Chương-IIIa
|
|
Chương 3 Giai-đoạn Phát-triển (1957-1967) - tiếp theo -
Năm 1963 Hành-Quân Sóng T́nh Thương khai-diễn ngày 3 tháng 1 năm 1963 với mục-đích tái-chiếm và b́nh-định khu-vực Năm Căn. Hải-Quân Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền, TL/HQVN đích thân làm Chỉ-Huy-Trưởng. - Chỉ-huy Lực-Lượng Đổ-Bộ: Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang - Tham-Mưu-Trưởng: HQ Thiếu-Tá Đinh-Mạnh-Hùng Quan Niệm Hành-Quân như sau: (1) Giai-đoạn I: (Khoảng 1 tháng) Lực-Lượng TQLC đổ-bộ từ mỏm Cà Mau (Xóm Mới), hành-quân truy-lùng và tiêu-diệt địch tại phía Nam sông Cửa Lớn; sau đó các chiến-hạm và Hải-Thuyền cùng TQLC vào tái chiếm Năm Căn. Một Hải-Đoàn khai thông thủy-lộ từ Đầm Dơi xuống Năm Căn. (2) Giai-đoạn II: (Khoảng 1 tháng) HQ Thiếu-Tá Nghiêm-Văn-Phú chỉ-huy. - Xây-dựng căn-cứ Năm Căn. Tái-lập quận Năm Căn. - Hành-Quân mở rộng vùng b́nh-định. (3) Giai-đoạn II: - Công-tác b́nh-định do lănh-thổ thi-hành[222]. Hải-Quân yểm-trợ an-ninh đường thủy.
Thủy-Quân Lục-Chiến phải lội nước từ Hải-Vân-Hạm lên hành-quân tiễu-trừ Công-Sản Vùng Mũi Cà-Mau. (Photo courtesy ofLieutenant Colonel Michale Gott, USMC).
TQLC vào b́nh-định Năm Căn.
Trong năm này, Hải-Quân có thêm: - Năm thủy-xưởng được thành-lập tại các Duyên-khu. Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền tại Phú Quốc được dời về Cam Ranh. Hải-Lực nhận: - 1 LSM Hải-Vận-Hạm Hậu Giang, HQ. 406. - 1 LST Dương-Vận-Hạm Thị Nại, HQ. 502. - 1 YOG (Yard Oil Gasoline Barge, Self-propelled) Hoả-Vận-Hạm HQ. 471. - 2 Hộ-Tống-Hạm (Nguyên-thủy là Truc-Lôi-Hạm Hạm-Đội MSF- Minesweeper, Fleet: MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter. Hải-Quân Hoa-Kỳ biến-cải thành Hộ-Tống-Hạm, PCE -Patrol Craft Escort). - Hải-Lực cũng bắt đầu tiếp-nhận dần dần các Tuần-Duyên-Đĩnh[223] PGM (Patrol Motor Gunboat). Theo chương-tŕnh MAP, HQVN sẽ được trang-bị 12 PGM. Ngay trong năm 1963, 10 chiếc Tuần-Duyên-Đĩnh được chuyển-giao. HQ. 600 Phú Dự, HQ. 601 Tiên Mới, HQ. 602 Minh Hoa, HQ. 603 Kiến Vàng, HQ. 604 Kèo Ngựa chuyển-giao vào tháng 2. HQ. 605 Kim Quy, HQ. 606 May Rút, HQ. 607 Nam Du chuyển-giao tháng 5. HQ. 608 Hoa Lư, HQ. 609 Tổ Yến chuyển-giao tháng 7. Giang-Lực nhận: - 24 monitors, một số LCVP, nâng tổng-số giang-đĩnh lên 208 chiếc. - 12 MLM (Minesweeping Launch) mang số từ HQ. 150 đến HQ. 161 để trang-bị cho Giang-Đoàn Trục-lôi. Thời-gian này Hải-Quân có hơn sáu ngàn quân các cấp. Lực-Lượng Hải-Thuyền có 66 Sĩ-Quan (Sĩ-Quan Hải-Quân), 375 Hạ-Sĩ-Quan và 3359 Đoàn-Viên. Đầu tháng 4/1963, Khóa 11 Đệ Nhất Bảo-B́nh là khóa đầu-tiên bị rút ngắn học-tŕnh xuống 20 tháng, vội vă ra trường. Sau đó có lệnh thuyên-chuyển các tân HQ Thiếu-Úy khóa này tất cả xuống chiến-hạm để đi biển.[224] HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền bị hạ-sát vào ngày Ông từ-chối Ông (Thiếu-Tá Trương-Ngọc-) Lực và Ông (Đại-Úy Nguyễn-Kim-Hương) Giang không chịu ủng-hộ quân đảo-chính, đúng vào ngày sinh-nhật của Ông tức ngày Lễ Các Thánh 1/11/1963[225]. HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang, lúc đó đang chỉ-huy Giang-Lực, được thăng-cấp Đại-Tá lên nhận quyền Tư-Lệnh Hải-Quân. Các tài-liệu c̣n sót lại sau hơn 30 năm cho biết Hải-Quân VNCH luôn-luôn quan-niệm rằng Hạm-đội Sông Biển là tài-sản của quốc-gia, không thuộc riêng một cá-nhân hay phe-phái nào. Có lẽ v́ vậy, theo tác-giả Ngô-Đ́nh-Châu, số lượng Sĩ-Quan Hải-Quân hoạt-động (chính-trị) trong phe đảo-chánh lật đổ Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm không có nhiều.[226]
Khóa 13 SVSQHQ và các Sĩ-Quan Sinh-Viên Hiện-dịch Kể từ khi thành-lập, Trường Hải Quân Việt-Nam chỉ đào-tạo các Sĩ-Quan Trừ-bị. Năm 1963, Bộ Quốc-Pḥng bắt đầu có ư-định tăng-cường cho Hải-Quân các Sĩ-Quan Hiện-dịch. Đầu tháng 4 năm 1963 Khoá 13 Đệ Nhị Dương Cưu nhập quân-trường, tổng số 80 Sinh-Viên (dự-trù 100 nhưng dành 20 chỗ cho các tân Sĩ-Quan tốt-nghiệp Vơ-Bị Đà-Lạt đến thụ-huấn) học-tŕnh 18 tháng và tất cả là ngành Chỉ-Huy[227]. V́ lư-do muốn thu-hút sinh-viên Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt đă quảng-cáo là trường đào-tạo Sĩ-Quan đa-hiệu, khi măn-khoá sinh-viên có thể chọn bất cứ quân-chủng nào và họ cho phép 1 số sinh-viên chọn HQ và KQ sau khi tốt-nghiệp. Vào tháng 7 nồm 1963, khi khóa 13 vừa xong thời-gian huấn-nhục, 15 Thiếu-Úy Hiện-Dịch tốt-nghiệp khóa 16 trường Vơ-Bị Đà-Lạt được gửi nhập-học khoá này để chuyển qua Hải-Quân ngành Hiện-Dịch. Tuy nhiên sau khi thực-tập hải-hành trên chiến-hạm chờ hết thời-gian huấn-nhục của Khoá 13 th́ có 3 Thiếu-Uư xin trở lại Lục-Quân v́ không chịu được sóng và khi bắt đầu khoá học lại có 5 Thiếu-Uư nữa bỏ về Lục-Quân[228]. Sau cùng chỉ c̣n 7 Sĩ-Quan ỏ lại học khoá 13 SQHQNT mà thôi. Đó là lần đầu và cũng là lần chót Sĩ-Quan tốt nghiệp Vơ-Bị Đà-Lạt sang học Hải-Quân. Chương tŕnh này được bộ TTM đề-nghị Bộ Quốc-Pḥng huỷ bỏ. Ít năm sau thay v́ lấy những Sĩ-Quan tốt-nghiệp, các SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân trong “mùa Quân-Sự”. Các SVSQ này, sau khi tốt-nghiệp tại “trường mẹ” Đà-Lạt được phục-vụ Hải-Quân với cấp-bậc Hài-Quân Thiếu-Úy Hiện-dịch. Tất cả những Sĩ-Quan Hiện-dịch khởi-sự hải-nghiệp trên chiến-hạm[229].
Các SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân.
Cam Ranh, Quân-cảng Việt-Nam. Không những Hạm-đội Sông Biển là tài-sản chung, mà ngay cả Quân-Cảng cũng là những sở-hữu thiêng-liêng của quốc-gia. Qua các tài-liệu Hải-Sử Việt-Nam, Cam-Ranh luôn luôn được ghi-nhận là một quân-cảng quan-trọng. Có nhiều bài báo từ Hà-Nội vu-khống cho Việt-Nam Cộng-Ḥa đă nhượng Cảng này cho Hoa-Kỳ trong thời chiến-tranh như một món quà dâng đế-quốc. Sau nhiều thập-niên, Lịch-Sử đă trả lời cho sự thật. Trong cuốn “Việt-Nam - Cuộc chiến 1858 – 1975”[230], các tác giả Nguyễn Khắc Cẩn, Phạm Viết Thực biên soạn tại Hà-Nội, đă đặc-biệt ghi-chú một chi-tiết[231] quan-trọng như sau: "Lúc sinh-thời, ông Diệm kiên quyết phản đối việc nhường quân-cảng Cam Ranh cho nước ngoài thuê mướn, phản đối việc đưa quân nước ngoài vào tham-chiến ở Việt-Nam". Những tác-giả này đă "khách quan khoa học" ghi-nhận về một nhân-vật lịch-sử[232]
Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị Trong năm 1963, Lực-Lượng Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lữ-Đoàn, được tách rời khỏi sự yểm-trợ tiếp-vận của Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Thủy-Quân Lục-Chiến trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu / Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa (BTTM /QLVNCH) về mọi mặt. Tư-Lệnh đầu-tiên của Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến là Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang.[233] V́ nhu-cầu chiến-trường, Thủy-Quân Lục-Chiến cũng như Nhảy Dù trở thành lực-lượng Tổng-Trừ-bị. Đôi khi Thủy-Quân Lục-Chiến có những dịp hoạt-động song-hành với Hải-Quân nhưng toàn-thể binh-chủng “mũ xanh” này không bao giờ c̣n trở lại nguyên-vẹn dưới quyền điều-động hành-quân của Hải-Quân như trước nữa. Thủy-Quân Lục-Chiến tiếp-tục lớn mạnh, trở thành Sư-Đoàn năm 1968 và là một trong các Đại-đơn-vị thiện-chiến nhất của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa đứng đối đầu hiên-ngang trước địch-quân.
Chuyển-biến Thống-thuộc Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam Trong năm 1963, Hải-Quân Việt-Nam mất quyền Chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến về hành-quân. Khi đó, Lực-Lượng này đă trở thành Lữ-Đoàn và được đặt trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. V́ nhu-cầu hành-quân và địa-bàn hoạt-động khác nhau, quan-niệm sử-dụng TQLC của người Pháp và của người Mỹ khác nhau rất nhiều. Môi-trường và t́nh-trạng Việt-Nam cũng không giống họ. Các Đô-Đốc và Tướng-Lănh trong thời h́nh-thành TQLC Việt-Nam không ai có thể đoán biết những biến-thể sau này của nó lại đặc-biệt đến như vậy.
TQLC lư-tưởng, gian-khổ không màng
Lực-Lượng TQLC Việt-Nam đă đi từ một tổ-chức phức-tạp gồm cả các đội quân thiện-chiến nhất là Commando đến những toán bán quân-sự là vệ-binh quốc-gia, đầu-tiên sử-dụng các đội giang-thuyền nhỏ bé. Lại có lúc nếu theo đề-nghị của Phó Đô-Đốc Auboyneau vào năm 1953, người ta tưởng như TQLC sẽ nắm hết cả Giang-lực trong tay... Nhưng rồi sau cùng, các đội TQLC chỉ c̣n giữ lại một ít thủy-xa, rời bỏ hẳn chiến-đĩnh, lớn dần lên để đảm-nhiệm vai tṛ Tổng-trừ-bị cho Quân-lực với cấp-số Sư-Đoàn.[234] Không có một binh-chủng nào của quân-lực VNCH lại thoát-xác đổi-h́nh nhiều và nhanh đến như vậy! Nhận-xét về liên-hệ Thủy-Quân Lục-Chiến và Hải-Quân, các sử-gia có thể cho rằng quân-chủng Hải-Quân Việt-Nam bị suy-yếu khi mất quyền điều-động Thủy-Quân Lục-Chiến. Tuy thế, khi xem xét lại t́nh-thế đặc-biệt của Việt-Nam Cộng-Ḥa năm 1963, người ta thấy Hải-Quân không c̣n có đủ khả-năng để điều-hành được TQLC về hành-quân như những năm trước nữa.[235] Sau 1963, tiếng-tăm của TQLCVN vang dội trên khắp chiến-trường như một binh-chủng độc-lập ngoài Hải-Quân. Tuy nhiên có hai điều xác-quyết mà nhiều quân-nhân đă lăng quên rằng: - Cho đến 1975, TQLCVN vẫn nguyên-vẹn là một binh-chủng thuộc quân-chủng Hải-Quân. Quân-phục, quân-kỳ, phù-hiệu cấp-bậc, huy-hiệu đơn-vị... vẫn mang nét Hải-Quân. - Nhờ không phải bận tâm điều-động TQLC về hành-quân mà tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam trở nên đồng-nhất hơn về chuyên-nghiệp và truyền-thống quân-chủng được nâng-cao.
Sự đồng-nhất Học-vấn trong Hải-Quân Việt-Nam Trong giai-đoạn thành-h́nh khó-khăn, Hải-Quân Việt-Nam được huấn-luyện chu-đáo hơn bất cứ một quân, binh-chủng nào. Ngoại-trừ các đoàn tuần-giang loại phụ-lực, các đội Commandos như Ouragan, Tempête, Jaubert, Montford... mang tính-cách phức-tạp sau này trở thành Thủy-Quân Lục-Chiến, Hải-Quân Việt-Nam ngay từ lúc khởi đầu là một tổ-chức thuần-nhất về bản-chất. Các quân-nhân Hải-Quân không có sự quá cách-biệt về tŕnh-độ học-vấn và kỹ-thuật. Sau khi tham-khảo công-báo Việt-Nam, một Giáo-sư Sử-học đă viết như sau: "Vào thời-gian 1952, ứng-tuyển-viên vào trường Vơ-bị Liên-Quân Đà-Lạt chỉ cần nạp chứng-chỉ học-tŕnh lớp Đệ Nhị... Riêng ngành Hải-Quân, căn-cứ theo sự tham-khảo của chúng tôi từ Công-Báo, khi vào trường Sĩ-Quan tối-thiểu phải có Tú-tài 1 trở lên hoặc là sinh-viên tốt-nghiệp trường Cao-đẳng Hàng-hải thuộc hệ-thống Đại-học Sài-G̣n. Thành-phần Hạ-Sĩ-Quan và kể cả Thủy-binh cũng đ̣i hỏi có một tŕnh-độ học-vấn bậc Trung-học... Bằng-cấp lúc ấy rất hiếm và rất quư, có bằng Tú-tài lúc ấy là một điều quan-trọng, rất dễ dàng tiến thân."[236] Có nhiều chuyên-nghiệp Hải-Quân đ̣i hỏi ứng-viên phải có kiến-thức đại-số, lượng-giác, thiên-văn, vật-lư, hoá-học, sinh-ngữ... nào đó mới đủ căn-bản thụ-huấn tại quân-trường Việt-Nam. Sau đó, hầu hết quân-nhân đều sẽ có dịp tu-nghiệp tại ngoại-quốc. Các Thủy-thủ Điện-tử, Giám-lộ, Hải-pháo, Điện-pháo, Cơ-khí, Thám-xuất Radar, Sonar... tốt-nghiệp là những chuyên-gia cao-kỹ.
Việc Sử-dụng Chiến-hạm vào việc Tuần-dương Kiểm điểm lực-lượng của Hải-Lực vào năm 1961, Hải-Quân Việt-Nam chỉ có tất cả 6 Hộ-Tống-Hạm (1 PCE, 5 PC), 5 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm LSIL, 2 Tuần-Duyên-Hạm CC, 5 Gianng-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm MSC, 1 Lương-Vận-Hạm AKL, 2 Hỏa-Vận-Hạm YOG. Trong khi đó, nhu-cầu tuần-dương chống Cộng-Sản xâm-nhập gia-tăng một cách khẩn-cấp. Trừ hai tàu dầu, tất cả các chiến-hạm trên đây đều được sử-dụng vào việc tuần-dương, khoảng từ 25 cho đến 26 chiếc. Đến năm 1962, con số này tăng thêm ba chiếc nữa. Năm 1963, với 10 chiếc PGM, 1 LST, và 1 LSM được chuyển-giao; con số chiến-hạm và chiến-đĩnh có thể sử-dụng vào việc tuần-dương được tăng lên tất cả là 38 chiếc. Tuy nhiên, ngoại trừ việc sử-dụng hai Hải-Vận-Hạm vào việc tuần-dương lúc ban đầu, sau này các Hải-Vận-Hạm và Dương-Vận-Hạm không phải lănh trách-nhiệm tuần-tiễu nữa. Do đó, số tàu được dùng vào việc tuần-tiễu cũng không bao giờ quá 30 chiếc. Ngoài ra, các chiến-hạm phải được vào đại-kỳ và tu-bổ theo định-kỳ, số chiến-hạm khiển-dụng chỉ c̣n khoảng hai phần ba tức là dưới hai mươi chiếc.
Năm 1964 - Lực-Lượng Hải-tuần được thành-lập, trực-thuộc Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải. Một Hải-Quân Trung-Úy và hầu hết nhân-viên thuộc đội Biệt-hải được biệt-phái Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải. - Tháng 1, Hải-Quân có 6,467 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. - Tháng 2 ngày 22, hai PT (Motor Torpedo Boat) đầu-tiên đến Đà Nẵng, đặt dưới sự sử-dụng của Lực-Lượng Hải-tuần, thuộc Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải. - Tháng 04 năm 1964, Khóa 14 Đệ Nhị Kim-Ngưu nhập trường SVSQ/HQ Nha-Trang. Tồng số 100 Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18 tháng.[237]
Ngư-Lôi-Đĩnh PT (Motor Torpedo Boat) hành-quân đêm
- Tháng 6, danh xưng Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi thành Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang và được đặt trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Hải-Quân. - Tháng 11, Hải-Quân tăng quân-số lên 8,162 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Trung-tâm Huấn-luyện Kỹ-thuật Hải-Quân (Engineering School) từ Sài-G̣n được dời ra Cam Ranh.[238] Lúc đó, Thủy-Quân Lục-Chiến có cơ-sở mới nên tuần-tự chuyển-nhượng căn-cứ Cam Ranh lại cho Hải-Quân. - 2 PGM cuối cùng trong số 12 PGM được tiếp-nhận, Tuần-Duyên-Hạm Diên-hải HQ. 610 và Tuần-Duyên-Hạm Trường Sa HQ. 611. Tổng-số chiến-hạm là 44 chiếc. - 2 PCE Hộ-Tống-Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 và Chí Linh HQ. 11. Ghe buồm của Lực-Lượng Hải-Thuyền được từ từ thay thế bằng ghe xi-măng Yabuta (c̣n được người Việt gọi là ghe Ferro ciment lưới gà, dịch ra tiếng Anh là Concreate Boats, đóng tại Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n[239].) Thời-điểm này Giang-Lực lớn mạnh với 7 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn có 19 giang-đĩnh. Cũng trong năm này, các căn-cứ lớn được thành-lập tại các hải-cảng quan-trọng như Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Quốc v.v...
Chiến-thuyền xi-măng Yabuta.
Cộng-Sản Hà-Nội gửi tàu xâm-nhập bằng đường biển, Chúng thường gọi là “Đường Hồ-Chí-Minh trên Biển”
Hành-Quân vượt Vĩ-Tuyến 17 Đặc-biệt trong năm 1964, HQVNCH đă tổ-chức những cuộc hành-quân ra ngoài Bắc Vĩ-Tuyến 17. Các cảm-tử-Quân Biệt-Hải lập được nhiều chiến-tích qua một số cuộc đột-kích xâm-nhập vào khu-vực duyên-hải miền Bắc có căn-cứ quân-sự của CSBV, trong đó có cuộc tấn-kích diễn ra vào cuối tháng 7/1964. Dựa trên các không-ảnh t́nh-báo chụp các vị-trí của quân CSBV ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (từ Đồng Hới đến Thanh-Hóa), Bộ Chỉ-Huy Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải đă khởi-động một cuộc tấn-kích với nỗ-lực chính các toán Biệt-Hải. Ngày 31 tháng 7/1964, cảm-tử-quân Biệt-kích với lối đánh tốc-chiến đă đổ quân tấn-công các vị-trí của CSBV đặt tại đảo Ḥn Mé và đảo Ḥn Ngự. Tại đảo Ḥn Mé, cảm-tử-Quân Biệt-Hải phá-hủy được một đài radar của Bắc-Việt. Cùng thời-gian này, tại đảo Ḥn Ngự, một toán Biệt-Hải khác đă tấn-kích đài tiếp-vận truyền-tin của CQ, vị-trí thứ hai này nằm gần Vinh, thị-xă tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An, cách Bến Hải hơn 185 km. Vào ngày 3 tháng 8/1964, một toán đặc-nhiệm Biệt-hải nữa đă tấn-công bằng pháo vào đài radar chính của CQ tại mũi Vinh Sơn, phía Nam thị-xă Vinh và trạm an-ninh của CQ ở gần Mũi Rọn thuộc vùng nói trên.[240]
PTF với Thủy-Thủ-Đoàn HQVN hành-quân vùng Biển Bắc
Những tiếp-xúc trực-tiếp đầu-tiên với Hải-Quân Hoa-Kỳ Như đă tŕnh-bày trong các đoạn trên, sự liên-hệ giữa Hải-Quân Việt-Mỹ về các vấn-đề huấn-luyện hay tiếp-vận đă khởi-sự từ trước: tuy vậy những tiếp-xúc ảnh-hưởng trực-tiếp đến các đơn-vị chiến-đấu của HQVNCH chỉ khởi-sự vào năm 1964. Nhà quân-sử Marolda viết về biến-cố đó như sau: Việt-nam Cộng-Ḥa càng ngày càng bị đe-dọa nhiều hơn bởi cuộc chiến khuynh-đảo do khối Cộng-Sản điều-động, làm xáo-trộn các hạ-tầng cơ-sở chính-trị, kinh-tế, xă-hội, quân-sự. Trong khi gặp nguy-khốn v́ du-kích địch tấn-công nhiều nơi, th́ chính-trị cũng bị phân-hoá; chính-quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa đành phải trông mong vào sự trợ-giúp của Hoa-Kỳ... Song song với đà gia-tăng quân-viện, số nhân-viên Hải-Quân trong phái-bộ MAAG (U.S. Military Assistance Advisory Group) cũng tăng từ 79 người lên đến 154 người vào đầu năm 1964. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu gửi nhân-viên đến cố-vấn cho các Chiến-Hạm, Giang-Đoàn và các đơn-vị chiến-đấu khác của HQVNCH.[241] Những Sĩ-Quan Hoa-Kỳ trong khi đi theo với Giang-lực Việt-Nam, đă cho hay là thủy-thủ Việt-Nam tận-tụy và can-đảm, nhiều đơn-vị trong sông ng̣i Việt-Nam có nhiều kinh-nghiệm tác-chiến. Tuy vậy các bản báo-cáo này không được ai chú-ư tới... Khi gửi quân can-thiệp vào năm 1965, Hải-Quân Hoa-Kỳ vẫn chưa chuẩn-bị đầy đủ cho các chiến-trận trong kinh rạch và dọc vùng duyên-hải... Vào thời-điểm trực-tiếp tham-chiến rồi mà HQHK vẫn c̣n đánh giá quá thấp tầm quan-trọng huyết-mạch của các công-tác ǵn giữ an-ninh thủy-lộ.[242]
Giang-Đoàn Xung-Phong Hành-Quân
Năm 1965 - Sau khi thất-bại trong ư-đồ xúi dục nhân-dân Miền Nam vào cuộc chiến-tranh khuynh-đảo, Cộng-Sản Bắc-Việt trực-tiếp dồn nỗ-lực trực-tiếp xâm-lăng Việt-Nam Cộng-Ḥa. Chúng lén lút gửi nhân-viên và chiến-cụ xâm-nhập miền Nam bằng đường biển. HQVNCH nỗ-lực ngăn-chặn chúng lại. Vào ngày 19-2-1965, Lực-Lượng ta và quân bạn đă đánh ch́m một tàu Bắc-Việt tại Vũng Rô, tịch-thu nhiều chiến-lợi-phẩm. - Qua nhiều biến-động chính-trị, t́nh-h́nh quốc-gia nguy-ngập; Quân-đội phải đứng ra lănh-đạo quốc-gia vào hôm 19-6-1965. Ngày đó được gọi là Ngày Quân-lực. Quân-Lực từ đây được quy-định rơ-ràng 3 quân-chủng: Hải, Lục, Không-Quân. Chức Phụ-Tá Hải-Quân (cũng như Phụ-Tá Không-Quân) cạnh Tổng Tham-Mưu-Trưởng QL/VNCH bị hủy-bỏ. Vị Sĩ-Quan chỉ-huy quân-chủng Hải-Quân chính-thức là Tư-Lệnh Hải-Quân[243]. - Tháng 7, Lực-Lượng Hải-Thuyền được cải-tuyển thành chủ-lực-quân. Các đội Hải-Thuyền được cải-danh thành các Duyên-Đoàn thống thuộc các Vùng Duyên-Hải (VZH). Số lượng ghe Hải-Thuyền từ con số 80 chiếc khởi đầu tăng lên đến 644 chiếc. Có 4 kiểu chiến-thuyền chính: - ghe chỉ-huy (hay ghe chủ-lực[244]) chạy bằng máy GM-671 và bằng buồm - ghe trợ-lực, nhỏ hơn ghe chủ-lực - ghe máy (chỉ có máy) - ghe buồm (chỉ có buồm[245])
Hải-Thuyền Kiên-Giang
Sự phối-trí Lực-lượng Hải-Thuyền dọc duyên-hải VNCH và Vị-trí các Duyên-Đoàn (ZĐ) vào năm 1965.
Lúc này Hải-Lực có hai ngàn quân, kể cả Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Các LSIL và LSSL lưu-động tuần-tiễu trên sông Mekong. Một trong các Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm này được biệt-phái cho Đặc-khu Rừng Sát. Ba LST và các LSM được sử-dụng để chuyên-chở quân-dụng. Một LSM được chỉnh-trang thành Bệnh-viện-Hạm với đầy đủ y-dụng. Hải-Lực tiếp-nhận thêm bốn Trợ-Chiến-Hạm (LSSL): Đoàn-Ngọc-Tảng HQ. 228, Lưu-Phú-Thọ HQ. 229, Nguyễn-Ngọc-Long HQ. 230, Nguyễn-Đức-Bổng HQ. 231. Lúc bấy giờ quân-số Hải-Quân tổng-cộng là 13 ngàn, kể cả Sĩ-quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Bảy Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School, ở Monterey, California. Cũng trong năm này, danh-từ Hải-Đoàn Xung-Phong được thay bằng Giang-Đoàn Xung-Phong (River Assault Group). Sáu trong bảy Giang-Đoàn này được trang-bị: 1 Soái-Đĩnh Commandement, 1 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor, 5 Quân-Vận-Đĩnh LCM, 6 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP và 6 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM. Riêng Giang-Đoàn 27XP có 1 Soái-Đĩnh Commandement[246], 1 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor, 6 Quân-Vận-Đĩnh LCM8 và 10 Tuần-Giang-Đĩnh (RPC - River Patrol Craft). Mỗi Giang-Đoàn có 150 người, gồm Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Giang-Đoàn 27XP có quân-số đông hơn, tới 200 người. Giang-Đoàn này có vận-tốc di-chuyển cao[247], có khả-năng đổ-bộ 6 chiến-xa Ontos hay 12 Thiết-Vận-Xa M113, thường được gửi đi tăng-cường cho các cuộc hành-quân lớn.
Hải-Quân đang tác-xa dọn băi để các LCM 8 đổ bộ các chiến-xa Ontos.
LCM 8 có thể chuyên-chở 2 chiến-xa loại Ontos này.
Công-tŕnh đáng nhớ: Kiến-trúc chiến-thuyền. Những công-tŕnh nghiên-cứu hàng-hài cho biết rằng tiền-nhân chúng ta có tài trong việc kiến-trúc thuyền bè. Trống đồng Đông-Sơn gần 4,000 năm trước ghi khắc thuyền bè dân ta có trang bị bánh lái và cây xiếm. Những trang-cụ này chỉ bắt đầu xuất-hiện bên Âu-Châu vào thế-kỷ thứ 12. Nhiều tàu thuyền Âu-Châu trong các thế-kỷ trước đă chép rằng khi ngang qua bờ biển nước ta không may bị đắm, họ được dân ta cứu vớt, sửa chữa vỏ thuyền, dựng lại cột buồm… Họ rất ngạc-nhiên không những chỉ v́ ḷng hào-tâm[248] mà cả về khả-năng vượt bực của người Việt-Nam trong việc kiến-trúc thuyền bè, dù là tân-tạo những kiểu tàu thuyền Tây-phương xa lạ[249]… Hải-Quân VNCH và thường-dân Việt có dịp chứng-minh điều đó trong khi bành-trướng Lực-lượng Hải-thuyền. Như đă kể ở đoạn trên, từ con số 80 chiếc hải-thuyền vào đầu năm 1962, HQVN cần gia-tăng lực-lượng lên đến 644 chiếc. Khi nghiên-cứu các tài-liệu hồi đó, người ta thấy có những sự khác-biệt về đường lối điều-hành Việt-Mỹ. Nhiều chuyện phức-tạp về nhân-sự, ngân-quỹ, kỹ-thuật v.v… đă xảy ra. Thế mà HQVN với sự cộng-tác của các hăng đóng tàu ghe điạ-phương đă hoàn-thành việc kiến-tạo: - 440 chiếc hải-thuyền tại Phan-Thiết và Sài-G̣n. - 61 chiếc chủ-lực tại các Thủy-Xưởng Hải-Quân. - 40 ghe Kiên-Giang tại Rạch-Giá. - c̣n lại 23 chiếc chủ-lực sau cùng được HQCX hoàn-tất. Nh́n chung, t́nh-trạng kỹ-thuật không được đồng đều. Các ghe chủ-lực tương-đối khá, các ghe Kiên-Giang được ghi nhận chịu đựng biển và nhảy sóng tốt. Nhưng các ghe phụ-lực khác bị ghi “không đạt tiêu-chuẩn”, có chiếc th́ gỗ đóng vỏ ghe bị ngót gây ra những kẽ nứt tới một hai centimètres. Sau vài tháng tuần biển, một số ghe phải tái-tạo (on recall) hoàn-toàn. Người ta hiều rằng công-tŕnh kiến-tạo một “hạm-đội” 644 chiến-thuyền không phải nhỏ. Trong t́nh-trạng thiếu-thốn khó-khăn thời ấy, nhiều nhà nghiên-cứu đă ngạc-nhiên là kế-hoạch hoàn-tất đúng hạn-kỳ. Đó là do nỗ-lực của nhiều người trong và ngoài Hải-Quân mà cũng là nhờ vào truyền-thống ghe-thuyền của dân Việt-Nam vậy. Điều ngạc-nhiên dành cho thế-hệ hậu-sinh khi biết rắng: - Chương-tŕnh kiến-tạo khởi-sự cuối tháng 6-19625, mà phí khoản ước-tính không nhất-định. Đến tháng 8-1962 ngân-sách mới được thông qua. - Quỹ chỉ cấp ra có 850,000 Mỹ-kim cho việc sản-xuất 501 chiến-thuyền, mà trong đó đă chiếm tới 61 chiếc Ch-lực.[250] - Dù khó khăn nhưng khối nhân-lực vẫn tiến-hành không chậm trễ. Chỉ mấy tháng sau đó, loạt chiến-thuyền đầu-tiên ra khơi vào tháng 1-1963 và chiếc cuối cùng hoàn-tất vào tháng 5 cùng năm đó: 1963[251].
Như tiền-nhân Việt-tộc, HQVN sử-dụng những Thuyền Buồm có trang-bị Cây Xiếm truyền-thống từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Ḥa -B́nh (4,000 năm trước).
Chính-quy-hóa Giết chết nguồn T́nh-báo Địa-phương Ngay khi mới thành-lập, Quân-Đội QGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo nhân-dân tại địa-phương là yếu-tố sinh-tử. Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức Lực-Lượng Hải-Thuyền cũng với quan-niệm lănh-thổ. Đoàn-viên hải-thuyền kề cận với chiến-tranh chống du-kích. Đa-số họ là ngư-dân địa-phương. Họ thù ghét Cộng-Sảnvà trực-tiếp cầm súng bảo-vệ thôn làng, biển dă. Thu-phục nhân-tâm là chính, áp-dụng kỷ-luật là thứ yếu. Đó là cẩm nang thành-công của cấp chỉ-huy lực-lượng bán-quân-sự. Thoạt đầu, Lực-Lượng Hải-Thuyền mang tính-cách địa-phương-quân và t́nh-báo nhân-dân. Chủ trương chính-quy-hóa đă giết chết tinh-thần địa-phương và khả-năng thu-thập t́nh-báo. Nhiều đoàn-viên hải-thuyền đă đào-ngũ khi bị thuyên-chuyển khỏi địa-phương. Họ bị bứt ra khỏi xóm làng, môi-trường sinh sống quen thuộc nghịch với chiến-thuật chống-du-kích. Thời-gian phục-vụ hải-thuyền rèn-luyện cho các Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN những khả-năng hải-hành truyền-thống dựa theo hướng gió, cơn sóng, đối-vật thiên-nhiên thay v́ bằng các phương-tiện hàng-hải hiện-đại.[252]
Biến-Cố Vũng-Rô. Cộng-Sản Bắc-Việt tăng-gia sự xâm-nhập nhân-viên và chiến-cụ bằng đường biển. HQVNCH và quân bạn đă dồn được một tàu Bắc-Việt xâm-nhập trong vùng biển Varella[253]. Sau đó tàu này bị phi-cơ Skyraider của Không-Quân Việt-Nam tấn-công 3 lượt trong vịnh Vũng Rô. Vào ngày 19 tháng 02 năm 1965, một Hải-Đoàn gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm (HQ. 08 Chi-Lăng II và HQ. 04 Tụy-Đông) và một Hải-Vận-Hạm (HQ. 405 Tiền-Giang) đă thành-công trong việc đổ-bộ Biệt-kích lên gần chỗ chiếc tàu xâm-nhập bị bị mắc cạn trên băi cát.[254] Công cuộc lục-soát tiếp-tục đến ngày 24 tháng 2. Quân ta tịch-thu được một tổng-số vũ-khí và đồ tiếp-liệu tới trên 100 tấn, chia ra như sau: - 3,600 súng trường và tiểu-liên - hơn 1 triệu viên đạn - hơn 1,000 trái lựu-đạn - 250 kg thuốc nổ TNT với ng̣i nổ - 2,000 viên đạn súng cối 82 ly - 500 trái lựu-đạn chống chiến-xa - 250 kg tiếp-liệu y-dược.[255] Tài-liệu hải-hành tịch-thâu được cho biết những chiếc tàu này khởi-hành từ Hải-Pḥng, từng xâm-nhập miền Nam tiếp-tế vũ-khí cho Việt-Cộng nhiều chuyến.[256] Để ghi-nhận chiến-công tiêu-diệt tàu xâm-nhập này, nhiều huy-chương đă được tưởng-thưởng cho các chiến-sĩ hữu-công. Riêng Thủy-Thủ-Đoàn Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 được tuyên-công đơn-vị đồng-minh US Navy Unit Commandation.[257] Ngay sau đó, Thủy-Thủ-Đoàn Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang (HQ. 405) cũng được tuyên-công đơn-vị trước Quân-Đoàn. Biến cố Vũng Rô đă xác-quyết sự xâm-nhập vũ-khí và đồ tiếp-liệu của Cộng-Sản từ miền Bắc vào miền Nam.
Ảnh-Hưởng Biến-cố Vũng-Rô Biến-cố Vũng-Rô gây những ảnh-hưởng lớn lao làm thay đổi kế-hoạch quốc-pḥng và ngoại-giao của VNCH. Ngay sau đó, chính-phủ Việt-Nam Cộng-Ḥa ban-hành một cuốn Bạch-Thư tuyên-cáo cùng quốc-tế về dă-tâm của chính-quyền Cộng-Sản Hà-Nội xâm-lăng Việt-Nam Cộng-Ḥa, đồng-thời kêu gọi thế-giới tự-do trợ-giúp phương-tiện để pḥng-thủ lănh-thổ. Các chiến-lược-gia ư-thức rằng nếu miền Nam bị Hà-Nội thôn-tính th́ Cộng-Sản sẽ theo vết dầu loang, nhuộm đỏ hết khu-vực Đông-Nam-Á.[258]234 Những quốc-gia yêu chuộng tự-do như Phi-Luật-Tân, Thái-Lan, Đại-Hàn, Gia-Nă-Đại, Úc-Đại-Lợi, Hoa-Kỳ... ào ạt gửi nhân-viên và vật-dụng qua trợ-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Quyền-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ Đặc-biệt, vụ Vũng-Rô cũng đưa ra một chi-tiết tuy nhỏ nhưng rất quan-hệ đến tư-thế các Đơn-Vị-Trưởng Hải-Quân. Cũng theo đó, người ta thấy quyền-hành rất giới-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ: Cựu Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, trong cuộc phỏng-vấn ngày 20 tháng 9 năm 1975, đă thuật lại những điều ông nhớ lại được về trận Vũng Rô. Khi đó Ông là Chỉ-Huy-Trưởng hành-quân, cấp-bậc HQ Thiếu-Tá. Ông kể như sau: "Các Sĩ-Quan Hoa-Kỳ chẳng có cố-vấn ǵ cho tôi cả. Chúng tôi đổ-bộ và tịch-thu được hơn 10 tấn vũ-khí đem lên chiến-hạm. Trong ngày cuối của cuộc hành-quân, có một cuộc tranh căi xảy ra giữa tôi và Thiếu-Tá Rodgers, vị Cố-Vấn-Trưởng này mới bay từ Nha-Trang tới... Ông ta hỏi tôi, tại sao Ông không làm thế này, tại sao lại làm khác, vv... và vv.. Bởi vậy, tôi mới nói: ''Nếu các anh c̣n chỗ ngồi trên trực-thăng, cảm phiền làm ơn đem ông Cố-vấn này về nhà dùm."[259] Theo truyền-thống Hải-Quân, dù Việt-Nam hay Hoa-Kỳ, quân-nhân cũng đều tôn-trọng quyền Hạm-Trưởng. Khi có sự bất-đồng ư-kiến giữa Hạm-Trưởng và Cố-Vấn, Hạm-Trưởng là người giữ trọng-trách nên nắm quyền quyết-định. Trong những vụ tranh-chấp, luôn-luôn ư-kiến Hạm-Trưởng được lắng nghe. Có khi Cố-Vấn báo-cáo xấu Hạm-Trưởng, nhưng chưa bao giờ chỉ v́ chuyện xích-mích này mà Hạm-Trưởng mất quyền chỉ-huy. Liên-hệ buồn vui giữa Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam và các Cố-Vấn đối-tác (Counterparts) như vậy cùng với quyền-uy của các Hạm-Trưởng Việt-Nam đă được viết thành sách[260]. Nói chung th́ trong Hải-Quân Việt hay Mỹ, tinh-thần “Sĩ-Quan Hải-Quân quư-phái, Officers and Gentlemen”, cũng như căn-bản kiến-thức cao đă làm mọi chuyện khó-khăn thành êm dịu.[261] Đặc-biệt do ư-thức và quan-niệm về danh-dự khác nhau giữa hai nền văn-hoá[262], đôi khi xung xát nổ lớn. Trường-hợp trên HQ. 613, lấy lư-do v́ danh-dự của một Sĩ-Quan thuộc-cấp, Hạm-Trưởng ép Cố-Vấn phải lập-tức rời tàu. Sau khi điều-tra xét xử, Hạm-Trưởng thắng. Để cho t́nh-trạng bớt căng-thẳng, chiến-hạm đă không có Cố-Vấn trong suốt nhiệm-kỳ chỉ-huy của Hạm-Trưởng. Tại các đơn-vị nhỏ, chỉ có một Sĩ-Quan Hải-Quân Hoa-Kỳ. Ở các đơn-vị lớn, nhóm Cố-Vấn có thể thêm một vài Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên Hoa-Kỳ. Họ sinh-hoạt trong khu-vực Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-viên Việt-Nam. Họ ăn ngủ như Việt-Nam, không có ưu-đăi hay thực-phẩm ǵ khác-biệt. Một chi-tiết rất tế-nhị mà Đại-Tướng Westmoreland đă nói đến trong tư-cách Cố-Vấn: Người Hoa-Kỳ luôn luôn dành phía danh-dự bên-phải cho Đơn-Vị-Trưởng Việt-Nam[263]. Trên Chiến-Hạm Việt-Nam đặc-biệt có nhiều-nghi-thức chào-kính hay tục-lệ Việt-Nam luôn-luôn được Sĩ-Quan HQHK tôn-trọng thi-hành. Ở miền Bắc, Cố-vấn Nga Tàu theo quy-chế riêng. Các Cố-Vấn Trung-Cộng rất quan-liêu, hưởng rất nhiều ưu-đăi về phương-diện cư-trú, phục-dịch, hưởng đặc-táo...[264] Khi nghe tin này, người lính thủy HQVNCH không làm sao tưởng-tượng nổi t́nh-trạng chính-quyền Cộng-Sản Miền Bắc đă để mất danh-dự dân-tộc Việt-Nam như vậy lại xẩy ra.
Năm 1966 Ngày 1-1-1966, Bộ-Chỉ-Huy Hải-Lực được cải-danh thành Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Hạm-đội được chia ra làm hai Hải-Đội: - Hai-Đội 1 Tuần-Dương - Hải-Đội 2 Chuyển-Vận Hải-Lực tiếp-nhận một số chiến-hạm: Một Hộ-tống-hạm PCER: HQ. 12 Ngọc Hồi, và bốn Tuần-duyên-hạm PGM: HQ. 612 Thái B́nh, HQ. 613 Thị Tứ, HQ. 614 Song Tử chuyển-giao vào tháng 1 năm 1966, và HQ. 615 Tây Sa vào tháng 11. - Đại-tướng Cao-Văn-Viên tạm-thời kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam trong hai tháng 8 và 9 năm 1966. Rồi Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn đang làm Chỉ-Huy-Trưởng Tuần-Giang lại được đưa về Hải-Quân. Ông thăng-cấp Đại-Tá và nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam[265] kể từ ngày 31 tháng 10 năm 1966. - Sau một giai-đoạn khủng-hoảng chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân từ cuối thời Đề-Đốc Cang, qua Tướng Khang, qua Đại-Tá Phấn qua Đại-Tướng Viên, nay Hải-Quân mới có thời-gian ổn-định dưới quyền Tư-Lệnh Chơn để bành-trướng mạnh.
Đại-tướng Cao-Văn-Viên
Khủng-hoảng trong Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân Khi HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền nắm quyền Tư-Lệnh HQVN, yếu-tố chính-trị lần đầu ảnh-hưởng mạnh đến Hải-Quân[266]. Đại-Tá Quyền chết v́ trung-thành với Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm, không ủng-hộ phe đảo-chính. Ông đă bị một thuộc-cấp hạ-sát.[267] Thay thế Đại-Tá Quyền, HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang thăng-cấp Đại-tá, rồi Phó Đề-Đốc[268], rồi Đề-Đốc rất nhanh (vào năm 1965). Ngày 8 tháng 4 năm 1965, Đề-Đốc Cang bị 3 vị Chỉ-huy Lực-Lượng và nhiều-Đơn-Vị-Trưởng tố-cáo có liên-hệ đến những vụ điều-hành một cách bất-hợp-pháp đoàn thương-thuyền. Tất cả hai phe đều bị ngưng-chức để điều-tra. Tướng Lê-Nguyên-Khang, TL/TQLC được tạm-thời Xử-Lư Thường-vụ Chức-Vụ TL/Hải-Quân. Rồi HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn, vị Tham-Mưu-Trưởng của Đề-Đốc Cang lên Quyền Tư-Lệnh. Đại-Tá Phấn cũng không ở lâu. Các Sĩ-Quan liên-hệ tới cuộc lật đổ Đề-Đốc Cang đều trở lại chức-vụ trừ vị Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực. Trong giai-đoạn này, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH chỉ-định HQ Trung-Tá Nguyễn-Đức-Vân làm Tư-lệnh. Tuy Ông Vân bất-tuân thượng-lệnh không nhậm-chức nhưng v́ lầm lẫn sao đó, các ấn-bản của Jane's Fighting Ships 1967, 1968, 1969 đều ghi tên Ông Nguyễn Nức Vân (đánh máy sai tên Nguyễn-Đức-Vân) là Tổng-Tư-Lệnh (Commader-in-Chief). Cũng trong trang đó, Jane's Fighting Ships lai ghi tên các Ông Trần-Văn-Phấn và Trần-Văn-Chơn là Tư-Lệnh Hải-Quân CNO (Chief of Naval Operations).[269] Sự khủng-hoảng Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân kéo theo nhiều-mất mát quan-trọng khác về nhân-sự. Nhiều-Sĩ-Quan thâm-niên có khả-năng phải biệt-phái các cơ-quan ngoài Hải-Quân[270]. Ngày 8-9-1966, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, đương-kim Tổng Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH, kiêm-nhiệm luôn chức-vụ TL/ Hải-Quân. Hải-Quân vốn từ khi thành-lập, không phải là một thành-viên cao-cấp trong Hội-đồng Quân-Lực, nay tuy không có Đô-Đốc Tư-Lệnh nhưng lần này, ít nhất Hải-Quân có chút tiếng nói của ḿnh tại Hội-đồng đó. Đại-tướng Viên t́m người thay-thế và HQ Trung-Tá Trần-văn-Chơn được đề-bạt vào chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.
Sai-lầm lớn của Chính-phủ Mỹ Hoa-Kỳ lập-quốc nhờ đánh bại chính-quyền thuộc-địa của người Anh tại Bắc-Mỹ. Hoa-Kỳ cũng thực-dân, theo chân Anh, Pháp, Tây-Ban-Nha một thời-gian nhưng từ-bỏ chính-sách thuộc-địa rất sớm. Người Hoa-Kỳ có lư-tưởng cao-quư là luôn-luôn tranh-đấu cho Tự-Do, giúp-đỡ các dân-tộc khác chận đứng độc-tài Cộng-Sản. Tuy vậy tại Việt-Nam, chính-quyền Mỹ đă sai-lầm trong chính-sách. Thay v́ trợ-giúp phương-tiện, họ đă nhúng ta can-thiệp khiến t́nh-thế Việt-Nam Cộng-Ḥa thêm suy đồi. Các chính-phủ liên-tiếp nhau từ thời John F. Kennedy không nghe theo những khuyến cáo của nhiều-thức-giả. Những tiết-lộ sau cuộc chiến cho biết có rất nhiều-đề-nghị quan-trọng của cơ-quan T́nh-Báo Trung-Ương Hoa-Kỳ CIA[271] cũng bị bỏ qua. Cuối cùng khi biết ḿnh đă thất-bại không thắng được, họ ra rút chân ra làm sụp đổ tất cả những ǵ mà người Việt Quốc-gia đă xây-dựng được. Các giới-chức Việt-Mỹ trong chính-phủ, dân-sự cũng như quân-sự đă từng lên tiếng chỉ-trích[272] và đề-nghị biện-pháp thay đổi chính-sách, chiến-lược, chiến-thuật ngay từ những năm đầu của thập-niên 1960. Khi làm việc tại Việt-Nam, Tướng Taylor đă phản-đối quyết-liệt dự-tính đổ-bộ quân Mỹ vào Việt-Nam ngay từ đầu thập-niên 1960. Vào năm 1965, tướng Taylor nói như sau: "Quân-nhân da (mặt) trắng được trang-bị và huấn-luyện theo phương-cách không thích-hợp (chút nào) cho cuộc chiến-tranh chống du-kích tại các vùng rừng núi Á-Châu. Người Pháp đă từng nỗ-lực thích-nghi lực-lượng của họ trong nhiệm-vụ đó và đă thất-bại. Tôi rất nghi ngờ rằng Quân-lực Hoa-Kỳ có thể làm tốt hơn họ nhiều được. .. Sau hết, một câu hỏi đă có từ lâu (mà vẫn không có câu trả lời) là làm thế nào một người lính ngoại-quốc lại có thể phân-biệt được một tên Việt-Cộng với một người nông-dân Việt-Nam ở phía chúng ta. Khi nh́n ra hàng loạt những khó-khăn (tương-tự như vậy), tôi nghĩ răng chúng ta phải thay đổi chính-sách và giữ cho những lực-lượng bộ-chiến của Hoa-Kỳ không nên trực-tiếp tham-chiến trong cuộc chiến chống nổi dậy.” [273]
Chuyện đáng nhớ: 12 Đô-Đốc và 1 Tướng làm việc chung Ai cũng biết ḍng dơi danh-tướng của Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư-lệnh các Hạm-Đội HQHK tại Thái-B́nh-Dương (1963 - 1964) và Tổng Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Thái-B́nh-Dương (1964 - 1968). Ông là con cháu của Tổng-Thống Ulysses Grant, vị Đại-tướng góp công lớn chiến-thắng cuộc chiến Nam Bắc, thống-nhất quốc-gia Hoa-Kỳ.[274] Là Sĩ-Quan HQHK cấp Đô-Đốc có trách-nhiệm liên-hệ lâu dài nhất đến chiến-tranh Việt-Nam. Ngay từ đầu khi nhậm-chức, Đô-Đốc Sharp thấy rằng phải hành-động quyết-liệt ngay. Ông muốn lập-tức phong-tỏa Bắc-Việt đồng-thời dốc toàn-lực tiêu-diệt Cộng-Quân ở miền Nam. Đề-nghị không được chấp-thuận, Đô-Đốc Sharp rất bất-b́nh với kế-hoạch "leo thang chiến-tranh, tră đũa thụ-động có tính-toán" của chính-phủ Hoa-Kỳ. Ông viết ra nguyên một cuốn sách rất nổi-tiếng, cuốn "Strategy for Defeat". Nhan-đề cuốn sách tuy ngắn gọn nhưng đă nói lên tất cả nội-dung của nó: Chiến-lược (như thế này sẽ chỉ đưa đến) bại-trận (mà thôi!)[275]. Làm thế nào mà thắng trận được nếu như quân-đội đồng-minh không chủ-động tấn-công và luôn-luôn thụ-động, chỉ được gia-tăng áp-lực khi địch đánh-phá ḿnh?! Trong cuốn sách "In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam", Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng Hoa-kỳ Robert S. McNamara hồi-tưởng rằng sau nhiều biến-chuyển (xấu) xảy ra ít lâu, Ông suy-nghĩ rất nhiều, có lúc đă nghĩ rằng Ông đáng lẽ phải bị cách-chức (get fired). Cuối cùng McNamara phải quyết-định nạp đơn từ-nhiệm.[276] McNamara thấy hối-hận v́ đă chỉ-đạo sai lầm cuộc chiến, bỏ ngoài tai những khuyến-cáo của chính những người phụ-tá và lời đề-nghị của một số thức-giả thời đó. Khi tham-khảo chiến-sử Hoa-Kỳ, nhiều-người thông-cảm cho nỗi thất-vọng của Đô-Đốc Sharp. Một số khác đă bỏ quên một biến-cố mà khi các quân-nhân Hải-Quân đọc tới th́ khó mà quên được. Chính Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng McNamara cũng có biết rơ câu chuyện này. Đó là Bản Tường-tŕnh của “Ủy-Ban Đánh Giá T́nh-H́nh Việt-Nam” có tên là “Navy Vietnam Appraisal Group” năm 1967. Những Sĩ-Quan HQHK liên-hệ tới gồm có Cựu Đề-Đốc Eugene J. Carroll, Đề-Đốc Gene R. LaRocque cùng 10 vị Tướng Hải-Quân và 1 Tướng Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-kỳ. Ủy-Ban thành-lập theo chỉ-thị của Bộ-Trưởng Hải-Quân Paul Nitze với một thành-phần quy-tụ đông đảo các ngôi sao uy-tín dang lên (carreer on fast track) như chưa từng có trong cuộc chiến. "Quần-tinh" này đích-thân thu-thập mọi yếu-tố, duyệt-xét các kế-hoạch, gặp gỡ, hỏi han tận nơi những người lính và nhân-viên thấp nhất; phỏng-vấn chức-quyền trách-nhiệm tham-mưu và chiến-trường, khảo-sát tận chỗ trong đất liền và ngoài biển cả, ở Hoa-Kỳ cũng như tại Việt-Nam. Ủy-ban (cộng lại là 25 ngôi sao) làm việc liên-tục suốt 6 tháng trời ḍng dă. Kết-luận của Bản Tường-tŕnh “25 ngôi sao” là một thứ chuông cấp-báo sự lâm-nguy: Những biện-pháp đang thi-hành không thể tạo nên chiến-thắng.[277] Người ta biết rằng tiếp theo cuộc khảo-sát này ít tháng, Hà-Nội mở cuộc Tổng Tấn-Công Tết Mậu-Thân vào đầu năm 1968. Như vậy, cho dù Bản Tường-tŕnh của "Vietnam Appraisal Group” này có làm cho những nhân-vật điều-hành chiến-tranh tỉnh-ngộ, nó cũng đă ra đời hơi trễ: v́ áp-lực phản-chiến, Hoa-kỳ rút quân ra vào cuối năm 1968.
Tại sao và Năm Người Im-Lặng Không phải chỉ đến lúc này (năm 2002), chúng ta mới biết những sai-lầm của kế-sách Mỹ trong chiến-tranh Việt-Nam. Người ta đă biết rơ hậu-quả thất-bại khi lực-lượng can-thiệp chưa lên đến mức tối đa (1963 - Giữa 1965). Những câu hỏi tại sao đă được đặt ra nhiều lần: “Đă biết là sai-lầm mà c̣n làm, Tại sao?” Tại-sao Tổng-Thống Johnson lại chỉ-đạo một chiến-lược nửa chừng? Leo thang theo áp-lực th́ đâu có chiến-lược ǵ! Hoa-kỳ là một nước dân-chủ tiền-tiến với tổ-chức ba ngành lập-pháo, tư-pháp, hành-pháp hoạt-động hữu-hiệu; tất phải có nhiều ngườ́ trách-nhiệm. Đến khi Quân-lực nhận trách-nhiệm thi-hành, các giới chức Chỉ-huy Quân-lực có phải đă mù-quáng không? H.R. McMaster khi nghiên-cứu việc này, nhận thấy tinh-thần trách-nhiệm là vấn-đề chính. Tác-giả tŕnh-bày quan-điểm của Ông qua một cuốn sách nhan-dề rất dài "Trốn-trách Nghĩa-vụ: Lyndon Johnson, Robert McNamara, Bộ Tham-mưu Liên-quân, và Dối Trá đưa đến kết-quả (thất-trận tại) Việt-Nam". Là một quân-nhân, tác-giả McMaster đặc-biệt nhấn mạnh là nên bỏ mấy chính-trị gia ra ngoài hậu-xét, mà phải ghi-nhận trách-nhiệm nặng nề nhất thuộc về "5 Người Im lặng."[278] Đó là Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân và 4 Vị Tư-Lệnh Quân-chủng đă lặng thinh, để mặc cho các bạn đồng-đội của ḿnh hy-sinh một cách vô-ích hay sao?[279]
Hải-Quân Hoa-Kỳ Trực-tiếp Tham-chiến tại Việt-Nam (1966-1969) Tuy chính-sách chính-phủ Hoa-Kỳ bất nhất như vậy, nhưng từ năm 1966 đến năm 1969, cả Lục-Quân, Không-Quân lẫn Hải-Quân Hoa-Kỳ đều trực-tiếp đổ vào tham-chiến tại Việt-Nam. Ngày 1 tháng 4 năm 1966, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam - COMNAVFORV Commander U.S. Naval Forces, Vietnam - được thành-lập tại Sài-G̣n để chỉ-huy các đơn-vị Hải-Quân Hoa-Kỳ hoạt-động tại Việt-Nam.[280]
Huy-Hiệu Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam
Các Lực-Lượng chính gồm có: - Lực-Lượng Tuần-Duyên: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 115 (Coast surveillance force: Task Force 115). - Lực-Lượng Tuần-giang: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 116 (River patrol force: Task Force 116). - Giang-lực Thủy-Bộ: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 117 (River assault force: Task Force 117 hay Mobile Riverine Force). Các lực-lượng này phối-hợp với các thành-phần Lục-Quân hay Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ để hành-quân trong sông ng̣i..
Quan-niệm Hành-Quân của Mobile Riverine Force – Sơ-đồ mẫu.
Tư-Lệnh Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam cũng chỉ-huy các cơ-sở yểm-trợ gồm: - Cơ-sở Tiếp-Vận Hải-Quân (Naval Support Activity NSA). - Cơ-quan Cố-Vấn Hải-Quân. - Đoàn Ong Biển (Seebees[281]) thuộc Liên-Đoàn Công-Binh Xây Cất Hải-Quân. (3rd Naval Constraction Brigade). - Pḥng Chuyển-Vận Bằng Đường Biển của Quân-Đội Hoa-Kỳ tại Việt-Nam MSTS (Military Sea Transportation Office Việt-Nam). - Phi-Đoàn Trực-Thăng Vơ-trang và Phóng-Pháo (gồm 35 chiếc trực-thăng vơ-trang Seawolf và 15 Phóng-pháo-cơ Bronco OV10). - Liên-Đoàn Người Nhái (SEAL). Với những phương-tiện thật dồi-dào, Hải-Quân Hoa-Kỳ thành-lập ngay Phi-Đoàn 3 Trực-Thăng vơ-trang (Helicopter Attack Light Squadron 3) tại Vũng Tàu để yểm-trợ cho Lực-Lượng 116 về phi-pháo, quan-sát và tản-thương. Cho đến tháng 9 năm 1968, Phi-Đoàn này tăng-phái thường- xuyên một Phi-Đội (2 trực-thăng) cho các nơi sau: Nhà Bè, B́nh Thủy, Đồng Tâm, Rạch Giá, Vĩnh Long và trên 3 Dương-Vận-Hạm thả neo trên sống Cửu Long. Các Trực-thăng Vơ-trang được trang-bị các dàn phóng hỏa-tiễn 2.75 inches, đại-liên 50, và trung-liên M60 v.v...là một loại phi-cơ yểm-trợ rất hữu-hiệu cho loại hành-quân này. Về sau, Phi-Đoàn được tăng-cường thêm 15 Phóng-pháo-cơ Bronco OV10. Phi-cơ này được trang-bị từ 8 đến 15 hỏa-tiễn 5 inches, và 19 hỏa-tiễn 2.75 inches, 4 trung-liên 60 và 1 đại-bác 20 ly.[282]
Phóng-pháo-cơ Bronco OV10.
Thành-quả của Công-tác Tuần-duyên Có những con số ước-lượng khác nhau về mức-độ xâm-nhập bằng đường biển của Cộng-Sản Bắc-Việt. Tỷ-lệ cao nhất đă ước-lượng có tới trên 80 phần trăm số quân-dụng của Cộng-Sản miền Nam được chuyển bằng đường biển trong những năm đầu của cuộc chiến. Đại-tướng William C. Westmoreland cho biết số lượng trưng-binh lớn lao là 80% trước 1965 đă được hạ xuống một con số nhỏ bé 10% vào cuối năm 1965 nhờ vào kế-hoạch tuần-dương hỗn-hợp.[283] Theo báo-cáo của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Trục-Lôi-Hạm MSO và Khu-Trục-Hạm DER[284]260 là hai loại chiến-hạm được dùng đầu-tiên để tuần-tiễu viễn-duyên ở Việt-Nam. Sau năm đầu sử-dụng, họ rút đi Trục-Lôi-Hạm MSO v́ khả-năng không thích-hợp và v́ thiếu hẳn Hải-pháo yểm-trợ. Riêng Khu-Trục-Hạm DER hiện-diện liên-tục từ 1963 đến những ngày chót của HQHK tại Việt-Nam. Hai chiếc loại này đă được chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam trở thành HQ. 1 và HQ. 4.
H́nh-ảnh Trục-Lôi-Hạm MSO của HQHK
Theo W. J. Moredock[285] và Harold W. Seagal[286], DER chính là xương sống của Lực-Lượng Task Force 115. Trung-Tâm Chiến-Báo (TTCB - CIC: Combat Information Center) của chiến-hạm được trang-bị tối-tân không thua ǵ CIC của Tuần-Dương-Hạm Cruiser, loại chiến-hạm hùng-hậu nhất của Market Time. Đă có đề-nghị xin biến cải DER thành Khu-Trục-Hạm Tuần-thám Cấp-cứu (DESR - Destroyer Surveillance Rescue). DERS sẽ được trang-bị thêm một Trực-thăng hoạt-động mọi thời-tiết Kaman UH-2A Seasprite. Băi đáp và nhà chứa phi-cơ thiết-trí phía sau lái. Sau này khi có chiến-hạm WHEC của Lực-lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ tham-chiến. lại có báo-cáo khác như sau: loại DER nhanh hơn, dễ vận-chuyển hơn chiếc WHEC chậm chạp và nặng-nề. Nhờ sân tàu đằng lái thấp, nhân-viên DER dễ dàng khám-xét ghe thuyền.
DER là xương sống của Lực-Lượng Task Force 115 tuần-tiễu Biển Đông. |