Chương-V
|
|
Chương 5
Giai-đoạn Trưởng-thành (1972-1974)
Giai-đoạn trưởng-thành của Hải-Quân VNCH được kể từ cuối năm 1972.về sau. Quân-số Hải-Quân không kể TQLC vượt hơn 40,000 Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Năm 1972 Hải-Quân Việt-Nam nhận tiếp: - Ba Tuần-dương-Hạm (WHEC) Phạm Ngũ Lăo HQ. 15, Lư Thường Kiệt, HQ. 16, và Ngô Quyền, HQ. 17. - Một Hỏa-Vận-Hạm, HQ. 475. - Và hầu hết các Căn-cứ Hải-Quân do Hải-Quân Hoa-Kỳ tạo-lập trước đây. Bốn Sĩ-Quan tu-nghiệp tại trường Hậu Đại-học Naval Postgraduate School ở Monterey, California. Chương-tŕnh ACTOVLOG báo-cáo các dự-án sau cùng đă xong vào tháng 4 năm 1972. Các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Nhà-Bè, B́nh-Thủy, Cam-Ranh, Đà-Nẵng đă hoàn-toàn thuộc về Hải-Quân Việt-Nam. Chương-tŕnh ACTOVRAD hoàn-tất việc thiết-trí và bàn-giao 16 đài radar Kiểm-Báo (trong đó có một Kiểm-Báo-Hạm) vào tháng 8 năm 1972. Ngày Quân-lực 1972, 5 Sĩ-Quan cấp Đại-tá gồm TMT/HQ và 4 Tư-lệnh Lực-Lượng được thăng cấp Phó Đề-Đốc. Tính tới cuối năm 1972, tổng-số chiến-hạm, chiến-đĩnh và chiến-thuyền đă tăng lên đến hơn 1,500 chiếc, cùng 16 Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-vận.[358]
Thủy-Quân Lục-Chiến và Chiến-trận Vùng Giới-Tuyến Trong năm này, Bắc-Quân ào-ạt tấn-công vào lănh-thổ Vùng I, II và III của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Mở màn được ít lâu, cả ba mũi tiến-công vào Ban-Mê-Thuột, B́nh-Long và Quảng-Trị đều bị chặn lại. Thấy khó đạt được ư-định chiếm-đóng Ban-Mê-Thuột hay B́nh-Long, Trung-Ương đảng Cộng-Sản quyết-định đổi diện thành điểm, tăng-cường thêm lực-lượng nhắm vào Vùng giới-tuyến là nơi gần với hậu-phương Bắc-Việt hơn cả. Cuộc chiến bùng nổ mạnh hơn tại Quảng Trị vào cuối tháng 3/1972, sôi-động nhất là vào Mùa Xuân, Hè 1972. Hải-Quân VNCH tại các Vùng duyên-hải đă sử-dụng tối-đa khả-năng trang-bị để yểm-trợ cho những đơn-vị bộ-chiến hoạt-động tại vùng ven biển của hai quận Hải-Lăng và Triệu Phong.[359] Trên bộ, trận Quảng-Trị được mô-tả là khủng-khiếp, ác-liệt, đẫm máu không thua ǵ các trận đánh đẫm máu khác trên thế-giới. Sau khi chiếm được Thị-Xă Quảng-Trị, Cộng-Quân bị Lữ-Đoàn 369 TQLC chặn đứng bước tiến vào ngày 3-5-72. Một vài hoạt-động phối-hợp giữ các Lực-Lượng đồng-minh Việt-Mỹ rất có hiệu-quả tại khu-vực duyên-hải gần hỏa-tuyến như sau: - Ngày 13-5-72, dùng trực-thăng TQLC Hoa Kỳ trên Chiến-Hạm Okinawa (LPH 3), TQLC Việt-Nam bất-thần đổ-bộ nhiều-cây-số đằng sau pḥng-tuyến của Cộng-Sản. - Ngày 24-5-72, rồi liên-tiếp cả ngày 29-6-72, với các phương-tiện thủy-bộ của Hải-Quân, Lục-Quân VNCH đă đổ-bộ đánh vào sườn của địch và chiếm cả hậu-tuyến của chúng. Mũi dùi TQLC từ phía bờ biển đánh lên, phối-hợp với sự yểm-trợ phi-pháo và hải-pháo đă đẩy Cộng-Quân Bắc-Việt phải rút lui. Sau đó Sư-Đoàn TQLC và các lực-lượng bạn đă ngày đêm giao-tranh với địch, dành lại từng tấc đất đă mất. Ngày 15-9-1972 vào hồi 12 giờ 45 phút trưa, chính TQLC đă cắm được cờ VNCH trở lại trên cổ-thành Quảng-Trị.[360] Các cuộc yểm-trợ hải-pháo của các Chiến-hạm Hạm-Đội rất đắc-lực,[361] giúp quân-lực VNCH giữ vững các vị-trí khác dọc duyên-hải Vùng 1 và Vùng 2 Chiến-Thuật.
Những cuộc Hành-Quân Tiếp-cứu Những cuộc Hành-Quân tiếp-cứu trong chiến-tranh xảy ra rất thường nhưng trường-hợp cứu Trung-Tá Hambleton khi thi-hành phi-vụ mật "BAT 21" ở vùng gần Giới-tuyến 17 là nổi tiếng hơn cả. Có cả sách báo tiểu-thuyết đă viết và quay thành phim ảnh vế chuyến công-tác cứu-cấp gian-nan này. Ha-Sĩ I Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam Nguyễn-Văn-Kiệt với thành-tích phi thường của anh và Hải-Quân Đại-Úy Tom Norris đă cứu thoát Trung Tá Hambleton thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ khi phản-lực-cơ "Điện-Tử Tiền-Thám" (Electronic Early Warning) của ông này bị hỏa-lực pḥng-không của VC bắn rơi tại Đông Hà, Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Chiến-công này đă được HQHK vinh-danh. HQ Đại-Úy Norris đă được trao tặng huy-chương cao-quư nhất của Quân-đội Hoa-Kỳ Medal of Honor. Riêng anh Kiệt là người "ngoại quốc" (không phải là người Hoa-Kỳ) duy nhấttrong cuộc chiến-tranh Việt-Nam được nhận-lănh Hải-Quân Huân Công Bội Tinh (Navy Cross) cao-quư nhất của Hải-Quân Hoa-Kỳ.
Trung-Cộng và những bao gạo tiếp-tế cho CS Việt-Nam Trong nỗ-lực đẩy mạnh cuộc chiến-tranh xâm-lược Việt-Nam Cộng-Ḥa, Cộng-Sản đă đưa toàn-thể miền Bắc lâm vào hoàn-cảnh kiệt-quệ. Đặc-biệt dân-chúng những tỉnh sát Vĩ-tuyến 17 rất đói khổ. V́ bom đạn đổ xuống khu-vực gần đầu đường ṃn Hồ-Chí-Minh, dân Quảng-B́nh đă nhiều-năm không canh-tác được ruộng vườn, trong khi đó lương-thực lại bị Cộng-Sản dùng nuôi Quân-đội. Trong những ngày đen tối nhất của quân xâm-nhập, Trung-Cộng đă tiếp-tế cho đồng-bọn Cộng-Sản Việt-Nam bằng đường biển. V́ chúng không có phương-tiện tân-tiến như máy bay thả dù, lại không giám đương đầu với Hải-Quân VNCH và Đồng-minh; Trung-Cộng dùng những tàu vơ-trang giả-dạng thương-thuyền đi làm việc lén-lút. Từ hải-phận quốc-tế, Trung-Cộng cho các bao gạo 100 kg bọc trong nhiều-lớp nylon rồi thả trôi từ ngoài xa, hy-vọng ḍng nước và gió mùa Đông-Bắc sẽ đẩy gạo vào bờ. Do sự tính-toán sai-lầm gió nước, rất nhiều-gạo tiếp-tế Công-Sản như vậy xuôi Nam, lọt vào tay người phe Quốc-gia. Các chiến-hạm, chiến-đĩnh tầu tuần-dương Vùng 1 Duyên-Hải vớt được rất nhiều, có khi dến hàng trăm bao gạo trong một chuyến công-tác.
Năm 1973 Sau ngày kư-kết Hiệp-Định Ngừng Bắn 27-1-1973, tất cả quân-nhân Hoa-Kỳ rút ra khỏi Việt-Nam. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam NAVFORV được chính-thức giải-tán vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Từ khi HQHK rút đi tháng 4/1972 đến cuối tháng 1/1973, Hải-Quân VNCH tại Vùng 1 Duyên-Hải và một số chiến-hạm tăng-phái đóng góp đáng kể vào những chiến-thắng chung của QL/VNCH, đặc-biệt trong cuộc hành-quân tổng-phản-công tái-chiếm Sa Huỳnh vào tháng 2/1973. Được hưởng một ngân-khoản 8 triệu Mỹ-kim gia-tăng kinh-phí cải-thiện, Hải-Quân Công-Xưởng đă đào-tạo được một đội-ngũ chuyên-viên kỹ-thuật cao. Cho đến đầu năm1973, HQCX đă hoàn-tất việc hạ-thủy 58 chiến-thuyền ferro-ciment[362], trong đó một số Duyên-Tốc-Đĩnh PCF với kiểu vẽ vỏ tàu rất đẹp mắt. Hơn nữa, HQCX c̣n đủ khả-năng đại-kỳ các chiến-hạm tối-tân nhất của HQVN lúc đó.
Vỏ tàu Duyên-Tốc-Đĩnh PCF ferro-ciment trông rất đẹp mắt.
Về Huấn-luyện, đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khóa 24 và 25 đến thụ-huấn 3 tháng lư-thuyết. Các khóa 3 tháng của Sinh-Viên trường Vơ-Bị Đà-Lạt th́ chú trọng các môn Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển, Hành-Hải lư-thuyết và thực-hành. Trong năm này, 6 Sĩ-Quan Hải-Quân được sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California.[363] - Các khoá huấn-luyện tiếp-tục tiến-triển, đặc-biệt về chỉ-huy, tham-mưu. - Để đánh dấu sự trưởng-thành, nhằm ngày kỷ-niệm Thánh-Tổ (20 tháng 8 âm-lịch), các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức một cuộc tŕnh-diễn lớn lao trên sông Sài-G̣n. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu đă đến chủ-tọa cuộc lễ.[364]
Bản báo-cáo T́nh-trạng HQ Việt-Nam hóa khi HQHK triệt-thoái Như một đoạn trên đă tŕnh-bày, Hải-Quân Hoa-Kỳ nhảy vào trực-tiếp tham-chiến trong khoảng 3 năm th́ từ từ rút ra khỏi Việt-Nam. Sau khi hoàn-tất giai-đoạn trợ-giúp HQVN bành-trướng, Bộ Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam (COMNAVFORV) đă soạn-thảo một báo-cáo. Bản tường-tŕnh tổng-kết được trực-tiếp gửi lên Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-B́nh-Dương (CINCPACFLT), thông-báo Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ và các cơ-quan liên-hệ. Nhan-đề tài-liệu Mật là "Bản báo-cáo t́nh-trạng Việt-Nam hóa khi HQHK triệt-thoái". Phần nhận-xét về Hải-Quân Việt-Nam được tường-tŕnh như sau: "Kết-luận lại, Hải-Quân Việt-Nam và Thủy-Quân Lục-chiến Việt-Nam đă được lượng-giá cả hai ngành là thành-công và đạt được tiêu-chuẩn đă ước-định, đủ khả-năng thi-hành nhiệm-vụ giao-phó ngay trong hiện-tại và cả trong tương-lai cận kề. Riêng trường-hợp HQVN, khả-năng tác-chiến hiện nay đă đầy đủ nhưng để cho tổ-chức này tiến được tới mức tự-túc, chắc chắn cần phải có những biện-pháp cải-thiện các khuyết-điểm"[365].
Vi-Phạm Ngưng bắn Kể từ tháng 02 năm 1973, mặc dù Cộng-SảnBắc-Việt đă kư-kết hiệp-định ngưng bắn, tái-lập ḥa-b́nh Việt-Nam tại Ba Lê ngày 27 tháng 01 năm 1973, nhưng vẫn ngoan-cố vi-phạm, công-khai tấn-công vào các Lực-Lượng thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Về phía Hải-Quân đă ghi-nhận tất cả 827 vụ vi-phạm do CSBV gây ra cho các đơn-vị Hải-Quân, gồm có: 575 vụ tấn-công, 155 vụ pháo-kích và 97 vụ đánh ḿn, gài lựu-đạn. Để tự-vệ, Hải-Quân đă gây thiệt-hại cho CSBV trong thời-gian này như sau: 263 CSBV bị giết và16 CSBV bị bắt, ngoài ra ta c̣n tịch-thu 57 súng cá-nhân và phá-hủy hàng trăm quả ḿn, lựu-đạn...
Hải-chiến Hoàng-Sa Trong ngày 19 tháng 01 năm 1974, Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm, 2 Tuần-Dương-Hạm và1 Hộ-Tống-Hạm đă anh-dũng chiến-đấu chống trả cuộc xâm-lăng của Đế-quốc Trung-Cộng vào quần-đảo Hoàng-Sa thuộc lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Ḥa.[366] Nhận-xét về tương-quan lực-lượng Hải-Quân đôi bên trong trận Hải-chiến này, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, Tổng Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH thời ấy đă viết như sau: Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị cho nhiệm-vụ chính-yếu là tuần-tiễu các vùng sông ng̣i và ngăn-chặn địch-Quân xâm-nhập vào vùng duyên-hải, thực-sự không phải là đối-thủ của một Hải-Quân tân-tiến như Hải-Quân Trung-Cộng trong một trận Hải-chiến tuy ngắn ngủi nhưng ác-liệt tại Hoàng-Sa vào năm 1974.[367] Có nhiều-bài viết và sách báo quốc-tế đă bênh-vực cho lẽ phải chủ-quyền của Việt-Nam. Riêng pho sách lớn có uy-tín, bàn-luận về Hải-lực Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" lại c̣n đề-cao tinh-thần kiên-quyết của HQVN chống xâm-lược. Robert Gardiner viết rằng: "Không những chiến-hạm Việt-Nam đă dũng-cảm bắn ch́m hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Siêu-cường Trung-Cộng ngoài Hoàng-Sa, mà lại c̣n gửi thêm quân pḥng-thủ tăng-cường cho Trường-Sa tiếp-tục chặn đứng âm-mưu lấn-chiếm của chúng."[368]
Thiệt-hại của Hải-Quân Trung-Cộng tại Hoàng-Sa Nguồn tài-liệu sau đây đang được phổ-biến rộng-răi. Tác-giả của nó có lẽ sẽ cung-cấp thêm chi-tiết. Hy-vọng về tương-lai người đọc có sự kiểm-chứng: Sau hơn một phần tư thế-kỷ bưng-bít về thiệt-hại của họ, rồi Trung-Cộng cũng có sơ-hở. Lợi-dụng một chuyến đi công-tác y-khoa tại Hải-Nam, khi vào thăm nghĩa-trang Quân-đội Nhân-dân Trung-Quốc, Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ đă ghi nhận một số tử-sĩ của HQ Trung-Cộng với những chi-tiết như sau:
- Hộ tống hạm Kronstadt, kư số 271, Hạm trưởng
là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương. - Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ Tham mưu Hành-quân đi trên chiến hạm 274. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ Tham mưu tử thương (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 Sĩ-Quan cấp úy) - Trục lôi hạm, kư số 389, Hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương - Trục lôi hạm, kư số 396, Hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ b́nh-luận về truyền-thống hải-chiến của Hải-Quân Việt-Nam và trận đụng-độ Hoàng-Sa như sau: - Trong lịch sử 5000 năm của Hoa-Việt, chiến tranh liên miên. Về bộ chiến, kị chiến th́ cả hai bên có khi thắng khi bại. Duy về thủy chiến, bao giờ Việt-Nam cũng thắng trận. - Năm 1974, th́nh ĺnh Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (họ gọi là Tây-sa) từ Việt-Nam Cộng-Ḥa. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi và ác-liệt, phía Trung-quốc bị thiệt-hải gấp ba lần VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH v́ quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa-địa, chiến hạm lớn đông gấp bội VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, v́ vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa. - Lực-lượng Hải-quân VNCH rất thiện chiến, tác xạ rất chính xác, các Sĩ-Quan và Đoàn-viên đều được huấn luyện theo tiêu chuẩn Âu-Mỹ, thêm kinh nghiệm chiến-trường Việt-Nam. Ngay loạt đạn đầu tiên đă khiến 4 Hạm-Trưởng Trung-quốc tử trận.[369]
Hải-Quân Công-Xưởng và Các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Là một cơ-xưởng có tiềm-năng lớn, HQCX không chịu ảnh-hưởng tức-thời của sự cắt-giảm quân-viện. Khả-năng của HQCX tiếp-tục gia-tăng nhiều-trong những năm cuối cùng của trận chiến. Hàng năm, HQCX vẫn thực-hiện được 2, 865,073 giờ sản-xuất, trong đó dành cho sửa chữa chiến-hạm 1 triệu giờ, sửa chữa bất-thường gần 1, 1 triệu giờ và đóng mới các loại tàu tuần-duyên Ciment lưới thép[370] chiếm 237 ngàn giờ. Kể từ năm 1973, các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận cũng tiến-bộ, đủ khả-năng kỹ-thuật để đại-kỳ những Tuần-Duyên-Hạm PGM
Bảng Tổng-kết thành-tích đầu năm 1973 Từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tạo được những thành-tích[371] như sau: Nhân-mạng: - 2219 Cộng-Sản Bắc-Việt bị chết - 1277 Cộng-Sản Bắc-Việt bị bắt - 6798 t́nh-nghi bị giữ - 509 Hồi-chánh-viên Vũ-khí: Ta tịch-thu được: - 382 súng cộng-đồng - 2851 súng cá-nhân Số ghe tàu đánh đắm và tịch-thu: Từ năm 1965 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tịch-thu và đánh đắm các ghe tàu Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-nhập Hải-phận Việt-Nam Cộng-Ḥa: - 467 ghe xuồng-bị tịch-thu - 14 tàu Cộng-Sản bị đánh đắm và tịch-thu tại các địa-điểm và ngày tháng sau đây: a. Vũng Rô ngày 19 tháng 02 năm 1965 b. Cửa Tiểu ngày 08 tháng 01 năm 1966 c. Bồ Đề ngày 10 tháng 05 năm 1966 d. Ba Động ngày 20 tháng 06 năm 1966 e. Bồ Đề ngày 01 tháng 01 năm 1967 f. Mũi Ba Làng An ngày 14 tháng 03 năm 1967 g. Sa Kỳ ngày 15 tháng 07 năm 1967 h. Đức Phổ ngày 01 tháng 03 năm 1968 i. Ḥn Hèo ngày 01 tháng 03 năm 1968 j. Cửa Việt ngày 01 tháng 03 năm 1968 (?) k. Bồ Đề ngày 01 tháng 03 năm 1968 l. Cung Hầu ngày 22 tháng 11 năm 1970 m. Gành Hào ngày 12 tháng 04 năm 1971 n. Phú Quốc ngày 24 tháng 04 năm 1972.
Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải. Năm 1974, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải được thành-lập. Tổ chức lănh-thổ VNCH gồm 4 Quân-Khu. Theo lẽ thường Hải-Quân cũng cần tổ-chức ra 4 Vùng Duyên-hải. Tuy nhiên v́ nhu-cầu hành-quân đ̣i-hỏi, sau nhiều lần nghiên-cứu, Hải-quân đă quyết-định thành-lập thêm Vùng 5 Duyên-Hải. Một số trọng-điểm của Vùng này được chính vị Tư-Lệnh Vùng này nêu ra như sau: "Năm Căn là trọng điểm của vùng đồng-bằng, rừng đước âm u, những khúc sông nguy-hiểm, là sào-huyệt dưỡng quân của Cộng-Sản, đồng-thời c̣n là vựa lúa bát ngát có thừa khả-năng nuôi sống cả Miền Nam. Như thế, ở giữa ḷng địch, dù gặp rất nhiều-áp lực, đầy cam go nguy-hiểm, nhưng sự hiện-diện của ta đă gây khó-khăn rất lớn cho địch. Địch không có lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến-dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng, phải xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy-lộ huyết-mạch và nguy-hiểm, đoàn Giang-vận vẫn đi lại điều-ḥa từ Sài-G̣n đến Sóc Trăng và ngược lạị Bao nhiêu ngàn tấn lúa, cá tôm từ đây tiếp-tế cho Sài-G̣n. Và bao nhiêu tấn phẩm-vật, nhiên-liệu từ Sài-G̣n là nguồn tiếp-tế cho các tỉnh thuộc vùng Cà Mau và phụ cậnquan-trọng lắm chứ. Không có Năm Căn làm cứ-điểm, làm sao ta giữ được sự điều-ḥa đi lại của đoàn Giang-vận. Sài-G̣n làm sao tiếp-tế được đầy đủ như vậy"[372](1). Bộ Tư Lệnh Vùng V Duyên Hải đóng tại Năm Căn, thuộc tỉnh An Xuyên. Trực thuộc Vùng V Duyên Hải, có các đơn vị cơ hữu sau đây: - Căn cứ Hải Quân Năm Căn, cũng là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng V Duyên Hải. - Tiền Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Năm Căn đồn trú chung doanh trại với Căn Cứ Hải Quân Năm Căn - Duyên Đoàn 36 đóng tại Long Phú, Tỉnh Ba Xuyên - Duyên Đoàn 41 đóng tại Ḥn Khoai c̣n có tên là hải đảo Giáng Tiên, tên trên hải đồ là Poulo Obi. - Đài Kiểm Báo 401 đặt trên núi Ḥn Khoai bên cạnh Hải Đăng trên đỉnh núi này. - Hải Đội V Duyên Pḥng, - Giang Đoàn 43 ngăn chặn. - Giang Đoàn 65 Tuần Thám, ba đơn vị sau này đồn trú chung doanh trại Căn Cứ Hải Quân Năm Căn. Ngoài các đơn vị cơ hữu trên, một chiến hạm thuộc Hạm Đội được tăng phái cho V5ZH để tăng cường hoạt động duyên pḥng và yểm trợ chiến đĩnh, chiến thuyền thuộc Hải Đội 5 Duyên Pḥng, Duyên Đoàn 36 và 41 trong khi hoạt động dọc duyên hải. Đơn vị tăng phái gồm: - Một Tiểu Đoàn Điạ Phương Quân đóng tại Tân An, cách cưả Bồ Đề khoảng hơn 10 cây số - Hai Trung Đội Pháo Binh 105 ly, một đóng tại BTL/V5ZH, một đóng tại Tân An Vùng V Duyên Hải có nhiệm vụ giữ ǵn an ninh thủy tŕnh các sông ng̣i liên hệ trong 3 tỉnh Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên và phối hợp hành quân với các đơn vị bạn trong lănh thổ liên hệ. Về mặt duyên hải, vùng trách nhiệm cuả Vùng V Duyên Hải từ cửa sông Định An ,mặt Đông Cà Mau, bao vùng xuống Ḥn Khoai và ngược lên phía Tây Cà Mau, tới Ḥn Đá Bạc.
Hoàn-thiện Tổ-Chức Sau nhiều năm liên-tục bành-trướng, quân-số Hải-Quân đă lên đến mức tối-đa quy-định bởi cấp-số vào cuối năm 1972. Năm 1973, HQVN không lấy thêm Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên mà chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi.[373] Năm 1974 được Hải-Quân VNCH mệnh-danh là năm "Hoàn-hảo Tổ-Chức" và "Ưu-Tú Nhân-Sự" v́ những hoạt-động sau: - Hoàn-hảo Tổ-Chức. Trong chiều-hướng chung của Quân-Lực, Hải-Quân đă nghiên-cứu và hoàn-tất việc thi-hành như sau: . tân-lập 4 đơn-vị. . cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị. . giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị. . minh-định nhiệm-vụ và tái tổ-chức 5 đơn-vị. Tính từ cuối năm 1973 đến tháng 10-1974, các công-việc quan-trọng nhất về Tổ-chức gồm có: . Thành-lập Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải. . Giải-tán Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-Pḥng. . Sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải. . Tháng 3 năm 1974, các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tại Vùng 4 Sông Ng̣i được gom thành Hạm Đội Đặc-Nhiệm 21. Tư-Lệnh V4SN kiêm-nhiệm chức-vụ TL/HĐĐN 21 yểm-trợ cho QĐ IV. Sau khi HĐĐN 21 thành h́nh, BTL/ Hành-Quân Sông được di-chuyển về Sài-G̣n.[374] - Ưu-Tú Nhân-Sự: Một số quân-nhân có tinh-thần phục-vụ và kỷ-luật kém bị sa-thải khỏi quân-chủng.[375]
T́nh-h́nh tiếp-vận thiếu-hụt trầm trọng James F. Dunnigan and Albert A. Nofi.[376] đă ghi lại nhận-xét rất đúng đắn: Hoa-Kỳ không có kế-hoạch hữu-hiẹu. Khi ồ ạt đưa Cố-Vấn vào, rồi lại mang cả Quân-lực Hoa-Kỳ tham-chiến, người Mỹ đă làm suy-giảm hiệu-năng của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Tai-hại đó thật rơ-rệt khi Hoa-kỳ rút ra và đột ngột giảm-thiểu quỹ viện-trợ vào những năm 1974-1975. Trong khi Việt-Nam Cộng-Ḥa thiếu-hụt tiếp-vận trầm trọng th́ Cộng-SảnBắc-Việt lại nhận được viện-trợ gia-tăng khoảng 3, 4 lần hơn nữa từ phiá Nga-Sô và Trung-Cộng.[377] Về Hải-Quân, vào lúc cao-điểm hoạt-động, HQVN có quân-số 42,000 quân-nhân, không kể dân-chính. Với 672 Chiến-đĩnh đổ-bộ, 20 Trục-Lôi-Đĩnh, 450 Chiến-đĩnh tuần-tiễu, 56 Chiến-đĩnh tiếp-vận và 242 Hải-Thuyền; HQVN hoạt-động rất hữu-hiệu. Văn-pḥng Tùy-Viên Quân-sự Mỹ DAO (Defense Attaché Office) ghi-nhận t́nh-trạng an-ninh tại những vùng Hải-Quân trách-nhiệm khá tốt đẹp, Cộng-Sản không đạt được một mục-tiêu đáng kể nào trong suốt hai năm 1973 và 1974. Ngay cả đầu năm 1975, an-ninh khắp Vùng 4 đươc kể là yên-tĩnh. Quân-viện hàng năm cho Việt-Nam Cộng-Ḥa từ nhiều-tỷ Mỹ-kim bị hạ-giảm xuống c̣n 700 triệu Mỹ-kim. HQVN đành cắt đi bớt nhịp điệu hành-quân xuống 50 phần trăm. Hoạt-động trong sông thật là cần-thiết, cũng bị xén xuống 70 phần trăm. Đạn-dược và nhiên-liệu thiếu-hụt trầm-trọng. HQVN chỉ c̣n cách là cho 600 giang-đĩnh và tuần-cảng-đĩnh nghỉ bến bất-động. 22 chiến-hạm hạm-đội cũng không c̣n chạy được.[378] Lực-Lượng Thủy-Bộ, một thành-phần tác-chiến quan-trọng của HQVN, cũng gặp cảnh thiếu cơ-phận. T́nh-trạng "đ́nh động" v́ sự giảm-sút tiếp-vận đă được chính Vị Cựu Tư-Lệnh Lực-lượng đó mô-tả như sau: "Khi tôi nhận đơn-vị Đặc-Nhiệm Thủy-Bộ từ Đô Đốc Hoàng-Cơ-Minh tháng 9 năm 1974, đă có một phần ba chiến-đĩnh trong t́nh-trạng "đ́nh động" v́ thiếu cơ-phận thay thế. Phần c̣n lại th́ bị xé lẻ thành từng đơn-vị Giang-Đoàn Thủy-Bộ tăng-phái xuống cấp Tiểu-Khu Lực-Lượng Thủy-Bộ không c̣n tham-gia những cuộc hành-quân quy-củ như trước. Tại các Tiểu-Khu, Giang-Đoàn Thủy-Bộ được ưa chuộng nhờ giáp dày, hỏa-lực mạnh. Cho nên phiếu tŕnh đề-nghị tái-lập lại Lực-Lượng Thủy-Bộ như trước vẫn c̣n nằm đâu đó trên những pḥng sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH".
Thành-Quả Năm 1972 của Hải-Quân Việt-Nam Trong năm 1972, nhiều biến-chuyển xảy ra và Hải_quân VNCH đă đạt được nhiểu thành-quà tốt đẹp. Sau đây là phần trích từ Đặc-San Lướt Sóng[379] phát-hành ngày Hải-Quân 1974. Tổ-Chức: Trong chiều-hướng "hoàn-hảo tổ-chức", suốt năm qua, Hải-Quân Việt-Nam tân-lập được 4 đơn-vị, cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị, giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị, minh-định lại nhiệm-vụ và tổ-chức của 5 đơn-vị. Đặc-biệt, cải-tổ quan-trọng nhất là việc giải-tán Lực-Lượng Duyên-Pḥng, sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải và việc thành-lập Bộ Tư-Lệnh Vùng 5 Duyên-Hải. Về quân-số thực-hiện, th́ năm 1972 đă quá cao so với quân-số quy-định, do đó để quân-b́nh quân-số, năm 1973, Hải-Quân chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi. Ngoài ra, để đạt mục-tiêu" Ưu-Tú Nhân-Sự" trong năm qua, một số quân-nhân có tinh-thần phục-vụ và kỷ luật kém đă bị sa-thải khỏi quân-chủng. Huấn-Luyện: Nói chung, trong năm qua, chương-tŕnh huấn-luyện của Hải-Quân vẫn được tiến-hành một cách tốt đẹp, đúng theo lịch-tŕnh ấn-định, đặc-biệt chú-trọng vào mục-tiêu "Bồi-Dưỡng Chuyên-Nghiệp" và " Tinh-Tiến Chuyên-Môn". Trong tất cả nỗ-lực nhằm đào-tạo Sĩ-Quan thành cấp chỉ-huy đa năng đa hiệu, cũng như bồi-dưỡng Hạ-Sĩ-Quan thành những cán-bộ chuyên-nghiệp và huấn-luyện Đoàn-viên thành những Thủy-Thủ lành nghề, kể từ Ngày Hải-Quân 73 đến nay, khối Quân-Huấn Hải-Quân đă thực-hiện các khóa huấn-luyện sau đây: -30 Khóa dành cho Sĩ-Quan, gồm các Khóa: Cao cấp chuyên-môn, Trung-cấp chuyên-môn, Sinh Viên Sĩ-Quan, Đặc-biệt Sĩ-Quan Hải-Quân, Sĩ-Quan Tiếp Liệu Bổ Túc, Sĩ-Quan Huấn-Luyện-Viên, Sĩ-Quan Trực Trung-Tâm Chiến-Báo. -51 Khóa dành cho Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên gồm các Khóa Cao-Đẳng, Trung-Đẳng, Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp, Khóa Tân-Binh Hải-Quân. -23 Khóa huấn-luyện tại các quân-trường liên quân gồm các khóa ngắn hạn như An-Ninh, Chiến-Tranh Chính-Trị..vv.. Ngoài ra tại các quân-trường Hải-Ngoại có các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân đang thụ-huấn các Khóa chuyên-môn khác. Song song với chương-tŕnh huấn-luyện đặt ra, dù với ngân-khoản eo hẹp và phương-tiện quá thiếu-thốn, pḥng Binh-Thư thuộc Khối Quân-Huấn đă ấn-hành một số sách giáo-khoa đáng kể, đồng-thời pḥng Trợ-Huấn cũng không ngừng trong việc xúc-tiến thiết-lập các mô-h́nh và dụng-cụ huấn-luyện để yểm-trợ tối-đa cho các quân-trường. Hoạt-Động An-Ninh Hoạt-động an-ninh Hải-Quân trong năm qua nổi bật trong 3 hoạt-động chính-yếu là an-ninh phối-hợp kiểm soát phong tỏa duyên-hải và duy trí ưu-thế trên sông biển hầu bảo-vệ an-ninh quốc-pḥng và quyền-lợi kinh-tế quốc-gia. Đặc-biệt nhất là trận hải-chiến bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia tại quần-đảo Hoàng-Sa ngày 19-01-74 giữa Hải-Quân Việt-Nam anh hùng và Hải-Quân Trung-Cộng xâm-lăng. Về hoạt-động an-ninh Hải-Quân, nhằm chặn đứng mọi mưu-đồ lấn đất dành dân, vi-phạm trắng-trợn Hiệp định ngưng bắn của quân Cộng Sản Bắc Việt, Hải-Quân Việt-Nam, trong thời-gian qua, đă mở được 1,028 cuộc hoạt-động an-ninh biệt lập, chận xét 375,250 ghe thuyền và 1,053,604 người, bắt giữ 140 ghe và 276 người. Đồng-thời, trong các phản ứng tự-vệ đối với 474 vụ vi-phạm ngưng bắn của Cộng-Sản Bắc Việt từ tháng 9-73 đến nay, con số tổn-thất về nhân-mạng cùng vũ-khí quân-dụng của địch bị ta tịch-thu và phá-hủy đă nói lên được hoạt-động hữu-hiệu của HQVN. Về phương-diện kiểm-soát lănh-hải và bảo-vệ quyền-lợi kinh-tế quốc-gia, HQVN trong năm qua, đă đạt được các thành-tích đặc-biệt như bắt giữ 12 ghe thuyền Thái Lan gồm 200 ngư-phủ vi-phạm lănh-hải đánh cá của Việt-Nam Cộng-Ḥa. Gần đây nhứt là việc Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư HQ. 4, ngày 26-6-74 đă lập được thành-tích chận bắt được chiếc tàu Luaang Lapsri số 093[380]393 tại 48 hải lư Nam Côn Sơn và tịch-thu được 2.005 kg thuốc phiện đen đựng trong 55 bao lớn và 2 bao nhỏ. Ngoài ra, hiện nay công-tác yểm-trợ các công-ty khai thác các mỏ dầu hỏa tại thềm lục-địa VNCH đă nói lên được tính đặc-thù và hữu-hiệu của quân-chủng Hải-Quân..Nhưng nổi bật nhất, phải nói là cuộc chiến hào-hùng của HQVN tại quần-đảo Hoàng-Sa vào những ngày cuối đông 73 nhằn chống lại cuộc xâm-lăng của Hải-Quân Trung Cộng. kết-quả, Hải-Quân Trung Cộng đă bị tổn-thất nặng nề với 2 chiến-hạm loại Kronstad bị HQVN bắn ch́m, trong khi 2 chiến-hạm khác bị hư-hại và hàng trăm binh-sĩ thương-vong. Mặt khác, trong năm qua, HQVN đă tổ-chức được 28 chuyến hộ-tống convoi trên thủy-tŕnh huyết-mạch, đồng-thời chuyển-vận 164,319 người và 1.237 tấn đạn-dược, quân-dụng. Yểm-Trợ Tiếp-Vận: Với chiều-hướng phát-triển tự-túc, yểm-trợ cho các đơn-vị, ngành Tiếp-Vận Hải-Quân đă cải-tiến không ngừng và thâu-đạt được nhiều-thành-tích khích-lệ... Mặc dù ngân-khoản eo hẹp, ngành Tiếp-Vận Hải-Quân cũng đă cố-gắng đóng thêm cá Duyên-Kích-Đĩnh xi măng và đă hoàn-tất chiếc thứ 87... Đồng-thời, trong nỗ-lực cải-tiến kỹ-thuật hầu gia-tăng hoạt-động cho các chiến-sĩ và chiến-đĩnh, Tiếp-Vận Hải-Quân đă hoàn-tất thiết-trí nhiều-loại đại bác pḥng không trên các Khu-Trục-Hạm và Tuần-Dương-Hạm, tăng cường hỏa-lực cho nhiều-giang đĩnh, biến cải hệ thống đẩy tàu cho một số Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm. Song song với việc tiếp-vận nặng-nề tính-cách quân-sự nêu trên, Hải-Quân c̣n giúp đỡ các gia-đ́nh binh-sĩ bằnh cách xúc tiến mạnh mẽ công-tác xây cất các trại gia-binh tại các đơn-vị Hải-Quân. Với sự yểm-trợ của Tổng Cục Tiếp-Vận và Hoa-Kỳ, trong năm qua, Hải-Quân đă xây cất được 50 căn nhà tại CCYT-TV Cát Lở và 120 căn nhà tại Duyên-Đoàn 43, 44 cùng một số đơn-vị tại B́nh-Thủy...Ngoài ra trong tân Công-tác do Tổng-Cục Yểm-Trợ Tiếp-Vận yểm-trợ, Hải-Quân đă thực-hiện được 2 dự-án khác. Phần do Hoa-Kỳ yểm-trợ gồm có các thỏa-hiệp về 44 dự-án tân công-tác, 7 dự án vét bùn và 6 dự án cải-tiến hệ-thống nước tại 6 Đài Kiểm-Báo. Hoạt-động Quân-Y Thể-xác có tráng-kiện, tinh-thần mới được minh-mẫn và hiệu-năng công-việc của các chiến-sĩ Hải-Quân mới dồi-dào. Do đó ngành Quân-Y Hải-Quân đă được đặt ra để thi-hành các công-tác trong phạm-vi y-tế. Trong năm qua, các y-sĩ đă khám ngọai-chẩn cho 28.253 quân-nhân và gia-đ́nh, thử-nghiệm 74.428 người, chụp điện-tuyến 40.541 người, trám nhổ răng 30.412 người và điều-trị tại bệnh-viện, bệnh-xá 14.848 người. Về dược-phẩm, Kho Y Dược Trung-Ương Hải-Quân yểm-trợ cho các đơn-vị Quân-Y Hải-Quân trung-b́nh khoảng 85% so với nhu-cầu. Tuy nhiên nhờ những kế-hoạch cải-tiến và tiết-kiệm dược-phẩm do Cục Quân-Y phát-động và nhờ những phương-thức mà Khối Quân-Y đề ra nên cũng tạm đủ dùng cho việc điều-trị. Ngoài ra Hoa-Kỳ c̣n yểm-trợ trong việc huấn-luyện chuyên-khoa tại Hoa-Kỳ. Đặc-biệt nhất của ngành Quân-Y Hải-Quân là 2 Y-Tế-Hạm Hát Giang (HQ. 400) và Hàn Giang (HQ. 401) được dân-chúng cả nước biết đến và xưng-tụng là " Chiến-Hạm T́nh Thương". Hoạt-động Quân-Y Dân-Sự-Vụ của hai Y-Tế-Hạm này rải đều khắp các Vùng Duyên-Hải và Sông Ng̣i, đến tận các hải-đảo xa xôi, đem sức khỏe và an vui đến cho đồng-bào. Chiến-Tranh Chính-Trị: Hoạt-động Chiến-tranh Chính-trị bao gồm trên 4 lănh-vực Tâm-Lư-Chiến, Chính-Huấn, Xă-Hội và Tuyên-Úy nhằm vào 3 đối tượng Dân -Binh -Địch quá rộng lớn và phức-tạp cho nên hoạt-động Chiến-Tranh Chính-Trị ngày càng trở nên cần-thiết trong nhiệm-vụ nâng cao tinh-thần quân-sĩ Hải-Quân các cấp để chống Cộng cứu-quốc, đồng-thời giữ vững lập-trường quốc-gia vững-chắc.. Trong nỗ-lực thực-thi các chiến-dịch, chương-tŕnh, kế-hoạch thuộc lănh-vực Tâm-Lư-Chiến, ngành Chiến-Tranh Chính-Trị Hải-Quân đă gặt hái được nhiều-thành-tích khả-quan. Riêng kết-quả Chiến-Dịch V́ Dân, trong năm qua, Hải-Quân đă điều-trị được 239 quân-nhân nghiện ma-túy, bắt giữ 348 quân-nhân can tội buôn lậu, vi-phạm tệ-đoan xă-hội, đồng-thời tịch-thu 923 thùng và 1.398 cây thuốc lá đủ loại... Về kết-quả của Chiến-Dịch T́m Về Tự-Do, với công-tác chiêu-hồi cán-binh CSBV trở về với chánh-nghĩa quốc-gia, trong thời-gian qua, Hải-Quân kêu gọi được 6 cán-binh CS về hồi-chánh mang theo nhiều-vũ-khí đạn-dược... Hoạt-động Dân-Vụ năm qua được ghi-nhận khả-quan với 83.786 đồng-bào được phát thuốc, khám bệnh, phân-phát 430 phần quà và 35 thùng quần áo, đồng-thời phân-phối 154.000 truyền-đơn và 562 sách báo đủ loại. Mặt khác, ngành CTCT Hải-Quân cũng đă thực-hiện trong năm qua 3 cuốn phim: "Ngày Hải-Quân 73", "HQVN Ngày Nay" và "43 Quân Công Từ Ngục Tù Trung-Cộng Trở Về", Mỗi cuốn phim dài 1,200 feet. Về hoạt-động thể-thao, được ghi-nhận là rất khả-quan với 15 lần đoạt giải trong các bộ-môn bóng tṛn, bóng rổ, bóng chuyền, vũ-cầu, quyền-thuật, thái-cực-đạo và xe đạp. Ngoài ra, trong nhiệm-vụ cải-tạo và ổn-định nếp sống gia-đ́nh binh-sĩ, ủy-lạo các Thương Bệnh Binh, giáo-dục con em quân-nhân, trong năm qua, cán-bộ CTCT Hải-Quân đă thăm-viếng ủy-lạo 1,058 lần, trợ-cấp 19,863,922$ cho 2,076 người; đồng-thời lập Kư-Nhi-Viện Cửu-Long, yểm-trợ học-phẩm, học-cụ cho 23 trường Ấu, Sơ, Tiểu-Học Hải-Quân gồm 3,474 học-sinh. Về hoạt-động giáo-vụ cũng đáng khích-lệ với nghi-lễ cầu-an, cầu-siêu, mai-táng, giảng-thuyết..v..v.. Sau cùng là hoạt-động của Biệt-đội Chiến-Tranh Chính-Trị trong năm qua đă thực-hiện 491 chuyến công-tác, tập-trung 190,557 đồng-bào tham-dự trong 70 buổi Sinh-Hoạt Lănh-Đạo Chỉ-Huy. Nh́n lại thành-tích trong một năm qua, phải nhận rằng đó là một khích-lệ lớn lao cho quân-chủng, ghi dấu một giai-đoạn trưởng-thành của quân-chủng Hải-Quân trên mọi lănh-vực. Trong tương lai, khi ḥa b́nh văn hồi, HQVN ngoài việc xây-dựng củng-cố lực-lượng ngày thêm hùng-mạnh, sẽ c̣n lănh trọng-trách phát-triển kinh-tế bằng cách khai-thác hải hoặc khoáng-sản dọc theo duyên-hải, góp phần xây-dựng quốc-gia phú-cường theo kịp các quốc-gia tân-tiến trên thế-giới.
Quần-đảo Trường-Sa và Hài-Quân VNCH Vào tháng 6 năm 1956, HQVNCH đă chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 tuần-tiễu vùng biển Trường-Sa. Từ năm 1960 đến năm 1967, Hải Quân VNCH phái nhiều chiến hạm thường xuyên tuần tiễu cũng như hoàn tất đặt bia chủ quyền trên nhiều đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây...) trong Quần Đảo Trường Sa. Đến tháng 7-1973, VNCH kư giấy phép cho các công ty ngoại quốc thăm ḍ và khai thác dầu hỏa gần vùng Trường Sa. Chính v́ sự kiện trên, Trung Cộng bắt đầu phản đối và tranh giành chủ-quyền với những luận điệu hoàn toàn vô căn cứ. Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ.504 là chiến-hạm công-tác thường-xuyên nhất tại Vùng Trường-Sa. Chiến-hạm đă chuyên-chở dụng-cụ và vật-liệu cho việc xây cất; đồng-thời yểm-trợ các đơn-vị bạn hoàn-tất công-sự pḥng-thủ trên các đảo Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang. Chiến-hạm cũng gửi tiểu-đĩnh thám-sát các đảo phụ-cận. Đặc-biệt Đại-diện HQVN gây được sự ḥa nhă, tôn-trọng lẫn nhau với cả Lực-Lượng Trung-Hoa Dân-Quốc trấn-đóng trên đảo Thái-B́nh.
Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ.504.
Tháng 12 năm 1973, Tiểu Khu Phước Tuy biệt phái một đơn vị Địa Phương Quân ra Quần Đảo Trường Sa, đồn trú trên các đảo Trường Sa và Nam Yết. Các đơn vị Địa Phương Quân này thường xuyên được những Chiến Hạm Hải Quân yểm trợ và tiếp tế. Vào tháng 1 năm 1974, Trung Cộng cưỡng chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của VNCH sau một trận hải chiến dữ dội. Để đề pḥng quân Trung Cộng tiến xa hơn về hướng Trường Sa. VNCH tăng cường thêm nhiều Chiến Hạm tuần tiễu cũng như quân trú pḥng tại các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang và các đảo lớn phụ cận.
H́nh-ảnh ghi nhân của Phóng-Viên Nguyễn-Kim về các đảo chính tại Trường-Sa sau khi các công-sự pḥng-thủ.đă được xây cất
|