Đông-Nam Á Châu. Hải-Quân Công-Xưởng gồm 87 ṭa nhà; mỗi ṭa nhà được sử-dụng như một cơ-xưởng.

            Ngoài các cơ-xưởng c̣n có hai ụ ch́m; một ụ dài 520 feet và ụ kia dài 119 feet; một ụ nổi có khả-năng sửa tàu nặng một ngàn tấn; bốn đường rầy, bảy cần trục lưu-thông, một ḷ nấu chảy. Các cơ-sở đó tọa lạc trên 53 mẫu đất.[404]

            Nói tổng-quát, Hải-Quân Công-xưởng là một đơn-vị lớn, có hơn 4,000 thợ dân-chính và gần 1,000 quân-nhân các cấp có khả-năng nghề-nghiệp để đảm-nhiệm những công-việc sau:

            - Sửa chữa đại-kỳ, định-kỳ.

            - Sửa chữa bất-thường

            - Tân-trang và chế-tác chiến-đĩnh.[405]

            Các ghe Hải-Thuyền, ghe Ciment lưới gà được sản xuất từ HQCX.

            Với cần trục cao và ụ lớn nhứt tại VN ngoài việc sửa chữa cho các chiến-hạm HQ, HQCX c̣n giúp cho thương-thuyền VN được vào ụ để tu-bổ lườn tàu.

            Phụ-Tá Giám-đốc HQCX là hai vị Phó Giám-Đốc về Hành-Chánh và Kỹ-Thuật. HQCX chia ra 4 ty: Ty Hành-Chánh Nhân-Viên, Ty Điều-Hành Công-Xưởng, Ty Kế-Hoạch Trù-Liệu Ty Tiếp-Liệu, Khu Tu-Bổ Vận-Chuyển.

 

GĐ/HQCX

 

Phó GĐ/HC    Phó GĐ/KT

Ty HCNV  Ty DHCX  Ty KHTL  Ty TL  KhuTuBổVChuyển

 

Xưởng Điện Tử

Xưởng Điện Khí

Xưởng Đồng

Xưởng Mộc

Xưởng Động-Cơ

Xưởng Hải-Pháo

Xưởng Đúc

Xưởng Tiện, Nguội

Xưởng Buồm

Khu U-Nề.[406]

           

Ngay từ khi thành-lập, HQCX được tiếng là nơi trả lương rất hậu. Công-nhân có quy-chế như công-chức chính-phủ. Tuy vậy vào giữa thập-niên 1960, một biến-cố đột-ngột đă xảy ra, làm cho t́nh-trạng thiếu-thốn nhân-viên trầm trọng. Khi các công-ty thầu-khoán ngoại-quốc theo người Hoa-Kỳ vào làm ăn ở Việt-Nam, họ trả lương thợ lành nghề nhiều lần lớn hơn mức trung-b́nh cho xứ ta. Một số nhân-viên giỏi của HQCX đă bỏ đi. Năm 1965-1968, Hải-Quân Công-xưởng mất 640 trong 1,500 thợ bỏ đi làm các hăng trả tiền nhiều-hơn.[407] Rút tỉa kinh-nghiệm này, ban Giám-Đốc nghiên-cứu lại chương-tŕnh thâu-nhận, huấn-luyện cùng thay đổi khế-ước. Sau đó t́nh-trạng nhân-viên mới dần dần trở lại mức điều-ḥa.

 

Các Vùng Sông Ng̣i

 

Hành-Quân Lưu-động Sông

Tổng-quát: Hành-Quân Lưu-động Sông trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.

Phụ-tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông chịu trách-nhiệm điều-hành tất cả hành-quân trong sông.

Thành-phần: - Về hành-quân, Hành-Quân Lưu-động Sông gồm có:

- Vùng III và Vùng IV Sông ng̣i.

- Lực-Lượng ThủyBộ (Lực-Lượng đặc-nhiệm 211).

- Lực-Lượng Tuần-Thám (Lực-Lượng đặc-nhiệm 212).

- Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng đặc-nhiệm 214).

- Các Giang-Đoàn Xung-phong.

Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông cuối cùng: Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng.

 

Vùng IV Sông Ng̣i

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Vùng IV Sông Ng̣i gồm:

Tư-Lệnh,

Tư-Lệnh-Phó và

Tham-Mưu-Trưởng.

Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-nhiệm 21.[408]

            Về hành-quân, Hạm-Đội Đặc-nhiệm 21 chỉ-huy và điều-động các Lực-Lượng Đặc-nhiệm tăng-phái và Lực-Lượng Hải-Quân cơ-hữu thuộc vùng IV Sông Ng̣i. Bộ Tư-Lệnh đặt tại Cần Thơ.

Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i gồm các Giang-Đoàn Xung-Phong sau đây:

- Giang-Đoàn 21 và 33 tại Mỹ Tho.

- Giang-Đoàn 23 và 31 tại Vĩnh Long.

- Giang-Đoàn 26 tại Long Xuyên.

- Giang-Đoàn 25 và 29 tại Cần Thơ.

Về yểm-trợ tiếp-vận, có các Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ. Tiền-phương Yểm-trợ là đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận tại-chỗ cũng được thành-lập theo nhu-cầu hành-quân.

            Ngoài các đơn-vị cơ-hữu và yểm-trợ đó, Vùng IV Sông Ng̣i c̣n kiểm-soát ba Lực-Lượng Đặc-nhiệm (Task forces) tăng-phái: LLĐN 211, LLĐN 212, LLĐN 214.

Phạm-vi hoạt-động: Địa-bàn hoạt-động của Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i gồm tất cả sông rạch các tỉnh: Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, G̣ Công, Phong Dinh v.v... và được chia làm ba vùng, mỗi Lực-Lượng Đặc-nhiệm trách-nhiệm một vùng để yểm-trợ cho một Sư-Đoàn Bộ-Binh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng.

 

 

Huy-Hiệu Vùng 4 SN

 

Vùng III Sông Ng̣i

Tổ-chức: Vùng III Sông Ng̣i gồm Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh đặt tại Long B́nh.

Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Vùng III Sông Ng̣i gồm:

- Giang-Đoàn 22 và 28 Xung-phong đóng tại Nhà Bè.

- Giang-Đoàn 24 và 30 Xung-phong đóng tại Long B́nh và nhiều-Tiền-Doanh Yểm-Trợ.

- Ngoài ra, Vùng III Sông Ng̣i cũng có sự tăng-phái của các Lực-Lượng Đặc-nhiệm 211, 212, 214.

Phạm-vi hoạt-động: Vùng hoạt-động của Vùng III Sông Ng̣i gồm sông rạch các tỉnh: Biên-Ḥa, Gia Định, Long An, Hậu Nghĩa, B́nh Dương, Tây Ninh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Trịnh Quang Xuân.

 

Giang-Đoàn Xung-phong

Tổ-chức: Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong (River Assault Group) được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-Úy Hải-Quân. (Về sau, các Sĩ-Quan tốt-nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức cũng được huấn-luyện để giữ các chức-vụ này).

Trang-bị: Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong được trang-bị như sau:

- 6 LCVP. Mỗi LCVP được trang-bị 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 7 ly 62.

            - 6 FOM. Mỗi FOM được trang-bị 1 Đại-liên 12 ly 7, 3 Đại-liên 7 ly 62.

- 4 LCM. Mỗi LCM được trang-bị 2 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7.

            - Một Monitor Combat, trang-bị: 1 Đại-bác 40 ly, 1 Súng cối 81 ly, 2 Đại-liên 7 ly 62, một Đại-liên 12 ly 7.

- Một Commandement trang-bị: 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7, 2 Đại-liên 7 ly 62 (hoặc 20 ly) và một súng cối 81 ly.

            Ngoài ra, trên mỗi giang-đĩnh đều có các loại súng cá-nhân như M79, M16...

Nhiệm-vụ: Chuyển-vận, yểm-trợ và phối-hợp hành-quân với quân bạn.

Vùng hoạt-động: Tất cả sông rạch thuộc miền Nam Việt-Nam.

Đội-h́nh di-chuyển

- 2 LCVP (Tiểu-Vận-Đĩnh)

- 2 FOM (Tiểu-Giáp-Đĩnh)

- 1 Monitor Combat (Tiền-Phong-Đĩnh)

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 2 FOM

- 1 LCM

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 1 Commandement (Soái-Đĩnh)

- 2 FOM.

* Đội-h́nh có thể thay đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.

 

Lực-Lượng Thủy-bộ

(Lực-Lượng Đặc-nhiệm 211)

            Lực-Lượng đầu-tiên Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam là River Assault Force (Giang-Lực Thủy-Bộ). Lễ chuyển-giao được thực-hiện tại Hải-Quân Công Xưởng Sài-G̣n vào tháng 8 năm 1969. Hải-Quân Việt-Nam đặt tên là Lực-Lượng Thủy-Bộ. Khi hành-quân, danh-số đặc-nhiệm là : Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211 (LLĐN211)

Thành-phần Lực-Lượng Thủy-Bộ gồm:

- 1 Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng, đóng hậu-cứ tại Đồng Tâm.

- 3 Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Thủy-Bộ.

- 6 Giang-Đoàn Thủy-Bộ.

Mỗi Giang-Đoàn gồm có 15 giang-đĩnh gồm: 1 Soái-Đĩnh, 2 Thiết-Giáp-Đĩnh, 8 Quân-Vận Đĩnh và 4 Trợ-Chiến-Đĩnh.

Khi Lực-Lượng Thủy-Bộ phối-hợp với 1 Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến, nó trở thành một Lực-Lượng Thủy-Lục. Đây là thành-phần tổng-trừ-bị trực-thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Sau khi thành-lập, Lực-Lượng Thủy Lục được tăng-phái cho Quân-Đoàn IV, sau đó cho Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh. Từ tháng 9 đến cuối năm 1969. Lực-Lượng Thủy Lục hành-quân tảo-thanh trong mật-khu U Minh và khai-thông kinh Cán Gáo từ Kiên-An đến Cà Mau.

Vào tháng 5 năm 1970, Lực-Lượng Thủy-Bộ được chỉ-định tham-gia cuộc Hành-quân Trần-Hưng-Đạo vượt sang Cambodge cho đến hết năm 1970. Từ khi thành-lập cho đến tháng 4 năm 1975, Lực-Lượng Thủy-Bộ hoạt-động hầu hết trong lănh thổ Quân-Đoàn IV/ Vùng IV Chiến-Thuật.[409]

            Mỗi Liên-Đoàn có 2 Giang-Đoàn và được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá Hải-Quân; mỗi Giang-Đoàn được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc một Đại-úy. Các Liên-Đoàn điều-hành như sau:

- Liên-Đoàn I Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.1) gồm hai Giang-Đoàn 70 và 71 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Long Phú.

Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn I phối-hợp hành-quân với các Chi-Khu thuộc Tiểu-khu Sóc Trăng và hộ-tống các đoàn thuyền chuyên-chở nhu-yếu-phẩm từ Bạc Liêu, Sóc Trăng về Sài-G̣n.

- Liên-Đoàn II Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.2) gồm hai Giang-Đoàn 72 và 73 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Cà Mau.

Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn II Thủy-bộ yểm-trợ Trung-Đoàn 32 Bộ-Binh đồng-thời phối-hợp hành-quân và tiếp-tế cho các đơn-vị thuộc vùng Cà Mau.

- Liên-Đoàn III Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.3) gồm hai Giang-Đoàn 74 và 75 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Rạch Sỏi thuộc tỉnh Kiên-Giang.

Vùng hoạt-động: Liên-Đoàn III Thủy-bộ tuần-tiễu, kiểm-soát các thủy-lộ của hai tỉnh Kiên-Giang và Chương Thiện.

Đội-h́nh di-chuyển:

- 2 Giang-Đĩnh rà ḿn.*

- 2 Alpha.**

- Monitor Combat.

- 5 Tango, chở quân.

- Monitor Commandement.

- 2 Alpha.

            Đội-h́nh có thể thay đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.

* Trước năm 1973, v́ thường chuyển quân qua các băi ḿn của địch, các Giang-Đoàn Thủy-bộ được trang-bị thêm các giang-đĩnh rà và trục ḿn. Trong các cuộc hành-quân với Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh tại U Minh, hai giang-đĩnh rà ḿn thường đi tiên-phong, rà ḿn mở đường.

 ** V́ chiến-trường đ̣i hỏi hỏa-lực, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-bộ đă biến-cải mỗi Alpha trang-bị thêm một súng 81 ly trực-xạ.

            Lực-Lượng Thủy-bộ c̣n có một Căn-Cứ Yểm-Trợ đặt tại B́nh Thủy, Cần Thơ để cung-cấp nhiên-liệu cũng như sửa chữa và tu-bổ chiến-đĩnh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Bá Trang.

 

 

Giang đĩnh Lực-Lượng Thủy-bộ.

 

Lực-Lượng Tuần-Thám- Một Tiêu-chuẩn về Tổ-Chức

            Phần tổ-chức Lực-Lượng Tuần-Thám[410] được tŕnh-bày chi-tiết dài ḍng hơn các tổ-chức khác. Những trang sau đây cung-cấp nhiều tài-liệu liên-hệ đến các vấn-đề thường-xuyên mà các lực-lượng khác cũng gặp phải về cả hai trách-vụ chính

- hành-chánh

- đặc-nhiệm.

 I. Thành-Lập.

Vào tháng 4, năm 1966, thi-hành Chương-tŕnh Viện-Trợ Quân-Sự (MAP), Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (COMNAFORV) trang-bị và huấn-luyện 2 Giang-Đoàn tuần-thám đầu tiên[411] cho Hải-Quân Việt-Nam. Đó là các Giang Đoàn 51 Tuần-Thám (CHT: HQ Đại-Úy Trần Văn Lâm) và Giang Đoàn 52 Tuần-Thám (CHT: HQ Đại-Úy Nguyễn Thế Sinh).

Trong khi trú đóng tại Cát Lái, hai giang-đoàn này hoạt-động chung với các giang-đoàn tuần-thám Hoa-Kỳ thuộc TF-116 trên Sông Đồng Nai và các sông rạch thuộc Đặc Khu Rừng Sát.

Tháng 7 năm 1969, Lực-Lượng Tuần-Thám được chính-thức thành-lập theo kế-hoạch ACTOV. Việt-Nam tiếp-nhận các doanh trại, giang-đĩnh và chiến-cụ do Lực-Lượng Tuần-Giang Hoa-Kỳ và Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 116 chuyển-giao. Diễn-tŕnh chuyển-giao, tiếp-nhận, và huấn-luyện thực-tập (on the the job training - OJT) hoàn-tất vào cuối năm 1969.

II. Tổ-chức Lực-Lượng.

Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) là một đại đơn-vị, thống-thuôc BTL/HQ, bao gồm

- Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Tuần-Thám (BTL/LLTT),

- 6 Liên-Đoàn Tuần-Thám (LĐTT),

-15 Giang Đoàn Tuần-Thám (GĐTT), và

- 5 căn-cứ:      CCHQ/Mỹ Tho (Định Tường),

CCHQ/ Cái Dầu (Châu Đốc),

CCHQ/Tân Châu (Châu Đốc),

CCHQ/Tuyên-Nhơn (Kiến Tường), và

CCHQ/ B́nh-Thủy (Phong Dinh)[412].

2.1 Tổ-chức Tham-mưu

Tổ-chức tham-mưu của BTL/LLTT rập khuôn theo tổ-chức tham-mưu của BTL/HQ nhưng trong một phạm-vi hạn hẹp hơn.

Tổ-chức này gồm có:

Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó, Tham-Mưu-Trưởng, Tham-Mưu-Phó Hành-quân, Tham-Mưu-Phó Tiếp-vận,.

Dưới TMP/HQ có Trung-Tâm Hành-Quân, Pḥng 2, Pḥng 3 và GĐ 65 TT (trừ-bị). Thuộc quyền TMP/TV có Pḥng 1, Pḥng 4, Pḥng Quân-Y, Pḥng Chiến-Tranh Chính-Trị.

Ngoài ra, BTL/LLTT c̣n có Pḥng An-Ninh, là một đơn-vị do Khối An-Ninh Hải-Quân tăng-phái, được đặt dưới quyền điều-động trực-tiếp của TMT/LLTT.

Khi mới thành-lập BTL/LLTT đồn trú tại CCYTTV/B́nh-Thủy. Tháng 10, 1971, BTL/LLTT di-chuyển sang CCHQ/B́nh-Thủy sau khi tiếp-nhận căn-cứ này từ BTL/V4SN. Đến tháng 11, 1972, BTL/LLTT chuyển-giao CCHQ/B́nh-Thủy cho BTL/LLTB và di-chuyển về đồn-trú tại CCHQ/Mỹ Tho.

Tư-Lệnh LLTT đầu tiên, cũng là sau chót, là HQ Đại-Tá Nghiêm-Văn-Phú. Ông thăng-cấp Phó Đề-Đốc năm 1974.

2.2 Các đơn-vị tác-chiến cơ-hữu

- Liên-Đoàn 1 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCYTTV/ Nhà Bè, gồm các Giang Đoàn 51 TT, hậu-cứ: CCHQ/Cát Lái, Giang Đoàn 52 TT, CCHQ/ Long B́nh. và Giang Đoàn 57 TT, hậu-cứ: CCYTTV/Nhà Bè. CHT đầu tiên là HQ Thiếu-Tá Nguyễn Thế Sinh.

- Liên-Đoàn 2 Tuần-Thám, hậu-cứ: TZYT/ Bến Lức, gồm các Giang Đoàn 53 TT, hậu-cứ: TZYT/ Bến Lức, và GD 54 TT, hậu-cứ: TPYT/ Bến Kéo, Tây Ninh. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Phạm Văn Tiêu.

- Liên-Doàn 3 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Tân Châu, gồm các Giang Đoàn 59 TT, hậu-cứ: CCHQ/Tân Châu, và Giang Đoàn 63 TT, hậu-cứ:Tiền Phương Yểm trợ/Phước Xuyên. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Lưu Trọng Đa.

- Liên-Đoàn 4 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Cái Dầu, Châu Đốc, gồm Giang Đoàn 55 TT, hậu-cứ: CCHQ/Cái Dầu, và 1 KSB. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Đinh Vĩnh Giang.

- Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám, hậu-cứ: Tiền Doanh Yểm Trợ/ Vĩnh Long (sau di-chuyển về TZYT/Rạch Sỏi, gồm các Giang-Đoàn 56 TT (Tiền Doanh Yểm Trợ/ Vĩnh Long) và GD 58 TT ,hậu-cứ: Tiền Phương Yểm Trợ/ Sa Đéc. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Vơ-Trọng-Lưu.

- Liên-Đoàn 6 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/ Mỹ Tho, gồm các Giang Đoàn 60 TT (Tăng-phái cho BTL/V1ZH)) và GD 62 TT (hậu-cứ: Năm Căn, tăng-phái chi BTL/V5 ZH). CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Phạm Thành Nhơn.

III. Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212)

3.1 Tổ-chức Đặc-Nhiệm. Trên cương-vị hành-quân, Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) được gọi là Lực lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212). LLĐN-212 gồm các đơn-vị tác-chiến cơ-hữu của LLTT, các đơn-vị tăng-phái thuộc các Vùng Sông ng̣i, Lực-Lượng Trung-Ương (LLTU), Lực-Lượng Thủy-Bộ (LLTB), các Tiền-Doanh và Tiền-Phương Yểm-Trợ Tiếp-Vận hiện-hữu trong vùng trách-nhiệm, các Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích thuộc Liên-Đoàn Người Nhái.

Trong tổ-chức đặc-nhiệm Hải-Quân, LLĐN-212 thống BTL/HQ/ Hành-Quân Sông và được tổ-chức thành 6 Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm (LĐĐN).

- LĐĐN-212.1 do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ1/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GD 51TT, GD 52 TT, GD 57 TT, GD Trục Lôi, và 1 GD/XP, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Đồng Nai và các sông rạch thuộc Đặc-Khu Rừng Sát.

- LĐĐN-212.2 (BCH tại hậu-cứ Bến Lức) do Chỉ-Huy-Trưởng LD2/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GD 53TT, GD 54 TT, 1 Giang-Đoàn Ngăn-Chặn do LLTU tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

- LĐĐN-212.3 (BCH tại CCHQ/Tân Châu, Châu Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LD3/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm có: GD 59TT,1 Giang Đoàn Ngăn-Chặn do LLTU tăng-phái, 1 Phân đội của Hải-Đội 5 Duyên-Pḥng, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Trách-nhiệm hành-quân hộ-tống công-voa trên thủy-tŕnh Tân-Châu - Nam-Vang (HQ THĐ-18)

- LĐĐN-212.4 (BCH tại CCHQ/Cái Dầu, Châu Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LD2/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồ có: GD 55TT, GD 61 TT, và 1 GD/XP do V4SN tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Kinh Vĩnh Tế, Kinh Cái Sắn (Vàm Cống), Sông Bassac (HQ THĐ-1)

- LĐĐN-212.5 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Rạch Sỏi, Kiên-Giang) do Chỉ-Huy-Trưởng LD5/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm 1 phân-đoàn của GD 58 TT, 1 phân-đoàn của GD 61 TT, và 1 Giang-Đoàn Thủy-Bộ do LLTB tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái) . Vùng hành-quân: Sông Cái Lớn và Kinh Cái Sắn (phần phía Nam).

- LĐĐN-212.6 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Cà Mau, An Xuyên) do Chỉ-Huy-Trưởng LD6/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm GD 62TT , và 1 Giang-Đoàn Thủy-Bộ do LLTB tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Bồ Đề, Sông Cửa Lớn và các kinh rạch bao quanh tỉnh-lỵ Cà Mau.

BTL/LLĐN-212 Tiền Phương do TL, TLP hoặc TMT Lực-Lượng trực-tiếp chỉ-huy, đặc-trách những cuộc hành-quân phối-hợp thủy-bộ và hộ-tống các đoàn công-voa trên thủy-tŕnh Tân Châu-NamVang.

3.2 Quan niệm hành-quân

- Tuần-tiễu và bảo vệ an ninh các thủy-tŕnh thuộc V3SN, V4SN, Biệt Khu 44 và Đặc Khu Rừng Sát.

- Truy lùng, phục kích, tấn công các đơn-vị địch trên các sông và kinh rạch trong vùng trách-nhiệm.

- Phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bộ-binh và địa-phương-quân khi được chỉ-định.

- Hộ-tống các đoàn công-voa thương-thuyền trên thủy-tŕnh Tân Châu- NamVang

3.3 Trang-bị.

Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang-bị 20 Giang-Tốc-Đĩnh PBR, trong đó 5 Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK1 (GD 51, 53, 56 và 57 TT), và 10 Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK2. Cà hai loại PBR MK1 và MK2 đều không có chân vịt và bánh lái, nhưng được vận-chuyển bằng tác-dụng của hai bơm phản-lực.

3.3.1.  Giang Tốc Đĩnh PBR MK1

Đặc-tính kỹ thuật:

Vỏ: Được kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhe. Chiều-dài: 31 ft. Bề ngang: 10.9 ft. Trọng-lượng: 19000 lbs. Vận-tốc: 28 knots. Máy: 2 máy Diesel hiệu Detroit hoặc GM kiểu 6V-53 với tổng-số công-xuất là 500 mă-lực.. Bom: 2 bơm phản-lực hiệu Jacuzzi Corporporation với lưu-lượng thoát 6000 gal/phút qua ống thoát, đường kính 6 inches.

Trang-bị vũ khí:

Sân mũi: một pháo-tháp đại-liên 50 kép, khai-hỏa bằng điện. Sân sau: Một đại-liên 50 đơn. Hai bên thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn trên trực-thăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng lựu M-18 . Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang Đoàn Tuần-Thám c̣n được trang-bị đặc biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực xạ gắn cùng gía với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, một pháo-tháp đại-bác 20 ly ở sân mũi thay cho pháo-tháp súng đại-liên ṇng kép

Trang-bị đ́ện-tử:

1 Radar hiệu Raytheon 1900, 2 máy truyền tin URC-46.

            Trang-bị nhân-viên:

 Thuyền trưởng: 1 HSQ ngành Vận-chuyển hoặc Giám-lộ. Cơ-khí: 1 HSQ ngành Cơ-khí hoặc Điện-khí, Vũ-khí: 1 HSQ ngành Trọng-pháo. Đoàn-viên: 2 đoàn-viên từ cấp HS1 trở xuống. Khi Giang-Tốc-Đĩnh tham-dự hành-quân, mỗi cặp Giang-Tốc-Đĩnh có một Thượng sĩ /Chuẩn-Úy/Thiếu-Úy chỉ-huy.

3.3.2.  Giang Tốc Đĩnh PBR MK2

Đặc-tính kỹ thuật:

Vỏ: Được kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhe. Chiều-dài: 31 ft 11 inches. Bề ngang: 11 ft 7 inches. Trọng-lượng: 15550 lbs. Vận-tốc: 28 Knots. Máy: 2 máy Diesel hiệu Detrroit hoặc GM kiểu 6V-53N với tổng-số công-xuất là 500 mă-lực.. Bom: 2 bơm phản-lực hiệu Jacuzzi loại 14YJ, với lưu-lượng thoát 9600 gal/phút qua ống thoát đường kính 8 inches.

Trang-bị vũ-khí:

Sân mũi: một pháo tháp đại-liên 50 kép, khai-hỏa bằng điện. Sân sau: Một đại-liên 50 đơn. Hai bên thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn trên trực-hăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng lựu M-18. Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang Đoàn Tuần-Thám c̣n được trang-bị đặc biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực-xạ gắn cùng gía với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, 2 súng M-79 bắn liên-thanh từng tràng, 1 pháo-tháp đại-bác 20 ly kép ở sân mũi, thay thế cho pháo-tháp súng đại-liên 50 ṇng kép.

            Trang-bị đ́ện-tử:

1 máy  900 W, 2 máy truyền tin PRC-25

            Trang-bị nhân-viên:

Như trang-bị cho PBR MK-1.

3.4.3 Ưu và nhược điểm của các Giang-Tốc-Đĩnh PBR

            - Ưu-điểm: Với hỏa-lực mạnh và đa-dạng, Giang-Tốc-Đĩnh PBR có thể áp đảo mau chóng các ổ phục-kích của địch, và yểm-trợ hữu-hiệu cho các đồn bót và các đơn-vị bộ-binh trong các cuộc hành-quân phối-hợp thủy-bộ. Vận-tốc cao và dễ vận-chuyển

 

Lực-Lượng Trung-ương

(Lực-Lượng Đặc-nhiệm 214)

 

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Trung-Ương đặt tại Đồng-Tâm (Mỹ Tho, thuộc tỉnh Định Tường) và được điều-động bởi: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Về hành-chánh, Lực-Lượng Trung-Ương gồm có:

- Liên-Đoàn Người Nhái.

- 2 Giang-Đoàn Trục-lôi

- 6 Giang-Đoàn Ngăn-chận và các Căn-cứ Hải-Quân tại Tuyên-Nhơn, Kinh Chợ Gạo, Cao Lănh.

            Giang-Đoàn Ngăn-chận được trang-bị cùng loại chiến-đĩnh với Giang-Đoàn Thủy-bộ và có thêm máy phun lửa.

Về hành-quân Lực-Lượng Trung-Ương được tăng-phái 2 Giang-Đoàn Tuần-Thám, 2 Giang-Đoàn Xung-phong.

Lực-Lượng Trung-ương có 300 Sĩ-quan và khoảng ba ngàn Đoàn-Viên. Lực-Lượng được chia làm 3 Liên-Đoàn. Mỗi Liên-Đoàn gồm 2 Giang-Đoàn và đặt dưới sự chỉ-huy của một Thiếu-Tá hoặc Trung-Tá Hải-Quân. Mỗi Giang-Đoàn Ngăn-chận được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.

Hậu-cứ của các Liên-Đoàn:

- Liên-Đoàn 214.1 đóng tại Tuyên-Nhơn.

- Liên-Đoàn 214.2 đóng tại Kinh Chợ Gạo.

- Liên-Đoàn 214.3 đóng tại Cao Lănh.

Vùng hoạt-động: Miền Tiền Giang, từ bên này sông Cửu Long cho đến sông Vàm Cỏ, gồm các tỉnh-Định Tường, Vĩnh Long, Kiến Tường v.v...

Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thông.

 

Liên-Đoàn Người Nhái

Thành-lập: Liên-đội Người Nhái được thành-lập năm 1961, gồm toàn quân-nhân t́nh-nguyện.[413]

            Ngay sau khi được thành-lập, 12 nhân-viên tốt-nghiệp khóa Biệt-hải UDT (Underwater Demolition Teams) tại Đài Loan huấn-luyện lại cho Người Nhái Hải-Quân.

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Người Nhái trước đặt tại Ty Quân-cảng, trong Hải-Quân Công-xưởng, sau dời về Căn-cứ Hải-Quân Cát Lái.

- Tháng 10-1962, khóa Biệt-hải đầu-tiên tại Việt-Nam được huấn-luyện tại Đà Nẵng, bởi Người Nhái Mỹ (SEAL West coast) và một số Biệt-hải Việt-Nam tốt-nghiệp tại Đài Loan. Khóa này có một Sĩ-Quan duy nhất - Hải-Quân Trung-Úy Trịnh Ḥa Hiệp, xuất thân khóa 7 Hải-Quân Nha-Trang và một số Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân, c̣n hầu hết là nhân-viên Hải-Thuyền, gốc miền Trung.

- Khóa II Biệt-hải cũng được tổ-chức tương-tự như khóa 1. Hải-Quân Thiếu-Úy Phan Tấn Hưng, xuất-thân khóa 9 Hải-Quân Nha Trang, là Sĩ-Quan Hải-Quân thứ hai theo thụ-huấn.

            Các khóa kế tiếp được huấn-luyện tại các địa-điểm khác nhau: Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu...

Huấn-luyện: Biệt-hải được huấn-luyện như một điệp-viên chiến-tranh thuần-túy để thích-nghi với mọi môi-trường như lặn, đổ-bộ và nhảy trực-thăng từ một cao-độ khá nguy-hiểm mà không cần dù. Biệt-hải biết sử-dụng tất cả loại vũ-khí, của ta lẫn của địch, và có khả-năng xâm-nhập, trốn thoát và sống c̣n (survival).

            Thời-gian huấn-luyện là mười sáu tuần-lễ, kể luôn cả "tuần-lễ địa-ngục". Muốn vượt qua "Tuần-lễ địa-ngục", học-viên phải qua các thử-thách sau đây: Chèo ghe 115 dậm, chạy bộ 75 dậm, mang thuyền phao đi 21 dậm và bơi 10 dậm.

            Khóa Biệt-hải đầu-tiên tại Việt-Nam ra trường vào tháng Giêng năm 1965. Khóa này xin chuyển sang Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải, chuyên thi-hành công-tác xâm-nhập miền Bắc, từ bắc vĩ-tuyến 17.

            Trước năm 1968, Liên-đội Người Nhái chỉ phụ-trách các công-tác thám-sát hành-quân, đổ-bộ, lặn, vớt tàu.

            Từ năm 1968 trở về sau, khả-năng Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam được tận-dụng đúng mức khi Liên-Đoàn Người Nhái bắt đầu biệt-phái nhân-viên cho các toán Người Nhái Mỹ (SEAL team) khắp bốn vùng chiến-thuật và cho cả chiến-dịch Phụng Hoàng.

            Năm 1971, một số Sĩ-Quan trẻ, xuất-thân từ trường Bộ-Binh Thủ-Đức t́nh-nguyện gia-nhập và được huấn-luyện theo các khóa Hải-Kích Người Nhái Việt-Nam.

            Từ 1968 đến 1972, quân-số Người Nhái từ 80 tăng lên 600 người. Liên-đội Người Nhái trở thành Liên-Đoàn Người Nhái, gồm có: Hải-Kích (SEAL), Biệt-hải (UDT - Underwater Demolition Teams), Tháo gỡ đạn dược (EOD - Explosive Ordinance Disposal), Trục vớt (vớt tàu), Pḥng-thủ hải-cảng, Giang-Đoàn yểm-trợ Hải-Kích (chuyên-chở hành-quân) và Toán yểm-trợ tiếp-vận.

Nhiệm-vụ: Nhiệm-vụ Người Nhái rất chuyên-biệt như: xâm-nhập vùng đất địch, chống đặc-công thủy Việt-Cộng, với tàu, cứu tù-binh, v.v...

Phạm-vi hoạt-động: Người Nhái có thể hoạt-động trong sông lẫn ngoài biển.

            Sau khi Hoa-kỳ rút chân khỏi Việt-Nam, Đại-đội Hải-Kích được biệt-phái cho các Giang-Đoàn, Duyên-Đoàn hay các Căn-cứ Hải-Quân khắp lănh-thổ. Nhiệm-vụ của Hải-Kích (SEAL) cũng tương-tự như Biệt Kích, nghĩa là đột nhập vào các mục-tiêu ven biển hoặc sông rạch. Một toán Hải-Kích được biệt-phái thường-trực cho Căn-cứ Hải-Quân Năm Căn. Đại-đội vớt tàu với các tàu trục vớt trang-bị dụng-cụ lặn và trục vớt, lưu-động các nơi, nhất là Vùng IV sông ng̣i. Đại-đội tháo gỡ đạn-dược (EOD) cũng biệt-phái nhân-viên đi các Bộ Chỉ-Huy vùng.

            Bất cứ lúc nào Liên-Đoàn Người Nhái cũng có từ 15 đến 20 toán thuộc các ngành, được biệt-phái các nơi.

            Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng: Hải-Quân Trung-Tá Trịnh Ḥa Hiệp.

Kể từ ngày có ba đơn-vị được thành-lập vào năm 1970 th́ Liên-Đội Người Nhái được đổi danh-hiệu là Liên-Đoàn Người Nhái. Do đó Liên-Đoàn Người Nhái có ba đơn-vị chính-thức và mỗi đơn-vị chịu trách-nhiệm hoạt-động theo những ngành chuyên-môn riêng biệt của họ.

- Đơn-vị Hải-Kích SEAL (Sea, Air and Land) chuyên về đột-kích bất thần vào các sào huyệt của địch, đơn-vị này đă tạo được rất nhiều-chiến-công oanh liệt. Họ đă tấn-công chớp nhoáng vào các mật-khu của địch, nhất là trong lúc có buổi họp mặt của các cán-bộ cao-cấp của địch. Họ đă đánh và giải thoát các tù binh. Họ đă ngụy-trang với quần áo bà ba đen và trang-bị súng AK 47, đội nón cối, đi dép B́nh Trị Thiên giống hệt như quân Việt Cộng để hoạt-động trong ḷng đất địch.

Có khá nhiều huyền-thoại về đơn-vị nhỏ bé, chỉ có trên dưới 100 người này. Người ta kể rằng nhiều-khi họ đă len lỏi vào hàng ngũ địch, ngồi ăn cơm với chúng mà chúng không biết. Đă nhiều-lần họ đột-kích bí mật vào lănh thổ miền Bắc bằng xuồng cao su và bơi từ ngoài khơi vào bờ. Trong thời-gian cuộc chiến Việt-Nam kéo dài đơn-vị này đă làm cho một số đơn-vị Việt Cộng ăn không ngon, ngủ không yên, v́ không c̣n biết đâu là nơi an-toàn.

- Đơn-vị Biệt-hải UDT (Underwater Demolition Teams). Căn bản của Lực-Lượng Người Nhái đi từ 12 nhân-viên tốt-nghiệp khóa Biệt-hải UDT năm 1960 tại Đài Loan.

Các khóa Huấn-luyện trong nước như sau

- Năm 1961, một khóa Biệt-Hải được tổ-chức tạï Đà-Nẵng với 35 khóa-sinh.

- Năm 1962, Khóa II Biệt-hải cũng được tổ-chức tương-tự như khóa 1

- Năm 1963, Khóa I Người Nhái tại Nha Trang có 41 người đều tốt nghiệp.

- Năm 1965, Khóa II Người Nhái tại Nha Trang có 48 người tốt nghiệp

- Khóa III tại Vũng Tàu có 45 người tốt nghiệp vào năm 1968.

- Các Khóa IV - V - VI tại Cam Ranh với khoảng 150 người cho cả ba khóa.

Nhiều Người Nhái tốt-nghiệp các khóa này phục-vụ cho Biệt-Hải. Đơn-vị thi-hành các công-tác Đặc-công và chống Đặc-công thủy của địch. Người Nhái này chuyên phá huỷ các chướng ngại vật tại các bờ biển và hải cảng cũng như đặt ḿn phá tàu địch.

Một toán Biệt-Hải này đă có mặt tại Hoàng-Sa vào tháng 1 năm 1974.

- Đơn-vị Tháo Gỡ Chất Nổ EOD (Explosive Ordance Disposal). Miền Nam nước Việt có nhiều-sông rạch v́ vậy Việt Cộng lúc nào cũng t́m cách làm tắc nghẹn các thủy-lộ của chúng ta bằng cách đánh ch́m tàu bè của chúng ta để cản trở sự lưu-thông bằng đường thủy. V́ vậy mỗi lần có tàu ch́m ở đâu là Đơn-vị Trục Vớt được cấp-thời phái tới để giải tỏa lưu-thông. Đơn-vị này đ̣i hỏi người chỉ-huy phải giỏi tính toán, biết nhiều-vê kỹ-thuật và có nhiều-kinh-nghiệm.

            Vào năm 1968 cho tới khi chấm-dứt chiến-tranh Việt Cộng tăng cường phá-hoại bằng cách thả Người Nhái đột-kích phá-hoại các tàu bè của ta và Đồng-Minh neo và đậu tại các bến, và trong các sông ng̣i. Đơn-vị Tháo Gỡ Chất Nổ (EOD) đă hoạt-động chống Người Nhái địch một cách rất hữu-hiệu. Họ đă bắt sống và tiêu diệt nhiều-Người Nhái địch và tháo gỡ nhiều-trái ḿn nổ chậm do Người Nhái Việt Cộng đặt vào tàu bè của ta.[414].

 

Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99

Thành-lập: Đây là lực-Lượng sau cùng do vị Tư-Lệnh cuối cùng của Hải-Quân thành-lập và trực-tiếp điều-động.

            Ngay sau khi trở lại nhậm chức Tư-Lệnh Hải-Quân lần thứ hai, Phó Đô Đốc Chung-Tấn-Cang ra lệnh thành-lập Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 trong ṿng 24 tiếng đồng-hồ.

Sau khi được thành-lập, Lực-Lượng 99 được đưa về Căn-cứ Hải-Quân Nhà Bè.

Tổ-chức: V́ tính-cách cấp-thời, Bộ Tham-Mưu Lực-Lượng chỉ gồm có: Chỉ-Huy-Trưởng, một Trung-úy, một Tài xế và một Thượng-Sĩ vô-tuyến!

Trang-bị: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 gồm trên 50 chiến-đĩnh, là sự kết-hợp của các Giang-Đoàn: 42 Ngăn-chận, 59 Tuần-Thám, một phần của Giang-Đoàn 22 Xung-phong, một toán trục vớt, một toán Tiền-Phong-Đĩnh, một Trung-đội Hải-kích và 3 súng phun lửa.

Phạm-vị hoạt-động: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 được coi là Lực-Lượng tổng-trừ-bị của Hải-Quân, với mục-đích giải-tỏa áp-lực nặng của địch ở bất cứ nơi nào, thuộc phạm-vị hoạt-động của Hải-Quân.

            Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên và cũng là cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Lê-Hữu-Dơng.

 

Liên-Đoàn Tuần-Giang

Thành-lập: Để đáp-ứng nhu-cầu chiến-trường, Lực-Lượng Giang-pḥng được thành-lập và trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Địa-Phương-Quân.

            Về sau, danh-xưng Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi là Liên-Đoàn Tuần-giang, trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.[415]

Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang đặt tại Sài-G̣n.

Tổ-chức: Liên-Đoàn Tuần-Giang gồm các thành-phần:

- Trung-tâm Huấn-Luyện Tuần-giang

- 3 Đại-đội sửa chữa đặt tại Sài-G̣n, Cần Thơ và Mỹ Tho.

- 24 Đại-đội, kể từ Đại-đội 11 Tuần-Giang đến Đại-đội 35 Tuần-Giang, biệt-phái cho các Tiểu-khu thuộc Vùng 3 và Vùng 4 Chiến-Thuật.

Mỗi Đại-đội Tuần-Giang được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.

Khóa Tuần-Giang đầu-tiên do Hải-Quân huấn-luyện. Sau đó, Trung-Tâm Huấn-luyện Tuần-Giang được thành-lập tại Cát Lái, bắt đầu huấn-luyện các khóa Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ Tuần-Giang.

Quản-trị:

a). Hành-chánh: Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-giang trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân về quản-trị nhân-viên, thuyên-chuyển, bổ-nhậm, tiếp-liệu, sửa chữa, v.v...

b). Hành-Quân: Đại-đội Tuần-Giang đặt dưới sự điều-động và sử-dụng của Tiểu-Khu.

Trang-bị: Mỗi Đại-đội Tuần-Giang được trang-bị 8 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP.

Mỗi giang-đĩnh trang-bị Đại-liên 50, Đại-liên 30 và M72. Riêng Đại-đội 19 và 27 Tuần-giang được tăng-cường thêm 1 Quân-Vận-Đĩnh LCM-6.

Nhiệm-vụ: Mỗi Tiểu-khu được tăng-phái một hay hai Đại-đội Tuần-Giang để thực-hiện các nhiệm-vụ sau đây:

 - Chuyên-chở Bộ-Binh và phối-hợp các đơn-vị bạn tham-dự các cuộc hành-quân do Tiểu-Khu tổ-chức.

- Kiểm-soát ghe thuyền để khám-phá và ngăn-chận sự xâm-nhập của địch.

- Tuần-tiễu và giữ an-ninh các cầu cống trên các thủy-tŕnh do Tiểu-Khu chỉ-định.

- Bảo-vệ an-ninh các xă ấp, yểm-trợ hỏa-lực và tiếp-viện đồn bót ven sông.

- Hộ-tống xà lan đạn, dầu, thực phẩm, v.v...

Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng: Đại-Tá Cơ-Khí Nguyễn-Văn-Kinh.

 

Hành-Quân Lưu-động Biển

Tổng-Quát. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển, gọi tắt là Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân Biển (BTL/HhQ Biển), được thành-lập vào giữa năm 1972 tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.

BTL/HhQ Biển do vị Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Biển trách-nhiệm điều-hành. Trong thời-gian đầu, chức-vụ này do HQ Đại-Tá Nguyễn-Hữu-Chí đảm-nhiệm. Ông thăng-cấp Phó Đề-Đốc sau đó.

Sau khi Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí rời BTL/HhQ Biển vào tháng 11 năm 1973 để giữ chức-vụ Tư-Lệnh Vùng 3 Sông-Ng̣i, HQ Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê được chỉ-định làm Tham-Mưu-Trưởng BTL/HhQ Biển (từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975).

Tổ-chức: Hành-Quân Lưu-động Biển trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Lưu-động Biển chịu trách-nhiệm tất cả những cuộc hành-quân trên biển.

Nhiệm-vụ:

- Tổ-chức hành-quân trên biển, ven duyên-hải và các hải-đảo

- Chỉ-huy và điều-động các Lực-Lượng Đặc-nhiệm để bảo-vệ lănh-hải và các hải-đảo.

- Yểm-trợ hành-quân cho 4 Vùng Chiến-thuật.

- Ngăn-chặn Việt-Cộng xâm-nhập bằng đường biển.

- Bảo-vệ thương-thuyền và các giếng dầu hỏa ở ngoài khơi Việt-Nam

- Cứu-cấp hàng-hải (viết tắt là Cư-Hà)

Thành-phần Lực-lượng

- Hành-Quân Biển gồm có 5 Lực-Lượng Đặc-nhiệm (LLĐN) hoạt-động tại 5 Vùng Duyên-Hải. Các Tư-lệnh Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm, gồm có:

- LLĐN 11 ở V1DH (Đà-Nẵng)

- LLĐN 21 ở V2DH (Nha-Trang)

- LLĐN 31 ở V3DH (Cam-Ranh)

- LLĐN 41 ở V4DH (Phu-Quốc)

- LLĐN 51 ở V5DH (Cà-Mau)

 

Lực-Lượng Duyên-pḥng

Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng đồn-trú tại Cam-Ranh.

Lực-Lượng Duyên-pḥng gồm có 5 Hải-đội Duyên-Pḥng.

            - HĐ1/ZP       Đồn-trú tại Đà-Nẵng:            7WPB và 20 PCF.

            - HĐ2/ZP       Đồn-trú tại Qui-Nhơn:8 WPB và 20 PCF.

Hải-Đội 2 Duyên-Pḥng chia thành 2 Phân-Đội:

* PĐ21/ZP Hậu-cứ Qui-Nhơn.

* PĐ22/ZP Hậu-cứ Cam-Ranh.

            - HĐ3/ ZP      Đồn-trú tại Cát-Lở:               6 WPB và 20 PCF.

            - HĐ4/ ZP      Đồn-trú tại An-Thới: 4 WPB và 20 PCF.

            - HĐ5/ ZP      Đồn-trú tại Năm-Căn:           36 PCF.

Trang-bị: Các Hải-đội Duyên-pḥng được trang-bị các chiến-đĩnh có vận-tốc cao hơn ghe hải-thuyền rất nhiều:

-         Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Fast Patrol Craft) 28 gút và

-         Tuần-Duyên-Đĩnh (Coast Guards) 18 gút. Vũ-khí chính trang-bị là Súng Cối 81 ly, bên trên là Đại-liên 12 ly 7.

Lực-Lượng Duyên-pḥng (danh-từ Hành-Chánh) thường c̣n được gọi một cách quen thuộc và nhầm lẫn là LLDN 213 (danh-từ Đặc-nhiệm) hay Hành-Quân Biển (bao trùm tất cả 5 Vùng Duyên-Hải).

Hành-quân. Các Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm tuần-tiễu tại 5 Vùng Duyên-Hải trực-thuộc Lực-Lượng Đặc-nhiệm 213.

Sau này vào năm 1972, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được giải-tán, các Hải-đội Duyên-pḥng sáp-nhập vào các Vùng Duyên-Hải. Trách-nhiệm tuần-tiễu do TL/HQ Vùng Duyên-Hải trách-nhiệm trong vùng chỉ-định, báo cáo thẳng về bộ Tư-Lệnh Hải-Quân qua Trung-tâm Hành-Quân tại Sài-G̣n.

            Cựu Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được chỉ-định Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển. Giới-chức đó là Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí.

 

Sơ-đồ Tổ-Chức Ban Tham-Mưu Lưc-Lượng Duyên-Pḥng

Để phối hợp điều-hành cả hai hệ-thống Hành-Chánh của Lực-Lượng và hệ-thống Hành-Quân của LLĐN 213, Ban Tham-Mưu gồm có:

-Tư-Lệnh Lực-Lượng. (Văn-pḥng Tư-Lệnh và Sĩ-Quan Tuỳ-Viên)

-Tư-Lệnh Phó Lực-Lượng.

-Khối Hành-Quân và Khối Yểm-Trợ.

-Pḥng Hành-Quân:điểu-hành 5 TTKSDH tại các LĐĐN của LL 213.

-Pḥng T́nh-Báo: Thu nhận Tin-Tức T́nh-Báo.-Pḥng Truyền-Tin (ViễnẤn): điều-hành Trung-Tâm Vô-Tuyến Cam-Ranh.

-Pḥng An-Ninh: (An-Ninh Nội-Bộ Lực-Lượng).

-Pḥng Nhân-Viên: Quản-Trị Nhân-Viên trong Lực-Lượng.

-Pḥng Hành-Chánh: Quyền-lợi, lương-bồng của nhân-viên Lực-Lượng .

-Pḥng Tiếp-Liệu Lo thủ-tục xin cấp-phát nhu-cầu Tiếp-Liệu cho LLZP và Hải-Đội.

-Pḥng CTCT: Lo việc học-tập chính-tri và tâm-lư-chiến cho LLZP.

 

 

 

Sơ-đồ Tổ-Chức Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Duyên-Pḥng

 

Hạm-Đội

Tiền-thân của Hạm-Đội là Hải-Lực. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực những ngày đầu là HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh. Sau Đại-Úy Tánh đến Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Vân, rồi Đại-Úy Dư-Trí-Hùng Xử-lư Thường-vụ chức-vụ này ít tháng.[416].

Hải-Quân Đại-Úy Nghiêm-Văn-Phú tiếp theo Đại-Úy Hùng là vị Chỉ-Huy-Trưởng nắm Hải-Lực nhiều-năm. Ông thăng-cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ, thường được coi như người đă đặt mẫu mực cho Hải-Lực những năm về sau.

            Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội đặt trong ṿng thành của Hải-Quân Công-xưởng. Hạm-Đội là một đại đơn-vị hành-chánh, được điều-động bởi: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

            Hạm-Đội gồm 3 Hải-đội: Hải-đội 1 Tuần-duyên, Hải-đội II Chuyển-vận, Hải-đội III Tuần-Dương.

            Thành-phần và nhiệm-vụ các Hải-đội được quy-định như sau:

- Hải-đội I Tuần-Duyên gồm các loại: Tuần-Duyên-Hạm (PGM - Motor Gunboat), Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large), Trợ-Chiến-Hạm (LSSL - Landing Support Ship, Large)... Nhiệm-vụ tuần-tiễu, kiểm-soát địch vùng cận-duyên.

- Hải-đội II Chuyển-Vận gồm các loại: Dương-Vận-Hạm (LST - Landing Ship, Tank), Hải-Vận-Hạm (LSM - Landing Ship, Medium), Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing Craft, Utility), Hoả-Vận-Hạm (YOG - Gasoline Barge, Self-propelled)... Nhiệm-vụ hành-quân đổ-bộ, yểm-trợ tiếp-vận, y-tế, sửa-chữa.

- Hải-đội III Tuần-dương gồm các loại: Hộ-Tống-Hạm (PCE - Patrol Craft Escort), Tuần-dương-Hạm (WHEC), Khu-Trục-Hạm (DER - Radar Picket Escort)... Nhiệm-vụ tuần-tiễu, ngăn-chận, nghênh-chiến khi tàu địch xâm-nhập Hải-phận Việt-Nam.

            Các chiến-hạm Hạm-Đội được biệt-phái hoạt-động khắp bốn vùng chiến-thuật, từ vĩ-tuyến 17 đến Cà-Mau, cả biển lẫn sông.

            Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê được bổ-nhiệm thay-thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Xuân Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội.

            Hạm-Đội gồm các đơn-vị ṇng-cốt của Hải-Quân Việt-Nam với các chiến-hạm có khả-năng hoạt-động ngoài biển.

            Hạm-Đội VNCH được tổ-chức thành 3 Hải-Đội: Hải-Đội I, Hải-Đội II và Hải-Đội III. Nhiệm-vụ các Hải-Đội như sau:

 

 

Sơ-đồ Tổ-chức Hạm-Đội.

 

 

- Hải-Đội I:

Có nhiệm-vụ tuần-tiễu bảo-vệ lănh-hải và vùng cận-duyên, chống lại mọi hoạt-động bất-hợp-pháp; yểm-trợ Hải-pháo và phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bạn.

Hải-Đội I gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 20 Tuần-Duyên-Hạm: HQ. 600 - HQ. 619

* 04 Giang-Pháo-Hạm: HQ. 328 - HQ. 331

* 04 Trợ-Chiến-Hạm: HQ. 228 - HQ. 231[417]

- Hải-Đội II:

Có nhiệm-vụ chuyên-chở, đổ-bộ, tiếp-tế, yểm-trợ sửa chữa các tiểu-đĩnh tại vùng hành-quân; yểm-trợ Hải-pháo và thực-hiện chương-tŕnh Quân-Y, Dân-Sự-Vụ. Hải-Đội này có hai Bệnh-viện-Hạm trang-bị Quang-tuyến X; pḥng Nha-khoa; pḥng Thí-nghiệm và điều-trị; hoạt-động thăm-viếng định-kỳ dọc theo miền duyên-hải và đồng-bằng sông Cửu-Long để giúp đỡ dân-chúng tập-trung-ở những vùng đông dân-cư, thiếu-thốn thuốc men hoặc không có cơ-quan Y-tế địa-phương.

Hải-Đội II gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 06 Dương-Vận-Hạm: HQ. 500 - HQ. 505

* 05 Hải-Vận-Hạm: HQ. 402 - HQ. 406

* 02 Bệnh-Viện-Hạm: HQ. 400, HQ.401

* 06 Hỏa-Vận-Hạm: HQ. 470 - HQ. 475

* 14 Giang-Vận-Hạm: HQ. 533 - HQ546

* 01 Lương-Vận-Hạm: HQ. 451.

* 01 Thực-Vận-Hạm: HQ. 490.[418]

* 02 Yểm-Trợ-Hạm: HQ. 800 - HQ. 801[419]

* 01 Cơ-Xưởng-Hạm: HQ. 802

- Hải-Đội III:

Có nhiệm-vụ tuần-tiễu vùng viễn-duyên để phát-giác và ngăn-chặn kịp thời các hoạt-động của địch; phối-hợp hành-quân và yểm-trợ Hải-pháo cho các đơn-vị bạn.

Hải-Đội III gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 02 Khu-Trục-Hạm: HQ. 1, HQ. 4

* 07 Tuần-Dương-Hạm: HQ. 2, HQ. 3, HQ. 5, HQ. 6, HQ. 15, HQ. 16, HQ. 17.

* 08 Hộ-Tống-Hạm: HQ. 7, HQ. 8, HQ. 9, HQ. 11, HQ. 12, HQ. 13, HQ. 14, HQ. 10 (chiếc này hy-sinh tại Hoàng-Sa ngày 19-1-1974).

 

Lực-Lượng Hải-Thuyền

Thành-lập: Khởi-thủy, Lực-Lượng Hải-Thuyền là một lực-lượng bán quân-sự, do Sĩ-Quan Hải-Quân tuyển-mộ, huấn-luyện và chỉ-huy. Thời-gian huấn-luyện cho quân-nhân hải-thuyền là ba tháng.

            Khi mới thành-lập, mỗi đơn-vị của Lực-Lượng Hải-Thuyền được gọi là Đội Hải-Thuyền và Đoàn-Viên đều xâm trên ngực hai chữ "Sát Cộng".

Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền trước đặt tại Phú Quốc, đến tháng 2-1963 dời về Cam Ranh.

 

Theo Truyền-thống lịch-sử, quân Đại-Việt thời nhà Trần xâm hai chữ “Sát Đát” khi tử-chiến với quân Mông-Cỏ, Đoàn-Viên Hải-Thuyền xâm trên ngực hai chữ "Sát Cộng".

 

Thành-phần: Mỗi đội Hải-Thuyền được chỉ-huy bởi một Thiếu-Úy hoặc Trung-úy. Chiến-thuyền gồm có:

3 ghe Chủ-lực,

3 ghe Di-cư,

20 ghe Buồm.

 

 

Hải-thuyền có nhiều loại. Đây là một chiếc thuyền buồm

 

Trang-bị: Mỗi loại ghe được trang-bị như sau:

- Ghe Chủ-lực: một Đại-liên 50 trước mũi, một Đại-liên 30 sau lái và nhiều-súng cá-nhân.

- Ghe Di-cư: hai Đại-liên 30 và vũ-khí cá-nhân.

- Ghe Buồm: súng cá-nhân.

Y phục của Đoàn-viên giai-đoạn đầu: bà ba đen. Sau này, các quân-nhân mặc quân-phục Hải-Quân.

Nhiệm-vụ và phạm-vi hoạt-động: Nhiệm-vụ của Lực-Lượng Hải-Thuyền là tuần-tiễu, kiểm-soát và ngăn-chận sự xâm-nhập và trà trộn của Việt-Cộng vào các làng ven biển thuộc các vùng Duyên-hải.

            Sau khi được sáp-nhập vào Hải-Quân, Đội Hải-Thuyền được đổi danh-xưng thành Duyên-Đoàn và Đoàn-viên mặc quân-phục Hải-Quân. Cấp-số của Duyên-Đoàn-Trưởng là Thiếu-Tá.

 

Vùng I Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu của Vùng I Duyên-Hải gồm có: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

            Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải kiêm Chỉ-Huy-Trưởng Khu quân-sự Tiên-Sa. Khu Quân-sự này gồm tất cả các đơn-vị Hải, Lục, Không-Quân đồn-trú tại bán đảo Sơn Chà.

            Bộ Tư-LệnhVùng I Duyên-Hải đặt tại Tiên-Sa, Đà Nẵng.

Lực-Lượng Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải gồm các đơn-vị sau đây:

- Các Giang-Đoàn:

32 Xung-Phong đóng tại Huế,

92 Trục-Lôi tại Thuận An,

60 Tuần-Thám ở Thuận An.

- Các Duyên-Đoàn:

DĐ11 tại Cửa Việt,

DĐ12 tại Thuận An,

DĐ13 tại Cửa Tư Hiền,

DĐ14 tại Hội An,

DĐ15 tại Chu Lai,

DĐ16 tại Quảng Ngăi.

- Hải-đội I Duyên-pḥng.

- Bốn đài Kiểm-Báo:

101 tại núi La Ngữ, Huế;

102 tại Sơn Trà;

103 tại Cù lao Ré:

104 tại Sa Huỳnh.

- Các Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-Vận.

- Ngoài ra, Vùng I Duyên-Hải c̣n có các Chiến-hạm biệt-phái.

Phạm vị hoạt-động: Vùng Duyên-Hải và sông rạch các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngăi.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ Thoại.

 

Vùng II Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng II Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng,.

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải đặt tại trại Tây Kết NhaTrang, gồm các đơn-vị sau đây:

- Các Duyên-Đoàn:

DĐ 21 tại Qui Nhơn,

DĐ 22 tại Poulo Gambir,

DĐ 23 tại Sông Cầu,

DĐ 24 tại Tuy Ḥa,

DĐ 25 tại Ḥn Khói,

DĐ 26 tại B́nh Ba,

DĐ 27 tại Phan Rang,

DĐ 28 tại Phan-Thiết.

- Hải-đội II Duyên-pḥng đóng tại Qui Nhơn.

- Các Căn-Cứ Yểm-Trợ.

- Các đài Kiểm-Báo:

201 Mũi Degi

202 Cù Lao Xanh (Poulo Gambir)

203 Ḥn Lớn, Nha Trang

204 Mũi Dinh

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

Tầm hoạt-động - Vùng II Duyên-Hải trách-nhiệm các vùng duyên-hải thuộc các tỉnh: B́nh-định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Cam Ranh, Phan Rang, Phan-thiết.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh.

 

Vùng III Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng III Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng,.

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải đóng tại Cát Lở và gồm các đơn-vị sau đây:

- Hải-đội 3 Duyên-pḥng đóng tại Cát Lở.

- Các Duyên-Đoàn:

Duyên-đoàn 31 tại cửa Hàm-Tân

Duyên-đoàn 32 tại Bến-Đ́nh Vũng-Tàu

Duyên-đoàn 33 tại Rạch-Dừa

Duyên-đoàn 34 và 37 tại Tiềm-Tôn Bến-Tre

Duyên-đoàn 35 tại Hưng-Mỹ Trà-Vinh

Duyên-đoàn 36 tại Long-Phú

- Căn-Cứ Yểm-Trợ Cát Lở.

- Bệnh-xá Vũng Tàu.

- Các đài Kiểm-Báo:

301 tại Côn Sơn,

302 tại Núi Lớn, Vũng Tàu,

303 tại núi Trà-Kú, B́nh Tuy,

304 đặt trên Kiểm-Báo-Hạm HQ. 460, nằm ngoài khơi Ba Động.

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

Phạm-vi hoạt-động: Miền duyên-hải thuộc Phước Tuy, G̣ Công, Kiến Ḥa.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Vũ Đ́nh Đào.

 

Vùng IV Duyên-Hải

Tổ-chức: Bô Tham-Mưu gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải được đặt tại An-Thới,  Phú Quốc.

            Lực-Lượng: Hải-Quân Vùng IV Duyên-Hải gồm có:

- Các Duyên-Đoàn:

Duyên-đoàn 42 tại Ḥn Nam-Du, sau này di-chuyển về An-Thới 1 chi-đội, 1 chi-đội đóng tại Poulo Panjang.

Duyên-đoàn 43 tại Cử Sông Ông-Đốc, sau di-chuyển về đảo Ḥn-Tre, Rạch-Giá.

Duyên-đoàn 44 tại Kiên-An Rạch-Giá.

Duyên-đoàn 45 tại Bắc đảo Phú-Quốc, sau chuyển về Hà-Tiên.

Duyên-đoàn 46 và 47 tại An-Thới.

- Hải-đội IV Duyên-pḥng đóng tại An Thới.

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

- Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận.

- Các đài Kiểm-Báo:

402 Ḥn Đốc (Ile des Pirates)

403 Ḥn Nam-Du (Poulo Dama

404 Núi An Thới

Phạm-vi hoạt-động: Từ mũi Cà-Mau đến biên-giới Miên - Việt trong vịnh Thái-Lan.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thiện.

 

 

Toàn cảnh An-Thới,  Phú Quốc, nơi có Bộ Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải.

 

Vùng V Duyên-Hải

            Vùng V Duyên-Hải là Vùng Duyên-Hải được thành-lập vào những năm sau cùng của cuộc chiến.

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng V Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh đặt tại Năm Căn thuộc tỉnh An Xuyên.

Thành-phần: Lực-Lượng cơ-hữu Hải-Quân Vùng V Duyên-Hải gồm:

            - Hải-đội V Duyên-pḥng.

- Giang-Đoàn 43 Ngăn-chận.

            - Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám.

- Căn-cứ Hải-Quân.

- Tiền-Doanh Yểm-Trợ.

- Duyên-Đoàn 36 (tăng-phái) đóng tại cửa Định An.

- Duyên-Đoàn 41 đóng tại Poulo Obi.

- Đài Kiểm-Báo 401 đặt trên Ḥn Khoai (Poulo Obi).

- Các chiến-hạm biệt-phái.

Vùng hoạt-động: Vùng V Duyên-Hải trách-nhiệm miền duyên-hải các tỉnh Ba Xuyên, Bạc Liêu, An-Xuyên (Cà Mau), một phần duyên-hải của tỉnh Kiên-Giang (Rạch Giá) và các đảo Poulo Obi, Fas Obi, v.v...

            Ngoài ra, hai Giang-Đoàn 43 Ngăn-chận và 53 Tuần-Thám chịu trách-nhiệm sông Năm Căn (giới hạn từ cửa Bồ Đề đến cửa Bảy Hạp), sông Đồng Cùng và Chi-Khu Năm Căn.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-May.

 

Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải

            Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải[420] (Coastal Security Service - CSS) được thành-lập vào năm 1964, trực-thuộc Nha Kỹ-thuật. Về phương-diện hành-quân, SPVZH làm việc hàng ngang với Phái-Bộ Cố-Vấn Hải-Quân (Naval Advisort Detachment - NAD) thuộc MACSOG của Hoa-Kỳ. Hai cơ-quan này đều đặt trụ-sở tại toà nhà Bạch Tượng (White Elephant) Đà Nẵng đễ dễ bề hoạt-động phối-hợp hành-quân, và thường được gọi chung là NAD/CSS.

Đa-số nhân-viên SPVZH là quân-nhân Hải-Quân, đôi khi có một số rất nhỏ thuộc Bộ-Binh. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH là một Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân. Các vị Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH đều là những Sĩ-Quan thâm-niên, nhiều-kinh-nghiệm; sau này có tới bốn cựu Chỉ-Huy-Trưởng được thăng đến cấp Phó Đề-Đốc, đó là các vị Phó Đề-Đốc Diệp-Quang-Thủy, Nguyễn-Thành-Châu, Nguyễn-Hữu-Chí và Hồ-Văn Kỳ-Thoại. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH sau cùng là HQ Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân.

Ngoài một số cơ-cấu hành-chánh, SPVZH có hai đơn-vị trực-thuộc chính, đó là

- Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT) và

- Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH), đôi khi c̣n gọi tắt là Biệt-Hải.

 

Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT)

Lực-Lượng Hải-Tuần có nhiệm-vụ thi-hành những công-tác hành-quân đặc-biệt bằng đường biển trong vùng lănh-hải Bắc-Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên. Doanh trại LLHT nằm ngay dưới chân núi Khỉ (Monkey Mountai) thuộc bán đảo Sơn Chà, Đà Nẵng, cạnh các cơ-sở thuộc BTL/HQ/V1DH. Cầu tàu PTF và các công-xưởng sửa chữa cũng như bảo-tŕ của MST nằm gần Deep Water Pier, đối-diện với khu doanh trại qua con đường nhỏ.

LLHT được trang-bị các loại Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Patrol Craft Fast) c̣n gọi là "Swift" và Khinh-Tốc-Đĩnh (PTF - Patrol Torpedo Fast).

            "Swift" là loại Duyên-Tốc-Đĩnh mũi ngắn, sườn nhôm, dài chừng 50 bộ do hăng đóng tàu Seward Seacraft ở Burwick, Louisiana chế-tạo. Tàu trọng-tải 19 tấn, tầm nước 3.5 bộ, gắn 2 máy diesel và có vận-tốc tối-đa chừng 28 gút. Vũ-khí trang-bị gồm có một đại-liên 50 (12 ly7) gắn trên nóc pḥng lái; sân sau có một súng cối 81 ly trực-xạ trên gắn đại-liên 50. Thủy-Thủ-Đoàn gồm có 5 người.

Có ba loại PTF được dùng ở Việt-Nam: PTF cũ thời Đệ nhị Thế-chiến, PTF loại "Nasty" do Na Uy chế-tạo và PTF loại "Osprey" do Hoa-Kỳ đóng. Điểm đặc-biệt là tất cả các ống phóng ngư-lôi đều được tháo gỡ. Thủy-Thủ-Đoàn PTF gồm khoảng 20 người.

Hai PTF đầu-tiên được trang-bị cho LLHT là loại cũ từ thời Đệ nhị Thế-chiến (giống PT 109 của TT Kennedy), dùng máy Packard chạy bằng xăng máy bay nên c̣n được gọi là "tàu xăng". Vũ-khí trang-bị nguyên-thủy gồm ống phóng ngư-lôi, 2 đại-bác 40 ly một ở trước mũi và một ở sân sau, 2 đại-bác 20 ly, 2 đại-liên 50 bên hông. Khi sang Việt-Nam, khẩu đại-bác 40 trước mũi được cắt bỏ và thay bằng khẩu súng cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50. Hai PT này được đổi tên là PTF-1 và PTF-2, Hai vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của các PTF-1 và PTF-2 là Hải-Quân Đại-Úy Mai Mộng Liễn và Hải-Quân Đại-Úy Lưu-Chuyên (cùng khóa 8 SQHQ Nha Trang).

Sau đó, LLHT nhận thêm hai PTF tối-tân hơn thường được gọi là "Nasty" do Na Uy chế-tạo. Hai Nasty đầu-tiên do các HQ Đại-Úy Trần-Văn-Lâm và Trịnh-Kim-Thanh (cùng khóa 5 SQHQ Nha Trang) làm Hạm-Trưởng.

Khinh-Tốc-Đĩnh Nasty có vỏ bằng ván ép nhiều lớp đặc-biệt, trọng-tải 75 tấn, dài khoảng 80 bộ, rộng 24.7 bộ, tầm nước 3.7 bộ phía trước, 6.10 bộ chỗ chân vịt sau lái, có thể mang 18 tấn hay 6,100 gallons dầu cặn, tầm hoạt-động lên đến 1,000 hải-lư với tốc-độ tiết-kiệm. Máy tàu loại Napier & Deltic của Anh, 18 xy lanh, vận-tốc đường trường khoảng 35 gút, vận-tốc tác-chiến tối-đa có thể lên đến 50 gút khi tàu không mang nhiều-nhiên-liệu. Về vũ-khí, Nasty được trang-bị 1 súng cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50 trước mũi. Sau lái có khẩu đại-bác 40 ly, hai bên hông ngang đài chỉ-huy gắn đại-bác 20 ly.

Khoảng giữa năm 1968, để thay-thế cho một số chiến-đĩnh Nasty vào công-xưởng sửa chữa đại-kỳ hay bị hư hại trong lúc tác-chiến, LLHT nhận thêm một số chiến-đĩnh mới cũng thuộc loại PTF nhưng có tên là "Osprey" do Hoa-Kỳ chế-tạo. Loại Khinh-Tốc-Đĩnh này do hăng đóng tàu John Trumpy and Sons of Annapolis, Maryland sản xuất, tổng-cộng chỉ có 6 chiếc. Các chiến-đĩnh Osprey được đóng mô phỏng theo loại Nasty của Na Uy, nhưng vỏ bằng nhôm thay v́ bằng gỗ. Đặc-biệt, loại Osprey được trang-bị máy điều-ḥa không-khí nên rất tiện-nghi khi đi công-tác. Nghe nói sườn và phần sau lái tàu được nhập cảng "tiền chế" từ Na-Uy. Khinh-Tốc-Đĩnh Osprey tuy vỏ bằng nhôm nhưng cũng hơi nặng hơn loại Nasty nên vận-tốc kém hơn khỏang 5 gút và mức độ nhảy sóng cũng kém hơn. Vũ-khí trang-bị tương-tự như Nasty.

Thủy-Thủ-Đoàn của các PTF và Swift đều là những quân-nhân Hải-Quân VNCH t́nh-nguyện. Việc điều-tra an-ninh rất gay go với mức-độ "mật" hay "tối mật".

 

Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH)

Nhiệm-vụ của LLBH là thi-hành những công-tác đổ-bộ bằng để xâm-nhập, phá-hoại, khuấy rối v.v... tại Bắc Việt. Doanh trại LLBH nằm dọc theo băi biển Mỹ Khê. Các toán Biệt-Hải sống và huấn-luyện trong những trại riêng biệt, tương đối nhỏ chỉ đủ cho vài ba chục người.

Vào khoảng năm 1964, toán người nhái Hải-Quân Hoa-Kỳ đảm-trách việc huấn-luyện các toán Biệt-Hải, dưới quyền chỉ-huy của Đại-Úy Cathal L. Flynn. Các toán Biệt-Hải được huấn-luyện về kỹ-thuật chèo xuồng cao su, đổ-bộ, bơi ngầm dưới biển, sử-dụng chất nổ v.v...

            Vào tháng 3 năm 1964, Hải-Quân Đại-Úy Trịnh Ḥa Hiệp thuộc Liên-Đoàn Người Nhái HQVNCH được thuyên-chuyển ra làm Chỉ-Huy-Trưởng toán Biệt-Hải tại Mỹ Khê.

Công-tác Lực-Lượng Hải-Tuần, Trong suốt thời-gian hoạt-động, các PTF thuộc LLHT đă thực-hiện khoảng trên dưới 1,000 chuyến công-tác xâm-nhập hải phận Bắc-Việt với những thành-quả rất khả-quan trong khi thiệt-hải không đáng kể. Những chuyến công-tác này thường không kéo dài quá 24 tiếng đồng-hồ. Khoảng từ năm 1965 đến năm 1970 có nhiều-công-tác nhất. Đặc-biệt trong thời-gian phi-cơ Hoa-Kỳ oanh-tạc Bắc Việt, có những Thủy-Thủ-Đoàn đi 5, 6 chuyến công-tác mỗi tháng.

            Khi đi công-tác, Thủy-Thủ-Đoàn PTF cũng như nhân-viên Biệt-Hải không bận quân-phục, thường chỉ mặc quần áo bà ba đen. Đặc-biệt, SPVZH là đơn-vị duy nhất không có Cố-Vấn Hoa-Kỳ đi theo trong những chuyến công-tác xâm-nhập hải phận miền Bắc.

            Lực-Lượng Hải-Quân Bắc-Việt với những tiểu-đĩnh cũ kỹ và yếu kém hơn so với các PTF nên ít khi giám ra mặt nghênh cản. Trong suốt thời-gian hoạt-động từ năm 1964 cho đến 1972 chỉ có dăm, ba cuộc đụng độ giữa các chiến-đĩnh đôi bên. Các khẩu đại-bác pḥng-duyên của Bắc-Việt đặt trên những hải-đảo hay mỏm núi cao dọc duyên-hải cũng thường bắn ra dữ dội nhưng không gây thiệt-hải cho những PTF nhỏ lại có vận-tốc cao.

 

Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến

            Trong diễn-tiến vừa thành-lập vừa trưởng-thành trong khói lửa, lại vừa chiến-đấu chống Cộng-SảnViệt-Nam, Binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam cũng đă tiến-triển vượt bực về tổ-chức.[421]

Cấp-số của Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến cũng như của Sư-Đoàn Nhẩy Dù lớn hơn rất nhiều-khi so-sánh với cấp-số các Sư-Đoàn Bộ-Binh tiêu-chuẩn. Quân-số lư-thuyết Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ[422]  (tổng-cộng 14,072 người).

Theo một bài viết của Đại-Tá Phạm-Văn-Chung, khởi đi từ năm 1954, Binh-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến được chỉ-huy tuần-tự bởi nhiều-vị Chỉ-Huy-Trưởng và Tư-Lệnh. Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang là vị Tư-Lệnh đầu-tiên và cũng là vị chỉ-huy lâu nhất[423].

Chen kẽ giữa hai nhiệm-kỳ Tư-Lệnh của Trung-Tá Khang, Trung-Tá Nguyễn-Bá-Liên nắm quyền đó từ ngày 16-12-1963 dến tháng 2 năm 1964.[424] 

Thiếu-Tướng Bùi-Thế-Lân, vị Tư-Lệnh Sư-Đoàn cuối cùng, đă nắm vững trách-nhiệm tác-chiến từ năm 1972 đến năm 1975.

 

 

Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang, vị Tư-Lệnh TQLC chỉ-huy lâu nhất.

 

Giữa năm 1968 khi Thủy-Quân Lục-Chiến được nâng lên cấp Sư-Đoàn, 2 Bộ Chỉ-Huy Chiến-Đoàn trở thành 2 Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn 147 và 258. Các đơn-vị yểm-trợ tăng thành cấp Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ Thủy-Bộ, Tiểu-Đoàn Truyền-Tin, Tiểu-Đoàn Vận-Tải, Tiểu-Đoàn Công-Binh, Tiểu-Đoàn Quân-Y v.v... Đại-đội Huấn-luyện trở thành Trung-Tâm Huấn-luyện Sư-Đoàn, khả-năng cung-cấp hàng ngàn tân-binh cho các Tiểu-Đoàn tác-chiến sau khi được huấn-luyện thuần-thục căn-bản bộ-binh tác-chiến và hành-quân đặc-biệt Không, Thủy, Bộ.

Năm 1969, Tiểu-Đoàn 8 Ó Biển, Tiểu-Đoàn 9 Mănh Hổ, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh ra đời, Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn 369, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh thành-lập năm 1970. Bệnh viện Lê-Hữu-Sanh thuộc Tiểu-Đoàn Quân-Y, một bệnh viện 250 giường được thành-lập, trang-bị đầy đủ để đáp-ứng nhu-cầu binh lính Thủy-Quân Lục-Chiến cùng gia-đ́nh.

Năm 1974, Lữ-Đoàn 468 gồm các Tiểu-Đoàn 14 Tiểu-Đoàn 16, Tiểu-Đoàn 18 và 1 Pháo Đội 105 ly được ra đời để chuẩn-bị lần cho việc tổ-chức Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến thứ hai.[425]

Các cấp chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến thường xuất-thân từ hai trường Sĩ-Quan, Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt hoặc Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức, nhưng đến 80% đều tốt-nghiệp các khóa Căn-Bản, Trung-Cấp hoặc Chỉ-huy Tham-Mưu Cao-Cấp Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ.

Quân-số lư-thuyết Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ[426] 387 (tổng-cộng 14,072 người)

Sư-Đoàn TQLC có 1 Tiểu-Đoàn Tổng-hành-dinh, 9 Tiểu-Đoàn tác-chiến thủy-bộ và 3 Tiểu-Đoàn Pháo-binh. Toàn-bộ Sư-Đoàn đă tham-dự các cuộc hành-quân qui mô lớn do Quân-Đoàn 1 chỉ-huy như:

- Cuộc hành-quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào 1971.

- Cuộc hành-quân Lam Sơn 72 tái chiếm thị xă Quảng Trị 1972.

Mỗi Tiểu-Đoàn tác-chiến của TQLC, theo lư-thuyết gồm có tổng-cộng 937 người, chia ra như sau:

- Sĩ-Quan: 36

- Hạ-Sĩ-Quan: 112

- Binh-sĩ: 789[427]

Danh-hiệu các Tiểu-Đoàn như sau:

Tiểu-Đoàn 1 Quái Điểu

Tiểu-Đoàn 2 Sói Biển

Tiểu-Đoàn 3 Trâu Điên

Tiểu-Đoàn 4 Ḱnh Ngư

Tiểu-Đoàn 5 Hắc Long

Tiểu-Đoàn 6 Thần Ưng

Tiểu-Đoàn 7 Hùm Xám

Tiểu-Đoàn 8 Ó Biển

Tiểu-Đoàn 9 Mănh Hổ

            Để yểm-trợ hỏa-lực cận-chiến, Pháo-binh TQLC được trang-bị các đại-bác 105 ly. Những Tiểu-Đoàn Pháo-binh mang tên như sau:

Tiểu-Đoàn 1 Lôi Hỏa

Tiểu-Đoàn 2 Thần Tiễn

Tiểu-Đoàn 3 Nỏ Thần

Tập Hải-Sử này đặc-biệt ghi lại danh-sách các Lữ-Đoàn-Trưởng và Tiểu-Đoàn-Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến trong trận đánh lừng-danh tái chiếm Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972[428] như sau:

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 147 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Năng-Bảo, Sĩ-Quan Nam-Định

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 258 TQLC: Đại-Tá Ngô-Văn-Định, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 369 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Thế-Lương, Sĩ-Quan Thủ-Đức

            Các Tiểu-Đoàn từ 1 đến 9:

- Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 1 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Đăng-Ḥa, Sĩ-Quan Nha-Trang (cựu Thiếu-Sinh-Quân)

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 TQLC: Thiếu-Tá Trần-Văn-Hợp, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Cảnh, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 4 TQLC: Trung-Tá Trần-Xuân-Quang, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 5 TQLC: Trung-Tá Hồ-Quang-Lịch, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 6 TQLC: Trung-Tá Đỗ-Hữu-Tùng, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 7 TQLC: Thiếu-Tá Nguyễn-Văn-Kim, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 8 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Phán, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 9 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Kim-Để, Sĩ-Quan Đà-Lạt

            Các Tiểu-Đoàn Pháo Binh

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đoàn-Trọng-Cảo - Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đặng-Bá-Đạt - Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Trần-Thiện-Hiệu - Sĩ-Quan Thủ-Đức

 

Vào năm 1974, dự-án tổ-chức Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến thứ hai bắt đầu. Sư-Đoàn này đă có một số đơn-vị trực-thuộc nhưng chưa kịp chính-thức ra đời th́ xảy ra biến-cố ngày 30-4-75.[429]

            Đế đầu năm 1975, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH đă chấp-thuận cho Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam được thành-lập một Đơn-vị Cơ-Giới. Đó là Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ Thủy-Bộ. Trang-bị gồm có phần lớn là các Thủy-xa LVTP 5 của TQLC Hoa-Kỳ sử-dụng trước đây. [430]

Quân-số của TQLC lên tới trên trên 16,000.

 

 

Thủy-Xa TQLC và Kiến-trúc căn-bản.

 

Một vài h́nh-ảnh Thủy-Xa Đổ-bộ (Trích tài-liệu từ một trang lưới điện-toán của TQLCVN

 

 

 

Chương 9

 

Những cái nh́n Sử-quan

 

(Soạn-giả tha-thiết kính mời Quư-vị và Quư Bạn Hợp-biên hay Đóng góp thêm Ư-kiến)

 

Tuy cuốn sách nhỏ này xin chấm dứt tại đây, nhưng trong ḷng người viết và bạn bè của tác-già vẫn c̣n muốn kéo dài niềm kỳ-vọng: Hải-Quân VNCH tuy mất mà vẫn như c̣n. Lịch sử rất công bằng, chỉ cần một yếu-tố thời-giam

 

Có nhiều-lư-do:

- Hải-Quân VNCH thực-sự là một Hải-Quân chính-thống. Quân-chủng gồm những người Việt-Nam thuần-túy quốc-gia, ḷng tin vào chính-ngh́a Tư-do dân-tộc. Cho dù đă phài dă-từ cuộc sống Sông Biển, nhưng không mấy người áo trắng khuất-phục quân thù. Hầu hết đă “bỏ phiếu bằng cách lái thuyền ra biển”

- Đối đầu với quân xâm-lăng Hà-Nội. CS Chỉ-đạo bởi Cộng-Sản Quốc-tế, soi đường bằng Ánh sáng Mác-Lê,

- Một Tổ-chức gồm người học-thức, chuyên-nghiệp cao, tin-tưởng ở truyền-thống dân-tộc CS tin-tưởng ỏ giai-cấp đấu-tranh

- Một Tổ-chức khá hoàn-bị, phân-nhiêm rơ-rệt giữa Hành-chánh và Đặc-nhiệm, giữa Tiếp-Vận và Chiến-đấu.

- Giang-Lực lớn nhất trong lịch-sử thủy-chiến của Nhân-loại. Phát-minh và sử-dụng nhiều-kiểu mẫu chiến-đĩnh khác nhau

- Một phối-hợp nhịp-nhàng giữa những chiến-cụ tối-tân như Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám (Radar Picket Destroyer) và phương-tiện tối-cổ như Hải-Thuyền sử-dụng Buồm và Cây Xiếm có từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Ḥa -B́nh (4,000 năm trước).

- Hải-Quân tiên-phong trong việc sáng-chế và sử-dụng nhiều-chiến-thuyền ferro-ciment.

- Một Hải-Quân bị bó tay trong thế thủ nhưng đă từng thực-hiện thế công vào hậu-tuyến địch. Hải-tuần là Đơn-vị đánh xa tận Hải-pḥng, nơi sào-huyệt của Quân-Đội Cộng-SảnBắc-Việt. Từ chỗ này, chúng xuất-phát các tàu thuyền xâm-nhập VNCH.

- H́nh-thành TQLC, một binh-chủng Hải-Quân tác-chiến trên bộ. Quân-Đội Cộng-Sản Bắc-Việt chỉ thực-sự có binh-chủng này sau 1975.

- Một Tổ-chức Kỷ-luật, đứng vững cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

 

 

Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều-về Hải-Quân mà có thể chính Cựu Hải-Quân chúng ta cũng chưa biết  

Theo ư-kiến của Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng.[431]392

            Hải-Quân của chúng ta trong giai đoạn chót có một quân-số trên 40.000. Một quân-số rất đáng kể trong tất cả các Hải-Quân lớn trên thế-giới. Hải-Quân Pháp, một quốc-gia có bờ biển rất dài, có những quyền-lợi ở trên nhiều lục-địa và hải-đảo, mà cũng chỉ có 60.000 người.

Chúng ta có những hoạt-động ngoài biển như tuần-dương, tuần-duyên, hải-tuần và đặc-biệt các hoạt-động trong sông mà không một Hải-Quân nào có. Tôi chắc là chỉ một số ít quân-nhân Hải-Quân biết được hết mọi khía cạnh của Hải-Quân. Cuốn Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều-về Hải-Quân mà chúng ta chưa biết. Con cháu chúng ta cũng sẽ có tài liệu để t́m hiểu cha ông chúng làm ǵ trong một chiều-dài cuộc chiến hơn 20 năm, những thử thách, cố-gắng, mệt nhọc, hy-sinh của chúng ta; các gương anh dũng tuyệt vời của một số chiến-hữu chúng ta. Tài liệu cũng phản lại các luận-điệu xuyên-tạc đầy dẫy trong các thư-viện đại-học-đường về cuộc chiến của chúng ta. Những người ngoại-quốc khi đọc và suy nghĩ sẽ có cái nh́n công-bằng về cuộc chiến hơn.


 

Chương 9

 

Những cái nh́n Sử-quan

 

(Soạn-giả tha-thiết kính mời Quư-vị và Quư Bạn Hợp-biên hay Đóng góp thêm Ư-kiến)

 

Hải-Quân VNCH tuy mất mà vẫn như c̣n.

Có nhiều-lư-do:

 

Hải-Quân VNCH, một Hải-Quân chính-thống. Đối đầu với quân xâm-lăng CS Chỉ-đạo bởi Cộng-Sản Quốc-tế, soi đường bằng Ánh sáng Mác-Lê,

Một Tổ-chức gồm người học-thức, chuyên-nghiệp cao, tin-tưởng ở truyền-thống dân-tộc CS tin-tưởng ỏ giai-cấp đấu-tranh

Một Tổ-chức khá hoàn-bị, phân-nhiêm rơ-rệt giữa Hành-chánh và Đặc-nhiệm, giữa Tiếp-Vận và Chiến-đấu.

Giang-Lực lớn nhất trong lịch-sử thủy-chiến của Nhân-loại. Phát-minh và sử-dụng nhiều-kiểu mẫu chiến-đĩnh khác nhau

Một phối-hợp nhịp-nhàng giữa những chiến-cụ tối-tân như Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám (Radar Picket Destroyer) và phương-tiện tối-cổ như Hải-Thuyền sử-dụng Buồm và Cây Xiếm có từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Ḥa -B́nh (4,000 năm trước).

Hải-Quân tiên-phong trong việc sáng-chế và sử-dụng nhiều-chiến-thuyền ferro-ciment.

Một Hải-Quân bị bó tay trong thế thủ nhưng đă từng thực-hiện thế công vào hậu-tuyến địch. Hải-tuần là Đơn-vị đánh xa tận Hải-pḥng, nơi sào-huyệt của Quân-Đội Cộng-SảnBắc-Việt. Từ chỗ này, chúng xuất-phát các tàu thuyền xâm-nhập VNCH.

H́nh-thành TQLC, một binh-chủng Hải-Quân tác-chiến trên bộ. Quân-Đội Cộng-Sản Bắc-Việt chỉ thực-sự có binh-chủng này sau 1975.

Một Tổ-chức Kỷ-luật, đứng vững cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

 

 

Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều-về Hải-Quân mà (chính Cựu Hải-Quân) chúng ta chưa biết

Ư-kiến của Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng.[432]392

 

            Hải-Quân của chúng ta trong giai đoạn chót có một quân-số trên 40.000. Một quân-số rất đáng kể trong tất cả các Hải-Quân lớn trên thế-giới. Hải-Quân Pháp, một quốc-gia có bờ biển rất dài, có những quyền-lợi ở trên nhiều lục-địa và hải-đảo, mà cũng chỉ có 60.000 người.

Chúng ta có những hoạt-động ngoài biển như tuần-dương, tuần-duyên, hải-tuần và đặc-biệt các hoạt-động trong sông mà không một Hải-Quân nào có. Tôi chắc là chỉ một số ít quân-nhân Hải-Quân biết được hết mọi khía cạnh của Hải-Quân. Cuốn Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều-về Hải-Quân mà chúng ta chưa biết. Con cháu chúng ta cũng sẽ có tài liệu để t́m hiểu cha ông chúng làm ǵ trong một chiều-dài cuộc chiến hơn 20 năm, những thử thách, cố-gắng, mệt nhọc, hy-sinh của chúng ta; các gương anh dũng tuyệt vời của một số chiến-hữu chúng ta. Tài liệu cũng phản lại các luận-điệu xuyên-tạc đầy dẫy trong các thư-viện đại-học-đường về cuộc chiến của chúng ta. Những người ngoại-quốc khi đọc và suy nghĩ sẽ có cái nh́n công-bằng về cuộc chiến hơn.

 

người ta đă từng đưa ra khẩu hiệu:''Bát cơm, quả cà cộng với tinh thần cộng sản chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xă hộí'!).

 

Nhưng tôi tin rằng lịch sử rồi sẽ rất công bằng:

 

 

 Độc giả cũng nên biết cho rằng bộ sử này là bộ Sử lược cốt ghi chép những chuyện trọng yếu để tạm giúp cho những người hiếu học có sẵn quyển sách mà xem cho tiện. C̣n như việc làm thành ra bộ sử thật là đích đáng, kê cứu và phê b́nh rất tường tận, th́ xin để dành cho những bậc tài danh sau này sẽ ra công mà giúp cho nước ta về việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hăy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hăy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôị Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được th́ tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậỵ

 

Trần Trọng Kim

 

 


 

Tài-liệu Tham-khảo

 

Tài-liệu chánh-yếu

 

Anh Thy. Hoa Biển, Sài-G̣n, 1968

 

Ban Hải-Sử, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Ḥa. Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30

 

Bản Thông-tin Ṭa Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ, Press and Information Office, Vol. 5, No.13, August 14, 1959

 

Barrow, John. A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793. London, 1906.

 

Bartholomew, C. A. [Mud, Muscle, and Miracles: Marine Salvage in the United States Navy]. Washington: Naval Historical Center/Naval Sea Systems Command, 1990.

 

BDM Corporation. [A Study of Strategic Lessons Learned in Vietnam]. Vol. 6, [Conduct of the War]. Washington: BDM, 1981.

 

Bergsma, Herbert L. Chaplains with Marines in Vietnam, 1962 - 1971. Washington: History and Museums Div., Headquarters, U.S. Marine Corps, 1985.

 

Bộ TTM/QLVNCH, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.

 

Bộ Tư-lệnh Hải-Quân, Lịch-sử Hải-Quân Nhân-dân Việt-Nam, Hà Nội, 1980.

 

Bộ Tư-lệnh Hải-Quân VNCH, Pḥng 3

 

Bộ Tư-lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt Sóng, Số Đặc-biệt Phát-hành Ngày Hải-Quân 1974.

 

Bond, Ray, ed. The Vietnam War: The Illustrated History of the Conflict in Southeast Asia. New York: Crown Publishers, 1979.

 

Bosiljevac, T. L. [SEALS: UDT/SEAL Operations in Vietnam]. Boulder, CO: Paladin Press, 1990.

 

Bowman, John S., ed. [The Vietnam War, An Almanac]. New York: World Almanac Publishing, 1985.

 

Brush, Peter. The Vietnamese Marine Corps. Trong cuốn sách Vietnam Generation, 1996, các trang 73-77.

 

Bùi-Hữu-Thư, "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều-bài viết khác.. Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Bùi-Tiến-Hoàn, "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều-bài viết khác.. Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Bùi Tiến Rũng. Shipyards in Viet Nam. The Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, Republic of Vietnam, Saigon, 1970.

 

Cao Thế Dung, "Măy Nét Sơ khảo về Hải-Quân Việt-Nam". Báo Bạch-Đằng, Xuân Nhâm-Tuất, 1982, Virginia, USA, trang 12-16.

 

Cao Văn Vien. The Final Collapse. Washington, D.C. 20402, USA, 1983.

 

Casey, Michael, Clark Dougan, Samuel Lipsman, Jack Sweetman, and Stephen Weiss. Flags into Battle. The Vietnam Experience. Boston: Boston Publishing Co., 1987.

 

Chemillier-Gendreau, Monique. La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys Paris, Editions L'Harmattan. 1996.

 

Chief of Information. [The Navy in Vietnam]. Washington: GPO, 1968.

 

Clark, Paul W. [Riverine Operations in the Delta]. CHECO Report 67, U.S. Air Force, 1968.

 

Cổ-Tấn Tinh-Châu. Cựu Đại-Tá TQLC. Tài-liệu và H́nh-ảnh. Không xuất-bản.

 

Coletta, Paolo E. United States Navy and Marine Corps Bases, Overseas. Westport, CT: Greenwood Press, 1985.

 

Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984.

 

Croizat, Victor. Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species. In ỤU. S. Naval Proceedings, February, 1973:48-58.

 

Croizat, Victor. Vietnam River Warfare 1945-1975. Blandford; 1986; ISBN 0-7137-1830-7

 

Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988.

 

Dougan, Clark; Fulghum David, and the Editors of Boston Piblishing Companỵ The Vietnam Experience - The Fall of the South, The Communist Offensive of 1975. Boston Publishing Company, Boston, MẠ 1985

 

Doyle, Edward and Samuel Lipsman. [America Takes Over, 1965- 1967]. The Vietnam Experience. Boston: Boston Publishing Co., 1982.

 

Đại-Dương. "Mộng Viễn Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ Nhất Nam-Dương. 2000.

 

Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa

 

Đặng-Cao-Thăng. Soạn-thảo Hải-Sử và nhiều-bài viết khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Đặng-Cao-Thăng. "Những Năm tại trường Hải-Quân Pháp" trong Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 313-325.

 

Đặng-Văn-Học. Tiểu-Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến, Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

 

Điệp Mỹ Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Texas, 1990.

 

Đệ Nhị Thiên-Xứng, Đặc-san Cựu SQHQ khóa 19, San José Xuân Mậu Dần 1998.

 

Đinh-Minh-Hùng. Các bài Sử-Liệu: Hoạt-động Giang-lực sau 1965 và các bài khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Đoàn Thêm. 1945-1964. Việc Từng Ngày. In tại Hoa-Kỳ. Thập-niên 1980

 

Đoàn Thêm. Tháng Ngày Chưa Quên. In tại Hoa-Kỳ. Xuân Thu. Los Alamitos, Californiạ 1989.

 

Đỗ Kiểm and Julie Kane. Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War. Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1998.

 

Đỗ Thúc Vịnh. Những Ngưỡi Đang Tới. Xuất-bản lần thứ nhất, Tủ Sách Người Dân, Sài-G̣n, 1964. Xuất-bản lần thứ hai, Nhà Xuất-Bản Đỗ Đỗ, Hoa-Kỳ, 1990.

 

Edelman, Bernard, ed. [Dear America: Letters Home From Vietnam]. New York: Pocket Books, 1985.

 

Estival, Bernard. L'Enseigne dans le Delta. Versailles: Les 7 Vents, 1989.

 

Fall, Bernard. Two Viet-Nams,

 

Forbes, John and Robert Williams. [The Illustrated History of the Vietnam War]. Vol. 8, [Riverine War]. New York: Bantam Books, 1987.

 

Francillon, René J. Tonkin Gulf Yacht Club: US Carrier Operations Off Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1988.

 

Friedman, Norman. [U.S. Small Combatants: Including PT-Boats, Subchasers, and the

Brown-Water Navy: An Illustrated Design History]. Annapolis: Naval Institute Press, 1987.

 

Fulton, William B. [Riverine Operations 1966-1969], a Vietnam Studies Monograph. Washington: Department of the Army/GPO, 1973.

 

Gregory, Barry. [Vietnam Coastal and Riverine Forces Handbook]. Northamptonshire, UK: 1988.

 

Hagan, Kenneth J. This People's Navy: The Making of American Sea Power. New York: The Free Press, 1991.

 

Hanks, Dorrell T. [Riverine Operations in the Delta: May 1968-June 1969]. CHECO Report 121, U.S. Air Force, 1969.

 

Helm, Glenn E. Surprised at Tet: U.S. Naval Forces in Vietnam, 1968. Trong Pull Together, the Newsletter of the Naval Historical Foundation and the Naval Historical Center, Vol.36, No.1 (Spring/Summer 1997)

 

Hồ Chí Minh, Di-chúc, Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969.

 

Hooper, Edwin B. Mobility, Support, Endurance: A Story of Naval Operational Logistics in the Vietnam War, 1965 - 1968. Washington: Naval History Division, 1972.

 

_______. Hooper, Edwin B. United States Naval Power in a Changing World. New York: Praeger, 1988.

 

Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976.

 

Hubbell, John G. POW: A Definitive History of the American Prisoner of War Experience in Vietnam, 1964 - 1973. New York: Readers Digest Press, 1976.

 

James F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War. St. Martin's Press, New York, 1999.

 

Jane's Fighting Ships, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976... (Jane Flighting Ships là cuốn Kỷ Yếu của tất cả các Hải-Quân trên thế-giới được xuất-bản hàng năm bởi Jane's Yearbooks, Paulton House, Shepherdess Walk, London, N1 England.)

 

Johnson, Raymond W. [Postmark: Mekong Delta]. Westwood, N.J.: Fleming H. Revell Co., 1968.

 

Kobee, E.F., S. Erickson, L. Lange, L. Sockard, and B. Vajakos. [Small Craft Counterinsurgency Blockade]. White Oak, MD: Naval Ordnance Laboratory, 1972.

 

Koburger, Charles W. Jr.. The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54, Praeger, New York, 1991

Kreh, William R. Citizen Sailors: The U.S. Naval Reserve in War and Peace. New York: David McKay, 1969.

 

Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997.

 

Lawson, Robert L., ed. The History of US Naval Air Power. New York: The Military Press, 1985.

 

Lâm-Nguơn-Tánh "Trường Cao-đẳng Hải-chiến Hải-Quân Hoa-kỳ" trong Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 299-311.

 

Lê-Bá-Thông sưu-tầm. Phần biên khảo về Tổ-chức Hải-Quân sau 1972 căn-cứ vào tài-liệu của Bộ Tư-lệnh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa thuyết-tŕnh cho các Sĩ-Quan Tùy-viên Quân-Sự trước khi đáo-nhậm nhiệm-sở tại các ṭa Đại sứ Việt-Nam Cộng-Ḥa tại ngoại-quốc là một bài nói về Tổ-chức và Hoạt-động của Hải-Quân Việt-Nam (HQ Trung-Tá Lê-Bá-Thông sưu-tầm.)

 

Lê Quán. Lịch-sử Người Nhái.Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa. Trong Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, thực-hiện bởi Ban Hải-Sử, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Ḥa. Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 32-35.

 

Levinson, Jeffrey L. Alpha Strike Vietnam: The Navy's Air War, 1964 to 1973. Novato, CA: Presidio Press, 1989.

 

Lịch-sử Xí Nghiệp Liên Hợp Ba Son (1863-1998). Nhà Xuất Bản Quân đội Nhân Dân, Ha Nội, 1998.

 

Marolda, Edward J. [By Sea, Air, and Land: An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia]. Washington: Naval Historical Center, 1992.

 

Marolda, Edward J. The Illustrated History of the Vietnam War. Vol. 4, Carrier Operations. New York: Bantam Books 1987.

 

Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 2, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986.

 

Marolda, Edward J., and G. Wesley Pryce III. A Short History of the United States Navy and the Southeast Asian Conflict, 1950 - 1975. Washington: Naval Historical Center, 1984.

 

McClintock, Robert. River War in Indochina, U.S. Naval Institute Proceedings, December, 1954.

 

McNamara, Robert S.with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam. Times Books. Random House, U.S.A. 1995.

 

Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991.

 

Mersky, Peter, and Norman Polmar. The Naval Air War in Vietnam: 1965-1975. Annapolis: Nautical and Aviation Publishing Co. of America, 1981.

 

Mesko, Jim. [Riverine: A Pictorial History of the Brown Water War in Vietnam]. Carrollton, TX: Squadron/Signal, 1985.

 

Miller, Robert Hopkins. The United States and Vietnam: 1787 - 1941. Washington: National Defense University Press, 1990.

 

Moeser, Robert D. [U.S. Navy: Vietnam]. Annapolis: Naval Institute Press, 1969.

 

Moore, Withers M. Navy Chaplains in Vietnam, 1954 - 1964. Washington: Chief of Chaplains, Department of the Navy, 1968.

 

Moore, Withers M., Herbert L. Bergsma, Timothy J. Demy. Chaplains with U.S. Naval Units in Vietnam, 1954 - 1975. Washington: History Branch, Office of the Chief of Chaplains, 1985.

 

Morrocco, John. Rain of Fire: Air War, 1969 - 1973. The Vietnam Experience. Boston: Boston Publishing Co., 1985.

 

________. Thunder From Above: Air War, 1941 - 1968. The Vietnam Experience. Boston: Boston Publishing Co., 1984.

 

Myer, Charles R. [Division-Level Communications, 1962-1973], a Vietnam Studies Monograph. Washington: Department of the Army/GPO, 1982. [Riverine Warfare, the U.S Navy's Operations on Inland Waterways]. Washington: GPO, 1968

 

Naval Division, TRIM, Study, "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955.

 

Naval Section, TRIM, Monthly Report. No. 4 of 1 June. 1955.

 

Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối Cùng của Đệ Nhất Cộng-Ḥa Viet-Nam. NHà Xuất-Bản Holly Graphics. Virginia 1999.

 

Ngô-Quang-Trưởng. Tại sao tôi bỏ Quân-Đoàn I. Báo Đoàn-Kết năm 1999,

 

Nguyễn-Cao-Kỳ. How we lost the Vietnam War. Stein And Day Paperback Edition. New York 1984

 

Nguyễn-Hữu-Chí tức Hữu-Phương. Neo Tuổi Vàng. Sài-G̣n, 1967.

 

Nguyễn-Khắc-Ngữ. Những Ngày Cuối Cùng Của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Nhóm Nghiên-Cúu Sử Địa. Canada. 1979.

 

Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Sự Đào-luyện Sĩ-Quan Đoàn-Viên. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Hồi-kư lănh tàu. Trong Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 327-342.

 

Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Vấn-đề Hải-phận. Trong Lướt Sóng số đặc-biệt, BTL/HQ, Sài-G̣n, phát-hành ngày Hải-Quân 1974.-Trang 12-23.

 

Nguyễn-Nhă. Một Thiên-tài Quân-sự. Trong Một Nhóm Học-giả. Vài Sử-Liệu về Bắc-B́nh-Vương Nguyễn-Huệ. Đại-Nam Xuất-bản. Californiạ 1992.

 

Nguyễn-Tấn-Đơn Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Nguyễn-Tấn-Đơn. Tài-liệu VNCH & Hải-Quân. Sydney, 2002.

 

Nguyễn-Văn-Hiền. Hạ-tầng Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên. Tài-liệu riêng, không xuất-bản.

 

Nguyễn-Văn-Hoa. Hồi-Ức Khóa 7 Sĩ-Quan Hải-Quân. Tài-liệu riêng, không xuất-bản.

 

Nguyễn-Văn-Lịch. Bài Tiếp-Vận Hải-Quân Việt-Nam. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Nguyễn-Văn-Ơn. Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám (Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.5). Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn-Mạnh-Hùng. Quân Thủy Trong Lịch-Sử Chống Ngoại-Xâm, Nhà Xuất Bản Quân-đội Nhân Dân, Hà Nội, 1983.

 

Tran Xuan Dung, ed., History of the Vietnamese Marine Corps, Army of the Republic of Vietnam/Chien su Thuy quan luc chien, Quan luc Viet nam cong hoa. n.p., 1997. 516 pp. Bilingual volume, with Vietnamese and English text on facing pages.

 

Nhà Xuất-Bản Quân-Đội Nhân-Dân, Lịch-sử Hải-Quân Nhân-Dân Việt-Nam, Hà Nội, 1985.

 

Nhà Xuất-Bản Quân-Đội Nhân-Dân. Lịch-sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến-tranh chống Pháp, chống Mỹ (1945-1975) (History of Vietnamese Operational Art during the 30 year war against France, against America, 1945-1975), vol. 2, Trong kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) (During the resistance war against America, 1955-1975). Hanoi. 1994.

 

Nichols, John B., and Barrett Tillman. On Yankee Station: The Naval Air War Over Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1987.

 

Ortoli, P. La Marine Française en Indochine. La Revue Maritime, Decembre 1952.

 

Phạm Kim Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Ḥa, Những Trận Đánh Cuối Cùng. Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988.

 

Phạm Phong Dinh. Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa Trong Cơn Băo Lửa, Tủ Sách Vinh Danh. Canada. 1998.

 

Phạm-Văn-Chung. Binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam. Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

 

Phạm-Văn-Chung. Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng-Trị. Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

 

Phạm-Văn-Sơn Chủ-biên.Lê-Văn-Dương soạn-thảo. Nguyễn-Ngọc-Hạnh h́nh-ảnh. Cuộc Tổng-Công-Kích Tổng-Khởi-Nghiă của Việt-Cộng, Mậu-Thân 1968, Bộ Tổng-Tham-Mưu, Trung-tâm Ấn-Loát Ấn-phẩm, Sài-G̣n, 1968.

 

Phạm-Văn-Sơn. Việt-Sử Toàn-thư, Sài-G̣n, 1960.

 

Phan-Lạc-Tiếp. Một Ngày Với Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Phan-Lạc-Tiếp. Giang-Đoàn Hộ-tống và nhiều-bài viết khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Pissardy, Jean-Pierre; Flottilles Fluviales et Dinassaut. Militaria Magazine No.17; Feb. 1987; Histoire et Collections, Paris.

 

Reuters, News From Hà Nội September 24, 1998: Đảng CS chỉ-huy quân-đội,

 

Rielly, Robin L. Mighty Midget At War: The Saga of the Lcs(L), Ships from Iwo Jima to Vietnam. PSI Research / The Oasis Press, May 2000.

 

Ross, David. An Aerial reconnaissance photo. Taken October 1972

 

Rozier, William B. [To Battle a Dragon]. New York: Vantage Press, 1971

 

Ryan, Paul B. First Line of Defense: The U.S. Navy Since 1945. Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1981.

 

Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.

 

Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael, CA: Presidio Press, 1978.

 

Stanton, Shelby L. [Green Berets at War: U.S. Army Special Forces in Southeast Asia, 1956-1975]. Novato, CA: Presidio, 1985.

 

Stephan, Charles R. Trawler!

 

Summers, Harry G., Jr. Vietnam War Almanac. New York: Facts on File Publications, 1985.

 

T. Walter Wallbank, Man's Story, World History in Its Geographic Setting, Scott, Foresman &Co, USA, 1961

 

T. Walter Wallbank, Alastair M. Taylor; Civilization, Past and Present, Third Edition; Nels M. Bailkey; Illinois, 1967.

 

Tạ Chí Đại Trường. Lịch-sử Nội Chiến Ở Việt-Nam từ 1771 đến 1802, Văn-Sử Học, Sài-G̣n, 1973.

 

Tensor Industries, Inc. Operation End Sweep: A History of Minesweeping Operations in North Vietnam, 8 May 1972 - 28 July 1973. Edited by Edward J. Marolda. Washington: Naval Historical Center, 1993.

 

Thái-Văn-A. Hạm-Đội Hải-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa - Hải-Chiến Hoàng-Sa. Bảo Biển Đệ Nhị Hải-Sư. Melbourne, Australia. 1990.

 

Tidman, Keith R. [The Operations Evaluation Group: A History of Naval Operations Analysis]. Annapolis: Naval Institute Press, 1984.

 

Tôn Thất Soạn. Cuộc hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67. Trong cuốn sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến. 1997.

 

Trần Đỗ Cẩm. Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải và nhiều-bài viết khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Trần-Ngọc-Nhuận. Đời Quân-Ngũ, Kư Ức Niên Dư Trần-Ngọc-Nhuận. Xuân Thu, California, 1992.

 

Trần-Nguơn-Phiêu. Quân-Y Hải-Quân Việt-Nam. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Trần-Trọng-Kim. Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1 & 2. Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-G̣n 1971.

 

Trần Trung Nghĩa (TTK Tổng-Hội HQHH/VNCH). Gặp Gỡ Niên-trưởng Nguyễn-Văn-Kinh ngày 28/7/98. Tài-liệu Tổng-Hội.

 

Tregaskis, Richard. Southeast Asia: Building the Bases: The History of Construction in Southeast Asia. Washington: Naval Facilities Engineering Command, 1975.

 

Tuley, G. H. and James Webb. The Easter Offensive: Vietnam, 1972 (Blue Jacket Books). Paperback - United States Naval Institute. October 1995.

 

Tulich, Eugene N. The United States Coast Guard in South East Asia During the Vietnam Conflict. Washington: Public Affairs Division, U.S. Coast Guard, 1975.

 

Uhlig, Frank Jr., ed. Vietnam: The Naval Story. Annapolis: Naval Institute Press, 1986.

 

U.S. Commander in Chief, Pacific and Commander U.S. Military Assistance Command, Vietnam. Report on the War in Vietnam as of 30 June 1968. Washington: GPO, 1969.

 

U.S. Department of Defense. United States Vietnam Relations, 1945 - 1967. 12 vols. Washington: GPO, 1971.

 

U.S. Naval History Division. Dictionary of American Naval Fighting Ships. 8 vols. Washington: Naval History Division, 1959.

 

U.S. Naval History Division. [Riverine Warfare, The U.S. Navy's Operations on Inland

Waterways]. Washington: GPO, 1968.

 

U.S. Naval History Division. [Riverine Warfare: Vietnam]. Washington: GPO, 1972.

 

Văn-Tân. Vai tṛ của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

 

Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam, Washington, D.C., 3-1970

 

Vơ-Văn-Bảy. Đời Thủy-Thủ.Vơ-Văn-Bảy xuất-bản 1968 tại Sài-G̣n

 

Vũ-Quốc-Công. Cơ-Xưởng-Hạm Vĩnh-Long, Những Ngày Cuối Trên Biểng Đông và nhiều-bài viết khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

 

Vương Hồng Anh tổng hợp tài-liệu: Hải-pháo Việt-Mỹ và các trận hỏa công ở Vùng 1 Duyên-Hải, Việt Báo Kinh Tế, California, 2/9/99.

 

Westmoreland, William C. A Soldier Reports, Dell Publishing Co.. Inc. New York, 1976.

 

Wilcox, Robert K. Scream of Eagles: The Creation of Top Gun and the Vietnam War. Annapolis: Naval Institute Press, 1990.

 

Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era 1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1977.

 

Wirtz, James, The Tet Offensive: Intelligence Failure in War, Ithaca, 1992.

 

Young, Darryl. [The Element of Surprise: Navy SEALs in Vietnam]. New York: Ivy Books, 1990.

 

Zumwalt, Elmo R., Jr. On Watch: A Memoir. New York: Quadrangle Press/The New York Times Book Co., 1976.

 

Zumwalt, Elmo R., Jr., Elmo Zumwalt III, and John Pekkanen. My Father, My Son. New York: Macmillan Publishing Co., 1986.

 

 

 

Tài-liệu phụ vè các bài viết trên Báo-Chí và Sách Vở

 

Abel, Christopher A. "Forgotten Lessons of Riverine Warfare." U.S. Naval Institute [Proceedings] 108 (January 1982): 64ff.

 

Ashworth, George W. "South Vietnamese Navy Wins Its Spurs in Cambodia." [Navy] 13

(July-August 1970): 33f.

 

Baker, John W., and Lee C. Dickson. "Army Forces in Riverine Operations." [Military Review] 47 (August 1967): 64ff.

 

Baldwin, Hanson W. "'Spitkits' in Tropic Seas." [Shipmate] 29 (August-September 1966): 8ff.

 

Batten, Loring. "A Navy and National Need: Greater River Warfare Capability." [Navy] 9

(February 1966): 8ff.

 

Beebe, Robert P. "Operations in Restricted Waters." U.S. Naval Institute [Proceedings] 88 (June 1962): 22ff.

 

Carrison, Daniel J. "Riverine Warfare: A Forgotten Capability Redeveloped." [Data] (December 1968): 29ff.

 

Chapelle, Dickey. "Water War in Viet Nam." [The National Geographic Magazine] (February 1966): 272ff.

 

Colwell, John B. "Naval Action Vietnam." [Ordnance] (November- December 1966): 262ff.

 

Cowan, William V. "Killer Forrest." [Marine Corps Gazette] 54 (August 1970): 31ff.

 

Cracknell, William H., Jr. "The Role of the U.S. Navy in Inshore Waters." [Naval War College Review] 21 (November 1968): 65ff.

 

Croizat, Victor J. "Naval Forces in River War." U.S. Naval Institute [Proceedings] 92 (October 1966): 52ff.

 

_______. "Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species." U.S. Naval Institute [Proceedings] 99 (February 1973): 48ff.

 

Cutler, Thomas J. "God Be Here." U.S. Naval Institute [Proceedings] 114 (April 1988): 80ff.

 

Dagle, Dan. "The Mobile Riverine Force, Vietnam."" U.S. Naval Institute [Proceedings] 95 (January 1969): 126ff.

 

Doherty, Dan. "Ben Luc PBR Base, Vietnam." [Military Engineer]. (November-December 1969): 412ff.

 

Dutcher, William E. "Naval and Maritime Events, January 1970- June 1971." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 97 (May 1971): 55ff.

 

Ebersole, J.F. "Skimmer Ops." U.S. Naval Institute [Proceedings] 100 (July 1974): 40ff.

 

Emory, Thomas R. M. "River Power." U.S. Naval Institute [Proceedings] 96 (August 1970): 117ff.

 

Finklestein, J.B. "Naval and Maritime Events, January 1971-June 1971." U.S. Naval Institute [Proceedings]. (Naval Review Issue) 98 (May 1972): 43ff.

 

_______. "Naval and Maritime Events, July 1971-December 1971." U.S. Naval Institute

[Proceedings] (Naval Review Issue) 98 (May 1972): 339ff.

 

Fitzgerald, Oscar P. "U.S. Naval Forces in the Vietnam War: The Advisory Mission, 1961-1965."

In [Changing Interpretations and New Sources in Naval History], edited by Robert William Love, Jr. New York: Garland Publishing, 1980: 450ff.

 

Fulton, William B. "Mobile Riverine Forces in Combat." [Field Artilleryman] (April 1969): 15ff.

 

Gammell, Clark M. "Naval and Maritime Events, 1 July 1966-30 June 1967." In [Naval Review

1968], 240ff. Annapolis: U.S. Naval Institute, 1967.

 

Gleasner, D.C. "The Air Cushion Vehicle: A Giant Step for the Navy." [Our Navy] 65 (February 1970): 2ff.

 

Gravatt, Brent L. "Command and Control in Joint Riverine Operations." [Military Review] 64 (May 1984): 54ff.

 

Green, William J., Jr. "River Gunfire Support Ship." U.S. Naval Institute [Proceedings] 93 (October 1967): 135ff.

 

Harrigan, Anthony. "Inshore and River Warfare." [Orbis] 10 (Fall 1966): 940ff.

 

Howard, James M., III. "Operation Deep Channel." U.S. Naval Institute [Proceedings] 97 (August 1971): 39ff.

 

Johnson, Roy L. "2 Years After the Gulf of Tonkin." [Navy] 9 (August 1966): 8ff.

 

Kolbenschlag, George R. "Naval and Maritime Chronology, 1 July 1965-30 June 1966." In [Naval Review 1967], 232ff. Annapolis: U.S. Naval Institute, 1966. 36

 

MacDonald, Scot. "Riverine Warfare: How Services Are Meeting The Delta Test." [Armed Forces Management] 14 (May 1968): 42ff.

 

Marolda, Edward J. "Passage to Laos: Journey of the U.S. Navy Mekong River Flotilla, 1960." [Sea Classics] (January 1980): 74ff.

 

_______. "The War in Vietnam's Shallows." [Naval History] 1 (April 1987): 12ff.

 

Marques, Toby, and J.B. Finkelstein. "Naval and Maritime Events, July 1970-December 1970." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 97 (May 1971): 333ff.

 

Meyer, Richard M. "The Ground-Sea Team in River Warfare." [Military Review] 46 (September 1966): 54ff.

 

Mumford, Robert E., Jr. "Jackstay; New Dimensions in Amphibious Warfare." In [Naval Review 1968], 68ff. Annapolis: U.S. Naval Institute, 1967.

 

Murphy, R.P.W., Edwin J. Black. "The South Vietnamese Navy." U.S. Naval Institute

[Proceedings] 90 (January 1964): 53ff.

 

Mustin, Thomas M. "The River War." [Ordnance] 53 (September- October 1968): 176ff. "Navy Gunship Helicopters in the Mekong." U.S. Naval Institute Proceedings 94 (May 1968): 91ff.

 

Nelson, Andrew G., Norman G. Mosher. "Proposed: A Counter-Insurgency Task Force." U.S. Naval Institute [Proceedings] 92 (June 1966): 36ff.

 

Polmar, Norman. The Ships and Aircraft of the U.S. Fleet. Twelth Edition. Naval Institute Press, Annapolis, Maryland. 1981.

 

Powers, Robert C. "Beans and Bullets for Sea Lords." U.S. Naval Institute [Proceedings] 96 (December 1970): 95ff.

 

Riggs, Jerry. "U.S. Minesweeping Boats Keep Clear the River Path to Saigon." [Navy] 10 (May 1967): 15ff.

 

Robinette, Hillary M. "Guerrilla Warfare and Waterway Control." [Military Review] 50 (February 1970): 17ff.

 

Rodwell, Robert R. "In Action In Anger: ACV Evaluation in Vietnam Reviewed." [Flight International] (19 January 1967): 5ff.

 

Rosier, Bill. "Seawolves on the Prowl in Vietnam." [Naval Aviation News] (January 1967): 26ff. 37

Schreadley, Richard L. "The Naval War in Vietnam, 1950-1970." U.S. Naval Institute

[Proceedings] (Naval Review Issue) 97 (May 1971): 180ff.

 

_______. "'Nothing to Report.' a Day on the Vam Co Tay." U.S. Naval Institute [Proceedings] 96 (December 1970): 23ff.

 

_______. "Sea Lords." U.S. Naval Institute [Proceedings] 96 (August 1970): 22ff.

 

_______. "Swift Raiders." U.S. Naval Institute [Proceedings] 110 (June 1984): 53ff.

 

Simpson, Thomas H., and David LaBoissiere. "Fire Support in Riverine Operations, " Marine Corps Gazette 53 (August 1969): 43ff.

 

"Smaller than the 'Small Boys.'" [Cruiser-Destroyerman] 12 (April 1967): 10ff.

 

Smith, Albert C., Jr. "Rung Sat Special Zone, Vietnam's Mekong Delta." U.S. Naval Institute [Proceedings] 94 (April 1968): 116ff.

 

Smyth, Cecil B., Jr. "United States Coastal and River Forces in Vietnam." [Trading Post] 43 (October-December 1983): 1ff.

 

Spore, John B. "Floating Assault Force: Scourge of the Mekong Delta." [Army] 18 (February 1968): 28ff.

 

Storck, T.S. "PBRs Thwart Viet Cong on Delta Waterways." [Our Navy] 63 (April 1968): 38ff.

 

_______. "The 'Seawolves.'" [Our Navy] 63 (February 1968): 40ff.

 

Strole, D.L., W.E. Dutcher. "Naval and Maritime Events, July 1968-December 1969." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 96 (May 1970): 14ff.

 

Swanson, Leroy V. "Market Time-Game Warden: The Navy in Vietnam." [Naval Engineers Journal] (June 1966): 391ff.

 

Swarztrauber, S.A. "River Patrol Relearned." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 96 (May 1970): 120ff.

 

Todaro, Donald G. "Big Weapons for Small Boats, Firepower for Riverine War." [National Defense] (November-December 1974): 40ff.

 

Tompkins, E.T. "The U.S. Navy 'Ashore' in Viet Nam." [Navy] 11 (February 1968): 14ff.

 

Torrance, Harold S. "Naval and Maritime Events, 1 July 1967-30 June 1968." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 95 (May 1969): 280ff.

 

Troelstrup, Glenn C. "How the Navy Helps Fight a Jungle War." [U.S. News and World Report] (12 September 1966): 44ff.

 

"U.S. 'Brown Water Navy' Disbanded, Heads Home." [Navy], 12 (October 1969): 26ff.

 

"Vietnam: A Unique War." [Cruiser-Destroyerman] 11 (November 1966): 12ff.

 

Watt, D.M. "Medical Support of the Mobile Riverine Force, Vietnam." [Military Medicine] (November 1970): 987ff.

 

Weeks, Robert H. "Naval Communications in Southeast Asian Operations." [Signal] 22 (April 1968): 12ff.

 

Wells, W.C. "The Riverine Force in Action, 1966-1967." U.S. Naval Institute [Proceedings] (Naval Review Issue) 95 (May 1969): 46ff.

 

Weseleskey, A.E. "The Seawolf' Helo Pilots of Vietnam." U.S. Naval Institute [Proceedings] 94 (May 1968): 128ff.

 

Westmoreland, William. "Interview with Dennis Chamberland." U.S. Naval Institute

[Proceedings] 112 (July 1986): 45ff.

 

White, Michael E. "Vietnamese Riverine Forces Taking up the Slack." [Marine Corps Gazette] 54 (December 1970): 41ff.

 

White, Peter T. "The Mekong, River of Terror and Hope." National Geographic Magazine (December 1968).

 

Winter, Robert M. "Armor Afloat in Vietnam." U.S. Naval Institute [Proceedings] 94 (November 1968): 132ff.

 

Wukovitz, John F. "Enemy Supply Lines Assaulted." Vietnam (April 1991): 26ff.

 

Wunderlin, Clarence E., Jr. "Paradox of Power: Infiltration, Coastal Surveillance, and the United States Navy in Vietnam, 1965-1968." [The Journal of Military History], 53 (July 1989): 275ff.

 

Yohanan, Robert R. "Joint Training for Inshore Naval Operations." U.S. Naval Institute

[Proceedings] 94 (March 1968): 130ff. 39.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ-bản

 

 

1- Tên các Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH

2- Những Chữ viết tắt thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.

3- Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh.

4- Các Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953.

5- Huy-chương và Huy-Hiệu các Đơn-Vị Hải-Quân và TQLC/VN. 

6 - Quân-phục, Phù-hiệu HQVNCH

7- Bản Tra-Cứu theo Mẫu-Tự (Index - chỉ hoàn-tất trước khi in)

8- Danh-sách Quư-vị duyệt-lăm và tu-chỉnh.


Phụ-bản 1

 

Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH

 

 

Quốc-Trưởng, Chủ-tịch Hôi-đồng Lănh-đạo, Tổng-Thống

 

14-6-1949 - 30-4-1955       Bảo Đai            

30-4-1955 - 26-10-1955     Ngô Đinh Diệm  (quyền Tổng-Thống)

26-10-1955 -  2-10-1963    Ngô Đ́nh Diêm

 2-10-1963 - 30-1-1964      Dương Văn Minh 

30-1-1964 - 8-2-1964         Nguyễn Khánh

 8-2-1964 - 16-3-1964        Dương Văn Minh  

16-3-1964 - 27-8- 1964      Nguyễn Khánh           

27-8- 1964 -  8-9-1964 

                           - Dương Văn Minh               

                           - Nguyễn Khánh             

                           - Trần Thiện Khiêm    

 8-9-1964 - 26-10-1964      Dương Văn Minh         

26-10-1964 - 14-6-1965     Phan Khắc Sửu           

14-6-1965 - 21-4-1975       Nguyễn Văn Thiệu

21-4-1975 - 28-4-1975       Trần Văn Hương                

28-4-1975 - 30-4-1975       Dương Văn Minh 

 

 

Thủ-Tướng, Quyền Thủ-Tướng

 

21-1-1950 - 26-4-1950       Nguyễn Văn Long   

27-4-1950 -  6-6-1952        Trần Văn Hữu       

 6-6-1952 - 17-12-1953      Nguyễn Văn Tâm  

12-1-1954 - 16-6-1954       Bửu Lộc             

16-6-1954 - 26-6-1954       Phan Huy Quát

26-6-1954 - 26-10-1955     Ngô Đ́nh Diệm  

 4-10-1963 - 30-1-1964      Nguyễn Ngọc Thơ 

 8-2-1964 - 29-8- 1964       Nguyễn Khánh  

29-8- 1964 -  3-9-1964       Nguyễn Xuân Oánh

 3-9-1964 -  4-10-1964       Nguyễn Khánh 

 4-10-1964 - 28-1-1965      Trần Văn Hương

28-1-1965 - 15-2-1965       Nguyễn Xuân Oánh 

16-2-1965 -  8-6-1965        Phan Huy Quát

19-6-1965 - 31-10-1967     Nguyễn Cao Kỳ

31-10-1967 -17-5-1968      Nguyễn Văn Lộc

28-5-1968 -  1-9-1969        Trần Văn Hương

 1-9-1969 -  4-4-1975          Trần Thiện Khiêm

 4-4-1975 - 24-4-1975        Nguyễn Bá Cần   

28-4-1975 - 30-4-1975       Vũ Văn Mẫu   

 

 

Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam

 

- HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ từ 20-8-1955 đến 11-1957 (thăng-cấp HQ Trung-Tá, rồi HQ Đại-Tá trong chức-vụ).

- HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn từ 11-1957 đến 6-8-1959 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi được bổ-nhiệm).

- HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền từ 6-8-1959 đến 1-11-1963 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi được bổ-nhiệm, thăng-cấp HQ Đại-Tá trong chức-vụ).

- HQ Đại-Tá Chung-Tấn-Cang từ 11-1963 đến 4-1965 (thăng-cấp HQ Đại-Tá khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).

- HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn từ 26-4-1965 đến tháng 9-1966.

- Trung-Tướng Cao-Văn-Viên từ 9-1966 đến tháng 10-1966.

- HQ Đại-Tá Trần-Văn-Chơn từ 1-11-1966 đến tháng 1-11-1974 (thăng-cấp HQ Đại-Tá khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).

- Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh từ tháng 1-11-1974 đến tháng 3-1975. 

- Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang từ tháng 3-1975 đến 30-4-1975.

 

 

Chỉ-Huy-Trưởng và Tư-Lệnh TQLC Việt-Nam

 

Thiếu-Tá Lê Quang Trọng     1-10-1954 - 17-6-1956

Thiếu-Tá Phạm Văn Liễu      18-1-1956 - 22-8- 1956

Đại-Úy Bùi Phó Chí              23-8-1956 - 1-10-1956

Thiếu-Tá Lê Như Hùng.        2-10-1956 - 23-5-1960

Thiếu-Tá Lê Nguyên Khang 24-5-1960 - 15-12-1963  (thăng cấp Trung-Tá 18-6-1962)

Trung-Tá Nguyễn Bá Liên 16-12-1963 - tháng 2-1964

Đại-Tá Lê Nguyên Khang, tháng 2-1964 - năm 1972  (thăng cấp Chuẩn-Tướng 11-8-1964, Thiếu-Tướng  15-10-1964, Trung-Tướng, tháng 11-1967).

Thiếu-Tướng Bùi-Thế-Lân, từ năm 1972 đến 30-4 năm 1975.

 


 

Tướng Lănh Hải-Quân, Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Hoa-Kỳ liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH

 

Bộ-Trưởng Hải-Quân Hoa-Kỳ - Secretaries of the Navy

 

Francis P. Matthews              25-5-1949 - 31-7-1951

Dan A. Kimball                                  31-7-1951 - 20-1-1953

Robert B. Anderson                          4-2-1953 - 2-5-1954

Charles s. Thomas                             3-5-1954 - 31-3-1957

Thomas S. Gates, Jr                           1-4-1957 - 7-6-1959

William B. Franke                             8-6-1959 - 20-1-1961

John B. Connally, Jr.             25-1-1961 - 20-12-1961

Fred H. Korth                                    4-1-1962 - 1-10-1963

Paul H. Nitze                                     29-10-1963 - 30-6-1967

Paul R Ignatius                                   1-9-1967 - 20-1-1969

John H. Chafee                                  31-1-1969 - 4-5-1972

John W. Warner                                4-5-1972 - 9-4-1974

T. William Middendorf II                 20-6-1974 - 20-1-1977

 

Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ - Chiefs of Naval Operations

 

Admiral William M. Fechteler        16-8-1951 - 17-8- 1953

Admiral Robert B. Carney                17-8-1953 - 17-8- 1955

Admiral Arleigh A. Burke                 17-8-1955 - 1-8- 1961

Admiral George W. Anderson, Jr.   1-8-1961 - 1-8- 1963

Admiral David L. McDonald            1-8-1963 - 1-8- 1967

Admiral Thomas H. Moorer             1-8-1967 - 30-6-1970

Admiral Elmo R. Zumwalt, fr.          1-7-1970 - 30-6-1974

Admiral Tames L. Holloway III        1-7-1974 - 30-6-1978

 

 

Tư-Lệnh Lực-Lượng Thái-B́nh-Dương  - Commanders in Chief, Pacific

 

Admiral Arthur w. Radford   30-4-1949 - 10-7-1953

Admiral Felix B. Stump                    10-7-1953 - 31-7-1958

Admiral Harry D. Felt                       31-7-1958 - 30-6-1964

Admiral Ulysses S. G. Sharp            30-6-1964 - 31-7-1968

Admiral John S. McCain, Jr.            31-7-1968 - 1-9-1972

Admiral Noel A. M. Gayler 1-9-1972 - 30-8-1976

 

Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-B́nh-Dương - Commanders in Chief, U.S. Pacific Fleet

 

Admiral Arthur W. Radford 30-4-1949 - 10-7-1953

Admiral Felix B. Stump                    10-7-1953 - 13-1-1958

Admiral Maurice Eo Curts               13-1-1958 - 1-2-1958

Admiral Herbert G. Hopwood          1-2-1958 - 31-8- 1960

Admiral John H. Sides                      31-8- 1960 - 31-9-1963

Admiral Ulysses S. G. Sharp            30-9-1963 - 26-6-1964

Admiral Thomas H. Moorer 26-6-1964 - 30-3-1965

Admiral Roy L. Johnson                   30-3-1965 - 30-10-1967

Admiral John J. Hyland                     30-10-1967 - 5-12-1970

Admiral Bernard A. Clarey   5-12-1970 - 30-9-1973

Admiral Maurice F. Weisner           30-9-1973 - 12-8- 1976

 

Tư-lệnh Đệ Thất Hạm-đội - Commanders Seventh Fleet

 

Vice Admiral Arthur D. Struble       19-5-1950 - 28-3-1951

Vice Admiral Harold M. Martin      28-3-1951 - 28-3-1952

Vice Admiral Robert Briscoe          28-3-1952 - 20-5-1952

Vice Admiral Joseph J. Clark           20-5-1952 - 1-12-1953

Vice Admiral Alfred M. Pride         1-12-1953 - 19-12-1955

Vice Admiral Stuart H. Ingersoll     19-12-1955 - 28-1-1957

Vice Admiral Wallace M. Beakley 28-1-1957 - 30-9-1958

Vice Admiral Frederick N. Kivette 30-9-1958 - 7-3-1960

Vice Admiral Charles D. Griffin       7-3-1960 - 28-10-1961

Vice Admiral William A. Schoech  28-10-1961 - 13-10-1962

Vice Admiral Thomas H. Moorer    13-10-1962 - 11-6-1964

Vice Admiral Roy L. Johnson          11-6-1964 - 1-3-1965

Vice Admiral Paul P. Blackbum, Jr. 1-3-1965 - 7-10-1965

Rear Admiral Joseph W. Williams, Acting 7-10-1965 - 13-12-1965

Vice Admiral John J. Hyland            13-12-1965 - 6-10-1967

Vice Admiral William F. Bringle    6-10-1967 - 10-3-1970

Vice Admiral Maurice F. Weisner 10-3-1970 - 18-6-1971

Vice Admiral William P. Mack       18-6-1971 - 23-5-1972

Vice Admiral James L. Holloway III 23-5-1972 - 28-7-1973

Vice Admiral George P. Steele       28-7-1973 - 14-6-1975

 

SQ/HQHK Chỉ-huy tại Việt-Nam  

U.S. Naval Command in South Vietnam

 

Trưởng Pḥng Hải-Quân MAAG tại Việt-Nam. Chiefs of the Navy Section, Military Assistance Advisory Group, Vietnam

Commander John B. Howland          Tháng 8-1950 - 12-1950

Commander James B. Cannon         Tháng 12-1950 - 2-1954

Captain Samuel Pattie                       Tháng 2-1954

Captain James D. Collett                  Tháng 3-1954 - 5-1955

Captain Harry E. Day                        Tháng 5-1955 - 4-1956

Captain Kenneth S. Shook                Tháng 4-1956 - 3-1957

Captain Theodore T. Miller              Tháng 3-1957 - 1-1958

Captain John J. Flachsenhar Tháng 1-1958 - 7-1960

Captain Henry M. Easterling            Tháng 7-1960 - 12-1961

Captain Joseph B. Drachnik Tháng 12-1961 - 1-1964

Captain William H. Hardcastle        Tháng 1-1964 - 5-1964

 

Cố-Vấn-Trưởng cạnh BTL/HQVN - Chiefs of the Naval Advisory Group, Vietnam

 

Captain William H. Hardcastle        15-5-1964 - 10-5-1965

Rear Admiral Norvell G. Ward        10-5-1965 - 1-4-1966

 

Cố-Vấn-Trưởng kiêm Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam - Chiefs of the Naval Advisory Group/Commanders Naval Forces, Vietnam

 

Rear Admiral Norvell G. Ward        1-4-1966 - 27-4-1967

Rear Admiral Kenneth L. Veth         27-4-1967 - 30-9-1968

Vice Admiral Elmo R. Zumwalt, Jr. 30-9-1968 - 14-5-1970

Vice Admiral Jerome H. King         14-5-1970 - 5-4-1971

Rear Admiral Robert S. Salzer         5-4-1971 - 30-6-1972

Rear Admiral Arthur W. Price, Jr.   30-6-1972 - 25-8- 1972

Rear Admiral James B. Wilson        25-8- 1972 - 29-3-1973


Phụ-bản 2

 

Những Chữ viết tắt thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.

 

Glossary of Abbreviations and Terms

 

ACTOV           Accelerated Turnover to the Vietnamese, Chương-tŕnh chuyển-giao chiến-cụ Hoa-Kỳ cho Việt-Nam

ACTOVLOG Accelerated Turnover to the Vietnamese, Logistics: Chương-tŕnh chuyển-giao, ngành tiếp-vận

ACTOVRAD Accelerated Turnover to the Vietnamese, Radar Stations: Chương-tŕnh chuyển-giao hệ-thống Radar Duyên-Pḥng

AFDL              Small Auxiliary Floating Drydock (non-self-propelled), Ụ nổi loại nhỏ

AKL                Light Cargo Ship, Lương-Vận-Hạm

APL                Barracks Craft (non-self-propelled), Tạm-Trú-Hạm

APSS              Transport Submarine, Tiềm-Thủy-Đĩnh Chuyển-Vận

AR                   Repair Ship, Cơ-Xưởng-Hạm

ARL                Auxiliary (Landing Craft) Repair Ship, Cơ-Xưởng-Hạm

ARVN Army of Republic of Vietnam, Lục-Quân VNCH

ASPB              Assault Support Patrol Boat, Trợ-Chiến-Đĩnh

ASW               Antisubmarine Warfare, Chống Tiềm-Thủy-Đĩnh

ATC                Armored Transport Craft, Quân-Vận-Đĩnh Thủy-Bộ

ATF                 Fleet Ocean Tug, Tàu ḍng Đại-dương

AV                   Seaplane Tender, Thủy-phi Mẫu-Hạm

BB                   Bộ-Binh, một binh-chủng của Lục-Quân

BOM               Bulletin Officiel de la Marine - Tập Hồ-sơ Điều-hành Căn-bản (HQ Pháp)

BTL/HQ         Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

BTTM/QLVNCH   Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà

CCHQ Căn-Cứ Hải-Quân

CCYTTV         Căn-Cứ Yểm-trợ Tiếp-Vận

CGUB Coast Guard Utility Boat, Chiến-đĩnh Tuần-duyên

CIA                 Central Intelligence Agency, Cơ-quan T́nh-báo Hoa-Kỳ

CIC                 Combat Information Center - Trung-Tâm Chiến-Báo

CINCPAC      Commander in Chief, Pacific - Tư-Lệnh Lực-Lượng Thái-B́nh-Dương

CINCPACAF    Commander in Chief, Pacific Air Force - Tư-Lệnh Lực-Lượng Không-Quân Thái-B́nh-Dương.

CINCPACFLT  Commander in Chief, U.S. Pacific Fleet - Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-B́nh-Dương.

CNO               Chief of Naval Operations, Tư-Lệnh Hải-Quân (HQHK)

COMNAVFORV Commander U.S. Naval Forces, Vietnam - Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam

COMUSMACV   Commander U.S. Military Assistance Command, Vietnam - Tư-Lệnh Phái-Bộ Viện-trợ HK tại Việt-Nam

CHT                Chỉ-Huy-Trưởng

CHP                Chỉ-Huy-Phó

CSBV              Cộng-Sản Bắc-Việt

CSQG             Cảnh-Sát Quốc-Gia

CTE                 Commander Task Element, CHT CĐĐN

CTF                 Commander Task Force, CHT LLĐN

CTG                Commander Task Group, CHT LĐĐN

CTU                Commander Task Unit, CHT PĐĐN

DAO               U.S. Defense Attaché Office, Văn-pḥng Tùy-Viên Quân-Sự Hoa-Kỳ

DĐ                  Duyên-Đoàn (ZĐ)

DER                Radar Picket Escort Ship, Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám

DINA              Chữ viết ngắn gọn của DINASSAUT (hay DINASSAU)

DINASSAUT Division Navale Assaut, Hải-Đoàn Xung-Pḥng của HQ Pháp

DK                  Duyên-Khu (ZK)

DMZ               Demilitarized Zone, Vùng Phi Quân-Sự (vĩ-tuyến 17)

DVH               Dương-Vận-Hạm

ĐKB               Đài Kiểm-báo

EOD                Explosive Ordance Disposal, Toán Tháo Gỡ Đạn Dược

FOM   hay STCAN/FOM Services Techniques des Constructions et Armes Navales France Outre Mer  (French-designed River Patrol Craft) Tiểu-Giáp-Đĩnh (đôi khi c̣n gọi là Truy-Kích-Đĩnh)

GC                  Giang-Cảnh

GĐHT Giang-Đoàn Hộ-Tống

GĐNC            Giang-Đoàn Ngăn-Chặn

GĐXP             Giang-Đoàn Xung-Phong

GĐTL             Giang-Đoàn Trục-Lôi

GĐTT              Giang-Đoàn Tuần-Thám

GV                  Giang-Vận (Đoàn)

GVH               Giang-Vận-Hạm

HĐDP             Hải-Đội Duyên-Pḥng

HĐĐN            Hải-Đoàn Đặc-Nhiệm

HĐXP             Hải-Đoàn Xung-Phong

HQ                  Hải-Quân

HhQ                Hành-Quân

HQCX            Hải-quân Công-Xưởng

HQVN            Hải-Quân Việt-Nam

HQVNCH       Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa

HSAS Headquarters Support Activity, Saigon , BCH Tiếp-Vận HK tại Sài-G̣n

HTH                Hộ-Tống-Hạm

HVH               Hải-Vận-Hạm,

IFS                  Inshore Fire Support Ship, Hỏa-Yểm-Hạm

KTH                Khu-Trục-Hạm

JCS                 Joint Chiefs of Staff, Các Tham-Mưu Trưởng Liên-Quân

JGS                 Joint General Staff, Bộ Tham-Mưu Liên-Quân

KB                  Kiểm-Báo (Đài)

KBH               Kiểm-Báo-Hạm

KLVN Không-Lực Việt-Nam (VNAF, Vietnamese Air Force)

KQVN            Không-Quân Việt-Nam

LCA                Landing Craft Assault, Chiến-đĩnh Đổ-Bộ (HQ Anh)

LCM               Landing Craft, Mechanized: Quân-Vận-Đĩnh

LCM(M)        Landing Craft, Mechanized (Minesweeper) Quân-Vận-Đĩnh Trục-Lôi

LCPL              Landing Craft, Personnel, Large - Quân-Vận-Hạm

LCU                Landing Craft, Utility: Giang-Vận-Hạm

LCVP              Landing Craft, Vehicle and Personnel; Tiểu-Vận-Đĩnh

LDDN             Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm

LDNN             Liên-Đoàn Người Nhái

LLDN             Lực-Lượng Đặc-Nhiệm

LLDP              Lực-Lượng Duyên-Pḥng

LLGC             Lực-Lượng Giang-Cảnh

LLNC             Lực-Lượng Ngăn-Chặn

LLTB              Lực-Lượng Thủy-Bộ

LLTT               Lực-Lượng Tuần-Thám

LLTƯ Lực-Lượng Trung-Ương

LSIL                Landing Ship, Infantry, Large - Giang-Pháo-Hạm

LSM                Landing Ship, Medium, Hải-Vận-Hạm

LSMR             Landing Ship, Medium, Rocket - Hải-Vận Phóng-Tiễn-Hạm

LSSL               Landing Support Ship, Large, Trợ-Chiến-Hạm

LST                 Landing Ship, Tank, Dương-Vận-Hạm

LVT                 Landing vehicle Tracked, Thủy-Xa (TQLC)

MAAG            Military Assistance Advisory Group, Đoàn Cố-Vấn Quân-Sự

MACV            Military Assistance Command, Vietnam,  BTL Cố-Vấn Quân-Sự HK tại Việt-Nam

MAP               Military Assistance Program, Chương-tŕnh Quân-Viện

MiG                Russian-made Fighter Aircraft, Chiến-Đấu-Cơ Nga-Sô

MLMS            Minesweeping Launch, Trục-Lôi-Đĩnh  

MRB               Mobile Riverine Base, Căn-Cứ của Mobile Riverine Force

MRF               Mobile Riverine Force, Lực-Lượng Lưu-Động Sông Ng̣i (USN)

MSB               Minesweeping Boat, Trục-Lôi-Đĩnh

MSC               Mine Sweeper Coastal, Trục-Lôi-Hạm

MSC               Military Sealift Command (MSC)  Tên mới của MSTS  trong những năm cuốt cùng của trận chiến-tranh Việt-Nam.

MSF                Minesweeper, Fleet - Trục-Lôi-Hạm Hạm-Đội

MSO               Minesweeper, Ocean - Trục-Lôi-Hạm Đại-Dương

MSTS Military Sea Transportation Service, Cơ-Quan Hải-Vận Quân-Sự

NAG               Naval Advisory Group, Đoàn Cố-Vấn Hải-Quân

NAVFORV     Naval Forces, Vietnam, Lực-Lượng HQHK Tại Việt-Nam

NC                  Nhiệm Chức

NILO              Naval Intelligence Liaison Officer, SQ Liên-lạc T́nh-báo

NMCB            Naval Mobile Construction Battalion, Tiều-Đoàn Công-Binh Lưu-Đông.

NSA                Naval Support Activity, Căn-Cứ YTTV

NVA                North Vietnamese Army, Quân-Đội CSBV

PACV             Patrol Air Cushion Vehicle, Tàu tuần-tiễu đệm hơi  

PBR                River Patrol Boat, Giang-Tốc-Đĩnh

PC                   Patrol Craft (Submarine Chaser), Hộ-Tống-Hạm

PCE                Patrol Craft Escort, Hộ-Tống-Hạm

PCER              Patrol Craft Escort Rescue, Hộ-Tống-Hạm Tiếp-cứu

PCF                 Fast Patrol Craft, Khinh-Tốc-Đĩnh

PG                   Patrol Gunboat, Khinh-Tốc-Hạm

PGM               Patrol Motor Gunboat, Tuần-Duyên-Hạm

POW               Prisoner of War, Tù-Binh

PT Motor Torpedo Boat Ngư-Lôi-Đĩnh

PTHC              Pḥng-thủ Hải-Cảng

PTF                 Fast Patrol (Torpedo) Boat, Ngư-Lôi-Đĩnh

QĐQGVN      Quân-đội Quốc-Gia Việt-Nam

QLVNCH       Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà

RAG                River Assault Group, Giang-Đoàn Xung-Phong

RAID              Riverine Assault Interdiction Division, Giang-Đoàn Ngăn-Chặn

RPC                River Patrol Craft, Tuần-Giang-Đĩnh

RPG                Rocket Propelled Grenade, Phóng-Lựu kiểu Nga

R&R               Rest and Recuperation, Nghỉ Hồi-Dưỡng   

RVN                Republic of Vietnam, Việt-Nam Cộng-Ḥa

RVNAF           Republic of Vietnam Armed Forces, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa (QL/VNCH)

SAM               Surface to Air Missile, Hỏa-tiễn Pḥng Không

SAR                Search and Rescue, T́m-Kiếm Cứu-Cấp

SC                   Submarine Chaser  (Patrol Craft PC). Hộ-Tống-Hạm Diệt Tiềm-Thủy-Đĩnh

SCATTOR      Small Craft Assets, Training, and Turnover of Resources, Chương-Tŕnh Huấn-Luyện và Chuyển-Giao Tiểu-Đĩnh

SEABEE         Naval Construction Battalion, Tiểu-Đoàn Công-Binh Kiến-Tạo HQHK

SEAL              Sea Air Land (Naval Commando), Hải-kích

SEALORDS  Southeast Asia, Lake, Ocean, River, Delta Strategy, Chiến-Dịch này sau chuyển-tiếp và trở thành Chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo

SEATO           Southeast Asia Treaty Organization, Liên-Minh Pḥng-Thủ Đông-Nam-Á

SOG                Special Operation Group or Studies and Observation Group -Toán Nghiên-Cứu và Quan-Sát  (NhaKỹ-Thuật)

S.O.P              Standard  Operation Procedure, Quy-Luật Điều-Hành Căn-Bản

SPVDH           Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải

SQHQ             Sĩ-Quan Hải-Quân

STAT               Seabee Technical Assistance Team, Toán Trợ-Giúp Kỹ-Thuật Công-Binh HQHK Seabee

STCAN/FOM Services Techniques des Constructions et Armes Navales France Outre Mer  (French-designed River Patrol Craft) Tiểu-giáp-đĩnh (đôi khi gọi là Truy-Kích-Đĩnh)

SVSQ              Sinh-Viên Sĩ-Quan

TDĐ                Tuần-Dưyên-Đĩnh

TDH                Tuần-Dương-Hạm hay Tuần-Duyên-Hạm

TDYTTV         Tiền-Doanh Yểm-trơ Tiếp-Vận

TF                    Task Force, Lực-Lượng Đặc-Nhiệm

TF 115            Task Force Market Time, Lực-Lượng ĐN 115

TF 116            Task Force Game Wardens, Lực-Lượng ĐN 116

TF 117            Task Force Mobile River Force, Lực-Lượng ĐN 117

TT                    Thực Thụ (Cấp-bậc)

TL/HQ            Tư-Lệnh Hải-Quân

TL/HhQ          Tư-Lệnh Hành-Quân

TMT/HQ         Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân

TMT/HhQ       Tham-Mưu-Trưởng Hành-Quân (Sông, Biển)

TMP/HQ        Tham-Mưu-Phó Hành-Quân

TMP/QH        Tham-Mưu-Phó Quân-Huấn

TMP/TV         Tham-Mưu-Phó Tiếp-Vận

TQLC              Thủy-Quân Lục-Chiến

TRIM              Training Relations Instruction Mission, Phái-bộ Huấn-Luyện Hỗn-hợp Mỹ-Pháp

TTCB              Trung-Tâm Chiến-Báo - CIC: Combat Information Center (trên các Khu-Trục-Hạm DER, và Tuần-Dương-Hạm WHEC)

TTHL              Trung-Tâm Huấn-Luyện

TTHQ              Trung-Tâm Hành-Quân

TTMT/QLVNCH  Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà

TTTL               Trung-Tâm Tiếp-Liệu

UDT                Underwater Demolition Team Biệt-hải.

USA                U.S. Army, Lục-Quân Hoa-Kỳ

USAF              U.S. Air Force, Không-Quân (Không-Lực) Hoa-Kỳ

USCG             U.S. Coast Guard, Tuần-Duyên Hoa-Kỳ

USMACV       U.S. Military Assistance Command, Vietnam

USMC            U.S. Marine Corps, Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ

USN                U.S. Navy, Hải-Quân Hoa-Kỳ

USNR             U.S. Naval Reserve, Hải-Quân Hoa-Kỳ Trừ-Bị

USNS              U.S. Naval Ship

V1DH             Vùng 1 Duyên-Hải

V3SN              Vùng 3 Sông Ng̣i

VC                   Việt Cộng

VCNO Vice Chief of Naval Operations- Tư-Lệnh Phó Hải-Quân

VM                  Việt-Minh

VNAF             Vietnamese Air Force - Không-Quân Việt-Nam

VNCH Việt-Nam Cộng-Ḥa

VNN               Vietnamese Navy - Hải-Quân Việt-Nam

VP                   Patrol Squadron

VT 17              Vĩ-Tuyến 17 (Vùng Phi Quân-Sự)

WPB               (White) Patrol Boat, 82-Foot Coast Guard Cutter. Tuần-Duyên-Đĩnh

WHEC            Coast Guard High Endurance Cutter. Tuần-Dương-Hạm

YFU                Harbor Utility Craft (self-propelled)

YMS               Auxiliary Motor Minesweeper, Trục-Lôi-Hạm 

YOG               Yard Oil Gasoline Barge, Self-propelled, Hoả-Vận-Hạm.

YRBM            Repair, Berthing, and Messing Barge (non-self-propelled), Tạm-Trú-Hạm

YTB                Large Harbor Tug

YTL                 Small Harbor Tug

 

 


Phụ-bản 3

 

Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh.

 

Khu Truïc Haïm  DER - Destroyer Escort and Radar Picket

 

 

HQ 1 - Traàn Höng Ñaïo

HQ 4 - Traàn Khaùnh Dö

 

TROÏNG TAÁN VAØ KÍCH THÖÔÙC

                • Troïng taán toái ña               : 1.740 T                                • Troïng taán toái thieåu          :1.200 T

                • Chieàu daøi                           : 92,83 m                               • Chieàu roäng                        :11,30 m

                • Taàm nöôùc toái ña               : 4,60 m

NHAÂN VIEÂN

            • Só Quan: 15                        • Haï Só Quan: 54                  • Ñoaøn Vieân: 97

VAÄN TOÁC VAØ TAÀM HOAÏT ÑOÄNG

                • Vaän toác thöïc hieän            :20 guùt                                   Taàm hoaït ñoäng                    :4.643 haûi lyù

                • Vaän toác ñöôøng tröôøng    :19 guùt

                • Vaän toác tieát kieäm            :10,5 guùt                               Taàm hoaït ñoäng                    :8.435 haûi lyù

MAÙY CHAÙNH

                • Soá löôïng                            : 4                                                          

                • Hieäu                                    : Fairbanks-Morse 38D8 1/8

                • Maơ löïc moăi maùy               : 1.800

MAÙY ÑIEÄN        

                • Soá löôïng                            :3 General Motors 8-268A                1 General Motors 3-268A

• Coâng xuaát moăi maùy        :200 kw                                                 100 kw

MAÙY CAÁT NÖÔÙC

                • Soá löôïng                            : 1 Solo Shell Double Effect

NHIEÂN LIEÄU

                • Daàu caën                              : 378,106 T

                • Nöôùc ngoït                          : 46,053 T

DUÏNG CUÏ HAÛI HAØNH

                • La baøn ñieän                       : 1 MK 23

                • Loran                                   : 1 Nelco Autofix 500

ÑIEÄN TÖÛ

                • Radar haûi thaùm                 :1 AN/SPS-10                       1 AN/SPA-4B

                • Radar khoâng thaùm           :1 AN/SPS-28

                • Sonar                                   :1 AN/UQN-1A                    1 AN/SQS-31A

                • IFF                                       :1 AN/UPX-12                      1 AN/UPM-7C

                • Maùy ño chieàu saâu            :1 AN/UQN-1B

VUƠ KHÍ

                • Ñaïi baùc 76,2 ly                 :1 MK.34 Mod.2 (Tröôùc)   1 MK.34 Mod.0 (Sau)

                • Giaøn thuûy phi ñaïn            :1 MK.15 Mod.0

                • Giaøn ngö loâi                      :2 MK.32 Mod.2

                • BKP 81 ly                           :1 MK.2 Mod.0

                • Ñaïi lieân 50                        :HQ 1- 6 khaåu                      HQ 4- 4 khaåu

• Heä thoáng kieåm xaï           :1 MK.63 Mod.22 (Tröôùc) 1 MK.51 (Sau)

                • Heä thoáng kieåm soaùt phoùng ngö loâi:1 MK.105 Mod.9

TRUYEÀN TIN

                4 R-390/URR                       4 AN/URC-58                      1 AN/URR-27                      2 AN/VRC-46                      2 AN/URR-35A                   6 CV-591                              6 CV-591 Converter           3 AN/URR-13                      1 URT-7                                1 AN/URT-7                         1 TBK-4A                             2 TED-9                                 2 AN/WRT-2                        1 TED-7                                 2 AN/PRC-25                       1 AN/URA-8A                      1 WRR-3.

 


Tuaàn Döông Haïm
  HEC - High Endurance Cutter

 

 

 

HQ 2 - Traàn Quang Khaûi                    HQ 3 - Traàn Nhaät Duaät

                                HQ 5 - Traàn B́nh Troïng                    HQ 6 - Traàn Quoác Toaûn

                                HQ 15 - Phaïm Nguơ Laơo                     HQ 16 - Lyù Thöôøng Kieät

                                HQ 17 - Ngoâ Quyeàn

 

TROÏNG TAÁN VAØ KÍCH THÖÔÙC

                • Troïng taán toái ña               : 2.800 T                                               

                • Chieàu daøi                           : 94,40 m                               • Chieàu roäng        :12,50 m

                • Taàm nöôùc toái ña               : 4,60 m

NHAÂN VIEÂN

                • Só Quan: 14                        • Haï Só Quan: 47  • Ñoaøn Vieân: 93

VAÄN TOÁC VAØ TAÀM HOAÏT ÑOÄNG

                • Vaän toác thöïc hieän            : 19 guùt                                  Taàm hoaït ñoäng    :8.000 haûi lyù

                • Vaän toác tieát kieäm            : 11 guùt                                  Taàm hoaït ñoäng    :22.000 haûi lyù

MAÙY CHAÙNH

                • Soá löôïng                            : 4                                                          

                • Hieäu                                    : Fairbanks-Morse 38D8 1/8

                • Maơ löïc moăi maùy               : 6.080

MAÙY ÑIEÄN

                • Soá löôïng                            : 2 General Motors 8-268A               2 General Motors 3-268A

                Coâng xuaát moăi maùy           : 200 kw                                                                100 kw

MAÙY CAÁT NÖÔÙC

                • Soá löôïng                            : 1 Solo Shell Double Effect

NHIEÂN LIEÄU

                • Daàu caën                              : 630,416 T

                • Nöôùc ngoït                          : 66,087 T

DUÏNG CUÏ HAÛI HAØNH

                • La baøn ñieän                       : 1 MK 14

                • Loran                                   : 1 SPN-25

ÑIEÄN TÖÛ

                • Radar                                   :1 AN/SPS-53E (HQ 2 coù theâm 1 Raytheon 1900)

                                                                 1 AN/SPS-29

                                                                 1 AN/SPA-66

                                                                 1 IP-306-SPS (HQ 5)         

                • Maùy ño chieàu saâu            :1 AN/UQN-1C

VUƠ KHÍ

                • Ñaïi baùc 127 ly ñôn          :1 MK.30 Mod.70              

                • Ñaïi baùc 40 ly ñôn             :2 MK.3 Mod.4

                • Ñaïi baùc 40 ly ñoâi             :1 MK.3 Mod.4

                • Ñaïi baùc 20 ly ñôn             :2 MK.68 Mod.1

                • Ñaïi lieân 50                        :4 MK.26

                • BKP 81                               :2 MK.2 Mod.0

• Heä thoáng kieåm xaï           :1 MK.52 Mod.3

TRUYEÀN TIN

                                HQ 2                                       HQ 3                                       HQ 5                                       HQ 6

                1 AN/SPA-66                        9 R-390/URR                       4 R-390/URR                       2 WRR-3

                4 AN/URR-35A                   3 URT-23                              3 AN/URR-27                      2 AN/URR-22

                2 TED-9                                 2 AN/VRC-46                      3 TED-9                                 1 AN/URC-58

                3 URT-23                              2 AN/URC-58                      2 AN/VRC-46                      4 AN/URR-35A

                1 AN/SRC-29                       1 AN/UPN-12                       6 R-1051                               2 URT-7

                1 AN/SGC-1A                      2 R-389/URR                       2 TED-7                                 3 AN/VRC-46

                2 AN/PRC-59                       2 TED-9                                 2 URT-7                                3 AN/URR-27

                1 AN/SPA-52                        3 AN/PRC-25                       3 AN/URC-59                      2 URT-20

                10 R-390/URR                     3 TT WRITERS                   4 AN/URR 35A                    2 AN/URC-4

                2 TED-4                                 4 AN/URR-35A                   3 URT-23

HQ 2                                       HQ 3                                       HQ 5                                       HQ 6      

2 AN/VRC-46                      2 TED-7                                 1 AN/URC-58

                2 AN/URT-20                       1 AN/URC-59

                1 AN/WRR-3                        1 AN/UQN-1C

                1 AN/UQN-1A

                2 R-389/URR

                2 URT-7

                2 AN/URC-58

                2 AN/URA-17

                3 AN/URR-21A

 

                                HQ 15                                    HQ 16                                                    HQ 17

                1 AN/URC-58                      2 AN/URC-58                                      2 AN/PRC-25

                1 AN/URT-7                         2 AN/VRC-46                                      2 AN/VRC-46

                2 TED-9                                 2 AN/URT-23                                       2 AN/URC-58

                1 AN/URR-27                      1 AN/URT-20                                       4 R-390A/URR

                2 AN/URR-35                      3 TED-7                                                 2 AN/URR-35

                1 AN/URT-20                       3 TED-9                                                 2 AN/URR-27

                1 AN/URT-23                       4 R-390A/URR                                    2 AN/WRR-3

                3 AN/UGC-6                         2 AN/WRR-3B                                     2 R-1051

                1 AN/WRR-3B                     2 AN/URR-35C                                   2 TED-9

                7 R-390/URR                       2 AN/URR-27                                      2 AN/URT-7

                2 AN/PRC-59                       2 AN/R1051B/URR                            2 AN/URT-20

                1 AN/CRT-3                         3 AN/URR-22                                      2 AN/URT-23

                3 AN/URR-22

                2 R-1051/13-URR

                3 CTT-28-ASR-AUX

VIEĂN AÁN TÖÏ

                • 1 Teletype Terminal Set AN/SGC-1A (HQ 16)

                • 1 Telewriter CTT-28-ASR-AUX (HQ 16)

                • 1 Teletype TT-48A/UG (HQ 16)

LOA PHOÙNG THANH CAÀM TAY

                • 2 AN/PIC-2 (HQ 16)

 

 

 

Döông Vaän Haïm  LST - Landing Ship Tank

 

 

                        HQ 500 - Cam Ranh                                            HQ 501 - Ñaø Naüng

                                HQ 502 - Tḥ Naïi                                                 HQ 503 - Vuơng Taøu

                                HQ 504 - Qui Nhôn                                             HQ 505 - Nha Trang

 

TROÏNG TAÁN VAØ KÍCH THÖÔÙC

                • Troïng taán toái ña               : 3.640 T                                • Troïng taán toái thieåu          :1.780 T

                • Chieàu daøi                           : 99,44 m                               • Chieàu roäng                        :15,20 m

                • Taàm nöôùc toái ña               : 4,17 m                                 • Taàm nöôùc toái thieåu         :2,44 m

NHAÂN VIEÂN

                • Só Quan: 8                          • Haï Só Quan: 36                  • Ñoaøn Vieân: 63

VAÄN TOÁC VAØ TAÀM HOAÏT ÑOÄNG

• Vaän toác lyù thuyeát            :12 guùt

                • Vaän toác thöïc hieän            :11,5 guùt                              

                • Vaän toác ñöôøng tröôøng    : 10,8 guùt                              Taàm hoaït ñoäng                    :19.800 haûi lyù

                • Vaän toác tieát kieäm            : 8,1 guùt                                 Taàm hoaït ñoäng                    :24.900 haûi lyù

                • Chaân ṿt                             :2 - 4 caùnh                             Ñöôøng kính                          :2,13 m

                • Baùnh laùi                             :2

MAÙY CHAÙNH

                                                                                HQ 500, 501                                         HQ 502, 503, 504, 505

                • Soá löôïng                            :                               2                                                              2

                • Hieäu                                    :               General Motors 12-567ATL             General Motors 12-567ATL            

                                                                                12.278A                                                                12.567 EATL (HQ 504)

                • Maơ löïc moăi maùy               : 900

MAÙY ÑIEÄN

                                                                                HQ 500, 501, 502                                HQ 503, 504

                • Soá löôïng                            :               3 General Motors 3-268A                 1 General Motors 3-268A

                                                                                3 Superior DGB-8                               3 Superior DGB-8

 

                                                                                HQ 500

                                                                                2 Fairbank Morse AC

                                                                                3 Superior DGB-8

MAÙY CAÁT NÖÔÙC

                • Soá löôïng                            : 2 Badger Vapor Compression X2

NHIEÂN LIEÄU

                • Daàu caën                              : 678,030 T

                • Nöôùc ngoït                          : 321,969 T

TROÏNG TAÛI

                • 1.500 T hoaëc 1.000 binh só trang ḅ caù nhaân

DUÏNG CUÏ HAÛI HAØNH

                • La baøn ñieän                       :1 MK 13 Sperry

ÑIEÄN TÖÛ

                                                                                HQ 500                  HQ 500, 501, 502, 503                       HQ 501-502         

                • Radar                                   :               1 SPN-5                 1 Raytheon 1500                                                1 AN/SPS-21       

 

                                                                                HQ 504                  HQ 505 

                                                                                1 AN/SPS-53        1 AN/SPS-21D                    

 

 

                                                                                HQ 500                  HQ 501                  HQ 502,503        

                • Maùy ño chieàu saâu            :               1 DE-102               1 NGB-8                1 UQN-1         

 

                                                                                HQ 504                  HQ 505

                                                                                1 UQN-14              1 UQN-10

VUƠ KHÍ

                • Ñaïi baùc 40 ly ñoâi             :2

                • Ñaïi baùc 40 ly ñôn             :4

                • Ñaïi baùc 20 ly ñôn             :4

                • Ñaïi lieân 50                        :2

TRUYEÀN TIN

HQ 500,502

1 AN/PRC-25       1 AN/VRC-46      1 AN/URC-58      1 TED-14

1 TED-7                 1 TED-2                 1 AN/URR-35      1 R-390

1 TCS-14               1 KWM-2A           1 591A/URR        1 CRT-3

 

HQ 501

1 VRC-46              1 AN/URC-58      1 TED-14              1 TED-7                

1 TED-2                 1 AN/URR-35      1 R-390                 1 TCS-14              

1 KWM-2A           1 591A/URR        1 CRT-3                                1 AN/URR-13

 

HQ 503

                                1 AN/PRC-25       1 AN/VRC-46      1 AN/URC-58      1 TED-14

                                1 TED-7                 1 TED-2                 1 AN/URR-35      1 R-390

                                1 TCS-14               1 KWM-2A           1 591A/URR        1 CRT-3

                                1 AN/URC-32      1 SRR-11              1 WRT-1               1 WRT-2

               

                Heä thoáng vieăn aán töï goàm caùc maùy:

                                RT-SBC-1             RT/TT-47              RT/TT-253A/UG                 RT/AN/UGC-20  

                                RT/TT-187A        RT/159B/URC-4 AN/URA-8

 

HQ 504

                                1 AN/PRC-25       1 AN/VRC-46      1 AN/URC-58      1 TED-14

                                1 TED-7                 1 TED-2                 1 AN/URR-35      1 R-390

                                1 TCS-14               1 KWM-2A           1 591A/URR        1 CRT-3

                                1 AN/URC-32     

 

HQ 505

                                1 AN/PRC-25       1 AN/VRC-46      1 AN/URC-58      1 TED-14

                                1 TED-7                 1 TED-2                 1 AN/URR-35      1 R-390

                                1 TCS-14               1 KWM-2A           1 591A/URR        1 CRT-3

                                1 AN/URC-32      1 URR-13

 

 


 

 

Phụ-bản 3

 

Các Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953. 

 

 

Riverine craft strength, 1946-1953

(1953 figures include the Vietnamese Navy)

Type

12/46

10/47

6/48

12/48

6/49

12/50

12/51

12/52

12/53

LCT Mk.4

4

4

6

9

9

10

11

13

13

LCT (6)

4

5

5

5

5

4

4

4

3

LCI

6

9

9

9

10

10

9

7

4

LSIL

-

-

-

-

-

3

3-5

4-5

11

LCG

-

-

-

1

1

1

1

1

1

LSSL

-

-

-

-

-

6

6

6

6

LCM Monitor

-

-

-

-

-

-

2

9

14

LCM Command Boat

-

-

-

-

-

-

 -

8

5

LCM 3 & LCM 6

28

28

29

38

37

51

82

78

91

LCM Mk.1

8-10

?

?

?

-

-

-

-

-

LCVP & EA (from 1950)

32

32

34

46

28

91

89

90

88

LCA

26

23

21

21

20

13

2

-

-

LCS(M)

2

2

-

-

-

-

-

-

-

VP

8

8

11

11

13

16

17

17

19

MFV

6

5

6

6

6

6

6

-

-

YTL

-

-

-

-

-

-

-

14

14

Armoured Barge

6

5

6

4

4

2

2

1

-

Armed Junk

5

2

2

2

1

-

-

-

-

 


Phụ-bản 4

 

Huy-Chương Hải-Quân và Huy-Hiệu các Đơn-Vị Hải-Quân và TQLC/VN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ-bản 5

 

Quân-phục và Phù-Hiệu HQVN


Phụ-bản 6

 

Bản Tra-Cứu theo Mẫu-Tự

 

 

 

(Index - chỉ hoàn-tất trước khi in v́ số thứ-tự và số trang sẽ bị thay đổi)

 

 

 

 

 

 

Phụ-bản 7

 

Danh-sách Quư-vị duyệt-lăm và giúp đỡ ư-kiến tu-chỉnh

 

Quư Ông

Đặng-Cao Thăng

Nguyễn-Ngọc-Quỳnh

Phan-Lạc-Tiếp

Nguyễn-Văn-Hiền.

Phan Văn Cổn

Nguyễn-Văn-Hoa

Nguyễn-Tiến-Ích

Phạm-Mạnh-Khuê

Bùi-Tiến-Hoàn

Trần-Chấn-Hải

Trần Kim Ngọc

….

 

Tác-giả chân-thành cảm-tạ

Vũ-Hữu-San


 

 

 

 

 

Bài Viết Liên-hệ

 

 

1- Bối-cảnh khai-sinh QĐVN (Bài của BTTM/Pḥng 5 /Quân-Sử.

 

2- Hải-Quân Việt-Nam C̣n Mất thế nào (Bài nói chuyện của Tác-giả về Hải-Sử).


Bối-cảnh khai-sinh QĐVN

 

Những Cảm-nghĩ về các Tổ-chức Quân-đội Việt-nam ở giữa Thế kỷ 20

(Trích từ "Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4" Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.)

 

 

Về việc phát sinh một tổ chức quân lực

Dầu ở trong hoàn cảnh nào, việc phát sinh ra một tổ chức quân lực cũng là một dấu tích lịch sử, và việc ghi chép thành sử liệu là một điều cần thiết, để ôn lại những ǵ đă xẩy ra. Trên mảnh đất Việt Nam đầy cam go và thân yêu này, công việc ghi chép lại sự h́nh thành tổ chức của quân đội quốc gia tất nhiên, cũng là một nỗ lực hết sức hữu ích. Xét một cách sâu xa, một quân đội không thể tự nó phát sinh và tự tồn. bởi v́, quân đội chỉ là một thứ vũ khí của chính trị và là thành tŕ bảo vệ cho chính trị.

 

Những căn nguyên phát xuất quân đội quốc gia

... Thế mới biết, một quốc gia khi có biến từ bên ngoài đưa vào, mà nội bộ của quốc gia này không được nhất trí, lại c̣n chia rẽ bằng nhiều xu hướng chính trị, bằng những thù hiềm riêng tư, bằng những quyền lợi khác biệt, th́ đại họa phải xẩy đến. Đây là một kinh nghiệm lịch sử chứng minh câu nói "đoàn kết là sống", chia rẽ là chết", một chân lư đơn giản nhưng vẫn là ánh sáng soi chiếu cho muôn đời.

Sự phát xuất của quân đội quốc gia có nhiều căn nguyên do hoàn cảnh tạo ra, thành h́nh sau quân đội Việt Minh, đáp ứng cho những đ̣i hỏi của thời cuộc. Quân đội Việt Minh ra đời từ năm 1945, tuy nhiên chỉ là một lực lượng vũ trang do tinh thần yêu nước tạo nên, thiếu thốn mọi thứ, nên không đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời đoàn quân xâm lăng tân tiến của Pháp.

V́ vậy, Pháp đă trở lại Việt nam một cách dễ dàng.

a. Căn nguyên thứ nhất - Pháp lợi dụng những thành phần cộng tác viên cũ.

Pháp đă lợi dụng ngay những thành phần cộng sự cũ như quan lại, công chức, hương chức, kỳ hào v.v... để thiết lập nhanh chóng một chánh quyền thân Pháp. Đây là những thành phần dễ dàng theo Pháp v́ Việt Minh nghi kỵ không dùng. Ngay khi cướp chính quyền, Việt Minh đă dùng hầu hết một lớp cán bộ đảng để nắm các guồng máy chính quyền, khiến cho thành phần trên sợ sệt và bất măn, nên đă tạo nên những lực lượng đầu tiên chống lại Việt Minh. Pháp muốn tạo nên một thế lực chính trị thân Pháp dưới h́nh thức phân rẽ để mà dễ xử trị.

Chẳng hạn như Pháp muốn biến xứ Nam Kỳ thành một quốc gia riêng biệt, biến miền Cao Nguyên thành xứ Tây Kỳ, miền Móng Cáy thành xứ Nùng và miền Lai Châu thành xứ Thái v.v... Tại những vùng đất này, để tăng thêm màu sắc chính trị địa phương với nhiều hứa hẹn về quyền lợi, Pháp đă đặt ra những biểu tượng riêng biệt nhằm tách rời các miền lănh thổ của Việt Nam, trong đó có việc tách rời các dân tộc thiểu số ra khỏi đại gia đ́nh dân Việt. Như đă đặt hiệu kỳ riêng cho xứ Nam Kỳ, xứ Thái và xứ Nùng. Hiệu kỳ riêng của xứ Nam Kỳ xuất hiện không được bao lâu nhưng các hiệu kỳ của xứ Thái và xứ Nùng đă xuất hiện rất lâu. Người ta c̣n nhớ biểu tượng cho xứ Thái là một lá cờ tam tài với mầu xanh trắng, rồi xanh và một ngôi sao sáu cánh ở trên nền trắng tiêu biểu cho sáu bộ lạc. Và người ta cũng không quên lá cờ tiêu biểu cho miền Móng Cáy cũng là một lá cờ tam tài gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, ở giữa màu trắng vẽ một cái thuyền buồm Trà Cổ để nhớ lại lúc từ đồn Cô Tô thuộc đảo Cát Bà, người địa phương theo quân Pháp về chiếm xứ này.

b. Căn nguyên thứ hai - Việt Minh xô đẩy đảng phái quốc gia về phía Pháp.

Không những thế, một vũ lực khác chống lại Việt Minh cùng lúc đă được phát sinh: đây là những lực lượng thuộc các đảng phái quốc gia. Ban đầu các lực lượng này đă kết hợp với chính phủ Việt Minh để thành lập một chính phủ liên hiệp, nhưng Việt Minh bởi bản chất chỉ là một đảng cộng sản trá h́nh, nên đă không có ḷng thành thực để tạo thế đại đoàn kết dân tộc trong việc chống giặc. Việt Minh chỉ tạo dựng một sự kế hợp giả tạo, theo giai đoạn, không những vậy c̣n t́m cách tiêu diệt các đảng phái đối lập bằng đổ máu nắm quyền lănh đạo độc tôn, đảng trị.

Bởi vậy, giữa các đảng phái quốc gia và mặt trận Việt Minh đă có những sự chia rẽ trầm trọng, biến thành cừu địch.

Từ những chia rẽ này, với những giải pháp đẫm máu của Việt Minh, những người quốc gia phải t́m cách nương tựa vào những vùng đất kiểm soát của Pháp hay bôn ba ra hải ngoại ẩn náu, để tránh khỏi bị tiêu diệt và t́m cơ hội cứu quốc khác.

Sau này, khi giải pháp Bảo Đại ra đời, những người quốc gia đă kết hợp nhau lại thành một mặt trận chống Cộng rất mạnh. Đây là một vũ lực chính trị chính thức đă kết tạo nên quận đội quốc gia.

c. Căn nguyên thứ ba - Việt Minh đẩy các lực lượng tôn giáo đứng về hàng ngũ chống Cộng.

Một lực lượng khác nữa chống Việt Minh không kém phần quan trọng, đó là các lực lượng tôn giáo cho rằng mặt trận Việt Minh không phải là một tập đoàn cứu quốc, mà chỉ là một tập đoàn cộng sản có tôn chỉ trái ngược với tôn giáo, nhất là với những người công giáo ít ai theo Việt Minh, họ đă ra mặt chống đối bằng cách khuyến khích thanh niên công giáo gia nhập các lực lượng vũ trang chống Cộng. Các giáo phái như Cao Đài, Ḥa Hảo ở Nam Việt cũng rời khỏi mặt trận Việt Minh, v́ Việt Minh được coi như một tổ chức vô thần, không thể chung sống và sát cánh với những người có tư tưởng hữu thần được.

Tất cả những lực lượng tôn giáo này đă bắt nguồn từ chính giữa ḷng dân chúng và đă chống Cộng rất mạnh. Đây là một lực lượng tinh thần đáng kể, là một tiềm lực mạnh mẽ trong việc cấu tạo nên sức mạnh cho quân đội quốc gia.

d. Căn nguyên thứ tư - Việt Minh xô đẩy những kẻ thù của chế độ vào hàng ngũ quốc gia.

Chế độ Việt Minh áp dụng bạo lực để duy tŕ guồng máy lănh đạo. Tất cả những thành phần như địa chủ, tiểu tư sản và trí thức không hợp tác, đều được coi như là những thành phần chống đối hay là phản động, bị theo dơi, cô lập, giam cầm hay thủ tiêu.

Bởi vậy những thanh niên thuộc các thành phần này dù có cảm t́nh với kháng chiến, trước sau cũng phải rời bỏ hàng ngũ Việt Minh.

Chính sách bạo lực của Việt Minh đă gây cảnh chém giết trong các chiến dịch diệt tề và diệt phản động. Sự kiện ấy đă khiến cho các thân nhân, con cháu của các nạn nhân do Việt Minh giết và thủ tiêu căm phẫn đến tột độ.

Tất cả những người này trở thành kẻ thù của chế độ vô sản bạo lực, trong đó kể cả những người không thích Việt Minh, những người đánh thuê v́ mưu sinh. Tất cả hợp thành một vũ lực để cộng tác vào sự thành h́nh và sức mạnh của quân đội quốc gia.

Cơ hội kết hợp các vũ lực chống cộng thành một tổ chức quân sự duy nhất.

Tất cả những vũ lực trên, từ những căn nguyên phát xuất đă được tŕnh bày, chỉ chờ đợi cơ hội khả hữu kết hợp lại thành một tổ chức quân sự duy nhất, biến thành một sức mạnh tự tồn nếu không muốn bị cộng sản tiêu diệt, hơn thế nữa, để có thể chống Cộng một cách tích cực và hữu hiệu.

Tổ chức quân sự duy nhất này được mệnh danh là quân đội quốc gia, là một vũ lực chống lại quân đội của Việt Minh được coi là tay sai của cộng sản quốc tế.

Bảo Đại thoái vị vào mùa thu năm 1945 để sau đó làm cố vấn cho chính phủ Việt Minh. Ông đă thoát sang Tàu để rồi về cộng tác với Pháp chống lại Việt Minh. Bảo Đại cho rằng: "Việt Minh là một chế độ cộng sản quốc tế không phù hợp với truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt nam".

Viễn ảnh của một cuộc chiến tranh lâu dài được đánh dấu từ năm 1950, khi chính quyền quốc gia tổng động viên nhân lực bành trướng chiến tranh và khuếch trương quân đội. Việc khuếch trương quân đội quốc gia, ngoài sự yểm trợ của Pháp c̣n được sự hỗ trợ bằng viện trợ quân sự của Mỹ. Bởi vậy, ta không thể coi đây là một biến cố tầm thường, mà chính thực rất là quan trọng. Quả vậy, việc khuếch trương quân đội qua ngả tổng động viên đă làm cho tính chất bán thuộc của quân đội này tan biến và đă thể hiện lên tinh thần của một quân đội kết hợp bởi mọi thành phần trong xă hội quốc gia chống cộng.

 

Sự thành h́nh của quân đội quốc gia.

Quân đội quốc gia đă phát nguồn từ những căn nguyên hết sức phức tạp như ở trên, kể từ khi Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương. Với những căn nguyên như thế, tổ chức quân đội quốc gia đă được thành h́nh dần, qua một tiến tŕnh nhiều giai đoạn.

Tháng 3 năm 1947, tại Ba Lê, Ramadier tuyên bố sẵn sàng cho các dân tộc Đông Dương được hưởng độc lập, có "quân đội" và ngoại giao trong khuôn khổ liên bang Đông Dương. Qua sự tuyên bố này, thủ tướng Pháp Ramadier tỏ ra ư muốn nối tiếp lại cuộc thương thuyết với Việt Minh.

Đây là lần đầu tiên, Pháp ư niệm h́nh thành một quân đội thuộc người Việt Nam xuyên qua một giải pháp chính trị.

Hiệp định Hạ Long kư ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và Cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin, trong đó, Pháp công nhận Việt Nam là nước độc lập và để nước này thực hiện lấy sự thống nhất của ḿnh một cách tự do, và ngược lại, Việt Nam tuyên bố gia nhập Liên Hiệp Pháp. Xuyên qua hiệp định này, một chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam thành lập; các nhà lănh đạo Việt - Pháp sẽ cùng nhau hợp tác thành lập các tổ chức thuộc mọi lănh vực cho chính phủ trung ương, trong đó có việc "tổ chức quân đội". Như vậy, với hiệp định này, việc tổ chức quân đội quốc gia được chính thức đề cập.

 

Biến chuyển quốc tế

Vào cuối năm 1949, một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng đến Việt Nam. Quân cộng sản của Mao Trạch Đông thắng thế quân đội Trung Hoa quốc gia và tiến sát biên giới Việt Hoa. Sự thắng thế này đă giúp cho Việt Minh về nhiều phương diện. Mặt trận Việt Minh là một đảng cộng sản kháng Pháp núp dưới danh nghĩa quốc gia, trước sự thắng thế của cộng sản Trung Hoa, đă rơ rệt ngả theo phe Cộng để được giúp đỡ tích cực. Ngày 16-1-1950, chính phủ Việt Minh được Trung Cộng công nhận, sau đó ngày 30-1-1950 v́ không muốn mất ảnh hưởng chính trị đối với nước đàn em, Nga cũng công nhận theo. Các sự kiện này đă làm Việt Minh mất hẳn vai tṛ kháng chiến dân tộc, lại mất dịp t́m ḥa b́nh bằng cách điều đ́nh với Pháp và chính phủ Bảo Đại, và đă khiến cho thế giới tự do công nhận mau lẹ chính phủ của cựu hoàng, dẫu rằng lúc đó chưa có thực quyền.

Do đó, Việt Nam đă biến thành một khu vực tranh chấp giữa ảnh hưởng của hai khối cộng sản và tự do, không thể nào cứu văn được.

Trước đà tiến triển của t́nh h́nh, người Mỹ gián tiếp can thiệp vào việc Đông Dương người Pháp kiệt quệ, đă phải chấp nhận với công cuộc Việt hóa chiến tranh. Từ đó, vai tṛ của quân đội quốc gia đă được đặc biệt chú ư, và được đặc biệt gia tăng phát triển, để đối đầu với làn sóng đỏ đang lan tràn xuống khắp miền bán đảo Đông Dương.

 

Trích bản Soạn-thảo của TTM/QLVNCH/ Pḥng 5, 1972.

 

 

----

Phụ-Chú :

(1) Tư-Tưởng của Quốc-Trưởng Bảo-Đại.

            Tác giả Pháp Phillipe Devillers trong cuốn "Histoire du Việt Nam 1940-1952" đă viết "xung quanh ông chỉ là một bọn nịnh thần, bọn tham danh và tiền bạc ...". Theo hồi kư của trung tướng Trần Văn Đôn trong tập “Việt Nam qua 20 năm biến cố" ông Đôn đă nhiều lần được gặp quốc trưởng Bảo Đại vào hồi đó và trong một lần yết kiến của ông, cựu-hoàng đă thổ lộ:

"Các anh c̣n trẻ và có vẻ hăng lắm! nhưng nếu các anh đứng vào địa vị của tôi th́ các anh cũng sẽ thấy khó xử vô cùng. Thực ra tôi đă nghiên cứu rất kỹ phiếu tŕnh của ông Xuân về dự án kế hoạch tổ chức quân đội mà anh đă tŕnh tôi năm ngoái (1949) tại Dalat. Tôi đă chấp thuận trên nguyên tắc và đă thảo luận với chính phủ Pháp. Riêng tôi, tôi vẫn mong muốn thành lập được một quân đội cho quốc gia, nhưng nhiều người đă nói với tôi rằng: trong lúc này chưa nên bành trướng quân đội đó, v́ nó sẽ rất nguy hại cho quốc gia khi chúng ta chưa đem lại một lư tưởng chiến đấu cho những đơn vị đó và trong trường hợp đó, binh sĩ sẽ đào ngũ tập thể sang hàng ngũ đối phương.[433] Chúng ta chưa gây được niềm tin tưởng trong quần chúng th́ làm sao chúng ta có thể gây được niềm phấn khởi và đem lại tinh thần chiến đấu cho binh sĩ được? Chúng ta chưa có đầy đủ cấp chỉ huy. Nếu nói là quân đội của ta, mà cấp chỉ huy lại toàn là người Pháp, mà lại do các bộ tư lệnh Pháp sử dụng th́ tất nhiên ta mặc nhiên công nhận cái tính chất đánh thuê của quân đội ta, và như vậy, th́ làm sao quân đội có được lư tưởng và có hậu thuẫn quần chúng".

 

(2) Cấp-số Quân-đội Quốc-Gia:

- Cấp số lư thuyết sĩ quan tính tới 31-7-1953

- Cấp tướng: 05 - Cấp thiếu tá: 247

- Cấp đại tá: 12 - Cấp đại úy: 1.178

- Cấp trung tá: 31

Trên thực tế tính đến ngày trên Quân đội Quốc gia chỉ có:

- 3 cấp tướng:

Trung tướng Nguyễn Văn Hinh

Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ

Thiếu tướng Nguyễn Văn Vận

- 10 cấp đại tá:

Lê Văn Tỵ, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Đôn, Trần Văn Minh, Lê Văn Kim, Hoàng Văn Thu, Hoàng Văn Tỷ, Dương Quư Phan, Nguyễn Tuyên và Phạm Văn Cảm.

- 12 trung tá:

Phạm Văn Đỗng, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Dương Văn Đức, Trương Văn Xương, Nguyễn Văn Hai, Lâm Ngọc Huấn, Nguyễn Quang Hoành, Trần Đ́nh Lan, Linh Quang Viên, Hà Trọng Tín, Nguyễn Văn Quan.

SQ/HQVN thâm-niên: HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ


Vấn-đề Hải-Sử

 

Hải-Quân VNCH c̣n mất thế nào? 

 

Kính thưa Quư-vị Trưởng-thượng,

Kính thưa Đô-Đốc Cựu TL/HQVN,

Kính thưa Ông Tổng-Hội-Trưởng,

Ông Trưởng Ban và các Bạn trong Ban Tổ-chức,

Kính thưa Quư Bà, Quư Ông, quư Bạn;

 

 

Trước hết, chúng tôi xin chào mừng tất cả quư-vị. Nhờ dịp tái-ngộ hi-hữu này, chúng tôi may mắn thấy lại những vị trưởng-thượng, các cấp chỉ-huy và những bạn bè đồng-đội thân yêu ngày cũ, mà trong đó có nhiều-người đă sau hàng 2, 3 chục năm xa cách, nay mới có duyên gặp gỡ.

            Đây là sự vinh-hạnh lớn lao cho chúng tôi, được có dịp hầu chuyện cùng quư-vị về một câu hỏi đă gây nhiều-thắc mắc cho chính cá-nhân chúng tôi hai mươi năm qua và có thể cũng là một trong nhiều-điểm suy nghĩ của quư-vị: sau di-tản, Hải-Quân VNCH c̣n mất thế nào?

Đề-tài "Hải-Quân VNCH chúng ta-tuy mất mà vẫn như c̣n" có đáng được gọi là một sự xác-định khách-quan hay không. Chúng tôi xin tŕnh-bày quan-điểm riêng tư của chúng tôi, nếu có đôi điều-quá xa vời, xin quư-vị lượng thứ cho.

 

*

 

Một phần quê-hương miền Bắc đă lọt vào tay bọn vô-thần năm 1954. Hai mươi mốt năm sau, 30-4-1975, người quốc-gia mất tất cả phần đất nước c̣n lại cho Cộng-sản. V́ mất nước là mất tất cả nên không có sự mất mát nào lớn lao hơn, đáng kể hơn nỗi đau vong-quốc.

 

Sau những tan tác v́ di-tản, một vị niên-trưởng khả-kính của Hải-Quân từng than rằng: "Nước đă mất, nhà đă tan, suốt tuổi thanh-xuân, hiến dâng cho Tổ-Quốc và Lư-tưởng. Chúng ta nay đă già, khởi sự cuộc đời lam lũ cu-ly nơi đất khách. Trong khi đó, những tên tham-nhũng sau bao năm sống trên xương máu, nước mắt, mồ hôi đồng-bào vẫn tiếp-tục sống đời phè phỡn. Thật là buồn!"

 

Thoáng nh́n qua như vậy, HQ chúng ta đă mất... HQVN chúng ta không c̣n ǵ cả. HQVNCH chúng ta chẳng sót lại ǵ trong Bạn, trong Thù và ngay cả bản thân chúng ta nữa sao?

 

- Người bạn Đồng-minh rời bỏ ta lại cho niềm cay đắng của sự thất-trận. Sau khi bại, thay v́ an-ủi lẫn nhau, các bạn Hoa-Kỳ quay ra trách-cứ. Nếu đọc các ấn-bản của HQ Học-Hiệu Annapolis, các người viết hải-sử của họ cho rằng HQ chúng ta v́ ưa chính-trị nên đă làm giảm khả-năng tác-chiến; v́ kém khả-năng chuyên-nghiệp, say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, lười biếng không làm việc nên không hoàn-thành nhiệm-vụ.

 

- Kẻ Thù Cộng-Sản chỉ nhờ sự hỗ-trợ của thế-giới Cộng-Sản thời đó mà đánh bại ta. Trong nỗi tham-lam thèm khát tột cùng của kẻ chiến-thắng, chiếm-đoạt tất cả. Khi chúng được chúng làm vua, c̣n chúng ta thua chúng ta là giặc, giặc đă thua phải mất tất cả. Và nay để tặng phát đạn kết-liễu cho số-phận chúng ta, bọn chúng (bạn cũ và thù xưa) đă nham-nhở nói chuyện lại với nhau, bắt tay nhau đằm-thắm, khởI-sự cuộc sống chung như tên ma-cô cùng con đĩ-điếm.

 

- Chúng ta đă đại-bại, đầu ta cúi gầm, bị tước bỏ hết nhân-quyền và mọi sở-hữu, kẻ tủi-nhục lê bước lạc loài nơi đất khách, người đau-thương xiềng xích tù-tội nơi quê-hương.

 

Thế nhưng, trong khoảng thời-gian hai chục năm đă qua, chúng ta đă có một thuở để sống, để làm việc, để được đời tôi-luyện mà suy-nghĩ chín chắn. Trong màu-nhiệm của tỉnh-thức, chúng tôi ngộ ra rằng thật ra HQVNCH không mất.

 

Trong cuộc chiến có hai phe, người thắng được dịp nói nhiều, nói lớn lối; nhưng chân sự thực không do người thắng nói ra. Lời phe thắng trận chẳng phải là chân-lư.

 

Suốt hơn 20 năm, HQVNCH từ lúc sơ-sanh đă trưởng-thành, đă hoàn-thành trách-vụ Tổ-Quốc-giao-phó. Là quân-chủng thầm-lặng, đôi khi bị ch́m lấp ngay trong Quân-lực. Thế nhưng về chỉ-huy tham-mưu, chưa hề có một văn-thư nào của các giới chức thẩm-quyền cao cấp nói về sự tồi-tệ của HQ. Công-b́nh mà nói trong tập-thể Miền Nam, HQ luôn-luôn là thành-phần ưu-tú đoàn-kết và trong sạch.

 

Cọp chết để da, người chết để tiếng. HQVNCH không những chẳng mất, chẳng mờ nhạt, mà c̣n tiếp-tục hiện-hữu với thời-gian.

 

Sự hy-sinh đóng góp của người lính, trong đó có thủy-thủ chúng ta không phải vô-ích. Nhờ những quân, dân, cán, chính nói chung, nhờ Hải-Quân chúng ta nói riêng, VNCH đă được hưởng một thời-gian mấy chục năm trong tự-do, no-ấm và tiến-bộ. Nếu không có sự đóng góp công-lao khó nhọc của chúng ta; Miền Nam cũng như miền Bắc, dân bị ngược-đăi, nằm trong ngục-tù độc-tài đảng-trị suốt từ cuối thập-niên 1940, cho đến nay đă hàng nửa thế-kỷ.

 

Bản-thân cá-nhân chúng ta chưa mất, chúng ta c̣n học-hỏi, thích-nghi hoàn-cảnh, nâng cao thêm cả giá-trị, kiến-thức, đang góp công xây-dựng cuộc đời ta, gia-đ́nh ta trên vùng đất quê-hương thứ hai.

 

- C̣n cháu ta đang tiến lên, học rất giỏi, làm việc tận-tâm, tương-lai không lâu sẽ là những nhân-tài lớn trong một thế-giới tiến-bộ

 

- Kẻ thù thất-bại khi nghĩ rằng tiêu-hủy được thành-quả của chúng ta. Chúng cũng đă hoàn-toàn thất-bại trong mưu-đồ cải-tạo quân-dân Việt-nam.

 

- Người bạn đồng-minh cũng lầm lẫn; họ đă xét-đoán sai lầm HQVNCH. SQ Hoa-Kỳ phê-phán chúng ta say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, sự hiểu-biết kém cỏi. Thực-tế đă trả lời: Chúng ta không kém cỏi ngay trong môi-trường Hoa-Kỳ. Sự thích-nghi của thuyền-nhân Việt-Nam phải kể là ngoại-hạng. Con cái ta sẽ c̣n nhiều-dịp làm vẻ-vang dân Việt, vượt trội con trẻ địa-phương.

 

Kính thưa quư-vị và các bạn,

 

- Nếu nhận rằng Trống Đồng là nguồn sử-liệu cổ xưa của dân-tộc ta th́ quân-đội Việt-Nam đă h́nh-thành từ những đoàn lính thủy trên các ghe thuyền trang-bị những cỗ nỏ thần. Tiên-khởi, dân Lạc-Việt thường sống cạnh biển khơi, sinh-hoạt trên nước nhiều-hơn trên cạn. Nhu-cầu quốc-pḥng của Việt-Nam 3 - 4,000 năm trước không đặt nặng vào việc pḥng-thủ diện-địa mà hướng vào việc ǵn giữ an-ninh những tuyến đường thủy, trên cả sông hồ lẫn ngoài biển cả. Có thể nói chắc chắn rằng VN là quốc-gia đầu-tiên trên thế-giới mà quân thủy được khai-sinh trước quân bộ.

 

- Kẻ thù với chiêu-bài "bài phong phản đế", mang nặng giáo-điều-Mác-Lê vọng ngoại, CSVN phủ-nhận công-lao tiền-nhân qua bao nhiêu triều-đại. Tài-liệu chính-thức của đảng Cộng-Sản thường kết tội là quân-đội thời phong-kiến chỉ là những phương-tiện để bọn vua quan dùng đàn-áp dân-chúng, không giống như các tập-thể tay sai mà chúng thường tâng-bốc xưng tên là Quân-đội Nhân-Dân, Công-an Nhân-Dân của Cộng-Sản...

 

- Chúng ta trái lại thừa-tự hương-hỏa chính-thức từ Hùng-Vương qua Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn... Ngay khi tái-lập được nền độc-lập, chúng ta bắt đầu ngay việc suy-tông sùng-bái Ngô-Vương-Quyền, Đức Thánh Trần, Quang-Trung Hoàng-Đế...; nhắc nhở danh-tiếng các Đô-Đốc Lộc, Đô-Đốc Tuyết đánh quân Thanh, Đề-Đốc Lê-Trực kháng Pháp, giữ thành Hà-Nội... Thế nên HQ chúng ta đương-nhiên đă chính-thức là truyền-nhân Thủy (Hải)-Quân nối-tiếp các nhà Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn, sau khi Hải-Quân Việt-Nam ta bị quân xâm-lăng Pháp tiêu-diệt.

 

- Theo vết chân Tướng-Quân Lư-Long-Tường, vị Tư-Lệnh Hải-Quân nhà Lư vào thế-kỷ thứ 13. V́ nhà cửa nát tan, đất nước gặp cảnh điêu-linh mà phải dận cả Hạm-đội đi Đại-Hàn. Chúng ta vượt Biển Đông mà vượt thoát khi Cộng-Sản xâm-lăng.

 

- Thuyền-nhân chúng ta là các Lư-Long-Tường lần hai trong thế-kỷ 20 này. Nói theo học-giả Hoàng-Văn-Chí, Hải-Quân ra đi như những tượng Phật bằng gỗ nổi trôi muôn phương đến cả bờ bến My-Châu, thà chịu ly-hương c̣n hơn bị huỷ-diệt tại quê nhà v́ những đồng-loại xấu xa.

 

Lại nói thêm cho được rộng răi, Cựu Hải-Quân VNCH chúng ta khi bỏ nước ra đi, đương-nhiên đă tái-lập đường hàng-hải trên Thái-B́nh-Dương sang Tân-thế-giới, con đường mà tiền-nhân Việt-tộc đă thực-hiện nhiều-ngàn năm trước.

 

Trước năm 1975, Hải-Quân Cộng-SảnBắc VN chỉ gồm có một giang-lực hạn-chế, một lực-lượng cận-duyên nhỏ bé. Thế nên khi chiếm VNCH, cái gọi là Hải-Quân Nhân-Dân đă phải học hỏi chúng ta về hoạt-động hạm-đội để mong hướng ra biển khơi.

 

Hai mươi năm đă qua. Vậy mà kẻ thắng vẫn c̣n phải tiếp-tục học người thua. Cách-thức tổ-chức các Lực-Lượng, các Hải-khu, điều-hành Chiến-hạm, Giang-Đoàn dần theo như tiêu-chuẩn của HQ/VNCH lúc xưa, có khác chăng chỉ là v́ HQ/CSVN ngày nay nhỏ bé hơn. Trong khi đó, khả-năng hành-quân phối-hợp thủy-bộ của chúng c̣n thua sút HQ/VNCH chúng ta khá xa. Khi xem tài-liệu Jane Fighting Ships thường-niên về HQ/Cộng-SảnVN, người ta thấy như HQ/VNCH vẫn c̣n đó vẫn HQ. 1, HQ. 2, HQ. 500, HQ. 501... Biết ḿnh lạc-hậu, lính thủy Cộng-Sản đành bỏ "nón cối dép râu", học đ̣i tiến-bộ.

 

Quan-trọng hơn hết là tinh-thần bảo-vệ lănh-thổ, hải-biên và ư-chí chống ngoại-bang xâm-lược.

 

Một mai theo ḍng định-mệnh khi Cộng-Sản mất đi, Việt-Sử sẽ viết lại bằng sự thực. Ngàn đời sử vẫn ghi là CS Việt đă cơng rắn cắn gà nhà trong biến-cố Hoàng-Sa tháng 1-1974 mà khi đó, người Cộng-Sản một lần phản-quốc, đứng về phía kẻ thù dân-tộc. Hoàn-cảnh thật là thuận-lợi cho CSVN ngày nay có một đất nước thống-nhất, vậy mà họ cũng chẳng làm được ǵ hơn. CSVN lại để mất thêm vùng biển, nhiều-đảo Trường-Sa lần lượt lọt vào tay kẻ thù truyền-kiếp là Trung-Cộng.

 

Lực-Lượng HQVNCH tuy không c̣n nữa nhưng rồi ra, Việt-sử cũng không thể ghi những ḍng chữ nào khác hơn khi đề-cập đến chúng ta như là một hiện-hữu quư-giá, một biểu-tượng về Truyền-thống Hàng-Hải cần-thiết trong một giai-đoạn có thể nói là nghịch-cảnh của dân-tộc.

 

Khoa khảo-cổ đă cho biết nhiều-chứng-cớ vững chắc như dân Việt thời cổ đi tiên-phong trong lănh-vực hàng-hải, tiền-nhân các giống Bách-Việt với dấu vết giao-thương ngà voi, sừng tê-giác lên tận Tây-Bá Lợi-Á, thành-tích dân Lạc-Việt vận-chuyển Trống Đồng tận các đảo vùng bắc Úc-Châu. H́nh ảnh người cổ Việt-Mường vác những ống tre đựng nước được t́m thấylại tại Mă-đảo, Phi-Châu. Ảnh-hưởng ngôn-ngữ đặc-biệt nhuộm màu-sắc hàng-hải, song song với các phát-minh hàng-hải và kỹ-thuật ghe thuyền của dân Việt ta đă trải dài qua hơn nửa ṿng trái đất, khắp Ấn-Độ-Dương sang qua Thái-B́nh-Dương đến Nam-Mỹ... Chúng ta chính là những người kế-thừa chính-thống của Hàng-hải. Duyên-Lực hay Hải-Thuyền VNCH là lực-lượng sau cùng dùng thuyền buồm, biết sử-dụng phối-hợp cánh buồm và cây xiếm.

 

Văn-minh nhân-loại phát-triển được là nhờ chuyển-vận, đặc-biệt nhờ đường biển. Thuyền-nhân với thành-phần dẫn-lộ ghe tàu vượt biên chính là các cựu Hải-Quân VNCH. Chuyện những người thủy-thủ như chúng ta v́ quệ-hương vùng Đông-Á bị giặc ngoại-xâm, khi nước Trung-Hoa bành-trướng, mà vượt biển tới Mỹ-Châu 3 - 4,000 năm trước, đă được viết lại trong sách "Nu-Sun" của Tiến-sĩ Gunnar Thompson, xuất-bản 1991. Trong khi sáng lập Nu-Sun Institute, văn-pḥng liên-lạc tại Fresno, CA; Ông đă dự-trù thiết-lập bảo-tàng-viện về viễn-dương, một trung-tâm nghiên-cứu về một Thái-B́nh-Dương ḥa-b́nh và một tờ báo định-kỳ, xuất-bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải-hành ḥa-b́nh tưởng-niệm những chuyến vượt Thái-B́nh-Dương như của Đô-Đốc Nu-Sun mà chúng tôi phiên-âm ra Nguyễn-Sơn.

 

Kính thưa quư-vị và quư-bạn,

 

Nhưng giờ đây, mất biển, mất tầu, mất cả tuổi thanh-xuân, những chàng trai trẻ Hải-Quân ngày ấy, nay đă già, vẫn c̣n phải mang những nghề-nghiệp tay trái ra để kiếm ăn. Trong lúc tuổi đời đă bắt đầu xế bóng, đành phải yên phận, mắc cạn trong nỗi niềm ray rứt khôn cùng của giấc mộng hải-hồ dang-dở... Phải có niềm Hy-vọng giúp họ đốt lửa thắp sáng ngời tâm-tư trở lại.

 

Xin các bạn đồng-đội cũ hăy nghĩ về "Nghĩa đồng-bào và Chân-lư tự-do".

 

Thấm-thoắt hai mươi năm qua thật nhanh, khối người Việt hải-ngoại trong khi cố-gắng hội-nhập vào đời sống mới ở đất người, cũng kiên-tŕ tranh-đấu cho quê-hương với hy-vọng những thay đổi tốt đẹp sẽ đến với đồng-bào trong nước. Nỗ-lực của chúng ta suốt hai thập-niên đă không nhiều-th́ ít, có ảnh-hưởng làm thay đổi chính-t́nh trong nước.

 

V́ mục-đích ra đi của chúng ta không phải chỉ v́ miếng cơm manh áo nên người thuyền-nhân tị-nạn chẳng quên t́nh nước non, nghĩa đồng-bào. Tạo-hóa sinh muôn loài có lẽ cũng muốn chúc-phúc tự-do và no ấm cho tất cả. May mắn hơn mọi người ở lại, nhờ vượt thoát nên người ra đi được sinh-hoạt trong không-khí dân-chủ. Nhờ ư-thức rơ-ràng được tầm giá-trị cao-quư của tự-do qua cái giá quá đắt mà bản-thân chúng ta đă phải trả nên người hải-ngoại hằng mong mỏi đồng-bào quốc-nội cũng sẽ được thụ-hưởng tất cả những điều-tốt đẹp tương-tự.

 

Nếu chúng ta cứ quyết-tâm tranh-đấu cho nhân-quyền không ngừng nghỉ, một ngày nào đó sự thành-công sẽ đến trong việc chuyển-biến quê nhà từ chế-độ độc-tài sang dân-chủ, giúp cải-tiến đời sống người dân từ nghèo đói sang ấm no. Sau 5 ngàn năm văn-hiến, lần đầu-tiên Việt-sử sẽ trịnh-trọng ghi các ḍng chữ vàng về công-trạng những người thuyền-nhân bỏ nước ra đi vẫn nhớ gốc nguồn.

 

Như một truyền-thống Hải-Quân đă xưa cũ, lại cộng thêm nỗi suy tư của một người ưa nói chuyện đi biển cùng bạn bè, thích viết bài tài-tử đăng báo miễn phí, việc làm của chúng tôi chẳng được bao nhiêu nhưng niềm mơ ước của một người thủy-thủ lại vẫn nhiều. Chúng tôi mơ-ước, những ǵ Hải-Quân VNCH đă thực-hiện, vẫn vĩnh-viễn tồn-tại với thời-gian.

 

Ngồi ở đây, sống ở đây, sinh-hoạt ở đây. Nhu-cầu vật-chất áo cơm thúc hối, chiếm hết th́-giờ, không dành được bao nhiêu cho những đóng góp tinh-thần, nuôi-dưỡng chí-khí, hoài băo. Hiểu và thông-cảm như vậy nhưng nếu chúng ta không lưu lại tài-liệu, sách vở, hậu-sinh một trăm năm sau, một ngàn năm sau, nghĩ thế nào về chúng ta. Không lẽ hơn bốn chục ngàn người trai trẻ suốt hai mươi mấy năm trong gian-khổ chỉ ăn không ngồi rồi, chẳng làm nên được chuyện ǵ haysao. Nếu không có tài-liệu sử sách lưu-truyền lại, thế-hệ sau sẽ mất một phần di-sản quư-báu của quốc-gia.

 

Quư-vị và chúng tôi đến tham-dự buổi hội hôm nay, những bạn đóng góp từ xưa trong sinh-hoạt hội-đoàn, hợp mặt hàng-hải Hải-Quân là bằng-chứng chính-xác nhất của tinh-thần thuyền-nhân, tị-nạn, của người thủy-thủ, ngườiđi biển. Trong tập-thể chúng ta, có rất nhiều-các bạn trẻ khi mất nước chỉ mới trải qua ít tháng trong quân-trường, vài năm ngắn ngủi sống trong môi-trường hàng-hải cũng vẫn nhận thấy lời kêu gọi thiết-tha cần đi t́m lại những kỷ-niệm thời xưa cùng các nét thân quen của bạn bè ngày cũ. Giữa trời đất lạ, phải chăng người Hải-Quân thấy rơ sự hiện-hữu đương-nhiên của HQVNCH như vậy.

 

Dù đă mất biển, mất tàu, trong ḷng chúng ta, màu biển quê-hương vẫn c̣n xanh, mầu xanh ngàn đời của Biển Đông từ những thời xa xưa khi Trái Đất c̣n đắm ch́m trong Băng Đá. Những ǵ HQVNCH để lại, dù là trừu-tượng hay cụ-thể, dù âm-thầm hay hiển-hiện, dù phần ch́m hay phần nổi, dù trong hôm nay hay qua ngày mai, vẫn c̣n tại đó như một hiện-hữu vĩnh-cửu, trong cả hai kích-thước lớn của thời-gian và không-gian...

 

Trong tinh-thần đoàn-kết lại để tồn-tại, duy-tŕ một chút ǵ đó c̣n sót lại với thời-gian, cho dù có gặp những sự nghiêt-ngă của hoàn-cảnh, Chúng tôi cổ-động cho kế-hoạch "viết hải-sử" của Tổng Hội Hải-Quân cũng v́ lẽ đó. Chúng tôi hoan-nghênh những công-tŕnh đóng góp của những cây bút trong và ngoài Hải-Quân mà một số đă ưu-ái đến với chúng ta ngày hôm nay như chị Điệp-Mỹ-Linh, niên-trưởng Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, các anh Trần-Quán-Niệm, Hà-Thúc-Sinh, Trịnh-Hoàng và nhiều nhiều nữa.

 

*

 

Rất mong mỏi quư-vị, trong hay ngoài HQ tiếp tay cùng Tổng-Hội trong dự-án Hải-Sử. Chúng ta cùng nhau thu góp lại các mảnh di-sản hàng-hải, có cả phần tim, phần óc, cả máu và nước mắt thủy-thủ để hoạt-động có ư-nghĩa này được mạnh mẽ hơn và kế-hoạch được chu-toàn.

 

Danh-tướng McArthur đă từng nói: "Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt dần đi mà thôi". Chúng tôi không có dịp tuyên-bố và cũng không giám nói lớn tiếng đến như vậy, nhưng thật-tâm đă suy-nghĩ rằng: "Người thủy-thủ VNCH khi già trăm tuổi tuy có phải chết đi, nhưng HQVNCH với những tinh-thần, truyền-thống và thành-quả sẽ không bao giờ mất với thời-gian".

 

Một lần nữa, xin cảm ơn và xin kính chào quư-vị, kính chúc toàn-thể quư-vị sự an-b́nh tuyệt-đối trong tâm-tưởng.

 

Vũ-Hữu-San

1997



[1] Năm 1847, Chủ-lực của Hải-Quân nhà Nguyễn gồm 5 Chiến-hạm kiến-trúc theo kiểu Tây-phương bị tiêu-diệt bởi Phân-Đoàn gồm 2 Chiến-hạm Pháp do Đại-Tá Lapierre và Trung-Tá Rigault de Genouilly chỉ-huy. Trong một giờ cả chu-sư của ta bị phá tan (Việt-Sử Toàn-Thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-G̣n 1960, trang 613). Hải-Quân Việt-Nam suy-yếu hẳn và coi như không c̣n hoạt-động nữa sau khi Pháp chiếm được thành-phố Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882. (Việt-Sử Toàn-Thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-G̣n 1960, trang 657).

[2] Có thể nói sự h́nh-thành Hải-Quân Quốc-gia Việt-Nam nhen-nhúm rất sớm, kể từ năm 1949. C̣n Hải-Quân của Cộng-Sản Việt-Nam ra đời trễ hơn, vào năm 1955. ("Lịch sử Hải Quân Nhân Dân Việt Nam", Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân, Hà Nội, 1980.) Tuy danh-xưng là Hải-Quân Nhân-Dân nhưng theo hiến-pháp, lực-lượng này cũng như toàn-thể Quân-đội Nhân-Dân chỉ là công-cụ sai-phái trực-tiếp của đảng Cộng-Sản, theo như hiến-pháp của chúng quy-định.

 

[3] Civilization, Past and Present, Third Edition, T. Walter Wallbank, Alastair M. Taylor, Nels M. Bailkey; Illinois, 1967. Trang 762.

[4] Civilization, Past and Present, Third Edition, T. Walter Wallbank, Alastair M. Taylor, Nels M. Bailkey; Illinois, 1967. Trang 766-775.

[5] Ngay từ năm 1950, khi thấy phong-trào dân-chủ tự-quyết dâng cao khắp thế-giới; Thống-chế Juin, người có uy-tín nhất trong quân-đội Pháp, đă nói: "...sớm muộn ǵ Pháp cũng phải buông Đông-Dương v́ xứ này quá xa và chiến-tranh quá tốn kém." (Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 44)

 

[6] Tới khi sắp chết, Hồ-Chí-Minh c̣n trăn trối lại như sau: "Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt-động, góp phần đắc-lực vào việc khôi phục lại khối đoàn-kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ-nghĩa Mác - Lênin và chủ-nghĩa quốc-tế vô sản, có lư, có t́nh...và góp phần xứng-đáng vào sự nghiệp cách-mạng thế-giới". (Di-chúc Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969.)

[7] Học-giả Trần-Trọng-Kim đưa dẫn-chứng: Quân Việt-Minh và quân Quốc-Dân-Đảng tuy nói là đoàn-kết, nhưng không có ḷng thành-thật. Quân Việt Minh chỉ có ŕnh cơ-hội là đánh quân Quốc-Dân-Đảng, hay bao-vây để tiêu-diệt lực-lượng của đối-phương, thành ra hai bên cứ ḱnh-địch nhau măi. Người không biết phương-sách của đảng Cộng-Sản th́ thấy thế làm lạ... (Một cơn gió bụi, 1949.

[8] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.

[9] Tướng CS Trần-Hạnh xác-nhận tại Hà Nội năm 1998: Đảng CS chỉ-huy quân-đội, September 24 (Reuters) Nguyên-văn bản-tin: Vietnam Deputy Defence Minister Lieutenant-General Trần Hanh said on Thursday that the ruling communist party would always maintain absolute leadership over the country's armed forces. "The constitution clearly prescribes the leadership role of the Communist Party of Vietnam, " he said.

[10] Man's Story, World History in Its Geographic Setting, T. Walter Wallbank; Scott, Foresman &Co, USA, 1961. Trang 717.

[11] Nhận-xét khách-quan này t́m thấy trong hầu hết các cuốn hải-sử ngoại-quốc hay các tiểu-thuyết phiêu-lưu, xuất-dương mạo-hiểm. Chân-lư tương-tự như: "đi môt ngày đàng, học một sàng khôn" hay "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn."

[12] Quân-số HQVNCH 42,000 người đứng vào hàng thứ 9, số-lượng chiến-thuyền 1,500 chiếc đứng vào hàng thứ 5 trong các Hải-Quân thế-giới. Về tổng-số bài-thủy-lượng, v́ các chiến-hạm chiến-đĩnh trang-bị đều nhỏ nên thứ hạng của HQVNCH chắc chắn không đáng kể.

[13] Hải-Quân Trung-Cộng có trên 300,000 quân là một trong ba lực-lượng Hải-Quân hùng-mạnh nhất trên thế-giới.

[14]  Báo Quê Mẹ, Paris, 1995, tr. 31.

[15] Dụ số 2 này do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư, phần "Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đă được thực-sự thi-hành. Dụ số 1 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư ngày 1 tháng 7 năm 1949 cũng đă đề-cập đến việc thành-lập Hải-Quân. Phụ-chú trong sách "United States Navy and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division, (Washington DC., 1976, trang 198): Dụ số 1 tiếp-tục có hiệu-lực cho tới khi Hiến-pháp của Việt-Nam Cộng-Ḥa ra đời vào năm 1956 (dẫn-chứng từ Bernard Fall, Two Viet-Nams. Trang 215).

[16] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.

[17] Hồ-Chí-Minh đề-cao tột-độ nhu-cầu phục-vụ chủ-thuyết vô-sản, cổ-vơ thế-giới Cộng-Sản đại-đồng. Họ Hồ đă ngạo-mạn nói chuyện “đại-đồng” với cả Đức Thánh Trần khi đề thơ:

Bác đưa một nước qua nô lệ

Tôi dắt năm châu đến đại đồng...

[18] Jane's Fighting Ships, 1955.

[19] Tiến-tŕnh thành-lập HQVN do Phó Đô-Đốc Ortoli đề-nghị vào tháng 4 năm 1951 gồm có: thành-lập hai Hải-Đoàn Xung-phong năm 1951, một Trung-Tâm tuyển-mộ và huấn-luyện năm 1952, nhiều đội tuần-giang năm 1953, bốn Trục-lôi-Hạm năm 1954, và một Phân-Đoàn Thủy-phi-cơ năm 1955.

[20] Tư-Lệnh FNEO (Forces Navales en Extrême-Orient) là giới-chức Hải-Quân Pháp cao-cấp nhất tại Viễn-Đông. Dưới quyền ông, có hai thành-phần là Phân-Đoàn Viễn-Đông (Division Navale en Extrême-Orient) gồm các Chiến-hạm lớn ngoài khơi và Lực-Lượng Hải-Quân Pháp tại Đông-Dương (Forces Navales en Indochine). Lực-Lượng thứ hai này lại chia ra Lực-Lượng Thủy-Bộ Miền Bắc và Lực-Lượng Thủy-Bộ Miền Nam.

Xem thêm t́nh-trạng Hải-Quân viễn-chinh qua bài viết của Ortoli, P. La Marine Francaise en Indochine, La Revue Maritime, Decembre 1952.

[21] 2897-258 Trước Tây-Lịch (TTL.) Theo Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-Tâm Học-liệu, Sài-G̣n 1971.

[22] Văn-Tân, Vai tṛ của Thủy Quân Việt-Nam trong Lịch-sử Dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977: Nhà Thục (257-207TTL.) xây Cổ-Loa-Thành. Đây là Căn-Cứ Hải-Quân lớn nhất Đông-Nam-Á trước Công-nguyên.

[23] Có nhiều nguyên-do người Việt-Nam chúng ta hiểu được, nhưng cả người Pháp lẫn người Mỹ đều ghi những nhận-xét nông cạn về hiện-trạng này. Các tài-liệu hải-sử của họ ghi rằng; họ không hiểu sao người Việt là dân duyên-hải, sinh-hoạt trên ghe thuyền, sống bằng ngư-nghiệp mà việc tuyển-mộ và huấn-luyện lại gặp khó-khăn đến như vậy.

Riêng đối với Hải-Quân Pháp, Tác-chiến là trách-nhiệm chính, họ không muốn tốn kém nhân-lực v́ phải cung-cấp huấn-luyện-viên cho HQVN. (Sách của Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 195-196.)

[24] Tài-liệu Hoa-Kỳ: Naval Division, TRIM, Study, "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955. Trang 1 ghi: Hải-Quân Pháp chỉ tuyển có 3 Sinh-Viên Sĩ-Quan, chưa qua được một năm, tất cả bỏ cuộc.

[25] "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955, trang. 1-2.

[26] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 45.

[27] Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 101.

[28] Hồi kư của Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn cho hay khi c̣n là Sinh-Viên Sĩ-Quan, đă có một số Hạ-Sĩ-Quan Đoàn-Viên Việt-Nam trong Hải-Quân Pháp. Các Ông Bảo, Nhẫn… đă hướng-dẫn SVSQ Khóa 1 những ngày đầu… Các Vị đó và các Ông Lộc, …sau này cũng phục-vụ HQVN khi người Pháp rút lui.

[29] Hồi kư của các Sĩ-Quan Khoá 1 ghi-nhận việc họ về trường là để hoàn-tất phần lư-thuyết cuối cùng và để chuẩn-bị việc măn-khóa như là những Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên.

[30] Trừ một khóa-sinh trước là cựu quân-nhân Hải-Quân Pháp, sau tốt-nghiệp trường Sĩ-Quan Huế là Thiếu-Úy Lê-Quang-Mỹ.

[31] Sau này trong suốt hai chục năm, các Sĩ-Quan ngành Chỉ-huy tốt-nghiệp Khoá 1 đă luân-phiên nhau nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân. Các Sĩ-Quan ngành Cơ-khí cũng vậy, đứng đầu các ngành Kỹ-thuật.

[32] Documents Vietnam, Bulletin Publié par le Service de Press et d'information du Haut-Commissariat du Vietnam en France, 1er October 1954, No.70, trang 12: TTHL/HQ/Nha-Trang đang huấn-luyện 350 Đoàn-Viên và 50 SVSQ. Kết-quả kỳ thi Sĩ-Quan ngành Chỉ-Huy (Officiers de pont) rất đáng khích-lệ. Có tới hơn 120 ứng-viên đă thi dự-tuyển vào trường Brest.

[33] Sau này, khi chương-tŕnh huấn-luyện Sĩ-Quan Hải-Quân tăng lên một năm rồi 2 năm (từ khóa 7), các Sĩ-Quan Hải-Quân tốt-nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy trừ-bị.

[34] Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[35] Xem bài viết của Ông Nguyễn-Kim-Hương-Giang về Liên-hê giữa Ông Trương-Ngọc-Lực và cái chết của Đại-Tá Quyền  .  Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[36] Hồi-ức của Đại-Tá Cơ-khí Nguyễn-Văn-Kinh, Tài-liệu phỏng-vấn thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại San Diego, tháng 6/1999.

[37] Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[38] Chỉ từ năm 1962, các khóa huấn-luyện Hạ-Sĩ -Quan mới bắt đầu tại Nha-Trang với các khóa-sinh dân-chính có văn-bằng tối-thiểu là Trung-Học Đệ nhất cấp.

[39] Xin mời xem thêm chi-tiết về học-tŕnh Brest qua bài viết của Cựu Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng "Những Năm tại trường Hải-Quân Pháp" trong tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 313-325.

[40] Khóa 1 Brest Pháp so-sánh với Khóa 1 Nha-Trang Việt-Nam, tuy khởi-sự cùng lúc nhưng học-tŕnh bên Pháp dài hơn nên các Sĩ-Quan này ra trường trễ hơn và về nước phục-vụ HQVN sau Khóa 1 NhaTrang tới gần 3 năm.

[41]  Ông Vũ-Nhân sau về nước, theo học và tốt-nghiệp khóa 6 tại Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang.

[42] Xin mời xem thêm chi-tiết về Quân-Y Hải-Quân Việt-Nam qua bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu được tŕnh-bày trong bộ sách nàỵ.

[43] Bác-sĩ Nguyễn-Phúc-Quế sau này sang làm Y-sĩ của Thủy-Quân Lục-Chiến.

[44] Những chính-quyền thuộc-địa Đông-Dương thường được gọi là Gouvernements des Amiraux.

[45] Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[46] Trong một bản Tuyên-Dương Công-Trạng, người Pháp ghi một danh-hiệu khác cho đơn-vị này là “la Flotille Fluviale des Troupes Françaises d'Extrème Orient”

[47] Sĩ-Quan này tử trận sau đó không bao lâu (Blessé mortellement le 25 janvier 1946 devant Tan Huyen, il est mort pour la France le 29 janvier 1946).

[48] Pissardy, Jean-Pierre; Flottilles Fluviales et Dinassaut. Militaria Magazine No.17; Feb. 1987; Histoire et Collections, Paris.

[49] Robert McClintock, "River War in Indochina", U.S. Naval Institute Proceedings, December, 1954.

[50] Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984, trang 84: " From the first the French had tressed the importance of river force and, indeed, had conceived the naval assault division that had proven itself so effective...".

[51] Charles W. Koburger, Jr. "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991.

[52] Hải-Đoàn Xung-phong Việt-Nam, về h́nh-thức dự-trù tổ-chức giống như Hải-Đoàn Xung-phong của Pháp (Division d'infanterie naval d'assaut, gọi tắt là Dinassaut) nhưng đến khi trao cho Hải-Quân Viet-Nam, đă bị thu nhỏ lại rất nhiều...

[53] Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 103.

[54] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.

[55] "United States Navy and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division, Washington DC., 1976. Trang 228, ghi như là Việt-Nam thắng: The issue was finally resolved in early 1954 by allowing the Vietnamese to fly their own flags.

[56] Thực-sự, việc giải-quyết chưa thỏa đáng. Cho đến Chiến-dịch Rừng-Sát 1955, vấn-đề quốc-kỳ vẫn c̣n phải bàn tới.

[57] Các Sĩ-Quan Pháp làm Hạm-Trưởng.

[58] Y-nghiă danh-hiệu Chiến-Hạm và truyền-thống Thủy-Quân Việt-Nam chống xâm-lăng được các ấn-bản Jane Fighting Ships ghi-nhận trong nhiều năm liên-tiếp: 1956, 1957, 1958...

[59] Ba Trục-Lôi-Hạm mà Pháp đă chuyển-giao cho Việt-Nam đến lúc đó, vẫn c̣n do Sĩ-Quan Pháp làm Hạm-Trưởng.

[60] Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 104.

[61] Documents Vietnam, Bulletin Publié par le Service de Press et d'information du Haut-Commissariat du Vietnam en France, Quatre Année, Paris, 1er Mars 1954, No.70, trang bià và bài viết, trang 13.

[62] Trong chính-sách "Bài Phong, Phản Đế", Cộng-Sản thường kết tội quân-đội thời xưa là tay sai phong-kiến để bọn vua quan dùng làm công-cụ đàn-áp nhân-dân.

Lănh-tụ CSVN Hồ-Chí-Minh hay có thái-độ bất-kính với tiền-nhân. Đặc-biệt khi Hồ làm thơ vịnh vị "đệ-nhất anh-hùng nước Nam" là Đức Trần-Hưng-Đạo, Hồ đà hỗn-xược nghêng-ngang gọi sách mé Thánh Trần là bác, xưng tôi !

Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,

Cũng bậc râu mày, cũng kiếm cung.

Bác đuổi quân Nguyên, vung kiếm bạc,

Tôi trừ giặc Pháp phất cờ hồng...

(Ra vẻ bợ đỡ, nối "đuôi Bác", Chế-Lan-Viên gọi Đại-thi-hào Nguyền-Du bằng anh...)

[63] Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn-Mạnh-Hùng. Quân Thủy Trong Lịch-Sử Chống Ngoại-Xâm, Nhà Xuất Bản Quân đội Nhân Dân, Hà Nội, 1983, trang 440, 441.

[64] U. S. Naval Proceedings, Aannapolis, February, 1973: các trang 48-58.

[65] Bài viết The Vietnamese Marine Corps, 1996 by Peter Brush, Cuốn sách Vietnam Generation, các trang 73-78.

[66] Xem chi-tiết tại chương 4 - Các đơn-vị bộ-binh, Sách "Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4", Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.

[67] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.

[68] Theo nhận-xét của Trung-Tá TQLC Hoa-Kỳ Croizat phục-vụ cùng thời đó ở Việt-Nam, Delayen là một Sĩ-Quan Commando ngoại-hạng. (Sách của Croizat).

[69] Tài-liệu chi-tiết cần t́m đọc thêm trong sách của Đại-Tá TQLC/ HK Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984.

[70] Trong Nghị-Định ngày 13 tháng 10 năm 1954 do Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm kư ban-hành về việc thành-lập TQLC có vài điều không "chỉnh" hay không xác-quyết như sau:

Điều 1. Hiệu-lực kể từ ngày 1-10-1954. Nay thành-lập một Tổ-chức trực-thuộc Hải-Quân, một binh-chủng Bộ-Binh., có nhiệm-vụ Kiểm-soát Thủy-lộ, hành-quân Thủy-Bộ doc duyên-hải và sông ng̣i, đặt tên là Thủy-Quân Lục-chiến.

Điều 4. Các đơn-vị sẽ có thể là:

- Các Đại-đội Giang-Lực

- Tiểu-Đoàn đổ-bộ

- Đại-đội yểm-trợ nhẹ

- Đơn-vị xung-kích

- Giang-Đoàn xung-kích.

[71] Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era 1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1977.

[72] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.

[73] Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era 1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1977, trang 19.

[74] Cấp-bậc Trung-Tá lúc đó quá cao so với tổ-chức TQLC và cả Hải-Quân trong lúc đó. (Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản).

[75] Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era 1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1977. Trang 20.

[76] Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984, trang 54-65: HQ Pháp có:

- Thủy-Xa, hai loại: chay bằng bánh xe như Amphibious Trucks DUKW, chạy bàng xích như Track Landing Vehicle LVT.

- Chiến-đĩnh nhiều loại: LCA, LCM, LCVP... và cả hors-board.

Về sau TQLC khônng c̣n chiến-đĩnh nhưng Thủy-Xa được trang-bị khá tối-tân như LVT-P5.

[77] Lời chú-thích trong nguyên-bản: First group of Vietnamese Marine officers to attend U.S. Marine Officers Basic School, Quantico, Virginia, pose with Lieutenant Colonel Frank R. Wilkinson, Jr. (second from right), and Captain Michael Gott (extreme right). At the extreme left is Captain Le Nguyen Khang, a future Commandant of the Vietnamese Marine Corps. To his immediate left is Major Le Nhu Hung, a senior officer of the VNMC. (Photo courtesy of Lieutenant Colonel Michael Gott, USMC).

[78] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 79)

[79] Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[80] LCU tuy gọi là Giang-Vận-Hạm, nhưng thực-sự không được xếp vào hàng các chiến-hạm. Giang-Vận-Hạm do một Thuyền-trưởng chỉ-huy.

[81] Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[82] LSIL 1030 chuyển thành HQ 30 của HQVN, rồi đổi số ra HQ 330. Hạm-Phó là HQ Trung-Úy Nguyễn-Thành-Châu (sau này là Phó Đề-Đốc), Sĩ-Quan Đệ Tam là HQ Thiếu-Úy Bùi-Cửu-Viên (sau này là Đại-Tá), Cơ-Khí-Trưởng là Trung-Úy CK Lương-Thanh-Tùng (sau này là Đại-Tá).

[83] Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.

[84] Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này. Giang-Pháo-Hạm này đổi thành HQ 331.

[85] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354).

[86] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354.

[87] Quân-số nhỏ nhoi này thua xa quân-số Thủy-Thủ-Đoàn một Chiến-hạm lớn của Mỹ, Pháp, Anh thường qua lại Biển Đông thời ấy. Thiết-Giáp-Hạm 3,000 người, Hàng-Không Mẫu-Hạm 4 - 5,000 người.

[88] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.

[89] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 253.

[90] Xin xem Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Ḥa, Những Trận Đánh Cuối Cùng. Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988.-Trang 102.

[91] Chiếm-Hạm được HQ Pháp chuyển-giao ít hơn dự-trù. Theo các thỏa-ước kư-kết giữa Việt Pháp: vào cuối năm 1955, chủ-lực Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm 305 feet, 1 Thông-Báo-Hạm, 257 feet, 7 Hộ-Tống-Hạm PC, 2 Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS. Xem tài-liệu trích-dẫn từ Jane's Fighting Ships đính kèm.

[92] Thường gọi nôm na là Tàu Ḍ nước.

[93] Thường gọi nôm na là Tàu Vét ḿn.

[94] Có tài-liệu của Bộ TTM ghi sai là Dương-Vận-Hạm (LST = Landing Ship Tank). Loại Chiến-Hạm này lớn hơn, măi tới thập-niên 1960, Hải-Quân Việt-Nam mới được trang-bị.

[95] Hai chiếc GC này phế-thải năm 1960.

[96] Tiền-Phong-Đĩnh c̣n được gọi là Thiết-Giáp-Đĩnh.

[97] Soái-Đĩnh c̣n được gọi là Chỉ-Huy-Đĩnh.

[98] Tiểu-Giáp-Đĩnh c̣n được gọi là Truy-Kích-Đĩnh.

[99] Stcan là chữ viết tắt của "Services Techniques des Constructions et Armes Navales France Outre Mer”. Chữ Fom chữ viết tắt của “France Outre Mer”. Loại Giang-đĩnh này được đóng tại Xưởng Ba-Son (HQCX sau này) để Hải-Quân Pháp hoạt-động ngoài nước Pháp, đặc-biệt cho Đông-Dương.

[100] Tài-liệu tham-khảo ghi là "thuyền kèm".

[101] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 356.

[102] Trong khi Cấp-số Sĩ-quan Quân-đội đầu năm 1954: 5 Tướng, 40 Đại-Tá, 60 Trung-Tá, 400 Thiếu-Tá; Sĩ-quan thâm-niên nhất của Hải-Quân c̣n ở hàng Đại-Úy và Trung-Úy.

95 Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[103] Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[104] Có tài-liệu ghi là ngày 30-6-1955. Việc bổ-nhiệm này là biến-chuyển lớn trong Hải-Quân. Tuy nhiên, trong các sách hồi-kư của Ông, tướng Trần-Văn-Đôn không hề nhắc tới chuyện này.

[105] Theo Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, và Oscar P. Fitzgerald: Sự chỉ-định này xảy ra một cách bất-thường v́ sự khác-biệt giữa các chức-quyền Pháp-Việt. Khi Việt-Nam chỉ-định HQ Thiếu-Tá Mỹ thay-thế HQ Đại-Tá Rechér trong chức Tư-Lệnh HQVN, Phó Đô-Đốc Edouard Jozan, Tư-Lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông đang Xử-lư Thường-Vụ chức Tổng-Tư-Lệnh Quân-Đội Viễn-Chinh Pháp, phủ-quyết. Jozan chỉ-trích Thiếu-Tá Mỹ về chuyên-nghiệp, tư-cách và có nghi-vấn về quản-trị ngân-khoản...(The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 325-326.)

[106] Trong cuộc tranh-chấp với các giáo-phái, chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm mở cuộc hành-quân này để loại-trừ tàn-quân B́nh-Xuyên từ khu-vực Sài-G̣n Chợ-Lớn rút về.

[107] Hải-Đoàn-Trưởng một Hải-Đoàn Xung-Phong đầy-đủ (Dinassaut) là một chức-vụ chỉ-huy quan-trọng trong Hải-Quân Pháp. Theo truyền-thống, Sĩ-quan này mang hiệu-kỳ Tư-Lệnh (Commodore) trên "Soái-Hạm" LSSL, LSIL hay LCT. (Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 62.). Cuốn sách "L'Enseigne dans le Delta" của Bernard Estival (Versailles: Les 7 Vents, 1989: 127-130) cũng viết lại chuyện này.

[108] Năm 1955, Pháp trao quyền chỉ-huy 4 Hải-Đoàn XP (sau này gọi là Giang-Đoàn Xung-Phong) cho Việt-Nam. HQ Trung-Úy Đinh-Mạnh-Hùng nhận Hải-Đoàn 25 tại Cần Thơ. Trong năm này, nhiều cuộc hành-quân phối-hợp thủy-bộ tiến-hành khắp Nam-phần Việt-Nam.

[109] Trong cuộc tranh-chấp với các giáo-phái, chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm mở cuộc hành-quân này để loại-trừ lực-lượng vơ-trang Ḥa-Hảo.

[110] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 433.

[111] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 326.

[112] Thiếu-úy Lê-Quang-Mỹ (khoá 2 SQ Bộ-Binh tại Huế) gia nhập Hải-Quân khóa 1 năm 1952, thăng-cấp rất nhanh. Ở chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân, Ông Mỹ lên tới cấp HQ Đại-Tá. Năm 1957, HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ là SQ đầu-tiên du-học khóa General Lines chương-tŕnh dài một năm ở Monterey, Hoa-Kỳ. Khi trở về nước, Ông được biệt-phái Pḥng Tổng-Thanh-Tra Bộ TTM/QLVNCH. Ông có xin được trở lại phục-vụ Hải-Quân nhưng đơn của Ông bị bác. Ông tiếp-tục mang cấp-bậc Đại-Tá tới khi giải-ngũ vào năm 1967. HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ qua đời tại Houston, Texas, Hoa-Kỳ vào năm 1990.

[113] Chức Phụ-Tá Hải-Quân (cũng như Phụ-Tá Không-Quân) cạnh Tổng Tham-Mưu-Trưởng QL/VNCH chỉ bị hủy-bỏ vào ngày Quân-lực 19-6-1965. Tới khi đó, tổ-chức Quân-Lực mới quy-định rơ-ràng 3 quân-chủng: Hải, Lục, Không-Quân.

[114] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 423.

[115] Thiệt-hại trong trận này cũng là thiệt-hại duy-nhất của Hải-Quân trong chiến-dịch Rừng-Sát: 1 Giang-đĩnh bị ch́m, 4 Giang-đĩnh bị hư-hại.

[116] Đoàn Thêm. 1945-1964. Việc Từng Ngày. In tại Hoa-Kỳ. (không rơ Năm).

[117] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 441.

[118] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 438-441.

[119] Sinh-hoạt của Sĩ-Quan Hải-Quân đă là đề-tài hứng-khởi cho một nhà Văn nổi-tiếng (đoạt giải Văn-chương Gia-Long) viết về đoạn đời sông biển của Hạm-Trưởng họ Hoàng trong một tác-phẩm xuất-bản tới hai lần:

Đỗ Thúc Vịnh. Những Người Đang Tới. Xuất-bản lần thứ nhất, Tủ Sách Người Dân, Sài-G̣n, 1964. Xuất-bản lần thứ hai, Nhà Xuất-Bản Đỗ Đỗ, Hoa-Kỳ, 1990.

[120] Một trong những mục-đích nhỏ của tập sách Hải-Sử này là đưa ra những giải-đáp cho những câu hỏi tương-tự. Tư-Lệnh HQ Lê-Quang-Mỹ vừa đối-đầu với mọi khó-khăn vừa thành-lập Hải-Quân, lúc th́ thao-dượt ngoài biển với Hải-lực, lúc hành-quân trong sông với Giang-lực, khi thành-lập các cơ-cấu điều-hành, khi th́ công-cán ngoại-quốc...

[121] Phái-bộ TRIM (Training Relations Instruction Mission) thành-lập ngày 3-12-1954 gồm cả Pháp lẫn Hoa-Kỳ phụ-trách liên-lạc và huấn-luyện lúc giao-thời cho QĐQGVN.

[122] Naval Section, TRIM, Monthly Report. No. 4 of 1 June. 1955.

[123] HQ Đại-Úy Chung-Tấn-Cang nhận-lănh chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng, Ông thăng-cấp HQ Thiếu-Tá sau đó. Nhiệm-kỳ từ 7-11-55 đến 29-3-58.

[124] Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354. Xem thêm chi-tiết trong đoạn "Bảng-cấp-số lư-thuyết Hải-Quân 1955 và Trang-bị thực-sự", đă tŕnh-bày phiá trên.

[125] Rielly, Robin L. Mighty Midget At War: The Saga of the Lcs(L), Ships from Iwo Jima to Vietnam. PSI Research / The Oasis Press, May 2000: Có tới 2 Chiến-Hạm mang số 225. Khi chuyển-giao năm 1955, t́nh-trang chiếc đầu-tiên (Arbalete - Ex LCSL-2) rất tệ-hại, sau đựơc bán như sắt vụn cho Đài-Loan (1977). Người Pháp giao chiếc khác (Framée LCSL-105) vào tháng 3 năm 1956 để thay-thế, Chiến-Hạm này mang lại số 225.

[126] Loại chiến-đĩnh này rất nhỏ (không phải loại WPB sau này) - thường gọi là Vedette Cảnh-sát Quan-thuế thường dùng.

[127] Lúc sơ-khởi, Giang-lực chỉ hoạt-động tại Nam-phần, được chia ra Giang-lực miền Đông và Giang-lực miền Tây.

[128] Sau này vào năm 1959, Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn được thành-lập để điều-hành các đơn-vị bờ.

[129] Một vài chi-tiết liên-hệ Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến được ghi trong cuốn Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[130] Xem thêm chi-tiết qua bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu được tŕnh-bày trong bộ sách nàỵ

[131] Sau chiến-dịch này ít lâu, Hải-Đoàn 22 XP được sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21 XP.

[132] Trước khi Chiến-dịch Nguyễn Huệ chính-thức khai-diễn, vào cuối tháng 12 năm 1955 quân chính-phủ đă có những hoạt-động quân-sự. Trong một cuộc hành-quân miền Long Xuyên, Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên tử-trận vào khoảng trước ngày Giáng-Sinh. H́nh ảnh HQ Trung-Uư Nguyễn-Văn-Trụ mang ống nḥm đang theo dơi địch-quân, bị trúng đạn vào đầu mà thân xác vẫn bất-động đă trở thành huyền-sử. Câu truyện vị Sĩ-Quan Hải-Quân khóa nh́ hào-hùng hy-sinh nơi trận-địa mang đầy màu-sắc tuyên-dương cho quân-chủng. Dưới bóng quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ tung bay trước gió Hậu-giang, ḍng máu nóng, đỏ tươi nhuộm thắm bộ quân-phục trắng... chảy dài chầm chậm từ đài quan-sát trôi dần xuống sàn chiến-đĩnh.

[133] Chức-vụ Giám-Đốc HQCX rất quan-trọng, nghị-định bổ-nhiệm do Bộ-Quốc-Pḥng ban-hành. Hai vị Giám-đốc đầu-tiên do hai Tư-Lệnh Hải-Quân kiêm-nhiệm. Một trường-hợp đặc-biệt, khi Bộ Quốc-Pḥng bổ-nhiệm Đại-Tá Kỹ-sư Nguyễn-Dần làm Giám-đốc HQCX (17-2-1959 Ờ 7-11-1960. Cấp bậc của Ông cao hơn Tư-Lệnh Hải-Quân, khi đó là HQ Trung-Tá Hồ -Tấn-Quyền.

[134] Tài-liệu Hải-Quân Hoa-Kỳ ghi-nhận nỗ-lực nghiên-cứu và thành-lập Hải-Thuyền là Công-lao của HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền trong những năm Ông làm Chỉ-Huy-Trưởng Duyên-khu Dà-Nẵng

[135] Công-việc sửa chữa chính của HQCX là đại-kỳ các Chiến-Hạm. Có nhiều trở-ngại về kỹ-thuật và vật-liệu làm tŕ-hoăn công-tác tại HQCX. Tháng 10/1959, Hộ-tống-Hạm Chi-Lăng HQ 01 sau giai-đoạn đại-kỳ dài tới 21 tháng, vẫn c̣n nhiều hư-hỏng cần phải sửa-chữa thêm.

[136] Lịch-sử Xí Nghiệp Liên Hợp Ba Son (1863-1998). Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1998, trang 269.

[137] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, dưới đề-mục A National Navy đă viết rằng: Great pride was derived from the Sea Forces, particularly because it symbolized South Vietnam's status as a nation.

[138] Có thể khi tinh-thần dân-tộc dâng cao, Quân-đội Việt-nam không ngại ngần đụng chạm với Quân-đội Pháp. Hành-động đáng kể nhất là khi Tiểu-Đoàn 55 chặn đường đoàn xe của Đại-Tướng Pierre Jacquot Tư-Lệnh Quân-đội Viễn-chinh Pháp, không cho Ông di-chuyển từ Đà-Lạt xuống Nha-Trang. Một Thượng-Sĩ và vài Hạ-Sĩ-Quan Việt-Nam ngang-nhiên cự-nự với phái-đoàn. Khi Pháp gọi máy bay th́ Việt-Nam đưa ngay hai Thiết-giáp-xa M8 ra chĩa súng, sẵn sàng nhả đạn vào đoàn xe Pháp... Chỉ cần một lệnh khai-hoả là phái-bộ của Đại-Tướng Pháp bị làm cỏ tan xác ngay. Thấy thế nguy, viên Tướng Pháp đành quay trở lại (Xem Đời Quân-Ngũ, Kư Ức Niên Dư Trần-Ngọc-Nhuận, Xuân Thu, California, 1992, các trang 238-239.)

[139] Colonel Victor J. Croizat, U.S. Marine Corps: Vietnamese Naval Forces Naval Forces: Origin of the Species, trang 48-58.

[140] Colonel Victor J. Croizat, U.S. Marine Corps: Vietnamese Naval Forces Naval Forces: Origin of the Species, trang 48-58.

[141] Đại-Tá TQLC Hoa-Kỳ Croizat viết một câu rất có ư-nghiă về quyết-định của Thiếu-Tá Mỹ vào ngày 20/8/1955 để kết-luận bài viết của Ông. Nhờ quyết-định này mà người Việt nắm được quyền- kiểm-soát Hải-quân của họ.

“It must acknowledged that since 20 August 1955, when the Vietnamese Naval Forces passed under Vietnamese Command, the decisions that have brought them to their present status were made by Vietnamese themselves.( Vietnamese Naval Forces Naval Forces: Origin of the Species, trang 58).

[142] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 340.

[143] 134 Năm1956 là một năm bận rộn nhất cho Hộ-Tống-Hạm Tụy Động HQ 04: Nhận-lănh tại Sài-G̣n vội-vàng không có cả sự hiện-diện của Hạm-Trưởng, đi Đà-Nẵng, biểu-dương lực-lượng và tuần-tiễu Hoàng-Sa, đi đại-kỳ Subic Bay, trở về tuần-tiễu Trưởng-Sa...

[144] Theo hồi-ức của Cựu HQ Đại-Tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh (không xuất-bản).Ông không nhớ rơ các danh-số chiến-hạm.

[145] HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh trong chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực, tháp-tùng Tổng-Thống xuống Vedette đi duyệt các Chiến-Hạm.

[146] Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.

[147] Hạm-Trưởng: HQ Trung-Úy Nguyễn-Vân, sau đó ít lâu thăng-cấp HQ Đại-Úy.

[148] Theo Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang340-341, ngoài mục-đích thao-dượt tập-đội, HQVN c̣n muốn xác-nhận chủ-quyền trên các hải-đảo, đồng-thời thực-tập hành-quân đổ-bộ tại đảo Côn-Sơn, mũi Cà-Mau, ḥn Khoai, đảo Phú-Quốc, Poulo Panjang, Poulo Wai và Poulo Tang trong vịnh Thái-Lan.

            Theo hồi-ức của Cựu Trung-Tá Đoàn-Danh-Tài (khóa 7): Sau khi tháo cạn, Trợ-Chiến-Hạm HQ 225 chạy về Sài-G̣n bằng đường sông qua ngả Rạch-Giá.

[149] Theo Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 136.)

[150] Các Báo-Cáo NA Saigon, reports, 48-56 of 17 May and 49-56 of 16 May 1956, JN 62A-2199, box 80, FRC, and 11-57 of 24 Jan. 1957, JN 62A-2681, box 69, FRC. Dẫn lại của Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 336.

[151] Trong giai-đoạn h́nh-thành tập-sử-liệu này, Ban Biên-tập nhận được một ư-kiến sau: "Không ai có thể phủ-nhận đây là một công-tŕnh công-phu và giá-trị của của tập-thể Hải-Quân, nhưng để cho cân-đối hơn cho tác-phẩm này, chúng tôi đề-nghị sưu-tầm thêm các bài viết của Đoàn-Viên Hải-Quân hoặc viết về Đoàn-Viên Hải-Quân".

[152] Phan-Lạc-Tiếp. Một Ngày Với Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[153] Cần kể thêm một số Sĩ-Quan nngành Chiến-Binh, thướng tốt nghiệp từ các Trường Lục-Quân chuyển qua phục-vụ Hải-Quân.

[154] Tài-liệu của Ông Nguyễn-Văn-Hiền, Trung sĩ Cơ-Khí HQVNCH

[155] trong Hải-Quân Công-Xưởng .Người đề-nghị ư kiến này là HQ Trung-Tá Phan Văn Cổn, và Hiệu-Trưởng đầu-tiên là HQ Trung-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh.

[156] Nguyễn-Văn-Hiền, viết theo hồi tưởng của Cựu Đại-Úy Cơ-Khí Nguyễn Văn San.

[157] Những chi-tiết này do lời kể của Trung-Úy Giám Lộ Nguyễn-Thế-Phiệt và Trung-Uư Đoàn-Viên Người Nhái Trần-Hữu-Phụng.

[158] Nguyễn-Văn-Hiền. Hạ-tầng Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên. Tài-liệu riêng, không xuất-bản.

[159] Sĩ-quan Hải-Quân Pháp tại Việt-Nam huấn-luyện được 7 khóa Sinh-Viên Sĩ-quan cho Hải-Quân Việt-Nam. Chương-tŕnh ấn-định chỉ có 6 tháng cho các khóa đầu, sau đó đă tăng dần lên tới 2 năm cho Khóa 7 (nếu tính cả thời-gian thực-tập sau khi măn-khóa).

[160] 149 Nguyễn-Tấn-Đơn Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang Bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[161] Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 104. Có tới 6 Giang-Đoàn Xung-phong đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cát-Lở, Vĩnh-Long, Cát-Lái, Cần-Thơ và Long-Xuyên.

[162] Theo bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu.

[163] Toán này đặt dưới sự điều-động của Hải-Quân Đại-Úy Đặng-Cao-Thăng, Giám-đốc Quân-Huấn. Khi đó Hiệu-Trưởng trường SVSQ là HQ Đ/Uư Nguyễn-Đức-Vân.

[164] Theo hồi-ức của Cựu Trung-Tá Nguyễn-Văn-Hoa (viết năm 2000): Khóa 7 Đệ Nhất Thiên Xứng, được tuyển mộ vào đầu năm 1956, gồm nhiều thành phần t́nh nguyện như Hàng-Hải Thương-Thuyền, Cao-Đẳng Kỹ-Thuật Cao Thắng, Sinh-Viên... Mọi gười đều thi tuyển vào, sau đó phải kư khế ước (engagement). Tháng 7 năm 1957, 27 SQ ngành Chỉ-Huy (Thủ-khoa: Nguyễn-Văn-Thiện) và 17 SQ Cơ-Khí (thủ khoa: Đoàn-Văn-Tiếng) măn-khóa, rồi thực-tập chiến-dịch Hồng-Nhạn.

[165] Peter Brush, The Vietnamese Marine Corps, trong sách Vietnam Generation, các trang 73-78.

[166] Những người Quốc-gia chân-chính và cả chính-phủ QGVN, phản-đối dữ dội việc Thực-dân Pháp và Cộng-Sản Hà Nội cấu-kết nhau chia cắt đất nước, đă không kư-kết hiệp-định này.

[167] Hành-động cưỡng-chiếm bằng quân-sự này được Nữ Giáo-sư Tiến-Sĩ Luật-khoa Monique Chemillier-Gendreau viết trong sách "La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys", xuất-bản tại Paris (Editions L'Harmattan, 1996.-Trang 45.

[168] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 339.

[169] Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986, trang 155.

[170] Lần bổ-nhiệm này không theo thâm-niên cấp-bậc. Thứ-tự các Sĩ-Quan thâm-niên sau TL/HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ lúc đương-nhiệm là các Thiếu-Tá Trần-Văn-Chơn, Chung-Tấn-Cang, Lâm-Nguơn-Tánh, Trần-Văn-Phấn, và Hồ-Tấn-Quyền.

[171] Sau nhiệm-kỳ gần 2 năm làm Tư-Lệnh HQVNCH, HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn du-học trường Cao-Đẳng Hải-Chiến Hoa-Kỳ (US. Naval War College)

[172] Theo Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 140-142) nhiều giới-chức Hải-Quân Hoa-kỳ hy-vọng HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh được chỉ-định vào Chức-vụ Tư-Lệnh HQVNCH.

[173] Hồi-ức của cưụ Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ghi lại như sau: Thực ra trong thâm-tâm tôi lúc ấy, tôi không hề muốn làm Tư-Lệnh chút nào, v́ tôi tự cho là chưa đến lúc tôi nhận trách-nhiệm này. Tôi c̣n thiếu kinh-nghiệm, tôi chưa sẵn sàng. Ai muốn làm ǵ th́ làm, tôi không muốn tranh giành với ai.

[174] HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh, sau khi tốt-nghiệp khóa General Line tại Monterey, California, Hoa-Kỳ; nhận-lănh chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Trấn đầu-tiên.

[175] Theo chi-tiết ghi trong hiệp-ước Genève, quân-dụng chỉ được thay-thế một đổi một. Ba Trục-Lôi-Hạm MSC này thay-thế 3 Trục-Lôi-Hạm YMS quá cũ, được phế-thải: HQ 111 Hàm Tử, HQ 112 Chương Dương, HQ 113 Bạch Đằng.

[176] Trục-Lôi-Hạm Hàm Tử II HQ 114 là Chiến-hạm đầu-tiên nhận-lănh tại Hoa-Kỳ, cũng là Chiến-hạm đầu-tiên hải-hành băng ngang Thái-B́nh-Dương.Vào ngày 9 tháng 7 năm 1959, Hải-Quân Thiếu-Tá Chung-Tấn-Cang nhận-quyền Hạm-Trưởng trong một cuộc lễ chuyển-giao tại Hải-Quân Công-Xưởng Mare Island, California. (Bản Thông-tin Ṭa Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ, Press and Information Office, Vol. 5, No.13, August 14, 1959, trang 12-13.)

[177] Hạm-Trưởng là Hải-Quân Đại-Úy Đinh-Mạnh-Hùng.

[178] Hạm-Trưởng là Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Vân.

[179] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, 1976, trang 145.

[180] Xin mời xem thêm chi-tiết về học-tŕnh trường Cao-đẳng Hải-chiến qua bài viết của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh "Trường Cao-đẳng Hải-chiến Hải-Quân Hoa-kỳ" trong tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 299-311.

[181] Charles W. Koburger, Jr. cho là có 6 Hải-đoàn. Số lượng này có lẽ sai v́ không có tài-liệu Việt-Nam nào ghi-nhận Hải-Đoàn Xung-Phong tại Cát Lở.

[182] Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt Sóng.... Trang.... Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[183] Loại vedette là tàu của Anh, rất hữu-hiệu cho việc tuần-giang và hộ-tống trên sông. Tầm ngấn nước hơi sâu nên không vào được chỗ cạn. Hai chiếc Vedette loại này biệt-phái tuần duyên cũng rất tốt.

[184] 172 Cuốn Hải-Quy này sau nhiều năm đă được tái-duyệt, tu-chỉnh trong những buổi họp Tham-mưu tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân VNCH, tuy vậy cho đến 1975 chưa bao giờ được tái-bản.

[185] Trước khi được rách ra thành một pḥng riêng-biệt, T́nh-báo chỉ là một ban trực-thuộc Pḥng Hành-Quân Tinh-báo.

[186] Theo Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 136-137.)

[187] Ông Ánh thăng-cấp Đại-Úy và Thiếu-Tá trong chức-vụ TMT.

[188] H́nh-ảnh các Hải-Vận-Hạm của HQVN với cờ vàng ba sọc đỏ xuất-hiện lần đầu-tiên trên màn ảnh năm 1955 trong một cuốn phim rất thành-công "Chúng Tôi Muốn Sống" do tài-tử Lê-Quỳnh đóng vai chính. Khi đó, Chiến-Hạm Việt-Nam đang tham-gia công-cuộc cứu vớt dân Bắc-Việt trốn chạy Cộng-Sản. Có nơi cả làng kéo nhau mạo-hiểm ra khơi trên những con thuyền nhỏ bé hay bè mảng mong manh, t́m đường di-tản vào Miền Nam Tự-do những năm 1954-1955. Hải-Quân đă đón họ.

[189] Loại Người Nhái này thi-hành các công-tác Đặc-công và chống Đặc-công thủy của địch.

[190] Có tài-liệu ghi: Lực-Lượng Giang-cảnh thành-lập với 4 LCM, 8 LCVP, 18 tiểu-đĩnh STCAN (French designed River Patrol Craft).

[191] Hộ-Tống-Hạm Vân Đồn HQ 06, nguyên là PC 1569, được chuyển-giao ngày 23 tháng 11 tại Seattle, Tiểu-bang Washington. (Bản Thông-tin Ṭa Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ, Press and Information Office, Vol. 6, No.13, December 30, 1960, trang 14-15.)

[192] 180 Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, 1976, trang 145.

[193] "Đoàn công-voa" là danh-tự Việt-hóa, đi từ nguyên-ngữ "convoi" của Anh, Pháp-ngữ, có ngh́a là đoàn tàu.

[194] Phan-Lạc-Tiếp. Giang-Đoàn Hộ-Tống và nhiều bài viết khác. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[195] Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. II, 1986, pp 147-148.

[196] Xin xem thêm phần Huấn-Luyện Hải-Quân của HQ Đại-Tá Bùi-Hữu-Thư. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này: HQ 01, HQ 04 và HQ 05 tấn-công chính-xác đến nỗi các lựu-đạn tay thả xuống làm cháy các bóng đèn trên các Tiềm-Thủy-Đĩnh. Cuối cùng Hạm-Trưởng tàu ngầm phải liên-lạc bằng sonar yêu-cầu Hộ-Tống-Hạm chỉ tấn-công bằng cách nhấn nút tín-hiệu sonar, họ sẽ thả bong bóng nước lên từ ống ngư lôi để cho biết họ bị trúng đạn hay những khi cần thông-báo vị-trí của họ.

[197] Càng về sau này, khả-năng chống tiềm-thủy càng bị suy-giảm. Những Chiến-Hạm lớn như Tuần-Dương-Hạm WHEC không c̣n được trang-bị Sonar. Khả-năng thả ḿn và trục-lôi cũng yếu kém.

[198] Hạm-Trưởng là HQ Đại-Úy Phùng-Nhật-Tân (Nguyễn-Tấn-Đơn. Tài-liệu VNCH & Hải-Quân. Sydney, 2002).

Hộ-Tống-Hạm Đống Đa II (HQ. 07) nguyên là PCE-881 Crestview, (Class Patrol Craft Escort), chuyển-giao cho HQVNCH ngày 29-11-1961.

[199] Vào đầu thập-niên 1960, t́nh-h́nh chính-trị của Việt-Nam Cộng-Hoà bất ổn v́ đảo-chánh liên-tiếp. Bên Âu-Châu các chính-phủ cũng không yên. Hành-động của Hải-Quân Hy-Lạp mang Chiến-Hạm ra hải-phận quốc-tế chờ đợi, không ủng-hộ phe này hay phái kia được cả thế-giới theo dơi. Hầu hết Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam lúc đó quan-niệm rằng Hạm-đội là tài-sản chung của quốc-gia, không thuộc riêng một cá-nhân hay phe phái nào. Các Hạm-Trưởng Việt-Nam, khi được phỏng-vấn, đều đồng-ư với các Hạm-Trưởng Hy-Lạp về trọng-trách bảo-quản tài-sản cho quốc-gia.

[200] Huy-hiệu Hạm-Trưởng đầu-tiên bán-chính-thức cũng có ngôi sao và bánh lái, nhưng mang những chữ La-tinh: Magister Post Deum, tức là Người quyết-định sau Trời.

[201] Hạm-Trưởng là những Sĩ-Quan Hải-Quân chỉ-huy các Chiến-Hạm Hạm-đội từ Tuần-Duyên-Hạm PGM trở lên. Hạm-Trưởng thâm-niên nhất là trên loại Khu-Trục-Hạm, DER (Destroyer, Radar Picket Ship.)

[202] Việc thành-h́nh Liên-đội Người Nhái khá đặc-biệt. Quan-niệm về đặc-công thủy truyền-thống đi từ Yết-Kiêu, Dă-Tượng; những vị anh-hùng đời Trần lặn xuống nước, đục thuyền giặc Nguyên Mông vào thế-kỷ 13. Trong chuyến công-du Đài-Loan năm 1960, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm rất thích-thú về khả-năng Người Nhái Trung-Hoa Quốc-Gia. Khi Đài-Loan nhận lời huấn-luyện giúp, Hải-Quân Việt-Nam lập-tức tổ-chức thêm binh-chủng này. Công-tác huấn-luyện tiếp-tục tại các vùng duyên-hải Việt-Nam. Người Hoa-kỳ chỉ chính-thức cho Hải-Quân Việt-Nam gửi Sĩ-Quan và Đoàn-Viên sang Mỹ học tập từ 1968.

[203] Ngày 10 tháng 12, 1961, hai chiếc Hộ-Tống-Hạm của Hải-Quân Việt-Nam là HQ 5 Tây Kết và HQ 6 Vân Đồn khởi-sự tuần-tiễu 10 hải-lư phía Nam vĩ tuyến 17, và từ bờ ra khơi hai mươi hải-lư. Chiếc thứ nhất từ một hải-lư cách bờ ra khơi 10 hải-lư và chiếc thứ hai từ 10 hải-lư ra phía Đông hai mươi hải-lư. Các Trục-Lôi-Hạm MSO (Mine Sweeper Ocean) của Hải-Đoàn Trục-Lôi 73 HQHK trách-nhiệm tuần-tiễu từ đó ra phía ngoài khơi.

[204] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.

[205] Bùi-Hữu-Thư. Bài Tuần-Dương Hỗn-hợp Việt-Mỹ. Báo Lướt Sóng. Bài Huấn-luyện Hải-Quân. và nhiều bài viết khác.. Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[206] Hải-Quy được Bộ Tư-Lệnh HQVN ban-hành. ngày 10 tháng 9 năm 1959. Cuốn sách này đề-cập đến các quy-luật Hải-Quân.

[207] Ngô-Quyến mở nước nhờ thắng trận thủy-chiến Bạch-Đằng. Đinh-Tiên-Hoàng dùng thủy-quân để dẹp loạn Thập-nhị Sứ-quân b́nh-định đất nước. Lư-Thường-Kiệt viễn-chinh đánh Tống b́nh Chiêm bằng chiến-thuyền. Nguyễn-Huệ vào Nam ra Bắc, và Nguyễn-Ánh thống-nhất sơn-hà đều nhờ biết cách sử-dụng quân thủy làm mũi dùi tiên-phong, xuất-kỳ bất ư tập-kích đối-phương. Những đại-anh-hùng dân-tộc khác như Lê-Hoàn, Trần-Hưng-Đạo, Trần-Khánh-Dư… từng làm nên sự-nghiệp hiển-hách đều là những chiến-lược-gia đại-tài về Hải-Chiến.

[208] Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang 195-196.)

[209] Cựu Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, trong cuốn sách The Final Collapse. (Washington, D.C. 20402, USA, 1983) có viết về những bất-lợi của QĐVNCH cứ phải giữ thế thủ trong suốt cuộc chiến.

[210]  Theo tập tài-liệu "Vietnam: What next? The Strategy of Isolation" (2002 ?) Cựu Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, TTMT/QLVNCH viết tiếp theo quyển sách tiếng Anh "The Final Collapse” (Washington, D.C. 20402, USA, 1983), kế-hoạch như sau .

“Quân Đồng Minh sẽ đổ-bộ ngay phía bắc vĩ-tuyến 18 và phía nam cửa Sông Cả. Từ cửa  Bến Thùy, lực-lượng Đồng-Minh sẽ chiếm đèo Keo Neua và Mụ Già là hai đường xâm-nhập chính vào miền Nam. Và từ đó, chúng ta së ngăn-chặn hữu-hiệu việc CSBV xâm-nhập qua ngả đường ṃn Hồ Chí Minh.

[211] Điệp Mỹ Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975. Texas, 1990.

[212] Nguyễn-Nhă. Một Thiên-tài Quân-sự. Trong Vài Sử-Liệu về Bắc-B́nh-Vương  Nguyễn-Huệ. (Một Nhóm Học-giả). Đại-Nam Xuất-bản. California. 1992.Trang 83-127.

[213] Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael, CA: Presidio Press, 1978.

[214] Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt Sóng.. Một số bài nữa của Ông cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[215] Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt Sóng.. Một số bài nữa của Ông cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[216] Tài-liệu phỏng-vấn Cựu Đại-Tá CK Nguyễn-Văn-Kinh, Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng của Lực-Lượng này đến năm 1975.

[217] Đại-Dương. "Mộng Viễn Du". Website http://www.NamDuongI.com của Đệ Nhất Nam-Dương. 2000.

[218] Người Nhái SEAL có thể hoạt-động trên đủ loại địa-thế môi-trường khác nhau. Người Nhái SEAL thường được gọi là Hải-Kích.

[219] Trước đây, một Hải-Đoàn Xung-phong mang số 22 đă thành-lập từ miền Bắc và di-chuyển vào Nam năm 1954, nhưng Hải-Đoàn này bị tan-nát không c̣n bao nhiêu nên đă sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21XP.

[220] Hạm-Trưởng: Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. (Ex-USS Marion County, LST-975). Xin mời xem thêm chi-tiết về diễn-tiến nhận-lănh Chiến-Hạm này qua bài viết của Ông "Hồi-kư lănh tàu" trong tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Điệp Mỹ Linh, Texas, 1990, trang 327-342.

[221] Hạm-Trưởng: Hải-Quân Đại-Úy Bùi-Cửu-Viên. (Ex-USS Maricopa County, LST-938).

[222] Đại-Tướng Lê-Văn-Tỵ TTMT/QĐVNCH, đă có nhận-xét như sau: Miền Nam Việt-Nam nhiều sông lạch, các cuộc hành-quân Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, và Nguyễn Huệ đă không thể nào thành-công được nếu không có sự yểm-trợ của Hải-Quân. Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[223] Tên Tuần-Duyên-Đĩnh này được chuyển thành Tuần-Duyên-Hạm từ năm 1969, khi Hải-Quân Việt-Nam nhận lănh tàu tuần-duyên WPB trang-bị cho Lực-Lượng Duyên-pḥng.

[224] Ra trường trong lúc t́nh-trạng quân-sự sôi-động, Sĩ-Quan khóa này mau chóng nhận-lănh trách-nhiệm. Sau 10 năm kiên-tŕ trong hải-vụ, khoảng 1973-1975 họ đă nắm giữ quyền Hạm-Trưởng hầu hết các Chiến-Hạm chủ-lực của Hạm-đội như Hộ-Tống-Hạm, Dương-Vận-Hạm, Tuần-Dương-Hạm và Khu-Trục-Hạm.

[225] Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh,-Trang 21.

[226] Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối Cùng của Đệ Nhất Cộng-Ḥa Việt-Nam. Nhà Xuất-Bản Holly Graphics. Virginia 1999.

[227] Tốt-nghiệp tháng 11 năm 1964.

[228] V́ không tham-khảo Hải-Quân trước, Trường Vơ Bị Đà Lạt đă cho các Thiếu-Úy mới tốt nghiệp hay rằng khi sang học Hải Quân, họ sẽ được hưởng quy chế Sĩ-Quan Sinh Viên (và đương-nhiên sẽ không phải làm vệ sinh doanh trại). Ngày đầu tiên mới nhập Quân Trường, khi HSQ trực đi kiểm soát và đốc thúc các SQ này làm vệ sinh th́ có sự tranh căi, BCH Quân Trường Hải-Quân Nha-Trang đă quyết định dù là Sĩ-Quan khi sống trong 1 khoá học của Sinh-Viên vẫn phải làm vệ sinh cho doanh trại của ḿnh (không có lính hầu) và quân trường Nha Trang không có quy chế Sĩ-Quan Sinh Viên. V́ thế có 5 Thiếu-Úy không chịu làm vệ sinh như những SVSQ/HQ Khóa 13, họ đă xin trở về Lục-Quân. Tổng cộng là 8 trong 15 người rời Hải-Quân.

[229] Theo nhận-xét của các Hạm-Trưởng, các tân HQ Thiếu-Úy Hiện-dịch thường-thường là những quân-nhân gương-mẫu, kiến-thức khá, tinh-thần phục-vụ cao.

[230] Lời Nguyễn-Ngọc-Điệp ghi-nhận khi hiệu-đính. Sách do Nhà xuất bản Văn-hóa dân-tộc xuất bản, Hà-Nội 2000.

[231] Lời Chú kèm theo tấm ảnh số 391 về "Thi hài (Tổng-Thống) Ngô Đ́nh Diệm"

[232] Giáo sư Văn-Tạo, Nhật-Báo Nhân Dân, Hà-Nội, 20/9/2000.

[233] Tài-liệu trong cuốn Chiến-sử Thủy-Quân Lục-Chiến, Hoa-Kỳ, 1997.

[234] Trong những năm 1966-1968, khi Tư-Lệnh Sư-Đoàn TQLC ở vào cấp-bực tướng, Tư-Lệnh HQVN mang cấp-bực Đại-Tá.

[235] Trong năm 1968, HQVN (cấp Lực-Lựợng) và TQLC (cấp Lữ-Đoàn) đă hành-quân phối-hợp tại U-Minh.

[236] Tài-liệu của Giáo-sư Cao-Thế-Dung, "Măy Nét Sơ khảo về Hải-Quân Việt-Nam", báo Bạch-Đằng, Xuân Nhâm-Tuất, 1982, Virginia, USA, trang 12-16.

[237] Măn khóa vào tháng 12 năm 1965.

[238] Sau này, khi Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Cam Ranh được thành-lập năm 1968, việc huấn-luyện kỹ-thuật được giao cho Trung-Tâm Huấn-luyện Bổ-túc Sài-G̣n.

[239] Bùi Tiến Rũng, Shipyards in Viet Nam, The Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, Republic of Vietnam, Saigon, 1970, trang 15.

[240] Điệp Mỹ Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Texas, 1990. Xem thêm chi-tiết các hoạt-động của Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải được tŕnh-bày bởi Trần Đỗ Cẩm.. Nhiều bài viết khác.của Ông cũng được đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[241] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994: "Paralleling the overall rise in MAAG strength, the Navy Section increased from 79 men in 1959 to 154 in early 1964. In addition, the naval advisors began to accompany South Vietnamese ships, river assault groups, and other units on combat operations."

[242] Charles W. Koburger, Jr. "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, trang 105-106.

[243] Vị Tư-Lệnh Hải-Quân lúc đó là Đề--Đốc Chung-Tấn-Cang.

[244] Ghe Chủ-lực có kích-thước 55-9 x 15-9 x 2-8 (feet-inches), trọng-tải 19 tấn. Buồm được tháo gỡ vào năm 1966 v́ ít khi được dùng tới.

[245] Các ghe buồm của HQVNCH là những chiến-thuyền cuối cùng của Việt-nam được trang-bị cây xiếm. Trong các tài-liệu khảo-cổ hàng-hải: Xiếm là một trang-cụ trên các thuyền buồm ngày xưa dùng để chống lại sự giạt ngang. Xiếm cũng t́m thấy tại Mỹ-Châu thời cổ. Với Xiếm (hay lui-hạ), thuyền buồm Việt-Nam có khả-năng đi trếch ngược với hướng gió, trước cả Công-nguyên (chứng-tích trên các trống đồng Heger I).

[246] Radar đầu-tiên cho chiến-đĩnh hoạt-động trong sông được trang-bị trên chiếc Soái-Đĩnh này, hoạt-động rất hữu-hiệu đặc-biệt khi giang-hành và tuần-tiễu ban đêm.

[247] Đoàn giang-đĩnh của Giang-Đoàn 27XP, gồm có LMC8 và RPC thường di-chuyển với vận-tốc đường trường 12 gút, tức là nhanh gấp rưỡi những Giang-Đoàn Xung-Phong khác.

[248] Những nhà Hàng-hải Tây-phương làm chứng cho tinh-thần hiếu khách và kỹ-thuật kiến-trúc tàu thuyền thật cao của người Việt-Nam. Trong một cuốn nhật-kư của thương-nhân buôn bán với vùng này vào khoảng thời-gian 1690-1700, người ta thấy viết rằng:  "Khi một thương-thuyền nào đó bị đắm ở đây, số c̣n may mắn v́ được dân Việt-Nam giúp đỡ hơn bất cứ ở một nơi nào khác. Thuyền bè của họ chạy ra chạy vào săn nhặt các vật-liệu, người ta dùng lưới để thu-hồi hàng-hoá bị ch́m. Thật là không c̣n một nỗ-lực nào mà họ không cố gắng làm để sửa chửa lại con Tàu cho được tốt như xưa (Taboulet, La geste francaise  en Indochine (Paris, 1955), Vol. 1. Trang 87.)

[249] Thủy-Quân Tây-Sơn và Nhà Nguyễn đă từng tháo gỡ những tầu chiến Tây-phương, rồi dùng vật-liệu và phương-tiện địa-phương, kiến-tạo những chiến-thuyền tương-tự (kiểu Tây-Phương) trong ṿng một vài tháng cho Hạm-Đội của họ.

[250] Tính ra môt chiến-thuyến duyên-lực chỉ tốn hơn 1,000 Mỹ-kim. Ghe Chủ-lực tốn kém hơn rất nhiều, nhưng chi-phí cũng không đáng kể.

[251] Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965. Washington: Naval Historical Center, 1986, trang 228-229.

[252] Nhà Văn Đại-Dương đă viết: "Kinh-nghiệm quư-giá đó đă giúp tôi đi trong cơn bảo nhỏ từ Sài-G̣n ra Nha-Trang suốt đêm không cần Radar khi làm Hạm-Trưởng HQ 617 năm 1967". "Mộng Viễn Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ Nhất Nam-Dương. 2000.

[253] Lúc đầu Thiếu-Tướng Nguyễn-Hữu-Có, Tư-Lệnh Vùng 2 Chiến-thuật có ư-định bao-vây và bắt sống chiếc tàu địch để dùng làm tang-chứng cho sự xâm-nhập của Cộng-Sản Bắc-Việt. Sau đó, Ông bỏ ư-định này.

[254] Ngày 20-02, Hộ Tống Hạm Kỳ Ḥa HQ 09 ra tăng-cường cho Hải-Đoàn Đặc-Nhiệm.

[255] Trần-Lư. Tổ-Quốc Đại-Dương. Portland, Oregon, Công Ty Phát-hành HK, 1999.

[256] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 78-82.

[257] Huy-chương US Navy Unit Commandation này là huy-chương đầu-tiên ân-thưởng cho một đơn-vị đồng-minh sau chiến-tranh Hàn-quốc. Hạm-Trưởng Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ 04 là Hải-Quân Đại-Úy Trần-Văn-Triết.

[258] Nhiều người gọi là lư-thuyết Domino.

[259] The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Alex Larzelere, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997.

[260] Cuốn Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War, Do Kiem and Julie Kane, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1998.

[261] HQVNCH trong suốt giai-đoạn 1952-1975 mang đậm nhũng nét qúy-phái, học-thức và chuyên-nghiệp như mọi Hải-Quân của các cường-quốc trên biển thời đó.

[262] Ư-thức danh-dự của người Việt-Nam nói chung và của Hái-Quân Việt-Nam nói riêng thời ấy rất cao. V́ sự giáo-dục học-đường khác nhau, một người Mỹ b́nh-thường không thông-hiểu ư-thức danh-dự đó trong con người Việt-Nam.

[263] Westmoreland, William C. A Soldier Reports, Dell Publishing Co.. Inc. New York, 1976, trang 315-316.

[264] Những Cố-Vấn Trung Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt-Nam mang theo cả đoàn lính hầu nhộn-nhịp, nào bảo-vệ, nào cần-vụ, nào cấp-dưỡng, nào giám-mă. Khi Cố-Vấn lên đường công-tác, anh cấp-dưỡng quảy nồi niêu xoong chảo lên vai, anh cần-vụ lỉnh-kỉnh chăn màn gối đệm trên vai, anh giám-mă chạy tới cúi gập ḿnh xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng ḿnh mà leo lên ngựa. Cố-Vấn đến nơi cần nghỉ ngơi th́ cần-vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp trên rửa mặt rửa chân, cấp dưỡng te tái lo nấu cơm nấu nước, bảo-vệ lăm lăm súng đứng gác, giám-mă te tái đi cắt cỏ ngựa. Răm rắp, răm rắp, không chê vào đâu được. Xem "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, hội-viên Hội Nhà Văn ở trong nước, nhà Xuất-bản Văn-nghệ (Mỹ) tháng 4-97.

[265] Trường-hợp Ông Trần-Văn-Chơn rất đặc-biệt, vị Đề-Đốc này nắm quyền Tư-Lệnh lâu nhất, không những Ông có tới hai lần đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân, mà c̣n làm Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng tới hai lần.

[266] Nhận-xét của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh. Xem Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.

[267] Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối Cùng của Đệ Nhất Cộng-Ḥa Viet-Nam. NHà Xuất-Bản Holly Graphics. Virginia 1999.-Trang 61.

[268] Cấp-bực Phó Đề-Đốc cũng như Chuẩn-tướng (một sao) là câp-bậc mới do chính-quyền quân-nhân đặt ra vào năm 1964. Trước đó, cấp Đô-Đốc Hải-Quân cũng như Tướng Lục-Quân khởi-sự từ 2 sao, tức Đề-Đốc hay Thiếu-Tướng.

[269] Jane's Fighting Ships, 1967, 1968, 1969.

[270] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 168-169.

[271] CIA là chữ viết tắt của Central Intelligence Agency, Cơ-Quan T́nh-Báo Trung-Ương của Hoa-Kỳ.

[272] Một trong những giới-chức Việt-nam được ghi chép là đă chỉ-trích một cách gay gắt và cay đắnh nhất có Bà Ngô-Đ́nh-Nhu, được coi như "Đệ Nhất Phu-Nhân" của VNCH thời Chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm.

[273] Nguyên-văn Anh-ngữ: "... White-faced soldier armed, equipped and trained as he is not suitable guerrilla fighter for Asia forests and jungles. French tried to adapt their forces to this mission and failed. I doubt that US forces could do much better.... Finally, there would be ever present question of how foreign soldier could distinguish between a VC and friendly Vietnamese farmer. When I view this array of difficulties, I am convinced that we should adhere to our past policy of keeping our ground forces out of direct counterinsurgency role." Gen. Maxwell Taylor, 22 February 1965.

[274] Ḍng họ tướng Grant đă sản-sinh một số lượng Tướng-lănh, Đô-Đốc nhiều nhất và nổi danh bậc nhất trong những thế-gia vọng-tộc của đất Hoa-Kỳ.

[275] Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael, CA: Presidio Press, 1978.

[276] McNamara, Robert S.with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam. Times Books. Random House, U.S.A. 1995.-Trang 275-276.

[277] McNamara, Robert S.with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam. Times Books. Random House, U.S.A. 1995.-Trang 275-277.

[278] 254 H.R. McMaster. "Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, The Joint Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam". USA. 1997.

[279] Kư-giả Rick Young, chương-tŕnh "Give War A Chance": Why did Johnson's "middle-course" strategy in Vietnam--graduated pressure and constrained attacks--represent no strategy at all? Is warfare by political consensus doomed to fail? In 1997, an Army major published a book about Vietnam that caught the attention of virtually every American military leader. The writer was H.R. McMaster and the book is titled "Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, The Joint Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam".1997.

[280] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.

[281] Seebees hay CB, chữ viết tắt của Construction Battalions: Tiểu-Đoàn Công-Binh Xây Cất.

[282] Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này

 

[283] Westmoreland, William C. A Soldier Reports, Dell Publishing Co. Inc. New York, 1976. Trang 240-241.

[284] DER la chữ viết tắt của Destroyer Escort, Radar Picket Ship; loại Khu-Trục-Hạm Hộ-Tống Hải-Đội trang-bị loại Radar tiền-thám, có bán-kinh không-thám tới 200 hải-lư.

[285] W. J. Moredock, LCDR U. S. Naval Proceedings, February 1967. Trang 136-138.

[286] Harold W. Seagal, LT ỤU. S. Naval Proceedings: January 1968. Trang104-105.

[287] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 167-168.

[288] Mang tổng-số Tuần-Duyên-Đĩnh PGM lên tới 20 chiếc.

[289] Trần-Lư. Tổ-Quốc Đại-Dương, Portland, Oregon, Công Ty Phát-hành HK, 1999.

[290] Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988, trang 120-122.

[291] Helm, Glenn E. Surprised at Tet: U.S. Naval Forces in Vietnam, 1968. Trong Pull Together, the Newsletter of the Naval Historical Foundation and the Naval Historical Center, Vol.36, No.1 (Spring/Summer 1997).

[292] Nguyễn-Văn-Ơn. Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám (Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.5). Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[293] Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản).

[294] Cuộc hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67, bài viết của Đại-Tá Tôn Thất Soạn, Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[295] Advanced Research Projects Agency, Department Of Defense, Junk Blue Book: A Hanbook of Junks of South Việtnam. Washington D.C., 1962.

[296] Hữu-Phương. Neo Tuổi Vàng. Sài-G̣n, 1967.

[297] Tác-giả sau đó thăng tới cấp Phó Đề-Đốc- Phụ-tá TL/HQ/Hành-Quân Biển.

[298] "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghiă của Việt-Cộng Mậu Thân 1968", Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5/ Khối Quân-Sử xuất-bản 1968.

[299] Wirtz, James, The Tet Offensive: Intelligence Failure in War, Ithaca, 1992.

[300] Trong một buổi lễ ban-thưởng ngày 23 tháng 7 năm 1969 tại Vĩnh-Long. Các Đô-Đốc và Tướng-lănh đồng-minh được mời tham-dự.

[301] Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988.-Trang 348.

[302] Cuốn "Đời Thủy-Thủ", của Vũ-Thất Vơ-Văn-Bảy xuất-bản 1968 tại Sài-G̣n là cuốn sách tiểu-thuyết đầu-tiên của một quân-nhân Hải-Quân viết về Hải-Quân.

[303] Zumwalt, Elmo R., Jr. On Watch: A Memoir. New York: Quadrangle Press/The New York Times Book Co., 1976.

[304] Vào năm 1968, người Mỹ rút lui, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa đảm-nhiệm một ḿnh vai tṛ chiến-đấu chống Cộng-Sản Bắc-Việt (có cà khối Cộng-Sản kiên-tŕ đỡ đầu). Hải-Quân Việt-Nam cũng phải nỗ-lực tiến tới việc tự-lập. Trước khi rút lui, Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao các cơ-sở phương-tiện lại cho Hải-Quân Việt-Nam. Chương-tŕnh đó mệnh-danh là "Accelerated Turn Over to Vietnam", (ACTOV) có nghĩa là Hoa-Kỳ "Chuyển-giao cấp-tốc cho Việt-Nam". Chương-tŕnh "ACTOV" đă được thi-hành một cách nhanh chóng tốt đẹp, và đă hoàn-tất sớm hơn thời-gian hoạch-định. Kết-quả đến cuối năm 1972, tổng-số Chiến-hạm, Chiến-đĩnh đă tăng lên đến hơn 1500 chiếc, có 16 đài radar Kiểm-Báo cùng 16 Căn-cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-vận. Quân-số Hải-Quân vượt hơn 40000 Sĩ-quan, Hạ Sĩ-quan và Đoàn-viên.

[305] Mời xem thêm Hooper, Edwin B. Mobility, Support, Endurance: A Story of Naval Operational Logistics in the Vietnam War, 1965 - 1968. Washington: Naval History Division, 1972.

[306] Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988, trang 344.

[307] Xem thêm tài-liệu của Phạm-Văn-Sơn Chủ-biên.Lê-Văn-Dương soạn-thảo. Nguyễn-Ngọc-Hạnh h́nh-ảnh. Cuộc Tổng-Công-Kích Tổng-Khởi-Nghiă của Việt-Cộng, Mậu-Thân 1968, Bộ Tổng-Tham-Mưu, Trung-Tâm Ấn-Loát Ấn-phẩm, Sài-G̣n, 1968.- Trang 48.

[308] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 148-150.

[309] Đầu năm 1971, Đề-Đốc Robert S. Salzer trở lại Việt-Nam với chức-vụ COMNAFORV. Sau nhiệm-kỳ Việt-Nam một thời-gian, Salzer được thăng-cấp Phó Đô-Đốc, rồi hồi-hưu.

[310] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.

[311] Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này,.

[312] Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Sự Đào-luyện Sĩ-Quan Đoàn-Viên. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[313] Anh Thy, tên thật là Nguyễn-Văn-Khổn, là một Đoàn-Viên của Đoàn Văn-Nghệ Hải-Quân. Tài-hoa mệnh bạc, người Nhạc-sĩ trẻ qua đời năm 197S trong một chuyến công-tác tại Quy-Nhơn. Khi đó, có lẽ Anh Thy chưa quá tuổi 30.

[314]  Tác-phẩm của Nhạc-Sĩ Anh-Thy có lẽ không nhiều lắm. Bốn bản nhạc thường được người đời nhắc nhớ là HoaBiển, Biển Tuyết, Bốn Màu Áo và Cô Bạn Học.

[315] Các Coast Guard Cutters của Mỹ sơn màu trắng, mang chỉ-danh bắt đầu bằng chữ W như WPB (White Patrol Boat - Tuần-Duyên-Đĩnh) WHEC (White High Endurance Cutter - Tuần-Dương-Hạm).

[316] Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam, Washington, D.C., 3-1970. Trang 1.

[317] Có 9 chiến-hạm LSSL đă được chuyền từ HQHK sang HQ Pháp tại Viễn-Đông.

[318] Đại-Dương."Mộng Viễn Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ Nhất Nam-Dương. 2000.

[319] Thủy-thủ-đoàn Trợ-Chiến-hạm hay Giang-pháo-hạm đông tới 60 người, đủ trang-bị cho 8 đến 10 giang-đĩnh nhỏ.

[320]  Trong Tập H́nh-ảnh Kỷ-niệm của HQ Trung-Tá Parson, HQHK.

[321] Xem thêm chi-tiết: Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997.

[322] U.S. Coast Guard nguyên là một thành-phần của Bộ Tài-Chánh, chuyển sang Bộ Giao-Thông Vận-Tải kể từ 1-4-1967. Trong thời chiến, Tổng-Thống Hoa-Kỳ có thể chỉ-thị Lực-Lượng này hoạt-động như một thành-phần của Hải-Quân.

[323] Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997.

[324] Lực-Lượng Đặc-biệt đă dùng loại Súng Cối Đại-liên này trên sàn quân-xa đi hành-quân. Nghe nói LLTD/HK một thời đă dùng vũ-khí này cải-biến để thay thê đại-bác 40 ly, sau đó c̣n gắn thêm cả hoả-tiễn 2.75-in để tăng hoả-lực.

[325] James F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War. St. Martin's Press, New York, 1999, trang 152-153.

[326] Tulich, Eugene N. The United States Coast Guard in South East Asia During the Vietnam Conflict. Washington: Public Affairs Division, U.S. Coast Guard, 1975.

[327] Giám-đốc Actov HQVN mang câp HQ Thiếu-Tá. Trong những buổi họp Hải-Quân, nhiều thành-viên Actov có thể ở cấp Trung-Tá. Trong những buổi họp Liện-Quân, thành-viên có thể là Đại-Tá hay Tướng, đại-diện Actov Hải-Quân như vậy cấp-bực quá thấp.

[328] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 344-345.

[329] Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[330] Chính-phủ Nam-Vang lúc đó lấy tư-thế một nước trung-lập, làm lơ vụ này và cứ để Cộng-Sản Việt-Nam mượn biển mượn đất đưa người và quân-dụng xâm-nhập VNCH.

[331] Đặc-san Đệ Nhị Thiên-Xứng, Cựu SQHQ khóa 19, San José. Xuân Mậu Dần 1998.

[332] Để yểm-trợ cho Cambodge chống Cộng-Sản, trước đó các Chiến-Hạm Chiến-Đĩnh HQVNCH cũng đă nhiều lần phối-hợp với Hải-Quân nước này. Đặc-biệt trong Vịnh Phú-Quốc, Hải-Quân hai nước cùng nhau ngăn-chặn sự xâm-nhập của Công-Sản Quốc-tế bằng đường biển.

[333] Theo Thomas J. Cutler, Hạm-Đội Đặc-Nhiêm này quy-tụ một số lượng Chiến-Hạm, Chiến-Đĩnh đông-đảo nhất trong cuộc chiến (Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam, Annapolis, Maryland; 1988, trang 353.) Nói cho đúng hơn, Lực-Lượng hùng mạnh đến độ chưa từng có tại nội-địa Đông-Nam-Á suốt ḍng lịch-sử. Sau ngày 9 tháng 5 năm 1970, số lượng Chiến-Hạm, Chiến-Đĩnh và đơn-vị tham-chiến tuy có đông-đảo hơn, nhưng địa-bàn hoạt-động cũng được trải rộng ra rất nhiều.

[334] Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam, Washington, D.C., 3-1970. Trang 3.

[335] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.-Trang 346 ghi TL?HQVN thăng-cấp ngày 1-7-1970.

[336] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.

[337] Tài-liệu của Hội Cựu Đoàn-Viên Căn-cứ Hải-Quân Không-chiến Cam-Ranh (Naval Air Station Cam-Ranh, viết tắt NASCAM) trong trang lưới Webpage: http://www.vpnavỵcom/nascam.htm.

[338] Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Vấn-đề Hải-phận. Trong Lướt Sóng số đặc-biệt, BTL/HQ, Sài-G̣n, phát-hành ngày Hải-Quân 1974.-Trang 12-23. Măi tới cuối năm 1972 v́ quyền-lợi ngành ngư-nghiệp, Chính-phủ VNCH mới ban-hành sắc-lệnh sửa đổi (số 056 -TT SLU ngày 26-12-19720 nới rộng hải-phận đánh cá ra tới 50 Hải-lư (mà Sắc-lệnh cũ cũng quy-định 3 Hải-lư).

[339] UPS là kư-hiệu viết tắt của: U= multi-platform, P= radar, S= search

Polmar, Norman. The Ships and Aircraft of the U.S. Fleet. Twelth Edition. Naval Institute Press, Annapolis, Maryland. 1981.- Trang 352.

[340] Tài-liệu "Đặc-tính Chiến-Hạm Chiến-Đĩnh", BTL/HQ/Pḥng 3, 1972.

[341] Bùi-Hữu-Thư, "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều-bài viết khác.. Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[342] Bùi-Hữu-Thư, bài Huấn-luyện Hải-Quân và một số tài-liệu khác nữa của Cựu OCS. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[343] Bùi-Hữu-Thư, bài Huấn-luyện Hải-Quân và một số tài-liệu khác nữa. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[344] Tài-liệu "Đặc-tính Chiến-Hạm Chiến-Đĩnh", BTL/HQ/Pḥng 3, 1972.

Jane's Fighting Ships, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976... Paulton House, Shepherdess Walk, London, N1 England.)

[345] Hải-Quân Hoa-Kỳ gọi Huấn-lệnh Hành-Quân là S.O.P (Standard Operation Procedure)

[346] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.

[347] Điệp Mỹ Linh: Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975. Texas, 1990, trang 42.

[348] Trừ sách của Trần-Ngọc-Nhuận. Đời Quân-Ngũ, Kư Ức Niên Dư Trần-Ngọc-Nhận. Xuân Thu, California, 1992 ghi rằng Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí (nhà văn, thơ Hữu-Phương) là Tư-Lệnh Hạm-đội Biển, nhưng không dẫn-chứng.

[349] Phạm Phong Dinh. Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa Trong Cơn Băo Lửa. Tủ Sách Vinh Danh. Canada. 1998.-Trang 20.

[350] Tuần-Dương-Hạm của HQVNCH nguyên-thủy là WHEC (trọng-tấn tối-đa 2800 tấn) của Lực-Lượng Tuần-Duyên Coast Guard Hoa-Kỳ. Đây không phải là loại Cruiser đúng theo tiêu-chuẩn quốc-tế.

[351] Tầm hoạt-động của Radar không-thám trên DER quét rộng tới hơn 200 hải-lư.

[352] WHEC là một trong những loại Chiến-hạm có tầm hoạt-động lớn nhất (trừ loại trang-bị động-cơ hạt nhân), bán-kính tới 20,000 hải-lư (tức gần một ṿng quanh xích-đạo trái đất 60x360= 21,600 hải-lư).

[353] Thí-dụ HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Văn-X...

[354] Nguyễn-Tấn-Đơn. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[355] Tháng 6 năm 1971, sau khi măn khóa lớp Cao-Đẳng Quốc-Pḥng, HQ Đại-Tá Đinh-Minh-Hùng về nhận lănh chức Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Đặc-Trách Hành-Quân Sông tại B́nh Thủy.

[356] Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[357] Phạm Kim Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Ḥa, Những Trận Đánh Cuối Cùng. Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988.-Trang 309.

[358] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994..

[359] Vương Hồng Anh tổng hợp tài-liệu: Hải-pháo Việt - Mỹ và các trận hỏa công ở Vùng 1 Duyên-Hải, Việt Báo Kinh Tế, California, 2/9/99.

[360] Phạm-văn-Chung. Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng-Trị. Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[361] Nhật-kư Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ 4 ghi nhận nhiều đêm tác-xa tới 5,000 trái đạn.

[362] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994, trang 323.

[363] Năm 1974 - Năm Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School".

Năm 1975 - Mười chín Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School". Một Sĩ-quan cao-cấp tu-nghiệp tại "Naval War College". Các Sĩ-quan này bị kẹt lại Hoa-Kỳ khi Nam Việt-Nam thất-thủ.

[364] Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn trong chức-vụ Tu-Lệnh Hải-Quân, tháp-tùng Tổng-Thống đi duyệt các chiến-hạm, chiến-đĩnh.

[365] Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam, Annapolis, Maryland; 1988, trang 356.

[366] Xin xem chi-tiết diễn-tiến trận Hải-chiến này trong các bài viết của Trần Đỗ Cẩm.

[367] The Final Collapse. Cao-Văn-Vien. Washington, D.C. 20402, USA, 1983.

[368] Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982. Part II: The Warsaw Pact and Non-Aligned Nations. Naval Institute Press, 1983, trang 369. Editorial Director: Robert Gardiner. Nguyên-văn: "The South's Naval prowess was demonstrated in January 1974. A Chinese battalion-strong invasion of the Paracels Island, 225 miles east of Vietnam, cost the Communist superpower two warships sunk and two heavily damages for one Vietnamese Vessel (23 survivors rescued by a Dutch cargo ship). Ten days later the South's warships put troops onto the Spratley Islands, several hundred miles to the South, to prevent their seizure."

[369] Bài “Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam Lănh đạo nhà nước cắt lănh thổ, lănh hải cho Trung-quốc” Nghiên cứu của Yên-tử cư-sĩ TRẦN ĐẠI-SỸ, 2002. Thư Viện Việt Nam, địa chỉ: thuvienvietnam@tvvn.org .Thông cáo của viện Pháp-Á . No 532-11-01

[370] Chiến-thuyền ferro-ciment trang-bị máy135 mă-lực.

[371] Bản thành-tích này do Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Khối Hành-Quân tổng-kết và báo-cáo BTTM/QLVNCH.

[372] Phỏng-Vấn Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-hải. Phan-Lạc-Tiếp thực-hiện, 1999

[373] Bảng Tổng-kết chính-thức này được đăng trong Lướt-Sóng 1974.

[374] Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[375] Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt Sóng, Số Đặc-biệt Phát-hành Ngày Hải-Quân 1974.

[376] James F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War. St. Martin's Press, New York, 1999.

[377] The Final Collapse, Cao Văn Vien, Washington, D.C. 20402, USA, 1983: p. 163.

[378] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994, trang 355.

[379] Bộ Tư-lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt Sóng, Số Đặc-biệt Phát-hành năm 1974.

[380] HQ Đại-Tá Bùi-Hữu-Thư, bài Huấn-luyện Hải-Quân, phần chú-thích (viết riêng).

[381] Cao-Xuân-Huỵ trong "Tháng Tư Găy Súng" đă mô-tả đoạn đường rút lui của Thủy-Quân Lục-Chiến từ băi biển Thuận-An, Huê về Đèo Hải-Vân.

[382] Military Sealift Command (MSC) là tên mới của Military Sea Transportation Service (MSTS).

[383] Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press, 1992.

[384] Phạm Kim Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Ḥa, Những Trận Đánh Cuối Cùng. Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988. Trang 309.

[385] Ngô-Quang-Trưởng. Tại sao tôi bỏ Quân-Đoàn I. Báo Đoàn-Kết năm 1999.

[386] Phạm Kim Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Ḥa, Những Trận Đánh Cuối Cùng. Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988.- Trang 313-314.

[387] Nguyễn-Khắc-Ngữ. Những Ngày Cuối Cùng Của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Nhóm Nghiên-Cựu Sử Địa. Canada. 1979.

[388] Đây là một soái-hạm của HQ/VNCH. Chiếc Khu-Trục-hạm c̣n lại, DER Trần Khánh Dư HQ. 4, chiến-hạm tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, đang đại kỳ. Máy móc được tháo gỡ để tân-trang, HQ. 4 không di-tản được.

[389] Quân-số của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa có khi đạt đến mức tối-đa hơn 58,000 người gồm 42,000 Hải-Quân và 16,000 Thủy-Quân Lục-Chiến.

[390] Cơ-quan chỉ-huy Hải-Quân trước hết đặt tại đường Trần-Hưng-Đạo, rồi di-chuyển đến trại Cửu-Long, Thị-Nghè; sau dời về bến Bạch-Đằng. Cơ-quan này được cải-tiến qua các giai-đoạn: Ban Hải-Quân (Section Marine) thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH. Pḥng Hải-Quân thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH, và sau cùng là Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.

[391] Không phải tất cả các SQ/HQ nào được cử vào chức Tư-Lệnh Hải-Quân cũng đều nhận-lănh chức-vụ đó. Có ít nhất ba trường-hợp từ-chối như sau: HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn thoạt đầu từ-chối rồi sau mới miễn-cưỡng nhậm-chức. Trường-hợp HQ Trung-Tá Nguyễn-Đức-Vân quyết-liệt hơn. V́ bất-tuân lệnh nhậm-chức Tư-Lệnh Hải-Quân, Ông bị phạt trọng-cấm. Trường-hợp nữa là Thiếu-Tướng Lê-Nguyên-Khang, đang nắm Tư-Lệnh Thủy-Quân Lục-Chiến cũng không nhận làm Tư-Lệnh Hải-Quân với lư-do Ông không xuất-thân Hải-Quân.

[392] Nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Hải-Quân của Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh rât ngắn, chỉ trong khoảng 4, 5 tháng. Các Hạm-Trưởng nhớ đến Ông nhiều nhất qua lời nói: "Mấy người đi tàu, cực khổ ngoài biển rất xứng đáng được tưởng-thưởng, chứ mấy người ở Bộ Tư-Lệnh có làm ǵ đâu mà cũng dính máu ăn phần..."

[393] Cấp-bậc Phó Đô-Đốc (3 sao) là cấp-bậc cao nhất mà một quân-nhân Hải-Quân đạt tới trong suốt lịch-sử Hải-Quân VNCH.

[394] Phần biên khảo về Tổ-chức Hải-Quân sau 1972 căn-cứ vào tài-liệu của Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa thuyết-tŕnh cho các Sĩ-quan Tùy-viên Quân-Sự trước khi đáo-nhậm nhiệm-sở tại các ṭa Đại sứ Việt-Nam Cộng-Ḥa tại ngoại-quốc là một bài nói về Tổ-chức và Hoạt-động của Hải-Quân Việt-Nam (HQ Trung-Tá Lê-Bá-Thông sưu-tầm.)

[395] Nelson, Carl.. The Advisor (Cố-Vấn), Turner Publishing Company, Kentucky, 1999.[396] Quan-niệm thế công của Hải-Quân như vậy trong thời điểm 1956 quả là một tham-vọng quá lớn lao[396], ngoài khả-năng thực-hiện của Việt-Nam Cộng-Ḥa nói chung và HQVNCH nói riêng. Xin xem một đoạn b́nh-luận chi-tiết hơn ở một đoạn trên.

[397] Khi Hoa-Kỳ rút lui khỏi Việt-Nam, họ cũng rút đi công-tác không-thám. !6 Đài Kiểm-Báo được thành-lập dọc duyên-hải để thay-thế việc phát-hiện các tàu địch xâm-nhập từ ngoài khơi.

[398] Bùi-Hữu-Thư, bài "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều bài viết khác.. Một số bài cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[399] Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[400] Những phần Tổ-Chức Đai Đơn-Vị và Đơn-Vị Hải-Quân dưới đây, cũng như một số tài-liệu khác ở trên là công-tŕnh nghiên-cứu của nhiều tác-giả và của nhà Văn Điệp Mỹ Linh, tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975, Texas, 1990.

[401] Nguyễn-Tấn-Đơn. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang. Cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[402] Tạ Chí Đại Trường. Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt-Nam từ 1771 đến 1802, Văn Sử Học, Sài-G̣n, 1973, trang 235.

[403] Sách hồi-kư A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793, John Barrow - London, 1906.

[404] Tài-liệu Hải-Quân Hoa-Kỳ: MSGS, CP 030625Z Dec. 1961: CPFLT 04508Z.

[405] Trong cuốn sách nhỏ Shipyards in Viet Nam, The Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, Republic of Vietnam, Saigon, 1970, Tiến-sĩ Bùi Tiến Rũng đề-cập đến các hoạt-động đóng tàu thuyền tai Việt-Nam cuối thập-niên 1960.

[406] Tài-liệu trích từ bài Tiếp-Vận Hải-Quân Việt-Nam, Đại-Tá CK Nguyễn-văn-Lịch, vị Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng (1972-1975)

[407] Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.- Trang 224.

[408] Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-nhiệm là giới-chức cao-câp nhất trong tổ-chức đặc-nhiệm hành-quân. Tài-liệu Điệp Mỹ Linh: Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa Ra Khơi 1975. Texas, 1990.

[409] Xin xem thêm phần Sử-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Minh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Cùng đăng trong bộ sách Hải-Sử này.

[410] Phần Tổ-Chức LL Tuần-thám được Cựu Tham-Mưu-Trưởng Lực-Lượng là Ông Vũ-Quốc-Công cung-cấp. (tài-liệu này có thể t́m thấy trên các mạng lưới đện-toán bàn về hoạt-động Tuần-Thám HQ/VNCH).

[411] Lực-Lượng Tuần-Giang Hoa-Kỳ (Riverine Patrol Force) trách-nhiệm trang-bị, và Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 116 (Task Force 116) huấn-luyện thực-tập hai Giang-đoàn này.

[412] CCHQ/ B́nh-Thủy được chuyển-giao cho Lực-Lượng Thủy Bộ vào tháng 10/1972.

[413] Lê Quán. Lịch Sử Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Trong Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, thực-hiện bởi Ban Hải-Sử, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà. Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 32-35.

[414] Xem Tài-liệu của Lê Quán.

[415] Trần Trung Nghĩa (TTK Tổng-Hội HQHH/VNCH). Gặp Gỡ Niên-trưởng Nguyễn-văn-Kinh ngày 28/7/98. Tài-liệu Tổng-Hội.

[416] Tài-liệu cựu HQ. Đại-Tá Nguyễn-Vân. (E-mail nga`y 15-6-2000)

[417]  HQ. 225, HQ. 226, HQ. 227 đă bị ch́m và bị phế-thải.

[418] Tài-liệu của Cựu HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Tấn-Đơn, Cựu Hạm-Trưởng HQ. 490.

[419] Một cách tổng-quát, Yểm-Trợ-Hạm cũng thường được gọi là Cơ-Xưởng-Hạm

[420] Toàn-thể đoạn Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải là công-tŕnh sưu-tầm của Trần Đỗ Cẩm. Nhiều bài viết khác. Của Ông cùng đăng trong Tập sách Hải-Sử này.

[421] Thêm nhiều chi-tiết về tổ-chức Thủy-Quân Lục-Chiến được ghi trong cuốn Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[422] Xem bảng câp-số Sư-Đoàn TQLC/VN, 1972. Tài-liệu của Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991, trang 294 (Appendix K).

[423] Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng là Chỉ-Huy-Trưởng TQLC đầu-tiên. Đại-Úy Bùi Phô Chi là người Việt đầu-tiên nhận quyền chỉ-huy một Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC.

[424]  Xem Phu-bản 1 “Tên các Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH” phần cuối sách .

[425] Binh Chủng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam, Bài viết của: Đại-Tá Phạm-văn-Chung, Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[426] Xem bảng câp-số Sư-Đoàn TQLC/VN, 1972. Tài-liệu của Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991, trang 294 (Appendix K).

[427] Tiểu-Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến. Bài viết của: Thiếu-Tá Đặng-văn-Học. Sách Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

[428] Mời Quư-vị xem thêm chi-tiết về những thành-quả phi-thường của TQLC/VN qua cuốn sách của Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991.

[429] Tài-liệu trong “Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến”, 1997.

[430] Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản).

[431] Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, Bài Soạn-thảo Hải-Sử.

[432] Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, Bài Soạn-thảo Hải-Sử.

[433] Trường-hợp này chưa bao giờ xảy ra. Quốc- trưởng Bảo-Đại đă bi-quan quá.