Chương-I
|
|
Chương 1
Bối-cảnh Lịch-sử Khai-sinh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa
Việt-Nam trong ngọn gió dân-chủ toàn-cầu Gần một thế-kỷ sau khi Hải-Quân Việt-Nam thời nhà Nguyễn bị tan-ră trước quân xâm-lăng người Pháp[1], một Hải-Quân của Quốc-gia Việt-Nam lại ra đời.[2] Tiến-tŕnh thành-lập và phát-triển quân-chủng Hải-Quân có nhiều điểm đặc-biệt không giống như hai quân-chủng bạn là Lục-Quân và Không-Quân.
Các Chiến-hạm Hải-Quân Pháp oanh-tạc Đà-Nẵng năm 1858, mở đầu cuộc xâm-lăng nước ta.
Sau khi oanh-tạc, Hải-Quân Pháp đổ-bộ tấn-công Đà-Nẵng tháng 9 năm 1858 nhưng không thành-công; chúng đổi kế-hoạch, tấn-chiếm Sài-G̣n.
Trong bối-cảnh xă-hội đổi thay sau Thế-chiến II, các sử-gia nhận ra hai biến-chuyển lớn lao đă tác-động lên số-phận của nhân-loại: - (1) nỗi bất-hạnh của 1/3 nhân-loại v́ sự bành-trướng của "Bức Màn Sắt" Cộng-Sản Stalinist[3], và - (2) cơ-hội lớn lao cho các nước Á-Phi dành lại quyền tự-do dân-chủ.[4] Người Việt không những đă phải chịu nỗi bất-hạnh v́ ách Cộng-Sản mà c̣n mất đi luôn cái cơ-hội được làm con dân một nước dân-chủ. Trong khi tất cả trái đất đă im tiếng súng th́ riêng tại Việt-Nam, chiến-tranh vẫn tiếp-diễn và c̣n bành-trướng khủng-khiếp khắp cả Bắc Trung Nam, kéo dài hàng thế-hệ. Vào khoảng 1952[5], quân-đội Pháp hiện-diện ở Việt-Nam. Tuy vậy ảnh-hưởng của thực-dân Anh, Pháp, Đức, Ḥa-Lan... đă suy-yếu hẳn trên khắp các thuộc-địa. Những luồng gió mới "quốc-gia độc-lập, thể-chế dân-chủ, sinh-hoạt tự-do" thổi mạnh trên toàn-thể thế-giới. Sau khi cướp chính-quyền năm 1945, giới lănh-đạo Cộng-Sản Việt-Nam chính-thức đặt quyền-lợi của Đảng lên trên quyền-lợi quốc-gia dân-tộc. Họ ra mặt phục-vụ cho tập-đoàn Cộng-Sản Mạc-Tư-Khoa - Bắc-Kinh. Cộng-Sản Việt-Nam bắt đầu xung-phong thi-hành nghiă-vụ "Quốc-tế Vô-sản".[6] Ở trong nước, họ tiêu-diệt mọi phần-tử quốc-gia, đưa chiêu-bài giai-cấp đấu-tranh, tàn-sát phú-nông địa-chủ, loại bỏ người trí-thức, và nguy-hiểm nhất là dập khuôn đi theo Trung-Cộng, kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc.
Quốc-Trưởng Bảo-Đại (H́nh trong Tem thơ 1 đồng 20 xu). Lưu-ư h́nh con rồng chính là một yếu-tố mẫu mực cho các huy-hiệu của HQVN thời thành-lập.
Các Lực-Lượng Vỏ -trang kháng Pháp Khi bộ-đội Việt-Minh thành-h́nh, các đảng-phái quốc-gia cũng đă thành-lập được những lực-lượng vũ-trang. Ban đầu các lực-lượng này đă kết-hợp với chính-phủ Việt-Minh để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp, nhưng Việt-Minh bởi bản-chất chỉ là một đảng Cộng-Sản trá-h́nh, nên đă không có ḷng thành-thực để tạo thế đại-đoàn-kết dân-tộc trong việc chống giặc[7]. Việt-Minh chỉ tạo-dựng một sự kết-hợp giả-tạo theo từng giai-đoạn. Không những vậy, họ c̣n t́m cách tiêu-diệt các đảng-phái đối-lập để nắm quyền lănh-đạo độc-tài, đảng-trị...[8] Quân-đội Việt-Minh tuy tự-ư mang danh-nghiă là Quân-Đội Nhân-Dân nhưng thực-chất không phục-vụ nhân-dân Viê-Nam mà chỉ là một thứ công-cụ sai-phái của đảng Cộng-Sản. Hiến-Pháp do họ viết ra đă quy-định rơ-ràng: “Quân-đội nhận lệnh trực-tiếp từ Đảng.”[9] Nhiều thanh-niên Việt-Nam yêu thích tự-do, ôm mộng hải-hồ, có tinh-thần quốc-gia dân-tộc, không chấp-nhận Cộng-Sản độc-tài đảng-trị, chẳng muốn làm tay sai cho Nga Hoa; đă gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam (HQVN).
Các H́nh-ảnh đầu tiên về HQVN
Lúc đó, t́nh-trạng chính-trị tại các nước Anh, Pháp rất bất-ổn. Tại Pháp-Quốc, nhiều chính-phủ theo nhau đổ liên-tiếp. Khi người Pháp nhận-thức được sức mạnh của tinh-thần quốc-gia dân-tộc, họ đă phải trả một giá đắt cho cuộc chiến-tranh và đành rút lui ra khỏi những nước Đông-Dương cũng như tại các thuộc-địa khác ở Bắc-Phi. Cho đến 1958,[10] Tổng-Thống Pháp De Gaulle phải chính-thức nh́n-nhận quyền tự-trị của các dân-tộc xưa kia thuộc Pháp. Hải-Quân Việt-Nam, một số từng hành-thủy, nay có nhiều dịp xuất-ngoại, tiếp-xúc với với thế-giới bên ngoài nên tầm nh́n có phần rộng răi và ư-thức về tinh-thần dân-tộc cao.[11] Mang trong người ḍng máu Việt, với truyền-thống hàng-hải chảy mạnh trong huyết-quản kể từ những ngày Lạc-Việt viễn-dương đi khắp nẻo biển trời, những chàng trai ấy đă hợp-sức nhau nối lại ḍng Hải-sử đứt đoạn của tiền-nhân, xây-dựng nên một Hải-Quân hùng-mạnh[12]. Và đặc-biệt vào năm 1974, tuy biết rằng yếu thế, không đủ lực-lượng, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa (HQVNCH) cũng cương-quyết đứng lên chống Trung-Cộng[13] xâm-lấn hải-biên.
Hồ-Chí-Minh và Mao-Trạch-Đông
Công-Lao Của Cộng-Sản VN dâng cho Thiên-đàng Cộng-sản Người Công-Sản Việt-Nam tự nhận những "Công-Lao Kháng Pháp, Diệt Mỹ" là của họ. Khi thăm viếng Thái-Lan, Thủ-Tướng Phạm Văn Đồng khoe-khoang chiến-thắng 1975, đại-ư nói rằng nhờ có sự sáng-suốt của đảng CSVN mà họ toàn-thắng, cho dù đă phải hy-sinh nhiều triệu người, nay đất nước đă thống-nhất. Thủ-tướng Thái-Lan sau khi chúc mừng viên Thủ-Tướng Cộng-Sản một cách rất ngoại-giao, đă b́nh-thản đáp lời: “Thái-Lan chúng tôi ‘may mắn’ không mất một người hy-sinh mà đất nước vẫn được thống-nhất.” Ḥa-Thượng Thích Quảng Độ nhận-định về những sai-lầm và tội-lỗi của đảng CSVN đối với dân-tộc Việt-Nam: "Sau chiến-tranh thế-giới lần thứ hai, hầu hết các nước thuộc-địa ở Á Châu đều được độc-lập và đa-số chẳng theo phe nào, cho nên dân các nước ấy được sống trong ḥa-b́nh để xây-dựng đất nước và củng-cố nền độc-lập c̣n non trẻ của họ, chỉ có nước Việt-Nam là khốn khổ v́ chiến-tranh tàn-phá suốt hai mươi chín năm trời (1946-1975) là bởi những người Cộng-sản Việt-Nam đă đưa vận-mệnh của nước Việt-Nam ràng buộc vào sự sống c̣n và quyền-lợi của phe CS quốc tế. Giá như những người Việt-Nam thời ấy không là cộng-sản quốc-tế mà v́ dân-tộc thật-sự, như những Nehru của Ấn-Độ, Sukarno của Nam-Dương hay Nasser của Ai Cập v.v.. th́ dân-tộc Việt-Nam đă có thể tránh được hai mươi chín năm chiến-tranh ư-thức-hệ Quốc Cộng tương-tàn do các thế-lực ngoại-bang chi-phối."[14]
Việc Điền-khuyết Lịch-Sử Cộng-Sản đă kiểm-soát được toàn-thể Việt-Nam vào 1975, sau 30 năm chiến-tranh. Kẻ thắng trận có cơ-hội để nói lớn, tuy vậy không phải tất cả những ǵ kẻ thắng nói ra đều đúng với sự thật. Tập lược-sử này có chút tham-vọng ghi chép lại một số sự thật lịch-sử mà người dân Việt chúng ta cần được đọc và biết về những biến-chuyển của HQVNCH. Tổ-chức này bao gồm những người vừa mang nặng truyền-thống hàng-hải của tiền-nhân, vừa quyết-tâm bảo-vệ quyền tự-do của con người mang thân ḿnh bảo-vệ xứ sở chống độc-tài Cộng-Sản. 30 tháng 4 năm 1975, mảnh đất Tự-do cuối cùng ở Miền Nam bị Cộng-Sản chiếm nốt. Thành-bại lẽ thường, nhiều người lính mất biển mất nước mất tàu, đành di-tản ly-hương để giữ lấy cuộc sống tự-do, khỏi làm kiếp tù-nhân cho Cộng-Sản bạo-tàn. Việc điền-khuyết Lịch-sử là một việc làm lớn lao, cuốn sử-liệu này xin khiêm-nhường đóng góp một phần nhỏ bé tài-liệu về Tổ-chức của Hải-Quân VNCH. Đi theo chiều-hướng biên-niên, cuốn sách lược-duyệt các biến-chuyển quân-chủng theo sóng triều chiến-trận, cùng thành-quả của nó lên xuống với thời-gian, từ năm 1952 đến năm 1975. Hiện-diện trên một khúc quanh của lịch-sử, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa cho dù đă mất, nhưng đương-nhiên đă đóng trọn vẹn một vai tṛ. Đó là v́ trách-vụ, mà người lính biển không thể nh́n thấy cái sợi dây truyền-thống hàng-hải của Ông Cha bị đứt đoạn mà không t́nh-nguyện đem thân làm cái gạch nối cho thế-hệ mai sau. Nh́n về những thành-quả 23 năm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa để t́m hiểu, chúng tôi xin đề-nghị tạm chia khoảng thời-gian đó thành 4 giai-đoạn như sau: - Giai-đoạn h́nh-thành (1952-1957) và những khó-khăn khi dựng lại cờ Tổ-Quốc - Giai-đoạn phát-triển (1957-1967) cho dù thiếu-thốn phương-tiện. - Giai-đoạn bành-trướng (1967-1972) bộc-phát theo nhu-cầu chiến-trường. - Giai-đoạn trưởng-thành (1972-1975) hoàn-thiện về tổ-chức và đột-ngột bị khai-tử khi Cộng-Sản Bắc-Việt chiếm miền Nam.
Huy-hiệu Hải-Quân Việt-Nam trên vành đai mũ Đoàn-Viên và trên ngực các vận-động-viên thể-dục thể-thao HQVN.
Huy-hiệu (phía dưới) thường để trên bàn làm việc
Môi-trường Hải-Quân và Hàng-Hải Thương-thuyền giúp thanh-niên nhiều dịp viễn-du, học hỏi thế-giới bên ngoài |