Chương-III
|
|
Chương 3 Giai-đoạn Phát-triển (1957-1967)
Cho dù gặp những trở-ngại trên bước h́nh-thành, nhiều khó-khăn khi dựng lại cờ Tổ-Quốc trên kỳ-đài chiến-hạm; sau năm 1956, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa (HQVNCH) cũng đă tiến được những bước khởi-hành vững chắc.
Năm 1957 T́nh-h́nh bang-giao Việt-Nam Cambodge căng thẳng dần từ cuối năm 1956. Hải-Quân VNCH gửi 1 Trợ-Chiến-Hạm, 2 Quân-Vận-Đĩnh và 4 Giang-Vận-Hạm chuyên-chở 2, 400 Việt-kiều bị chính-phủ Cambodge trục-xuất hồi-hương về Việt-Nam vào tháng 2 năm 1957. Cuối tháng 4, 4 Hải-Vận-Hạm cùng 3 Giang-Pháo-Hạm hoàn-tất việc chuyển-vận 1,500 đồng-bào từ Đà-Nẵng đến Cát-Lái trên đường đi Phước-Long định-cư. Tháng 5, các Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp cuối cùng rời Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang[159], giao hoàn-toàn trọng-trách huấn-luyện lại cho Hải-Quân Việt-Nam. Khóa 7 được đặt tên Đệ Nhất Thiên-Xứng đó là cḥm sao số 7 của Hoàng-Đạo. Các khóa kế tiếp cứ thế mà tính theo ṿng thứ-tự 12 con giáp như trên. Khóa 8 là Đệ Nhất Hổ-Cáp, khóa 9 là Đệ Nhất Nhân-Mă và tiếp-tục cho đến Đệ Nhất Song-Ngự Tiếp-theo là Đệ Nhị, Đệ Tam. v.v.. .[160] Hải-Quân Việt-Nam nhận thêm nhiều Modified Landing Craft (loại tiểu-đĩnh có khả-năng chạy trên sông và trên ruộng lúp xúp nước), 2 Quân-Vận-Đĩnh (LCM), 2 Hộ-Tống-Hạm (PC - Patrol Craft) và 3 Trục-Lôi-Hạm YMS (Yard Minesweeper). Hầu hết các giang-đĩnh và chiến-hạm này đều do Hoa-Kỳ viện-trợ cho Pháp trong thời-kỳ chiến-tranh Đông-Dương và nay Pháp giao lại cho Việt-Nam. Khi chuyển-giao các chiến-hạm và chiến-đĩnh đó lại cho Hải-Quân Việt-Nam. Một vài nhân-viên Hải-Quân Pháp quá-khích đă phá-hoại bằng cách bỏ cát trong dầu chạy máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu khiến một số chiến-cụ bị hư. Một số tàu thuyền khác v́ t́nh-trạng thiếu bảo-tŕ, HQVN chỉ sử-dụng được một thời-gian ngắn rồi đành phế-thải. Năm 1957 là thời-gian Hải-Quân tăng-trưởng, toàn-thể Hải-Quân có 4,800 người. Đặc-biệt Giang-Lực tăng 50 phần trăm.[161] Các Quân-y-sĩ hiện-dịch lần lượt trở về và đă được Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước bổ-nhiệm vào phục-vụ ở Bệnh-xá Bạch Đằng, Bệnh-xá Hải-Quân Công-Xưởng, Căn-cứ Cát Lái, Bệnh-xá Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang. Riêng Bác-sĩ Nguyển Phúc Quế được chỉ-định làm Y-Sĩ-Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến và cùng với Đại-Úy Lê-Nguyên-Khang tiếp-nhận căn-cứ Cam Ranh. Bệnh-xá đầu-tiên của TQLC được Bác-Sĩ Quế thành-lập ở B́nh Ba, Cam Ranh.[162] HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn thay thế HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong chức-vụ Tư-lệnh Hải-Quân. Sau khi khóa 7 măn-khóa, để có thời-gian chuẩn-bị cho một chương-tŕnh huấn-luyện hoàn-toàn Việt-Nam, Trung-Tâm không nhận ngay Sinh-Viên. Một số Sĩ-Quan ưu-tú được gọi về chuẩn-bị làm huấn-luyện-viên[163], đă hoàn-thành việc soạn-thảo chương-tŕnh học-tập cho các khóa Hải-Quân sau này. Cuối năm 1957, Hải-Quân gửi chiến-hạm, Thủy-Quân Lục-Chiến cùng quân bạn tham-dự Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại vịnh Thái Lan. Các Sĩ-Quan Khóa 7 thực-tập lần cuối trên các chiến-hạm thuộc Chiến-dịch này, trước khi họ chính-thức được bổ-nhiệm đi các đơn-vị.[164]
Cách đặt tên Các Khóa Sĩ-Quan Hải-Quân theo Cḥm Sao Như đoạn trên đă đề-cập, Khóa 7 được đặt tên là Đệ Nhất Thiên-Xứng theo tên cḥm sao số 7 trên Hoàng-Đạo. Các khóa đàn anh của Khóa 7 tại TTHL/HQ/Nha-Trang đương-nhiên được mang những tên như sau: Khóa 1- Đệ Nhất Dương-Cưu Khóa 2- Đệ Nhất Kim-Ngưu Khóa 3- Đệ Nhất Song-Nam Khóa 4- Đệ Nhất Bắc-Giải Khóa 5- Đệ Nhất Hải-Sư Khóa 6- Đệ Nhất Xử-Nữ.
Mười hai chùm sao trên Hoàng-Đạo.
Sau đây là một vài chi-tiết bổ-túc vè danh xưng các cḥm sao này: Mặt Trời di-chuyển giáp một ṿng biểu-kiến trên Hoàng-Đạo (Ecliptic) trong thời-gian một năm chừng 365 ngày 1/4, đi ngang qua 12 cḥm sao. Các cḥm sao này tương-tự như 12 con giáp (Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) của khoa chiêm-tinh-học Đông-Phương. Nếu tính từ điểm xuân-phân (21 tháng 3), các cḥm sao được gọi tên theo các tiếng Việt, Anh, Pháp như sau: Số 1- Dương-Cưu (Bélier hay Aries); từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04. Số 2- Kim-Ngưu (Taureau hay Taurus); từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05. Số 3- Song-Nam (Gémeaux hay Gemini); từ 21 tháng 05 đến 21 tháng 06. Số 4- Bắc-Giải (Cancer): từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07. Số 5- Hải-Sư (Lion hay Leo): từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08. Số 6- Xử-Nữ (Vierge hay Vergo): từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09. Số 7- Thiên-Xứng (Balance hay Libra); từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10. Số 8- Hổ-Cáp (Scorpion hay Scorpius); từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11. Số 9- Nhân-Mă (Sagittaire hay Sagittarius); từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12. Số10-Nam-Dương (Capricorne hay Capricornus):Từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 01. Số 11- Bảo-B́nh (Verseau hay Aquarius); từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02. Số 12- Song-Ngư (Poissons hay Pisces); từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03.
Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan Kể từ năm 1957, Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan HQVN được tiêu-chuẩn-hóa như sau: a - Ngành Chỉ-Huy: Mặc dù thời-gian học tại quân-trường là 2 năm, 18 tháng hay một năm th́ các môn học chính vẫn như nhau. Học-tŕnh chỉ có rút ngắn cho thích-hợp với thời-gian. - Giai-Đoạn 1: Sinh-Viên Sĩ-Quan từ cầu vai đen đến Chuẩn-Uư, phải hoàn-tất các môn học như toán-học đại-cương, lượng-giác h́nh-học phẳng và lượng-giác không-gian (lượng giác cầu). Vận-Chuyển thực-tập và lư-thuyết nhập-môn. Điện-Từ-Trường, Điện-Kỹ-Nghệ cấp 1, Anh-Văn và các môn phụ. Căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ và thực-hành tác-xạ. - Giai-Đoạn 2: Sinh-Viên chuẩn-bị tốt-nghiệp Thiếu-Uư gồm có các môn chính trong Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển lư-thuyết, Hàng-Hải Thiên-Văn, Sức-bền Vật-Liệu, lư-thuyết Thuyền-Bè tầu nổi và tầu ngầm. Cơ-Khí Động-Cơ Nổ 2 th́ và 4 th́. Điện-Kỹ-Nghệ cấp 2, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Anh-Văn và các môn phụ. b - Ngành Cơ-Khí: Có các môn chính như sau: Động-Cơ-Nổ 2 th́ và 4 th́. Động-Cơ Diesel, Điện-Kỹ-Nghệ, Pḥng-Tai, Sức-Bền Vật-Liệu, Lư-Thuyết Thuyền-Bè áp-dụng cho tầu nổi và tầu ngầm. Chú-trọng nhiều về nguyên-tắc và thực-hành các loại động-cơ. Các môn phụ tương-tự như các môn phụ của ngành Chỉ-Huy như căn-bản quân-sự, tháo ráp vũ-khí nhẹ, thực-hành tác-xạ...
Năm 1958 - Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại Phú-Quốc tiếp-diễn. - Trong kế-hoạch di-tản đồng-bào đi lập ấp mới, các chiến-hạm chiến-đĩnh chuyển-vận đă chuyên-chở đồng-bào từ Ba-Nam về U-Minh, Cái Sắn. - Khóa Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên được tuyển-mộ và huấn-luyện bởi chính Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam: Khóa 8 Hổ Cáp. Danh-hiệu Sĩ-Quan Tàu Ngầm đă xuất-hiện khi các SVSQ Khóa 8 lần đầu-tiên mang cầu vai đen, không cấp-bậc, trong giai-đoạn sơ-khởi 3 tháng đầu-tiên. - Các nhà quân-sử VNCH thường cho rằng những năm 1957-1958 là thời-gian tương-đối thanh-b́nh ở miền Nam Việt-Nam. Tuy vậy, riêng Hải-Quân ghi-nhận một biến-chuyển lớn: Tiểu-Đoàn 1 Thủy-Quân Lục-chiến, trong khi hành-quân có Hải-Đoàn Xung-phong yểm-trợ tại An-Xuyên là vùng cực Nam của VNCH, đă đụng quân Cộng-Sản.[165] Biến-cố này chứng-tỏ dă-tâm của Bắc-Việt khởi-sự xâm-lăng Miền Nam từ năm 1958, tức là chỉ 4 năm sau khi chúng kư-kết hiệp-ước đ́nh-chiến Genève.[166].
Biến-cố Hoàng-Sa Trong khi t́nh-h́nh trong nội-địa VNCH cho tới những năm 1958, 1959 c̣n tương-đối lắng dịu th́ ngoài Biển Đông đă xảy ra mấy biến-cố quan-trọng. Trước hết vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956, Trung-Cộng bất-thần gửi Hồng-Quân đổ-bộ và chiếm đóng đảo Phú-Lâm (Woody Island). Phú-Lâm thuộc nhóm đảo An-Vĩnh là ḥn đảo lớn nhất trong quần-đảo Hoàng-Sa, cách đảo Hoàng-Sa (Pattle Island, thuộc nhóm đảoTrăng Khuyết) là nơi có quân trú-pḥng Việt-Nam, 50 hải-lư. Trong mùa Xuân năm 1956, 200 Hồng-Quân Trung-Hoa xây cất xong 11 doanh-trại trên Phú-Lâm.[167] Vào ngày 9 tháng 6 năm 1956, quân-nhân Việt-Pháp cùng nhân-viên đài Khí-tượng tại đảo Hoàng-Sa báo-cáo thấy 200 "lính" dân-quân Trung-Cộng đổ-bộ lên đảo Robert (đảo Hữu-Nhật). Việt-Nam phản-ứng ngay bằng cách điều-động một Hộ-Tống-Hạm, một Hải-Vận-Hạm và hai Giang-Pháo-Hạm ra ngay Hoàng-Sa[168]. Không có súng nổ và Việt-Nam tái-chiếm lại Hữu-Nhật khi Trung-Cộng âm-thầm rút lui. Vào tháng 2 năm 1959, Trung-Cộng lại âm-mưu một kế-hoạch tầm ăn dâu khác. Trước hết, một số ngư-phủ được gửi tới đánh cá gần quần-đảo của ta. Thấy không có quân trú-pḥng trên đảo Quang-Ḥa (Duncan Island), đám ngư-phủ này chiếm luôn đảo đó. Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ. 225 được lệnh đến nơi điều-tra. Sau đó, thêm 5 chiến-hạm nữa chuyên-chở theo một Đại-đội TQLC tới tăng-cường. TQLC đổ-bộ lên đảo bắt giữ 31 ngư-phủ Trung-Cộng[169]. Tàu Hải-Quân mang họ về Đà-Nẵng. Trung-Cộng phản-đối dữ-dội, nhưng Việt-Nam quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia. Số ngư-phủ bị câu-lưu gần 2 tháng rồi được trả về Hồng-Kông để hồi-hương.
Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ. 225 được lệnh ra Hoảng-Sa để điều-tra. Chiến-Hạm này được trang-bị 6 đại-bác 40 ly.
Năm 1959 Ngoài biến-cố lớn ngoài biển Hoàng-Sa vừa kể ở trên, những biến-cố khác cần nhắc đến như sau: Lực-Lượng Hải-Thuyền được thành-lập để hoạt-động trong các đội Hải-Thuyền rải rác suốt dọc duyên-hải Việt-Nam. Theo quan-niệm ban đầu, Lực-Lượng này được trang-bị bằng nhân-viên bán quân-sự, tuyển-mộ trong số thanh-niên ngư-phủ tại địa-phương. V́ là người địa-phương, những nhân-viên này hoạt-động rất dễ dàng. Một khi có địch-quân xâm-nhập, Hải-Thuyền sẽ nhận biết ngay. Việc chọn người gặp khó-khăn v́ không đủ ứng-viên địa-phương theo tiêu-chuẩn. Sau này, các di-dân miền Bắc có kinh-nghiệm đi biển đánh cá được tuyển-dụng để chiếm vào chỗ thiếu hụt đó.
Hải-Thuyền có thể sản-xuất hàng loạt với các vật-liệu địa-phương.
Ngày 6-8-1959, HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền[170], Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân; được thăng-cấp Trung-Tá để thay thế HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn[171] (hết nhiệm-kỳ 2 năm), làm Tư-Lệnh Hải-Quân.[172] Cũng như lần chỉ-định Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ bị Pháp cản-trở, lần này người Hoa-kỳ lại mong đợi HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.[173] Cả hai lần, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đều giữ nguyên quyết-định của Ông, không xét đến ư-kiến người ngoại-quốc.
HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền, Q.TL/HQVN lên thăm Tuần-Dương-Hạm USS Toledo tại Bến Bạch-Đằng. Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn được chính-thức thành-lập.[174] Hải-Trấn là một đại-đơn-vị hết sức lớn. Nếu không tính TQLC, số lượng quân-nhân và dân-chính dưới quyền Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn chiếm đến một nửa quân-số Hải-Quân. Hải-Trấn gồm có nhiều cơ-quan đầu năo và các đơn-vị bờ như sau: - Bốn Duyên-khu. Bộ Chỉ-Huy của mỗi Duyên-khu đặt tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng. - Trung-tâm Huấn-luyện HQ Nha Trang. - Hải-Quân Công-Xưởng - Các Thủy-xưởng Cần Thơ. Đà Nẵng. - Trung-tâm Tiếp-liệu. Hải-Lực lần lượt nhận thêm ba Trục-Lôi-Hạm (MSC)[175]: HQ. 114 Hàm Tử II[176], HQ. 115 Chương Dương II[177], HQ. 116 Bạch Đằng II[178]. Thời-gian này, Hải-Quân Việt-Nam có tất cả 119 chiến-hạm và chiến-đĩnh các loại. Từ trước đến giờ, các chiến-hạm của Hải-Quân Việt-Nam đến hạn đại-kỳ đều phải đi qua nhờ vả Hải-Xưởng Hoa-Kỳ tại Subic, Phi-Luật-Tân. Vào năm 1958 khi khả-năng kỹ-thuật gia-tăng, Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n bắt đầu đảm-nhiệm mọi công-tác sửa chữa quan-trọng cho chiến-hạm.[179] Nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ học-tập chuyên-nghiệp. Các Sĩ-Quan cao-cấp tu-nghiệp tại Naval War College ở Newport, Rhode Island. Vị Sĩ-Quan đầu-tiên theo học tại Naval War College tức trường Cao-đẳng Hải-chiến[180] là Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Một số Sĩ-Quan trung-cấp tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California. Cũng trong năm 1959, HQ. 329 cùng một số chiến-hạm khác của Hải-lực được lệnh túc-trực tại Hoàng-Sa. Các chiến-hạm này luân-phiên nhau mỗi hai tháng để ngăn-chặn các ghe chài Trung Cộng xâm-nhập quần-đảo này.
Tầm Quan-trọng của Giang-Lực Có thể nói Hải-Quân Việt-Nam nhắm vào hai nhiệm-vụ: bảo-vệ quốc-gia chống ngoại-xâm và duy-tŕ an-ninh nội-địa. V́ mục-tiêu thứ nhất có ưu-tiên hàng đầu trước năm 1959, Giang-Lực hoạt-động đa-số trong các sông ng̣i nội địa, không được coi là quan-trọng. Như một Tuỳ-Viên Hải-Quân Hoa-Kỳ đă giải thích vào năm 1959: "Giang-Lực đóng một vai tṛ phụ thuộc so với Hải-Lực", v́ Hải-Lực tuần-tiễu dọc duyên-hải và ngoài khơi. Tuy nhiên với sự gia-tăng hoạt-động của Cộng-Sản trong nội-địa vào những năm 1959 và 1960, các Sĩ-Quan Việt-Nam và Hoa-Kỳ đă chú-ư nhiều hơn đến việc cải-tiến Giang Lực. Hoạt-động của Cộng-quân được tập-trung vào vùng châu-thổ sông Cửu Long. Đây là vùng đông dân-cư nhất của Việt-Nam. Vào giưă năm 1959, Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm mô-tả các tỉnh miền nam như đang "ở trong t́nh-trạng bị bao-vây". Phái-bộ Cố-vấn đồng-ư với chính-phủ Việt-Nam khi kết-luận rằng t́nh-trạng ở vùng đồng-bằng sông Cửu Long đă trầm-trọng hơn t́nh-trạng của các năm 1954 hay 1955. Một điều hiển-nhiên là Giang-Lực trong khi tuần-tiễu sông ng̣i, chuyên-chở binh-sĩ và đồ tiếp-liệu; đă đóng một vai tṛ quan-trọng trong việc tái duy-tŕ an-ninh cho khu-vực châu-thổ. V́ có rất ít đường xá, trên 1,500 dặm sông ng̣i là một hệ thống thủy-lộ quan-trọng cho việc thương mại và giao-thông
Tổ-Chức và Hoạt-Động của Giang-Lực vào năm 1959 V́ hầu-hết hoạt-động giang-lực nằm trong Miền Tây Nam-phần, Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực di-chuyển từ Sài-G̣n về Cần-thơ. Giang-lực có một tổng-số là 96 Giang-đĩnh, tổ-chức thành 5 Hải-Đoàn Xung-Phong[181] Mỗi Hải-Đoàn có chừng 2 Sĩ-Quan và 100 Đoàn-Viên, đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long, Long-Xuyên và Sài-G̣n. Các Hải-Đoàn luân-chuyển hành-quân một tháng rồi huấn-luyện một tháng. Trong thời kỳ huấn-luyện, một Toán Huấn-luyện Lưu-Động gồm sáu Sĩ-Quan và Đoàn-Viên từ Sài-G̣n tới để giảng dậy lư thuyết và các kỹ-thuật đặc-biệt. Thời-gian c̣n lại của thời kỳ huấn-luyện được dành cho việc sưả chưă chiến-đĩnh. Mỗi Hải-Đoàn có 19 tiểu-đĩnh, đa-số là các tàu đổ-bộ của Hoa-Kỳ thời thế chiến thứ hai được biến cải. Trong mỗi Hải-Đoàn, một chiếc LCM-6 Commandement, cửa mũi được thay thế bằng một mũi nhọn, dùng làm Soái-đĩnh. Tàu này cung-cấp các phương-tiện truyền-tin và yểm-trợ hải pháo trong khi hành-quân. Hải-Đoàn c̣n có một chiếc Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-giáp-đĩnh Monitor). Cũng cải-biến hơi giống như chiếc Soái-đĩnh Commandement nhưng hoả-lực Monitor hùng hậu hơn. Vũ-khí trang-bị gồm có một đại bác 40 ly, hai đại bác 20 lỵ, một đại liên 50, và một súng cối 81 ly. Các binh-sĩ và đồ tiếp-liệu được chuyên-chở trên 5 chiếc LCM và 12 LCVP và STCAN. Trong những chiến-đĩnh được Hải-Quân Pháp trao lại, chỉ có loại STCAN là vận-chuyển mau lẹ nhất. Đây là loại tàu được đóng riêng cho hoạt-động sông.
Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-Giáp-Đĩnh) có hỏa-lực rất hùng-hậu.
Khu-vực hoạt-động chính của Giang-Lực là châu-thổ sông Cửu Long. Ở đây, các Hải-Đoàn và 4 Tiểu Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến t́m kiếm truy-lùng địch-quân. Vào năm 1959, 6 LCM, 4 LCVP cùng 2 vedette và nhiều đơn-vị Thủy-Quân Lục-Chiến đă thực-hiện các cuộc hành-quân trong tỉnh An xuyên. Hai chiếc LCM và 2 LCVP khác tuần-tiễu ranh giới Cam Bốt gần Châu Đốc. Trong khi đó, 1 LCM và 2 LCVP hoạt-động ở sông Đồng Nai và khu-vực Rừng Sát gần Sài-G̣n..Đồng-thời 2 LCVP tuần-tiễu gần một kho nhiên-liệu của Bộ-Binh ở phiá Bắc Sài-G̣n. Mặc dầu vào năm 1960, TQLC vừa được bổ nhiệm vào Lực-Lượng Chiến-lược Trừ-bị cùng với Nhẩy Dù, các Tiểu Đoàn TQLC vẫn tiếp-tục hoạt-động với Hải-Quân. Ngoài ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp với Bộ Binh.[182]
Cũng như FOM/STCAN, Vedette VP[183] (Vedette de Port - Harbour Defence Motor Launch - HDML) là loại chiễn-đĩnh rất hữu-hiệu trong sông. VP lại c̣n có khả-năng tuần-duyên.
Tài-liệu Căn-Bản về Tổ-Chức. Trước đây, hầu hết các tài-liệu về tổ-chức và điều-hành tổng-quát cho Quân-đội cũng như các Quân, Binh-chủng Việt-Nam Cộng-Ḥa đều do văn-pḥng hay pḥng sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH soạn-thảo và ban-hành. Về phần Hải-Quân khi HQ Thiếu-Tá Mỹ làm Tư-Lệnh, HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh được chỉ-định làm Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân (TMT/HQ). Ông Ánh nắm giữ chức-vụ này nhiều năm qua nhiều vị Tư-Lệnh, đă điều-hành Bộ Tham-Mưu của Ông soạn-thảo những tài-liệu quan-trọng đầu-tiên. Tập Văn-thư Căn-bản phải được kể là quan-trọng nhất. Đó là nơi tập-trung tất cả những huấn-thị điều-hành các đơn-vị Hải-Quân. Trong tập văn-thư đó, các văn-thư được sắp-xếp rất thứ-tự theo từng loại hoạt-đông và theo thời-gian nên rất dễ t́m kiếm. Tập Văn-Thư Căn-Bản được Bộ Tham-mưu Hải-Quân nhật-tu thường-xuyên. Các Đơn-Vị-Trưởng và Quân-nhân các cấp căn-cứ theo đó để thi-hành hầu hoàn-tất những nhiệm-vụ giao-phó. Ngày 10 tháng 9 năm 1959, cuốn sách quy-luật Hải-Quân đầu-tiên, mang tên Hải-Quy[184] được Bộ Tư-Lệnh HQVN ban-hành. Tập tài-liệu quan-trọng này ấn-định quy-chế hoạt-động tổng-quát cho các đơn-vị và quân-nhân Hải-Quân. Truyền-thống cao-quư của người lính thủy được đề-cập đến rất nhiều. Đặc-biệt vai tṛ dẫn-lộ chiến-hạm và chỉ-huy các đơn-vị sông biển của các Hạm-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng được quy-định rất rơ-ràng.
Tổ-chức Tham-mưu của Bộ Tư-Lệnh HQVNCH. Lúc mới thành-lập, ban tham-mưu của Tư-lệnh Hải-Quân (cũng là Phụ-Tá HQ cạnh TTMT/QĐQGVN) chỉ là một pḥng văn-thư nhỏ bé trong khuôn-viên của Bộ Tổng-Tham-Mưu. Pḥng này lớn dần, di-chuyển về trại Cửu-Long Thị-Nghè, rồi về trại Bạch-Đằng tức là Caserne Francis Garnier ở bến Bạch-Đằng (bờ Sông Sài-G̣n) khi căn-cứ này được Hải-Quân Pháp bàn-giao. Sơ-đồ tổ-chức tổng-quát của Bộ Tham-mưu Hải-Quân: Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân nhận lệnh trực-tiếp từ Tư-Lệnh Hải-Quân, điều-hành 4 pḥng: - Pḥng 1 -Nhân-Viên - Pḥng 2 -T́nh-Báo[185] - Pḥng 3 -Hành-Quân - Pḥng 4 -Tiếp-Vận[186] Mỗi pḥng điều-hành bởi Trưởng Pḥng. Pḥng lại chia ra nhiều ban do các Trưởng Ban nắm giữ.
Sơ-đồ Tổ-Chức Hải-Quân từ Năm 1969-1963
Ngoài HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh[187], những Sĩ-Quan sau đây từng nắm giữ chức-vụ TMT/HQ: - HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền - HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Đức-Vân. - HQ Thiếu-Tá Đặng Cao Thăng, thăng-cấp Trung-Tá trong chức-vụ. - HQ Trung-Tá Lâm-Nguơn-Tánh, sau đó làm Tư-Lệnh-Phó (thăng-cấp Đại-Tá trong chức-vụ) - HQ Trung-Tá Trần-Văn-Phấn, thăng-cấp Đại-Tá trong chức-vụ, sau đó nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân một thời-gian ngắn. - HQ Trung-Tá Diệp-Quang-Thủy, thăng-cấp Đại-Tá rồi Phó Đề-Đốc trong chức-vụ Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân cho tới ngày 30-4-1975.
Danh-hiệu các Chiến-hạm vào đầu thập-niên 1960 Tuy Giang-Vận-Hạm và Giang-Pháo-Hạm là các loại chiến-hạm đầu-tiên được trao cho các Hạm-Trưởng Việt-Nam chỉ-huy nhưng trong mấy năm đầu của HQVN, cả hai loại Chiến-hạm này chỉ có số vỏ tàu mà không có tên. Các Trục-Lôi-Hạm YMS được chỉ-định cả số lẫn tên ngay từ ngày 11-2-1954 khi gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam. Năm 1957, Các Trợ-Chiến-Hạm LSSL và Giang-Pháo-Hạm LSIL được đặt tên của các vũ-khí thời cổ: Nỏ-Thần, Linh-Kiếm; Long-Đao, Thần-Tiễn, Thiên-Kích, Lôi-Công, Tầm-Sét. Các Giang-Vận-Hạm LCU không bao giờ được đặt tên. Các Hộ-Tống-Hạm PC, PCE, Trục-Lôi-Hạm YMS và MSC được đặt tên của các trận đánh nổi tiếng trong lịch-sử chống quân xâm-lăng Trung-Hoa: Tụy-Động, Vân-Đồn, Đống-Đa, Ngọc-Hồi, Vạn-Kiếp, Chi-Lăng, Kỳ-Ḥa, Nhựt-Tảo, Chí-Linh, Hà-Hồi; Hàm-Tử, Chương-Dương, Bạch-Đằng. Các Hải-Vận-Hạm LSM[188] và Lương-Vận-Hạm AKL được đặt tên của các con sông: Hát-Giang, Hàn-Giang, Lam-Giang, Ninh-Giang, Hương-Giang, Tiền-Giang, Hậu-Giang, Hóa-Giang. Các Dương-Vận-Hạm LST được đặt tên của các cửa bể và hải-cảng: Cam-Ranh, Đà-Nẵng, Thi-Nại, Vũng-Tàu, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long. Các Tuần-Duyên-Hạm PGM được đặt tên của các ḥn đảo Việt-Nam: Phú-Dự, Tiên-Mới, Minh-Hoa, Kiến-Vàng, Kèo-Ngựa, Kim-Quy, Mây-Rút, Nam-Du, Hoa-Lư, Tổ-Yến, Định-Hải, Trường-Sa, Thái-B́nh, Thị-Tứ, Song-Tử, Tây-Sa, Hoàng-Sa, Phú-Quư, Ḥn-Tróc, Thổ-Châu.
Năm 1960 - Thêm bốn mươi Sĩ-Quan và sáu mươi Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp. - Hải-Quân Việt-Nam cũng gởi một toán quân-nhân t́nh-nguyện sang Đài-Loan thụ-huấn về phá-hoại dưới nước[189] UDT (Underwater Demolition Teams). Măn khoá học, họ trở thành những Biệt-hải đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa. - Ngày 2 tháng 4, 45 tân Sĩ-Quan Hải-Quân khóa VIII Hổ-Cáp ra trường. Cũng trong năm này, Lực-Lượng Hải-Thuyền thực-sự hoạt-động tại duyên-khu 1. - Tháng 7, khóa đầu-tiên với 400 Đoàn-viên Hải-Thuyền được tuyển-mộ và huấn-luyện tại Đà Nẵng, dưới sự chỉ-huy của Hải-Quân Trung-Uư Nguyễn-Văn-Thông. - Tháng 12, bốn Duyên-Đoàn (ĐD hay ZĐ) đầu-tiên được thành-lập và đóng tại Cửa Việt, Cửa Thuận-An, Đà Nẵng và Hội An. Thời-gian này, Lực-Lượng Giang-Cảnh cũng được thành-lập.[190]
Huy-Hiệu Lực-Lượng Giang-Cảnh
Hải-Quân Trung-Tá Chung-Tấn-Cang là vị Sĩ-Quan thứ hai được tu-nghiệp tại Naval War College. Từ năm này trở về sau, mỗi năm, một Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân theo học tại Đại-học Quân-sự này. Hải-Quân nhận 1 PC (Patrol Craft), Hộ-Tống-Hạm Vân Đồn HQ. 06[191]. Chiến-hạm này thay thế cho một chiếc đồng-loại quá cũ, được phế-thải từ trước. Khả-năng kỹ-thuật của Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX) Sài-G̣n tiếp-tục gia-tăng. Vào đầu thập-niên 1960, HQCX này là cơ-sở kỹ-nghệ lớn nhất của Việt-Nam Cộng-Ḥa.[192]
Thành-lập Đoàn Giang-Vận Năm 1960, Cộng-Sản Hà Nội quấy-phá khắp nơi. Nhiều đoạn đường sông bị chúng chận lại lấy thuế, tịch-thu tài-sản dân-chúng, bắt bớ người Quốc-gia di-chuyển bằng tàu thuyền. V́ nhu-cầu hộ-tống những đoàn Giang-Vận trong sông, một Hải-Đoàn được thành-lập, mang tên Hải-Đoàn 81 Hộ-tống. Hải-Đoàn này gồm có một Soái-Đĩnh, 2 Tiền-Phong-Đĩnh, 12 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP, 12 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM, có nhiệm-vụ giữ an-ninh các đoàn ghe chở vật liệu như xi măng, dầu xăngvà các nhu-yếu-phẩm khác từ Sài-G̣n về Lục Tỉnh; và ngược lại chở lúa gạo, than củi, cá khô... từ Lục Tỉnh tiếp-tế cho Sài-G̣n. Là một đơn-vị Hải-Quân quản-trị bởi Hải-Quân, nhưng việc sử-dụng lại trực-thuộc ở mộy Ủy-ban Liên Bộ: Bộ Quốc-Pḥng (đại-diện là Bộ Tổng-Tham-Mưu), Bộ Công-Chánh, Bộ Kinh-Tế và Bộ Giao-Thông Vận-Tải. Thường mỗi tháng Liên-Bộ họp tại Bộ Công-Chánh để ấn-định ngày đi về của 4 đoàn công-voa[193]181 trong tháng tới. Đầu tháng là hai đoàn chánh, xen kẽ là hai toán phụ đi vào giữa tháng. Mỗi chuyến đi và về một chiều mất 18 ngày. Một cách cụ-thể, đoàn công-voa chở nhiên-liệu đến Cần Thơ thuộc các công-ty Xufa, Shell, Caltex... và các ghe chở nhu yếu phẩm như xi măng, phân bón để cung-cấp cho vùng Lục Tỉnh. Khi đoàn ghe đến Long-Xuyên th́ có các ghe đá tháp-tùng để đi tới Sóc Trăng, Bạc Liêu và đây là điểm chót. Lúc về từ Sóc Trăng về Sài-G̣n, đa-số chở gạọ Trung b́nh mỗi ghe có trọng-tải là 300 tấn, mỗi đoàn trung-b́nh có 45 ghe. Như thế, mỗi chuyến đi về, một đoàn công-voa đă cung-cấp cho thủ-đô 13,500 tấn thực phẩm và ngược lại cũng ngần ấy tấn nhiên-liệu, và các vật-dụng khác từ thủ-đô cung-cấp cho Lục Tỉnh. Kể cả đi và về, và cả 4 đoàn, mỗi tháng đoàn Giang-vận, dưới sự hướng-dẫn và bảo-vệ của các chiến-đĩnh Hải-Quân, đă cung-ứng một số lượng tiếp-liệu là khoảng 100,000 tấn.(13,500x 2 x 4= 108,000 tấn). Nếu sông Ḷng Tào, dưới sự bảo-vệ của Hải-Quân đă khiến các tầu bè ra vào cặp bến Sài-G̣n an-toàn, Giang-Đoàn 81 Hộ-tống đă âm-thầm đem lại những nhu-cầu căn-bản cho đồng-bào thủ-đô và cả vựa lúa vùng Lục Tỉnh.[194]
Đoàn Giang-Vận đi ngang Kinh Chợ-Gạo
Năm 1961 Vào tháng 5 năm 1961, Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền đề-nghị cho gửi thêm Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam được du-học tại 5 quốc-gia Âu-Châu, tại Nhật-Bản, Canada và Úc-Đại-Lợi - ngoài các lớp du-học tại Hoa-Kỳ. Vị Tư-Lệnh này cho biết rằng sự huấn-luyện tại Hoa-Kỳ chỉ là căn-bản, Ông ước mong là kiến-thức của Sĩ-Quan Hải-Quân phải được rộng răi hơn trong các lănh-vực kiến-trúc chiến-hạm, luyện-kim, sức đẩy hạt nhân... Chỉ nhờ cách-thức đó Hải-Quân Việt-Nam mới có thể tự-lực cánh-sinh thoát khỏi sự lệ-thuộc và kiểm-soát của người Hoa-Kỳ. Đề-nghị này bị xếp lại v́ coi là không thực-tế. Chỉ có một Sĩ-Quan được gửi du-học ngoài nước Mỹ mà thôi.[195] Chương-tŕnh MAP (Military Assistance Program) chấp-thuận 406 Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam du-học Hoa-Kỳ về tất cả các ngành chuyên-môn của Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều Sĩ-Quan được đưa đi thực-tập trên các chiến-hạm thuộc Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ. Các Hộ-Tống-Hạm HQ. 01, HQ. 04 và HQ. 05 của Hải-Quân Việt-Nam tham-dự cuộc thực-tập đánh tàu ngầm đầu-tiên với các Tiềm-Thủy-Đĩnh Hoa-Kỳ Blue Fish và Blue Gill ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Các Hộ-Tống-Hạm t́m tàu ngầm bằng sonar và đánh bằng các lựu-đạn tay MK2. Thám-xuất-viên và các nhân-viên khác của Việt-Nam rất khá trong việc xác-định vị-trí và tấn-công tàu ngầm Hoa-Kỳ.[196] Trong những năm liên-tiếp, HQVNCH lưu-tâm nhiều đến việc chống Tiềm-Thủy-Đĩnh. Tuy khả-năng nhân-viên khá nhưng chiến-hạm lại quá cũ. Vỏ tàu mỏng manh không chịu nổi áp-lực thủy-lựu-đạn mỗi khi phóng cho nổ ngầm dưới nước.[197] Lúc này, Hải-Quân Việt-Nam có gần sáu ngàn quân, kể các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Lực-Lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ các loại, tuần-tiễu sát ven biển Vùng I Duyên-Hải, từ vĩ-tuyến 17 tới Sa-Huỳnh.
Hải-thuyền chạy buồm mang truyền-thống hàng-hải dân-tộc.
Hải-Lực nhận: - 1 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Đống Đa II, HQ. 07[198]. - 1 LSM (Landing Ship, Medium) Hải-Vận-Hạm Hương-Giang HQ. 404. Trong khi đó các Trục-Lôi-Hạm Hàm Tử II HQ. 114, Chương Dương II HQ. 115, Bạch Đằng II HQ. 116 theo thứ-tự, lần-lượt hồi-hương. Các MSC là những chiến-hạm duy-nhất được đóng mới tinh, tuy kích-thước nhỏ bé nhưng t́nh-trạng về kỹ-thuật lại rất cao. Tất cả Thủy-Thủ-Đoàn Việt-Nam của các chiến-hạm Việt-Nam đều trải qua chương-tŕnh huấn-luyện, thực-tập ngoài khơi tại Hoa-Kỳ, rồi mới nhận-lănh chiến-hạm hồi-hương. Tổng-số chiến-hạm của Hải-Lực là 21 chiếc. Tinh-thần Hải-Quân lên cao, khuynh-hướng quốc-gia rơ-rệt [199].
HQ. 07 là chiếc Hộ-Tống-Hạm PCE đầu-tiên của HQVN.
Huy-hiệu Hạm-Trưởng, biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển được chính-thức ban-hành. Huy-hiệu bằng đồng, được đúc nổi với ngôi sao dẫn-lộ, một bánh xe 'tay lái tàu' có khắc 3 hàng chữ ṿng quanh: Danh-dự, Tài-đức, Kỷ-luật.[200] Khi đương-nhiệm, các Hạm-Trưởng[201]189 mang huy-hiệu này trên ngực áo bên phải. Các cựu Hạm-Trưởng mang huy-hiệu trên ngực áo bên trái.
Huy-hiệu Hạm-Trưởng, biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển. H́nh bên phải là huy-hiệu không chính-thức.
“ Đại-Tá-Đoàn Tương-Lai của TQLC” từ trái sang phải: Trung úy Phạm Văn Chung, Trung úy Ngô Văn Định, Trung úy Nguyễn Năng Bảo, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại úy Nguyễn Thành Yên, Đại úy Cao Văn Thịnh, Đại úy Nguyễn Văn Hay, Đại úy Hoàng Văn Nam tại sân tập đổ-bộ trực thăng ở Thủ-Đức năm 1961.
Việc Thành-lập Liên-đội Người Nhái. Việc thành-lập Liên-đội Người Nhái[202] gặp trở ngại và xảy ra hơi trễ. Ngay khi mới làm Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam, Trung-Tá Quyền đă đề-nghị việc thành-lập một Liên Đội Người Nhái để bảo-vệ các tàu bè, cầu tàu cũng như các cầu cống. Lúc đầu các cố-vấn Mỹ chống lại đề-nghị này v́ họ tin rằng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam đă được giao cho trọng-trách này.
Thủy Kích TQLC tại Phá Tam Giang.
Sau khi HQ Hoa-Kỳ không nhận huấn-luyện Người Nhái, phía Việt-Nam đă gửi Sĩ-Quan và Đoàn-Viên sang Đài Loan để thụ-huấn vào năm 1960. Một Sĩ-Quan và và bảy Đoàn-Viên được huấn-luyện ở Đài Loan đă trở thành ṇng cốt của Liên Đội Người Nhái. Toán người nhái này chỉ được chính-thức thành-lập vào tháng 7, 1961. Lúc đầu, Lực-Lượng này được chấp-thuận một cấp-số 48 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên và được trao cho trách-nhiệm tháo-gỡ các chướng-ngại-vật dưới nước, bảo-vệ các hải cảng quân-sự và thực-hiện các cuộc hành-quân đặc-biệt trong các sông ng̣i.
Hoạt-động Tuần-dương hỗn-hợp với Đệ Thất Hạm-Đội. Vào đầu thập-niên 1960, nhiều tin-tức t́nh-báo ghi-nhận những nỗ-lực của Cộng-Sản gia-tăng xâm-nhập bằng đường biển. Trong khi việc tuần-tiễu vùng cận-duyên có thể trông cậy vào những đơn-vị hải-thuyền đang được thành-lập, việc ngăn-chặn những chuyến tàu lớn của Bắc-Việt vượt Vĩ-tuyến 17 ngoài khơi 30 hải-lư rơ-ràng ngoài khả-năng của Hải-lực Việt-Nam lúc đó. Sau khi kế-hoạch tổng-quát được nghiên-cứu và chấp-thuận, cuộc tuần-dương hỗn-hợp Việt-Mỹ đă khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961[203]. Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Không-Thám Hoa-Kỳ cũng thiết-lập một trục tuần-tiễu cách bờ 30 Hải-lư ra ngoài tới vùng quần-đảo Hoàng-Sa bằng các Thủy-phi-cơ SP-5P Marlin của Không-Đoàn Tuần-Thám VP 40. Các phi-cơ này đặt căn-cứ tại Đài-Loan[204] 192 tuần-tiễu bất thường, nhưng ít nhất hai ngày một lần.
Kế-hoạch tổng-quát về tuần-dương khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961
Thủy-Phi-Cơ Martin P-5 đang phóng 2 hỏa-tiễn. Các chiến-hạm được chỉ định tuần-tiễu 10 ngày ngoài biển và về Đà Nẵng nghỉ 5 ngày. Các chiến-hạm được chỉ thị là chạy đi chạy lại trong khu-vực trách-nhiệm. Mỗi chiến-hạm được chỉ-định tuần-dương 30 ngày cho mỗi chuyến công-tác, tức là có mặt tại Vĩ-tuyến ba lần và có 15 ngày nghỉ bến. Do đó, tại Đà-Nẵng luôn luôn phải có ít nhất là 3 chiến-hạm. Lệnh công-tác của mỗi chiến-hạm được dự trù là 45 ngày Đây là lần đầu-tiên Hải-Quân Việt-Nam phải tuần-tiễu lâu dài và bắt buộc phải hải-hành thường-trực trong 10 ngày đêm. Các Hộ-Tống-Hạm PC có bề ngang rất hẹp, 24 bộ trong khi dài tới 174 bộ, thường lắc rất mạnh những khi đi sóng ngang. Trong mùa gió Đông-Bắc biển rất xấu, các PC gần như là một Tiềm-Thủy-Đĩnh, lúc nào cũng bị nước bao-phủ từ sàn tầu lên tới đài chỉ-huy. Khi tuần-tiễu theo trục Đông-Tây, các chiến-hạm phải đi hơi ngang sóng, do đó, mức-độ lắc lư của các Hộ-Tống-Hạm có thể nói là khủng khiếp.[205] Việc tuần-tiễu được khởi-sự vào mùa Đông, đúng lúc gió mùa Đông-Bắc thổi mạnh, và vùng biển gần vĩ tuyến 17 có sóng lớn, mưa phùn và lạnh lẽo. Trong khi thực-phẩm và tiếp-liệu thiếu-thốn, công-tác tuần-dương lúc đó quả thực vất vả, đôi khi vượt quá với thể-lực và sức chịu-đựng của người Việt-Nam cỡ trung-b́nh. Đặc-biệt là nước uống trên Hộ-Tống-Hạm PC rất kém tiêu-chuẩn, thường có màu vàng v́ lẫn-lộn rỉ sét. Được đào-luyện trong những hoàn-cảnh khắt khe như vậy, mười năm sau có rất nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan "vĩ-tuyến" đă trở nên những cấp chỉ-huy lỗi-lạc trong Hải-Quân Việt-Nam thời thập-niên 1970. Phải chờ đợi nhiều năm, khi Hải-Quân Việt-Nam có các chiến-hạm lớn hơn và khi hạn-kỳ 10 + 5 ngày được rút ngắn xuống c̣n 6 ngày tuần-dương + 3 ngày nghỉ bến, cuộc sống "tuần-dương Biển Bắc" mới một phần nào bớt cơ-cực.
Nhiệm-vụ của HQVNCH và việc Thi-hành. Qua hai đạo dụ: Dụ số 1 ngày 1 tháng 7 năm 1949 và Dụ số 2 ngày 6 tháng 3 năm 1952 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư ban-hành, việc thành-lập Hải-Quân cũng như nhiệm-vụ của tổ-chức này đă được đề-cập đến lần đầu-tiên. Nhiệm-vụ HQVN bao gồm công-tác canh-pḥng và kiểm-soát miền duyên-hải, hải-đảo cùng các thủy-lộ nội-địa. Hải-Quy Việt-Nam[206] có ghi Nhiệm-vụ và Thi-hành của HQVN ngay trong những trang đầu-tiên. Để nhiệm-vụ trên được hoàn-tất, Hải-Quân Việt-Nam thi-hành những công-tác như sau: - Kiểm-soát an-ninh duyên-hải - Ngăn-chận địch xâm-nhập - Rà ḿn, khai quang hải-cảng và thủy-lộ - Phối-hợp Không-Quân và Lục-Quân trong các cuộc hành-quân liên-quân - Bảo-vệ an-ninh hệ-thống thủy-lộ. - Yểm-trợ lực-lượng bạn cả trên hai phương-diện hành-quân và tiếp-vận. Xem như vậy, nhiệm-vụ Hài-Quân chỉ có tính-cách pḥng-thủ như kiểm-soát, ngăn-chặn, giữ ǵn an-ninh, yểm-trợ quân bạn v.v… Trong suốt quá-tŕnh hoạt-động, những quy-định này ảnh-hưởng rất nhiều, gây bất-lợi cho kết-quả sau cùng của cuộc chiến. Hải-Quân vốn là một phương-tiện thế công[207], nhưng ưu-điểm này đă không bao-giờ được phát-huy suốt trong cuộc chiến.
Có hàng chục ngàn ghe thuyề qua lại trên Biển Đông. An-ninh duyên-hải bao gồm việc kiểm-soát các thuyền tương-tư như chiếc này
Quan-niệm Thế Công của Hải-Quân Đọc tài-liệu liên-hệ đến HQVNCH, người ta thấy có hai trường-hợp, ưu-điểm thế công của Hải-Quân đă được Quân-đội nhắc đến một cách sơ sài như sau: - Lần đầu là vào năm 1956, khi hào-khí của Hải-Quân nhất là Hải-Lực vừa mới dâng cao, khả-năng của HQVNCH được một số chức-quyền tin-tưởng. Những Vị này nghĩ rằng: Nếu một khi Hải-Quân được trang-bị đầy đủ, huấn-luyện kỹ-lưỡng, Quân-chủng này có thể thi-hành các hoạt-động tấn-công tiêu-diệt địch bằng những phương-cách như sau: (1) Phong-toả hải-phận địch-quân. (2) Đổ-bộ chiếm-cứ lănh-thổ địch. (3) Hành-Quân phá-hủy các vị-trí địch. (4) Tiêu-diệt Hải-Quân của địch. Quan-niệm như vậy có thể đúng. Tuy vậy trong thời điểm 1956 đó quả là một tham-vọng quá lớn lao[208], vượt ngoài khả-năng thực-hiện của Việt-Nam Cộng-Ḥa nói chung và HQVNCH nói riêng. Với phương-tiên thô-sơ, trang-bị nghèo nàn; không một ai có thể nào làm được chuyện lớn! - Lần thứ nh́ vào khoảng năm 1972-1973, phương-tiện thế công của Hải-Quân sống lại với ư-kiến của Đại-Tướng Cao-Văn-Viên về việc tấn-công Miền Bắc để pḥng-thủ Miền Nam.[209] Trung-Tá Nguyễn-Đạt-Thịnh thuộc Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị cũng khai-triển kế-hoạch này qua một số bài báo. Theo đó VNCH bất-thần sử-dụng Hải-Quân mang vài Sư-Đoàn đổ-bộ bờ biển Bắc-phần Việt-Nam. Kế-hoạch đó tuy vậy chưa bao giờ được Bộ Tổng-Tham-Mưu nghiên-cứu một cách nghiêm-chỉnh và ước-lượng mức-độ khả-thi[210]. Bỏ ngoài những sách-lược chỉ có tính-cách giấy tờ, HQVNCH cũng đă từng thực-hiện những công-tác nhỏ, tấn-công hậu-tuyến địch ngoài Bắc-Việt bằng Hải-tuần. Kết-quả đáng khích-lệ, nhưng tiếc rằng kế-hoạch chỉ được thi-hành nửa vời, đứt đoạn, chưa đ́ đến nơi đến chốn. Cựu Tư-Lệnh HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ, khi được hỏi về chuyện này đă phát-biểu như sau: "Tôi chỉ tiếc một điều là từ lâu "họ" đă không khai-thác tiễm-năng của Hải-Quân, không sử-dụng được đúng mức một lực-lượng tinh-nhuệ và hùng-hậu nhất nh́ trong vùng biển Thái-B́nh-Dương..."[211] Người Việt-Nam chúng ta suy-tôn 3 vị anh-hùng bách-chiến là Lư-Thường-Kiệt, Trần-Hưng-Đạo và Nguyễn-Huệ. Cả ba nhà quân-sự này đều là đă tận-dụng ưu-điểm thế-công của quân thủy. Gần thời-đại chúng ta nhất có Quang-Trung Hoàng-Đế Nguyễn-Huệ. Thành-tích biệt-lệ bách-chiến bách-thắng của nhà Vua chính là nhờ biết sử-dụng Hải-Quân. Giáo-Sư Sử-Học Nguyễn-Nhă đă khẳng-định như vậy khi viết rằng: "Trong các cuộc đánh chiếm Gia-Định, Phú-Xuân cũng như ra Bắc-Hà để diệt hai họ Nguyễn, Trịnh; Nguyễn-Huệ luôn luôn tiến đại-quân bằng đường thủy. Nguyễn-Huệ là chiến-lược-gia đại-tài về 'chiến-lược gió mùa', lợi-dụng đường biển và mùa gió đại-thắng địch-quân."[212] Người Hoa-Kỳ cũng nh́n thấy những ưu-điểm thế công trong chiến-trận Việt-Nam. Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư-Lệnh Thái-B́nh-Dương, đă nhiều lần thúc-dục chính-phủ sớm ra lệnh cho Hải-Quân phong-tỏa vịnh Bắc-Việt.[213] Nếu Hoa-kỳ chịu thi-hành kế-hoạch này, tránh kế-hoạch leo thang chiến-tranh từ-từ th́ trận chiến Việt-Nam có lẽ đă đổi chiều, và nhất là có thể đă cứu vớt được nhiều sinh-mạng không bị hy-sinh vô-ích.
Lược-đồ kế-hoạch thả ḿn phong-tỏa Hải-cảng Hải-Pḥng
Giang-Lực trong những năm 1960-1961. Vào tháng 10 năm 1960, Giang-Lực đảm-nhiệm thêm công-tác Hộ-tống các công-voa chở than từ Năm Căn và gạo từ Cà Mau, Rạch Giá, Châu Đốc và Bạc Liêu, từ châu-thổ sông Cửu Long lên Sài-G̣n. Đôi khi Việt Cộng, gần như cắt đứt Sài-G̣n ra khỏi con đường tiếp-tế này. Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực biệt-phái 18 STCAN, 4 LCM và 8 LCVP cho một đơn-vị gọi là Toán Hộ-tống Giang Hành. Đơn-vị này đă Hộ-tống khoảng từ sáu đến tám chuyến công-voa khứ hồi mỗi tháng. Trong năm 1961, Hải-Quân trợ-giúp cho việc chuyên-chở trên một triệu tấn hàng hoá từ châu-thổ. Cộng-Sản đă cố-gắng khuấy-phá các đoàn công-voa nhiều lần. Có tới năm trường hợp địch-quân giật ḿn, nhưng không có tầu chuyên-chở nào bị thiệt-hại đáng kể. Ngay cả trước khi tiếp-nhận thêm công-tác hộ-tống công-voa, Giang-Lực đă bị thiếu quân-số để có thể cung-ứng cho tất cả các chiến-đĩnh. Vào tháng 12, 1960, quân-số được trang-bị cho các chiến-đĩnh ở mức hơn 50% dưới mức đ̣i hỏi. V́ lư-do này, khả-năng tác-chiến của Giang-Lực đă bị hạn-chế. Trung-Tá Quyền đă đề-nghị một cuộc gia-tăng quân-số trong tương-lai cho toàn-thể Hải-Quân, nhưng trong khi chờ đợi, ông đă thuyên-chuyển Binh-sĩ từ các đơn-vị khác tới để tăng-cường cho Giang-Lực. Năm 1960, các Giang-Đoàn được chấp-thuận một cấp-số tổng-cộng 602 người, nhưng chỉ có 340 người hiện diện. Vào tháng 3 năm 1961, chính nhờ nỗ-lực của Trung-Tá Quyền, con số này đă được tăng lên 422 người, đó là một tiến-triển khả-quan. Đô Đốc Felt đă thảo-luận vấn-đề này với Tổng-Thống Diệm trong cuộc viếng thăm Đệ Thất Hạm-Đội ngày 29 tháng 9 năm 1961 ở Việt-Nam. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1961, các Cố-Vấn báo-cáo là Giang-Lực vẫn c̣n thiếu 30% quân-số.[214]
Phối-hợp Hoạt-động giữa Hải-Quân và Lục-Quân Giang-Lực chưa được sử-dụng tới mức hiệu-năng tối-đa. Người Mỹ vẫn cho rằng sự thiếu-hụt quân-số chính là lư-do của vấn-đề này, nhưng cũng c̣n các lư-do khác nữa. V́ Lục-Quân ít khi sử-dụng các Sĩ-Quan Hải-Quân trong việc hoạch-định các kế-hoạch hành-quân, các Lực-Lượng của Giang-Lực thường được tập-trung vào phút chót, do đó chỉ quy-tụ được một số ít các Giang-Đĩnh. Toán Giang-Đĩnh nhỏ bé được sử-dụng cho cuộc hành-quân không đủ sức để chống-cự những cuộc tấn-công lớn của địch. Và chỉ có các tàu đổ-bộ loại LCU, LSIL, và các LCM Commandement/Monitor mới được trang-bị đầy đủ các dụng-cụ truyền-tin; việc kêu gọi các Lực-Lượng để tăng-cường đôi khi gặp trở ngại. Cũng thế, Lục-Quân cũng rất sợ hăi ảnh-hưởng tai-hại của các vụ Cộng-Sản giật ḿn đối với các đơn-vị của họ. Các cuộc tấn-công bằng ḿn, thường được tiếp nối các chiến-thuật đă được địch-quân phát-triển trong cuộc Pháp Đông-Dương. Một quả ḿn được điều-khiển cho nổ sẽ có thể làm cho chiếc tàu dẫn đầu bị dừng lại trong lạch và địch-quân có thể tấn-công tất cả tàu trong đoàn từ hai bên bờ. Giang-Lực cố-gắng chống lại chiến-thuật này bằng các dụng-cụ rà ḿn rất thô-sơ nhưng cũng hữu-hiệu, gồm có các móc được kéo hai bên các LCVP hoặc dây cáp được căng giữa hai LCVP để cắt đứt dây điều-khiển ḿn. Tuy nhiên, không có sự pḥng-ngừa về ḿn vào ngày 25 tháng 11 năm 1960, khi một chiếc LCM bị nổ ḿn gần làng Hậu Mỹ trong tỉnh Định Tường. Cuộc hành-quân này bắt đầu khi vị Tư-Lệnh Bộ-Binh Vùng, không hỏi ư kiến của Hải-Quân đă ra lệnh cho Giang-Lực chuyên-chở một Tiểu-Đoàn Bộ-Binh từ Tây Ninh đến một vị-trí ở ven Đồng Tháp Mười. Vào lúc 6 giờ chiều, trong khi ba chiếc LCM chở mỗi chiếc 150 người, đến Hậu Mỹ trên kinh Ba Mươi Tám, một tiêng nổ kinh-thiên động-địa phát ra. Sức mạnh của nó nhấc bỗng chiếc LCM đi đầu lên khỏi mặt nước, phá thủng vách sắt gần cửa mũi, và làm lơm nóc mui bên trên boong chở chiến-xa. Binh-sĩ ngồi trên boong chở chiến-xa bị hất lên đụng đầu vào mái, mũi súng của họ chọc thủng lớp ván gỗ bên trên. Đạn từ hai bên bờ kinh bao-phù lực-lượng. Các LCM chống trả với đại-bác 20 ly và đại-liên. Các Chiến-đĩnh sau đó ủi băi bên bờ trái và đổ-bộ Binh-sĩ. Một lực-lượng hùng-hậu địch tiếp-tục tấn-công từ một địa-điểm cách bờ kinh 100 thước. Sau mười phút giao-tranh, địch rút lui và lực-lượng ta kiểm-điểm tổn-thất. 8 Binh-sĩ tử-trận và 23 Binh-sĩ bị thương nặng, đa-số v́ bị ḿn của địch. Vào tháng 7 năm 1961, Giang-Lực đóng một vai tṛ hữu-hiệu hơn trong cuộc hành-quân lớn và có kết-quả nhất kể từ năm 1954. Chiến-dịch mệnh-danh Đồng Tiến được tổ-chức tại tỉnh Kiến Phong trong vùng đồng lầy của quận Mỹ An. Khu-vực tiếp-xúc ở phía Bắc với kinh Đồng Tiến, phía Nam với kinh Tháp Mười, phía Đông với kinh Tư Mới, và về phía Đông sông Cửu-Long. Khu-vực này từ lâu đă được biết là một cứ-điểm quan-trọng của Cộng-sản. Buổi sáng ngày 14 tháng 7 năm 1961, Tiểu-Đĩnh và các đơn-vị Pháo-Binh Lục-Quân chiếm giữ các yếu điểm dọc theo các kinh Tháp Mười, kinh Tư Mới và bắt đầu tấn-công doanh trại của địch. Trong đêm đó, các lực-lượng khác của Giang-Lực đổ-bộ một Tiểu-Đoàn Nhảy Dù dọc theo kinh Đồng-Tiến, và từ tờ mờ sáng, Binh-sĩ bắt đầu tiến về phía Nam tới làng Mỹ Quí. Khi quân Cộng-Sản bị bao vây và muốn trốn chạy về phía Bắc, chúng bị Tiểu-Đoàn Nhảy Dù ngăn-chặn. Lực-Lượng địch cuối cùng bị đánh tan sau sáu giờ giao-tranh vào buổi sáng ngày 16 tháng 7 năm 1961. Tiểu Đoàn 52 Cộng-Sản và một Đại Đội của Tiểu-Đoàn 504 Cộng-Sản bị loại ra khỏi ṿng chiến 167 người, 11 bị bắt làm tù-binh, tịch-thu 85 vũ-khí vừa cộng-đồng và cá-nhân. Sau cuộc hành-quân các đơn-vị tham-dự trở về Sài-G̣n được đón tiếp trọng-thể. Ngoài ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện thêm nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp khác nữa với Lục-Quân. Trong năm 1961, đă có 27 cuộc hành-quân hỗn-hợp như vậy[215].
Thủy-Quân Lục-Chiến lớn mạnh Song song với đà phát-triển của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa (QLVNCH) từ năm 1956 đến 1960, Tiểu-Đoàn 2 Sói Biển và Tiểu-Đoàn 4 Ḱnh Ngư được thành-lập; Thủy-Quân Lục-Chiến cải-tiến thành Liên-Đoàn vào năm 1961. Các Sĩ-Quan chỉ-huy TQLC trong thời-gian này là: - Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu từ 18-1-1956. - Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng tiếp theo Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu. Để yểm-trợ đặc-biệt cho những cuộc hành-quân thủy-bộ, Đại-Đội Yểm-Trợ Thủy-Bộ, Đại-Đội Vận-Tải, Đại-Đội Truyền-Tin, Đại-Đội Quân-Y, v.v... kế-tiếp nhau ra đời. Năm 1962, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh thành-h́nh gồm 2 Pháo-Đội 75 ly và 1 Pháo-Đội 105 ly.
Đại-bác Dă-chiến Howitzer 105 ly của TQLC Việt-Nam.
Năm 1962 - Tháng 2, Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Pḥng được thành-lập và đặt trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Địa-Phương-Quân. Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn là Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên.[216] Lực-Lượng Hải-Thuyền dự-trù bành-trướng tới 61 ghe chủ-lực, hơn 200 ghe di-cư, 320 ghe buồm và 23 ghe chủ-lực đang đóng. Các Ghe Chủ-lực trang-bị máy Gray Marine 225 mă-lực, chạy bằng dầu cặn. Căn-cứ của.28 Duyên-Đoàn được xây-cất hầu hết nơi các cửa Sông, tiện-lợi cho cả hai việc hoạt-động và pḥng-thủ.
Ghe Chủ-Lực có thể chạy tới 12 gút.
Từ khi thành-lập, Thủy-Quân Lục-Chiến chỉ chuyên phối-hợp với Hải-Quân trong những cuộc hành-quân thủy-bộ, chuyên-chở bằng chiến-đĩnh. Năm 1961, Thủy-Quân Lục-Chiến được huấn-luyện Trực-thăng-vận để có thể hành-quân không-vận một cách thần-tốc hơn. Khả-năng mới này được thử-nghiệm thực-tế ngoài chiến-trường.
H́nh-ảnh TQLC trong cuộc hành-quân Trực-thăng-vận đầu-tiên ngày 22-4-1962 tại Sóc-Trăng
- Tháng 6, Lực-Lượng Giang-Pḥng nhận 145 LCVP để lập thành 24 Đại-đội Tuần-Giang. - Tháng 8, Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển chọn gấp đôi số sinh-viên cho khóa 12 (từ 50 sinh-viên mỗi khóa tăng lên 100 sinh-viên) và thời-gian thụ-huấn được rút ngắn c̣n 18 tháng, thay v́ hai năm như các khóa trước. Khóa đầu-tiên ảnh-hưởng phương-pháp huấn-luyện phối-hợp Chỉ-huy và Cơ-khí (Line Officer) là khóa Đệ Nhất Nam-Dương tức Khóa 10 SQHQ..Qua nhiều kỳ thi sát-hạch khả-năng, chỉ có 37 Sĩ-Quan trong số 53 khóa-sinh được mang cấp Hải-Quân Thiếu-Úy.[217] - Tháng 10, sáu mươi hai Người Nhái tốt-nghiệp khóa Hải-Kích, do sự huấn-luyện của SEAL Hoa-Kỳ. Danh-từ SEAL là chữ viết tắt từ ba chữ: Sea, Air, Land.[218] Cũng thời-gian này, Hải-Đoàn 22 Xung-phong[219] được thành-lập với 19 Chiến-đĩnh và hơn 200 Đoàn-Viên. Hải-Lực tiếp-nhận: - 2 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Chi Lăng II HQ. 08, Kỳ Ḥa 09. - 1 LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm Tiền Giang HQ. 405. - 2 LST (Landing Ship, Tank) Dương-Vận-Hạm Cam Ranh HQ. 500[220] và Dương-Vận-Hạm Đà Nẵng HQ. 501.[221].
Khu-Trục-Hạm Mahan (DLG-11) đến thăm thiện-chí Sài-G̣n nhân dịp Quốc-Khánh VNCH 1962. . |